Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Hang Chùa và chùa Hang

Hang Chùa và chùa Hang

Hang Chùa còn có tên là: Văn Quang Động, Chùa Hang là tên thường gọi của ngôi chùa được xây dựng trong động Văn Quang, xưa kia chùa có tên chữ là: Thanh Lam Tự. Gọi là Hang chùa vì tại 4 động ở núi này thì có tới 2 động có chùa ở trong đó. Núi Chùa Hang nằm giữa cánh đồng thuộc thôn Đồng Mai, núi Đọc và thôn Á Đồng, xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Chùa Hang- Hang Chùa là di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo và danh lam thắng cảnh. Chùa hang 1: được xây dựng có kết cấu hình chữ nhất (-), có chiều dài 3m; chiều rộng 3,14m; cao 4,10m, với cấu trúc cột cái, cột quân, cửa bức bàn phía trước, phía sau và ván bưng xung quanh chùa đều bằng gỗ. Chùa được xây dựng từ lâu đời và được tôn tạo lại vào thời nhà Nguyễn ở trên thượng lương chùa có ghi dòng chữ: “Hoàng triều Khải Định Nhâm tuất niên” (Khải Định năm Nhâm Tuất 1892). Chùa hang 2: với kiến trúc hình chữ nhất (-), gồm có bốn hàng cột cái cao 2,81m; cột quân cao 2,38m, ngôi chùa đứng án ngữ trước cửa hang thứ 3. Chùa hang 2 cũng có kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ, kể cả mái lợp. Theo nhân dân địa phương Chùa Hang 2 được xây dựng từ lâu và được trùng tu tôn tạo lại vào năm thời nhà Nguyễn. Hiện trên thượng lương chùa có ghi dòng chữ năm trùng tu: “Đại Nam Bảo Đại thập nhị niên, tuế thứ Đinh sửu thập nhị nguyệt, thập nhị nhật lương thời thụ trụ, thượng lương đại cát lượng”. Nghĩa là chùa được tu bổ vào năm Bảo Đại thứ 12, tháng 12, ngày 12 năm Đinh sửu (năm 1937). Chùa Hang được xây dựng trong hang thứ 2, có kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ, trong chùa có hệ thống tượng phật được tạc từ thế kỷ 18, đây là một di sản độc đáo đối với di tích tỉnh Hoà Bình, trên những bức cốn là những đường nét hoa văn được chạm trổ cầu kỳ mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Hang chùa: Chùa có 4 chữ Hán được khắc trên vách núi: “Lăng tiêu tiếu bích” nghĩa là: Ngọn núi biếc cao vút, sương phủ mờ ảo. Theo các nhà khảo cổ học thì Hang Chùa cũng là nơi phát hiện ra dấu vết khảo cổ học thuộc nền “Văn hoá Hoà Bình”. Trong hang 2 và hang 3 người ta đã tìm thấy các trầm tích hoá thạch thức ăn của người xưa như vỏ ốc, vỏ sò, mảnh công cụ... Vào thời Trung đại dấu tích văn hoá cũng để lại ở đây khá đậm nét đó là quả chuông đồng được đúc vào năm Cảnh Hưng thứ 44 (năm 1783). Người xưa cũng để lại ở đây 2 dòng chữ đại tự, 1 bài thơ, 2 bài ký, một bia đá. Đó là những văn tự thành văn rất hiếm hoi ở các di tích hang động của tỉnh Hoà Bình hiện nay. Nguồn: Báo Hòa Bình Điện Tử

Hòa Bình 1133 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hòa Bình

Di tích lịch sử Nhà tù Hòa Bình

Hòa Bình 1443

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích Chiến khu Cách mạng Mường Khói

Hòa Bình 1417

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài Triệu Phúc Lịch

Hòa Bình 1368

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan

Hòa Bình 1311

Di tích cấp quốc gia

Khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên

Hòa Bình 1297

Di tích cấp quốc gia

Đền và miếu Trung Báo

Hòa Bình 1199

Di tích cấp quốc gia

Di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê

Hòa Bình 1180

Di tích cấp quốc gia

Di tích Địa điểm Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân cách mạng Lào

Hòa Bình 1167

Di tích cấp quốc gia

Đền Chúa Thác Bờ

Hòa Bình 1164

Di tích cấp quốc gia

Hang Chùa và chùa Hang

Hòa Bình 1134

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật