Đền Quốc Phụ

Đền Quốc Phụ

Đền Quốc Phụ là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng đ­ược nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Nay di tích thuộc thôn Nẻo, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dư­ơng. Đây là đền thờ Nhập nội Quốc phụ Th­ượng tể Trần Quốc Chẩn – một trong những danh t­ướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất n­ước. Trần Quốc Chẩn là con trai thứ của Trần Nhân Tông, em của Thái tử Trần Thuyên, người sau là Trần Anh Tông. Ông là một nhân vật chính trị, quan viên và là hoàng thân của triều đại nhà Trần dưới thời trị vì của các vua Anh Tông và Minh Tông, được đánh giá là một trong những nhân vật chính trị kiệt xuất, một người tài năng nhưng kết cục cuộc đời lại đầy oan khuất. Trần Quốc Chẩn bị kết tội phản nghịch và bị bỏ đói đến chết. Việc ông qua đời để lại rất nhiều chỉ trích của các sử gia đối với Trần Minh Tông. Đến năm Giáp Thân (1341), thời Trần Dụ Tôn, vụ án Trần Quốc Chẩn đư­ợc minh oan hoàn toàn. Triều đình phục chức: Nhập nội Quốc Phụ Thư­ợng Tể cho Trần Quốc Chẩn, trả lại phẩm giá cho ng­ười đã khuất. Đền Quốc Phụ được lập sau khi ông được minh oan, khôi phục danh dự, chức tước. Đền thờ được xây dựng từ ngôi nhà cũ của ông nên còn gọi là Thượng tể cổ trạch (tức là nhà cổ của quan Thượng tể). Đền đều được các triều đại phong kiến sau này ban sắc phong. Di tích được xây dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng lúa chạy dài theo hướng Bắc – Nam. Theo thuyết “phong thuỷ” đền Quốc Phụ có “Kim Xà” (Rắn Vàng): phía trước có đường ra bến đá ven sông Kinh Thầy, bên trái là cánh đồng Lạng Trì và Ao Vả, tục truyền đây là nơi tắm gội của Trần Quốc Chẩn, bên phải có cánh đồng Giải Phướn, tại đây có di tích Đống Đỏ, có nhiều đống son tự nhiên và phía sau là cánh đồng Đống Lăng. Năm 1951, giặc Pháp từ bốt Trung Hà (Nam H­ưng – Nam Sách) đã nã pháo vào khu đền chính hòng tiêu diệt cơ sở bí mật kháng chiến của ta làm nhiều hạng mục công trình bị đổ nát, chỉ còn lại một phần Hậu cung và một số đồ thờ đ­ược nhân dân cất giấu từ năm tr­ước. Năm 1953 di tích bị sụp đổ hoàn toàn. Đến năm 1958, nhân dân địa ph­ương tiếp tục vận động công đức xây lại Hậu cung trên nền móng cũ để ổn định việc sinh hoạt tín ngư­ỡng, tiếp tục tôn vinh người có công với đất n­ước. Năm 1997 – 1998, thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ và nhân dân, đ­ược sự nhất trí của các cấp và các ngành chức năng, UBND xã đã tổ chức phát động công đức, huy động mọi nguồn lực tại địa ph­ương khôi phục lại đền Quốc Phụ. Công trình đã đ­ược hoàn thành trong một thời gian ngắn không quá 60 ngày đêm. Đền được xây dựng theo kiểu chữ nhị gồm 5 gian tiền tế, 3 gian hậu cung, cùng một số hạng mục cổng tam quan, sân đền… Riêng 5 gian tiền tế được dựng bằng khung nhà gỗ cổ ở Hưng Yên. Toàn bộ gian tiền tế và hậu cung được xây tường bao, cột gỗ đỡ xà gồ, lợp ngói đỏ. Đền Quốc Phụ: Ghi nhận công lao của Trần Quốc Chẩn, triều đình đã giao cho bản xã sửa lại ngôi nhà cũ ở quê ông tại Kiệt Đặc, Chí Linh làm đền thờ. Trải qua các triều đại, nhà n­ước phong kiến đều sắc phong cho Trần Quốc Chẩn và cho phép địa ph­ương theo tr­ước phụng thờ, tôn vinh ngư­ời có công với đất n­ước. Căn cứ vào nội dung giá trị lịch sử của di tích và danh nhân, đền Quốc Phụ đã đ­ược Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định số 15/2003/Quyết Định - Bộ Văn Hóa Thông Tin ngày 14/4/2003 xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hoá. Đây là di tích thứ 127 của tỉnh Hải D­ương đ­ược xếp hạng bảo vệ. Nguồn Cổng thông tin điện tử thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Hải Dương 33 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hải Dương

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia

Hải Dương 1338

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Hải Dương 1337

Di tích cấp quốc gia

Văn Miếu Mao Điền

Hải Dương 1241

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương

Hải Dương 1200

Di tích quốc gia đặc biệt

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Hải Dương 1192

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn An

Hải Dương 1183

Di tích cấp quốc gia

Đền Cao An Lạc

Hải Dương 1136

Di tích cấp quốc gia

Đình Huề Trì

Hải Dương 1121

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Mai

Hải Dương 1107

Di tích cấp quốc gia

Đình Trịnh Xuyên

Hải Dương 1076

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật