Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình Cả xã Tân Hương

Đình Cả xã Tân Hương

Đình Cả nằm ở Trung tâm thôn 5, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Tân Hương là vùng đất được bồi tụ bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, nên đất đai màu mỡ, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Theo truyền ngôn trong Nhân dân, đình Cả từ khi khởi dựng đến nay vẫn tọa lạc tại vị trí cũ, tuy nhiên có sự thay đổi về quy mô cũng như không gian tồn tại của di tích. Trước đây, di tích được bao bọc bởi khu dân cư, phía sau có ao đình, phía trước là đường dân sinh. Ngày nay có sự thay đổi so với trước kia: Phía Đông giáp khu dân cư; phía Tây và phía Bắc giáp đường liên thôn; phía Nam giáp khu dân cư. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đình Cả là nơi diễn ra việc giao nhận quân phục vụ cho chiến trường niềm Nam. Những năm 1957 - 1958 nơi đây có tổ chức và thực hiện phong trào bình dân học vụ. “Bình dân học vụ” là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 08 tháng 9 năm 1945 (Sắc lệnh 19/SL và 20/SL). Ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, phong trào này đã giải quyết “Giặc dốt” - một trong các vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ. Căn cứ vào thần tích - thần sắc làng Nam bối xưa (ngày nay tách thành hai thôn: Thôn 3 và thôn 5), tổng Đông Bối, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, do Nguyễn Bính Phụng soạn vào năm Hồng phúc nguyên niên (1572), hiện lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết: Đình Cả, thôn 5, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là nơi tôn thờ 7 vị Thành hoàng gồm: 4 vị là nhân thần, 2 vị là thiên thần và 1 vị là thổ thần. Các vị nhân thần gồm: Quý Minh Đại vương, Phan Trác Mai Vỹ, Pham Mai Chính Thiện và Phan Mai Khai Quốc. Các vị là thiên thần gồm: Thiên hóa Linh thông Đại vương, Thiên quan Hành đế Đại vương. Vị thổ thần là: Thổ địa Linh hựu Đại vương. Các vị Thành hoàng làng là những người có công giúp dân, giúp nước, trải qua nhiều triều đại phong kiến đều được ban thưởng sắc phong và được lập đình để thờ tự. - Trước Cách mạng tháng 8/1945: Tại di tích diễn ra hai kỳ lễ hội: Từ ngày mồng 5 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch): Đây là lễ hội chính trong năm - Ngày hóa của Thành hoàng; Mồng 2 tháng Giêng (âm lịch) và ngày rằm (âm lịch) hàng tháng, di tích mở cửa cho Nhân dân và du khách vào dâng hương. + Lễ hội chính - Ngày hóa của Thành hoàng: Diễn ra trong 10 ngày, bắt đầu từ mồng 5 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch), (trong đó ngày mồng 5, mồng 6 là trọng hội). Trong lễ hội diễn ra các hoạt động như: Tổ chức thi “Lợn Ông”, nghi thức rước bộ Thánh được tổ chức long trọng, trang nghiêm. Đoàn rước khởi hành từ đình Cả, rước đến miếu Bắc, sau đó tổ chức dâng hương tại đây, dâng hương xong đoàn rước tiếp tục rước đến miếu Đông, rước đến Đình Nam, sau đó rước trở lại đình. Trong những ngày tổ chức lễ hội, bên cạnh phần lễ linh thiêng, trang trọng. Phần hội thì sôi nổi, tổ chức nhiều hình thức tham gia các trò chơi như: Cờ tướng; Chọi gà; Cầu thùm, bắt vịt; Pháo đất; Đánh vật; Kéo co... + Mồng 2 tháng Giêng (âm lịch): Ngoài lễ hội chính ngày mồng 5, mồng 6 tháng 11 (âm lịch), thì hằng năm vào ngày mồng 2 Tết tại sân đình tổ chức phiên chợ - đây là sự kiện đặc trưng của người Tân Hương. Đã thành thông lệ, mồng 2 Tết người dân xã Tân Hương lại tập trung về đình Cả để họp chợ cầu may, mỗi năm chợ chỉ họp một phiên. Người dân đến chợ ngoài việc mua bán còn vào đình làng thắp hương để cầu may mắn, hạnh phúc trong một năm. - Lễ hội ngày nay: Những năm gần đây, việc tổ chức lễ hội tại đình Cả do Ủy ban nhân dân xã đứng ra tổ chức. Thời gian tổ chức lễ hội trong 3 ngày: Từ ngày mồng 5 đến mồng 7 tháng 11 (âm lịch). Nguồn Cổng thông tin điện tử huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Hải Dương 514 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Hải Dương

Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Hải Dương 1988

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia

Hải Dương 1785

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn An

Hải Dương 1667

Di tích cấp quốc gia

Văn Miếu Mao Điền

Hải Dương 1651

Di tích quốc gia đặc biệt

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Hải Dương 1575

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương

Hải Dương 1564

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Cao An Lạc

Hải Dương 1469

Di tích cấp quốc gia

Đình Huề Trì

Hải Dương 1468

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Mai

Hải Dương 1460

Di tích cấp quốc gia

Đình Trịnh Xuyên

Hải Dương 1403

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật