Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Chùa Đại Bi

Chùa Đại Bi

Chùa Đại Bi thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chùa ngoài thờ Phật còn thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. Qua các tư liệu Hán Nôm cho biết. Thánh Thiền sư Từ Đạo Hạnh họ Từ, huý là Lộ; Cha là Từ, huý Vinh... quê ở làng Láng, làm chức Tăng Quan Đô Sát. Tuổi nhỏ có nhiều điểm khác thường, có cốt khí tiên phật, hào hiệp phóng khoáng, có chí lớn, phàm việc làm lời nói không ai đoán trước được. Ông kết bạn thân với nho sĩ Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và người kép hát là Vi Ất (có tài liệu nói là Phí Ất). Ban đêm ông miệt mài đọc sách, ban ngày đá cầu, thổi sáo, đánh bạc vui chơi. Cha ông bị Diên Thành hầu nhờ Đại Điên dùng phép thuật giết chết. Thánh đi trả thù không thành, tìm đường sang Tây Trúc học phép thuật, đường đi đến nước Kim Xỉ gian nan, bèn bỏ về núi Phật Tích tu luyện, đọc chú Đà La Ni mười vạn tám ngàn lần, hoàn thành đạo pháp, tìm Đại Điên trả thù. Từ đó rửa sạch oán thù, sư đi khắp nơi trong chốn tùng lâm tìm thầy ấn chứng. Thánh đã gặp Thiền sư Trí Huyền và Thiền sư Sùng Phạm để học hỏi, mở rộng kiến văn. Sau đó sư đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu, về sau là vua Lý Thần Tông. Chùa Đại Bi tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng có kiến trúc độc đáo. Theo truyền thuyết, khu đất của chùa có thế đầu rồng. Hai bên cửa chùa có hai giếng nước tròn người dân nơi đây vẫn quen gọi là hai mắt rồng. Hệ thống kiến trúc của chùa có nhiều nét độc đáo. Tam Quan (cổng chùa) không nằm chính giữa mà được xây dựng chếch về phía đông. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu đến nay Tam quan vẫn còn giữ lại nhiều nét chạm khắc thời Hậu Lê (thế kỷ 17 - 18). Trong chùa bài trí các tượng phật như mọi ngôi chùa Việt Nam khác. Điều khác biệt ở chùa Đại Bi là phía phải Tam bảo có khám thờ Thánh tổ Từ Đạo Hạnh và Giác Hải Thiền sư là những người có nhiều công lao với phật pháp nước nhà. Ở lĩnh vực phật giáo các thiền sư được coi là những thánh tăng; trên lĩnh vực xã hội được coi là những thành hoàng làng, người có công lao truyền dạy nghề cho dân… Các pho tượng ở chùa Đại Bi được tạc khá hoàn mỹ. Ngoài ra còn nhiều đồ thờ và câu đối có giá trị về lịch sử và nghệ thuật. Sau chùa có gác chuông kiến trúc kiểu chuông diêm, 8 mái với các đầu đao vút cao mềm mại thanh thoát. Đây là công trình có giá trị nhất của chùa Đại Bi. Sau gác chuông là nhà thờ tổ, nơi thờ đức Bồ Đề Đạt Ma vị tổ thứ 28 và là vị sư tổ của phái thiền. Chùa Đại Bi còn có gian thờ Mẫu, một tín ngưỡng dân tộc mà người dân Việt Nam hằng thực hiện từ bao đời nay. Chùa Đại Bi còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật, cổ thư rất có giá trị, tiêu biểu nhất là 10 tấm bia trong đó Văn bia cổ nhất khắc năm Kỉ Mùi (1679) đời Lê Hy Tông; 10 đạo sắc phong; Quả chuông lớn cao 2m đúc năm Minh Mạng thứ 18 (1838). Tín ngưỡng thờ Thánh Từ Đạo Hạnh trên mảnh đất Nam trực, cùng với kiến trúc chùa Đại Bi độc đáo, chùa trăm gian, thuần Việt nở rộ vào thế kỷ 17 và tồn tại đến tận ngày nay, thể hiện sức sống trường tồn của dân tộc Việt. Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật chùa Đại Bi được xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1964. Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Nam Trực

Nam Định 1519 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nam Định

Đền Trần Nam Định

Nam Định 1697

Di tích cấp quốc gia

Đền Giáp Ba

Nam Định 1668

Di tích cấp quốc gia

Đền Bảo Lộc

Nam Định 1667

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Vân Chàng Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật và nghề rèn truyền thống

Nam Định 1626

Di tích cấp quốc gia

Đền Đá Nam Hà

Nam Định 1610

Di tích cấp quốc gia

Cột cờ Nam Định

Nam Định 1606

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đại Bi

Nam Định 1520

Di tích cấp quốc gia

Đền Gin

Nam Định 1495

Di tích cấp quốc gia

Đền Đức Thánh Cả (Đền Vĩnh Lại)

Nam Định 1485

Di tích cấp quốc gia

Đền Am

Nam Định 1454

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật