Đền Cuối

Đền Cuối

Đền Cuối là nơi thờ tự An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa – một là danh tướng đời nhà Trần, người con của làng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nguyên là xã Cối Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu). Ông sinh ra trong một gia đình có danh vọng. Từ nhỏ ông đã có sức khoẻ lạ thường, giỏi cỡi ngựa, sử dụng giáo dài, thiên văn và binh pháp đều tinh thông, đồng thời lại thích ngâm vịnh và làm thơ. Nhờ thông minh, có tài, lại đúng thời nhà Trần cần người tài giỏi nên ông được đầu quân dưới trướng Phạm Ngũ Lão và tham gia các trận đánh chống quân nhà Nguyên và ở ải Chi Lăng. Ra trận, ông cưỡi ngựa, cầm giáo xông vào giữa đám quân giặc, đánh đâu thắng đấy... Khi giặc dẹp xong, ông được cử làm Khống Bắc đại tướng quân, tước Nghĩa Xuyên Công. Nguyễn Chế Nghĩa được ghi nhận là người có tính tình trung hậu, thẳng thắn, không ngại gian lao, nên được coi là một tướng tâm phúc, tài giỏi của nhà Trần. Vua Anh Tông yêu mến, gả con gái yêu là công chúa Ngọc Hoa cho ông. Khi tuổi cao, ông về nghỉ tại quê nhà Hội Xuyên. Hiện nay nằm trong quần thể di tích đền Cuối còn có chùa La Khởi, giáo trường (nơi An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa rèn luyện võ nghệ và môn đánh thó cho dân binh), ao chiêm tinh (nơi ngài xem thiên văn để dự đoán thời tiết chỉ cho dân chúng làm ăn) và khu lăng mộ. Sự tồn tại đến ngày nay của những di tích này là một điều hiếm hoi và đáng tự hào của người làng Cuối. Lăng công chúa Nguyệt Hoa (phu nhân đức thánh), lăng công tử Sùng Phúc (con trai đức thánh) và lăng phát tích (phụ mẫu đức thánh) được làm bằng đá xây kiểu long đình, có tường đá bao quanh, đến nay có niên đại mấy trăm năm. Riêng lăng đức thánh nằm ở phía bắc làng trên một gò cao, thế “bạch tượng quyển hồ” (voi trắng hút nước) rộng 2 sào được xây bằng gạch từ thời Trần vẫn còn nguyên vẹn. Trước lăng có táp môn trên đắp chữ vạn thọ, hai bên lối vào có rồng chầu, phía sau lăng đắp hình voi trắng. Trong lăng có bia đá khắc chữ hán. Tạm dịch: Mộ quan nhập nội thị, Thái úy, Phò mã đô úy triều Trần, tôn thần họ Nguyễn, tên Chế Nghĩa, người bản xã cùng công chúa Nguyệt Hoa sắc phong thành hoàng... Lịch sử đã lùi xa song với 31 đạo sắc phong trong 300 năm liên tục (triều Lê 21 đạo, triều Tây Sơn 2 đạo, triều Nguyễn 8 đạo), người dân Cối Xuyên luôn tự hào về vị anh hùng của quê hương mình. Lễ hội đền Cuối diễn ra trong 3 ngày, từ 26 đến 28 tháng 8 âm lịch, bắt nguồn từ ngày giỗ tướng Nguyễn Chế Nghĩa (27 tháng 8). Dù đã qua hơn 600 năm cùng bao biến đổi thăng trầm của lịch sử song cả phần lễ, phần hội ở đền Cuối vẫn lưu giữ được những nét độc đáo riêng. Nguồn Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Hải Dương 84 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hải Dương

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia

Hải Dương 1301

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Hải Dương 1287

Di tích cấp quốc gia

Văn Miếu Mao Điền

Hải Dương 1200

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương

Hải Dương 1170

Di tích quốc gia đặc biệt

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Hải Dương 1155

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn An

Hải Dương 1152

Di tích cấp quốc gia

Đền Cao An Lạc

Hải Dương 1108

Di tích cấp quốc gia

Đình Huề Trì

Hải Dương 1094

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Mai

Hải Dương 1075

Di tích cấp quốc gia

Đình Trịnh Xuyên

Hải Dương 1046

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật