Chùa Bác Ái

Chùa Bác Ái

Chùa Tổ đình Bác Ái tọa lạc trên đường Mạc Đĩnh Chi, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum. Chùa được xây dựng vào năm Bảo Đại thứ 8 (tức năm 1932 đến 1933). nằm trên một khu đất cao, mặt chùa quay về hướng Nam, theo lối kiến trúc Huế, hình chữ Môn, gồm có Chánh điện, Đông Lang, Tây Lang và Cổng tam quan. Quản đạo Võ Chuẩn, đã thiết kế và đốc thúc cả người kinh lẫn đồng bào dân tộc thiểu số khai phá ngọn đồi rừng già để xây chùa, thiết kế theo kiểu chữ “Môn”. Năm Tân Mùi 1931, các tỉnh miền Trung bộ bị hạn hán mất mùa liên tiếp, dân tình đói khổ. Vì vậy, cuối những năm 1931 và 1932, cuộc di dân từ các tỉnh Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đổ xô vào vùng đất cao nguyên và Kon Tum. Trong cuộc di dân này 70% đã bị chết đói dọc đường, 30% còn lại đến được miền đất hứa. Họ phá rừng làm nương rẫy, nhưng tại nơi này họ đã gặp bao điều không lường trước đó là thú dữ, nạn rắn hổ mang hoành hành cắn chết vô số người, dân tình hoang mang hoảng sợ, đêm đêm tại vùng đất này xảy ra nhiều hiện tượng rùng rợn. Năm 1932, Quản đạo Võ Chuẩn đã cho thỉnh ngài Hoằng Thông, thủ tọa chùa Bạch Sa, Quy Nhơn cùng chư tăng lên Kon Tum làm chay 3 ngày để cầu siêu cho những oan hồn uổng tử. Sau trai đàn chẩn tế, Ông Võ Chuẩn đã cung thỉnh ngài Hoằng Thông chứng minh khai tự hiệu Bác Ái. Bác Ái là lòng thương bao la, không phân biệt tôn giáo, người Kinh, kẻ Thượng. Chùa đã được vua Bảo Đại ban tấm biển “Sắc tứ Bác Ái Tự” vào năm 1933. Năm 1990, chùa được trùng tu với sự tổ chức của Thượng tọa trụ trì Thích Chánh Quang Nhìn tổng thể kiến trúc, chùa Tổ đình Bác Ái xây dựng theo hướng Bắc Nam, kiểu chữ Môn, mở đầu cho hướng đó là cổng tam quan án ngự, đến nhà Chánh điện ở trung tâm và 2 bên tả hữu là Đông Lang và Tây Lang. Chánh điện gồm 3 gian 2 chái. Cổ lầu chia làm 3 gian tiền đường, trung điện, và thượng điện. Mái lợp ngói, tường gạch quét vôi, trần đóng la phông. Các vì, kèo, cột đều dùng các loại gỗ quý như sao tía, trắc, cà chít, được các nghệ nhân người Huế chạm trổ trau chuốt, công phu. Gian này thờ Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Hoa Nghiêm Tam Thánh… Đặc biệt thờ một tấm bia ghi công đức của ngài Đại uý Pháp Quenin và trụ gỗ biểu tượng 7 đầu lâu của sĩ quan Nhật tự vẫn tại sân chùa vào cuối Thế chiến thứ 2. Bên ngoài chánh điện là Hoa Viên, nơi tập trung các bia mộ, tháp, miếu thờ Thần hoàng Bổn cảnh, Sơn thần, Đoàn quán và nhà trù. Qua nhiều lần trùng tu, Chùa Tổ đình Bác Ái nét kiến trúc ban đầu đã bị thay đổi, một số điểm điêu khắc độc đáo như rồng chầu, dây cuốn, đã không còn. Hệ thống tượng thờ được phủ lớp đồng sáng, không giữ được nét đẹp nguyên sơ. Tuy nhiên, một số hiện vật quý giá mang giá trị nghệ thuật tạo hình như Tượng Tam tòa Thánh Mẫu, tượng Quan Âm bằng gốm men rạn, Hoành phi, Câu đối, hộp Sắc phong, Bửu ấn…vẫn còn được trung bày, phảng phất vết tích thời gian. Hiện, Chùa Tổ Đình Bác Ái là một trong 3 ngôi đình (Đình Võ Lâm, Đình Trung Lương, Chùa Tổ đình bác Ái) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh Nguồn:Du lịch Kon Tum

Kon Tum 1104 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Kon Tum

Di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen

Kon Tum 1194

Di tích cấp quốc gia

Ngục Dak Glei

Kon Tum 1154

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum

Kon Tum 1112

Di tích cấp tỉnh

Chùa Bác Ái

Kon Tum 1105

Di tích cấp tỉnh

Di tích chiến thắng đăk tô – tân cảnh

Kon Tum 1101

Di tích quốc gia đặc biệt

Chiến thắng Plei Kần

Kon Tum 1094

Di tích cấp quốc gia

Vườn quốc gia Chư Mom Ray

Kon Tum 1087

Di tích cấp quốc gia

Ngục Kon Tum

Kon Tum 1081

Di tích cấp quốc gia

Khu chứng tích Kon Hrinh

Kon Tum 1043

Di tích cấp tỉnh

Ngã ba Đông Dương

Kon Tum 1014

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật