Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo

Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo

Di tích lịch sử và thắng cảnh Mo So thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Mo So tiếng Khmer nghĩa là núi vôi, hay đá trắng. Ngọn núi này có diện tích 23,5ha. Mo So được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia ngày 13/2/1995. Thời chống Pháp, Mo So là nơi đóng quân của Công binh xưởng Quân khu 9, Công binh xưởng 18 chế tạo, sửa chữa vũ khí, cung cấp cho quân ta ở chiến trường Tây Nam Bộ. Những năm 1950, địch mở nhiều cuộc càn quét vào hậu cứ vùng giải phóng, trong đó có Mo So nhằm cắt nguồn hậu cần, làm suy yếu sức mạnh tiến công của quân, dân ta. Sáng ngày 4/3/1951, địch đánh Mo So. Pháo từ biển bắn vào tới tấp, binh khí hỏa lực từ máy bay trút xuống. Mo So rền vang trong cơn mưa đạn, không gian bao trùm một màu ảm đạm. Lực lượng ta chỉ có 60 đồng chí, chiến đấu anh dũng. Trưa cùng ngày, đồng đội nghiêng mình vĩnh biệt anh Thạch Xiêm, người Khmer đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đồng đội và Công binh xưởng 18. Thời kháng chiến chống Mỹ, Mo So tiếp tục là căn cứ vững chắc của Huyện ủy Hà Tiên. Đây cũng là điểm chốt quan trọng trên tuyến đường 1C chi viện vũ khí từ bắc vào nam, thông qua tỉnh Kampốt (Vương quốc Campuchia) về vùng U Minh Thượng. Giữa tháng 7/1969, các cơ quan của Hà Tiên chuyển về Mo So. Tháng 7/1970, địch bao vây miệng núi Mo So. Chúng rải chất hóa học, Mo So từ một mầu xanh của núi rừng chỉ còn trơ đá. Nhiều chiến sĩ hy sinh phải mang ra chân núi Mo So chôn cất. Không lùi bước trước quân thù, ý chí của lực lượng ta khi ấy như ngọn núi Mo So, sừng sững, hiên ngang. Từ tháng 7/1969 đến tháng 4/1970, tại chiến trường Mo So, quân ta tiêu diệt hơn 4.000 tên địch, phá hủy 80 xe tăng, bắn rơi 10 máy bay. Chiến thắng Mo So góp phần cùng thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Theo các nhà khảo cổ học Việt Nam, núi Mo So có hơn 20 hang lớn nhỏ, có những hang rất lớn chứa hàng nghìn người. Theo tư liệu khảo cổ học Việt Nam, Mo So và nhiều núi đá vôi khác ở huyện Kiên Lương được hình thành vào khoảng 240 triệu năm trước. Phần chân núi còn để lại dấu ngấm nước biển lõm sâu vào vách đá, là dấu tích khoảng 4.000 đến 5.000 năm trước Công nguyên. Mo So tuyệt đẹp và thơ mộng. Bảo vệ, tôn tạo và phát triển du lịch Di tích lịch sử và thắng cảnh Mo So không chỉ là bảo vệ cảnh sắc thiên nhiên, sự phát triển bền vững của một hệ sinh thái núi đá vôi, hang động, mà còn là bảo vệ chiến tích của cha anh. Nơi đây đã từng bao bọc, che chở những người con anh dũng đã góp phần làm nên lịch sử. Nguồn: Du lịch Kiên Giang

Kiên Giang 1031 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Kiên Giang

Đình Thần Nguyễn Trung Trực

Kiên Giang 1472

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sóc Xoài

Kiên Giang 1401

Di tích cấp quốc gia

Đình Thần Vĩnh Hòa

Kiên Giang 1398

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ Mạc Cửu

Kiên Giang 1146

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Hà Tiên

Kiên Giang 1124

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ratanaransĩ (Chùa Láng Cát)

Kiên Giang 1117

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo

Kiên Giang 1032

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cù Là

Kiên Giang 1002

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tam Bảo

Kiên Giang 1000

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phật Lớn

Kiên Giang 951

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật