Đình Quán Đào

Đình Quán Đào

Đình Quán Đào thuộc thôn Quán Đào , xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là nơi thờ Thiên Tác Đại Vương Lí Canh Tôn, là một danh tướng thời nhà Lí người có công phù giúp Nhà Lí đánh tan quân Tống xâm lược. Quán Đào xưa vốn là trang Quán Đào, là một xã của Tổng Mỹ Xá- Phủ Tứ kỳ. Từ năm 1925 đến 1944 là một xã của tổng Hội xuyên huyện Gia Lộc. Từ năm 1945 đến nay Quán Đào, là một thôn của xã Tân Tiến huyện Gia Lộc. Trước đây trong xã, thôn nào cũng có Đình, chùa . Đình thuộc thôn quán Đào nên có tên gọi là: Đình Quán Đào. Đình được xây dựng ở trung tâm thôn Quán Đào, nằm trên một gò đất cao gọi là đống con voi. Trước cửa đình là một cái ao lớn, trước đây thông ra sông cống câu, thuyền đinh có thể vào tận cửa Đình, còn xung quanh là đường làng. Ở phía Tây của Đình còn có một ngôi miếu cũng được xây dựng trên một gò đống còn được gọi là đống Con Xà. Phía Bắc Đình cũng có một gò đống cao gọi là Đống Rước Vua, nằm cách Đình khoảng 500m. Như vậy ngôi Đình được xây dựng ở giữa các gò đống tạo ra thế rồng chầu hổ phục. Cũng như mọi ngôi đình Việt Nam. Đình Quán Đào được xây dựng để thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân làng, mỗi khi có việc lớn. Đình được xây dựng từ thời Lý. Nguyên là nơi thờ cụ Thiên Tác quê chính ở Cao Xá Cẩm Giàng. Theo lệnh của chiều đình về Quán Đào để mộ quân đánh giặc Tống. Khi chiến thắng được vua phong là “ Tôn canh linh ứng” và được vua ban sắc phong khi chết được nhân dân Quán Đào tôn là thành hoàng thờ tại đình làng. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 hội làng được mở từ ngày 10 đến ngày 20 tháng giêng âm lịch, tại Đình được tổ chức nhiều hình thức như rước, tế, lễ, hát chèo….Đặc biệt ở đây có lệ thi lợn thờ mỗi giáp một con. Đình Quán Đào còn đặc biệt là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của địa phương. Nhân dân Quán Đào nói riêng và nhân dân Tân Tiến nói chung là những du kích đánh Pháp nổi tiếng kiên cường, dũng cảm, đã được lịch sử tỉnh, huyện ghi nhận. Ngôi đình là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp của địa phương. Tại đây những người chỉ huy luôn đưa ra những quyết định đúng đắn và đều giành thắng lợi. Tháng 8/1945 nhân dân Tân Tiến đã tập trung tại đình để lên huyện tham gia giành chính quyền. Trong những năm 1946 Đình còn là nơi nhân dân học bình dân học vụ, xóa mù chữ cho nhân dân trong xã. Đình cũng là nơi nhân dân đến ủng hộ vàng bạc trong tuần lễ vàng mà Bác Hồ và chính phủ kêu gọi. Đình còn là nơi thành lập xã Tân Tiến gồm ba thôn, Đông cận, Quán Đào, Tam Lương năm 1946. Ngày 06/1/1946, Đình còn là nơi chứng kiến cuộc bầu cử Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của xã. Liên tiếp các năm 1946 – 1947 Đình còn là nơi luyện tập võ trang của du kích, để chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp của địa phương. Ngày 23/12/1946 quân địch đi ca nô đổ bộ lên bến đò neo ( cách xã 2 km) bắn súng vào xã. Liền sau đó khoảng 40 người dân Tân Tiến tay cầm vũ khí đã xông lên đường 191 đánh trả. Trận ra quân lần đầu đã chứng tỏ tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân được huyện biểu dương khen ngợi. Ngày 23/2/1947. Địch càn thẳng vào xã đốt cháy 2/3 số nhà dân, bắn chết 4 người, bắt đi 20 người. Biến căm thù thành hành động. Chi bộ Tân Tiến đã họp tại đình Quán Đào và ra nghị quyết” Tổ chức biên chế quân du kích chặt chẽ, huấn luyện quân sự, mỗi đồng chí phải có một thứ vũ khí…Tuyên truyền nhân dân toàn xã chuẩn bị đánh giặc”. Từ đó tại đình du kích ngày đêm luyện tập, nhân dân đẩy mạnh sản xuất và tham gia bình dân học vụ. Từ năm 1947 địch tăng cường càn quét, 3 năm đầu kháng chiến từ 1946 đến 1948 chi bộ Đảng tiếp tục được phát triển, chính quyền được củng cố. Từ năm 1950 quân địch thua đau ở biên giới chúng quay về đồng bằng, đồn bốt được mọc lên như nấm. Quanh xã Tân Tiến có nhiều bốt địch như bốt Bỉnh di, Đông Quan, Xuân nẻo, Lũy Dương…Trước tình này chi bộ họp tại đình Quán Đào ra nghị quyết bám sát dân, giữ vững cơ sở, đấu tranh với địch trong thời gian khó khăn này, đình Quán Đào con che dấu hàng trăm cán bộ huyện, tỉnh và một số cán bộ xã bạn. Trong lúc khó khăn tình làng, nghĩa xóm càng đậm đà sâu đậm, mọi người nhường cơm sẻ áo.. Từ năm 1952 đến 1954 chiến trường chính ta mở rộng, tại xã được phát triển lên một bước gồm có 42 đồng chí có 6 súng trường, 1 súng liên, một tiểu liên và nhiều chông mìn, lựu đạn, luôn hoạt động quấy phá địch. Trong 8 năm kháng chiến chống Pháp nhân dân Tân Tiến cùng các xã bạn tham gia 105 trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt 241 tên địch, Với thành tích đó xã được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Riêng thôn Quán Đào được tặng huân chương kháng chiến hạng 2, 4 du kích được phong là chiến sĩ thi đua. Trước đây di tích có rất nhiều đồ tế tự như Long đình, Luyện, Bát biểu, Cờ quạt, Tàn lòng, Quần áo tế lễ, Đồ thờ tự… Trải qua thời gian và đặc biệt là kháng chiến chống Pháp ác liệt đã diễn ra trên mảnh đất này đã tiêu hủy rất nhiều hiện nay chỉ còn: 1 Đỉnh đồng thời Nguyễn , 1 bức đại tự sơn son, 1 bát Hương bằng sứ, 8 lọ hoa sứ, 3 bộ thờ, 1 bức Y môn, 1 ngai thờ gỗ, 2 câu đối gỗ, 1 bàn thờ gỗ sơn son, 1 hòm sắc, 1 thần tích, 3 bức đại tự. Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật điêu khắc, giá trị khoa học của di tích và cổ vật đang được lưu giữ tại chùa. Năm 1995 được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia . Nguồn Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương .

Hải Dương 84 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hải Dương

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia

Hải Dương 1301

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Hải Dương 1287

Di tích cấp quốc gia

Văn Miếu Mao Điền

Hải Dương 1200

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương

Hải Dương 1170

Di tích quốc gia đặc biệt

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Hải Dương 1154

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn An

Hải Dương 1152

Di tích cấp quốc gia

Đền Cao An Lạc

Hải Dương 1108

Di tích cấp quốc gia

Đình Huề Trì

Hải Dương 1094

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Mai

Hải Dương 1075

Di tích cấp quốc gia

Đình Trịnh Xuyên

Hải Dương 1046

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật