Đền Bà Đế

Đền Bà Đế

Hải Phòng là vùng đất gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng. Trong đó, không thể không nhắc đến Đền Bà Đế - địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông du khách cả nước đến tham quan và chiêm bái hàng năm. Đền Bà Đế không chỉ sở hữu cảnh quan sơn thủy hữu tình mà còn là câu chuyện về cuộc đời bi thương của người con gái hồng nhan bạc phận được tưởng thờ tại đây, đó là bà Đào Thị Hương (tức Bà Đế) - vợ chúa Trịnh Giang, đền Bà từng được vua Tự Đức về thăm và ban sắc phong “Đông Nhạc Đế Bà - Trịnh chúa phu nhân”. Tương truyền, vào năm 1718 ở phía đông nam vùng Ngọc Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào sinh ra một người con gái đặt tên là Ðào Thị Hương. Nhưng kỳ lạ thay, từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên, người con gái ấy luôn tỏa ra mùi hương thơm ngát, người phát ánh hào quang, đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Có một ngày Chúa Trịnh Giang đi kinh lý Ðồ Sơn, khi dạo thắng cảnh đã xúc động trước tiếng hát truyền cảm cùng với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Bà, Chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Một thời gian sau, Bà mang thai, Hàng Tổng biết chuyện và bắt bố mẹ Bà phải nộp phạt. Nhưng vì nhà nghèo không có tiền nộp phạt, Hàng Tổng đem Bà dìm xuống biển. Trước khi chết, Bà khóc lóc, xót thương cha mẹ cũng như số phận của bản thân. Bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: “Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”. Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Về sau, người dân trong vùng vẫn nghe tiếng bà than khóc trong gió biển: "Khi nào dây mục, cối tan thì mối hận thù này mới được gỡ bỏ”. Sau một tháng, thuyền hoa của chúa về rước bà về kinh. Biết chuyện Chúa Trịnh vô cùng đau khổ và thương tiếc cho Bà. Chúa Trịnh Giang đã cho xây đền, lập đàn giải oan cho Bà. Sự tôn nghiêm của ngôi đền bảo vệ ngôi làng khỏi những tên cướp biển và kẻ xấu. Đền Bà Đế có cấu trúc đơn giản nhưng trang nhã, được xây dựng tựa vào chân núi Độc, hướng ra biển bao la tạo nên một công trình độc đáo. Chính điện của Đền là nơi thờ Bà Đế và cha mẹ bà. Bên trái chính điện là bệ thờ Vua Biển. Cạnh đó là nơi thờ Vua Đất, Vua Núi và chúng sinh. Bên phải gian chính là bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu - ba vị nữ thần cai quản đất trời sông núi. Đối diện với bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu là bàn thờ Phật và Đức Đại Vương (Trần Quốc Tuấn) - danh tướng thời Trần. Ngay trước sân Đền là hình ảnh một chiếc thuyền, trên đó có tượng Bồ Tát, xung quanh là hình rồng càng làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm nơi đây. Mỗi buổi chiều, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi Độc, du khách có thể đứng dưới gác chuông của đền nhìn biển lăn tăn sóng, chiêm ngưỡng khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống sẽ cảm thấy bình yên đến lạ. Từ sân đền rẽ về bên phải, du khách sẽ đến với một bãi đá đẹp và dài, bên phải con đường đi ra bãi đá là vách núi với hàng cây xanh mướt. Nguồn haiphongnew.gov.vn

Hải Phòng 302 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hải Phòng

ĐỀN THỜ NỮ TƯỚNG LÊ CHÂN - KHU DI TÍCH NÚI VOI

Hải Phòng 2060

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Vương triều Mạc

Hải Phòng 1455

Di tích cấp quốc gia

Đền An Lư

Hải Phòng 1305

Di tích cấp quốc gia

Đền Phú Xá

Hải Phòng 1260

Di tích cấp quốc gia

Miếu Thủy Tú

Hải Phòng 1228

Di tích cấp quốc gia

Quần thể Di tích – Danh thắng Tràng Kênh

Hải Phòng 1143

Di tích cấp quốc gia

Đình Vĩnh Khê

Hải Phòng 1124

Di tích cấp quốc gia

Chùa Dư Hàng

Hải Phòng 1099

Di tích cấp quốc gia

Đình Kim Sơn

Hải Phòng 1072

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hải Phòng 977

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật