Đền Đức Hoàng

Đền Đức Hoàng

Đền Đức Hoàng tọa lạc tại xã Phúc Thành (Yên Thành, Nghệ An). Tương truyền vào đời vua Trần Nhân Tông năm Thiện Bảo, 1285 nước ta bị giặc Nguyên - Mông xâm lược. Hoàng Tá Thốn quê ở làng Vạn Phần, (xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu ngày nay), nghe theo lời gọi cứu nước của triều đình lên đường đánh giặc. Do tư chất thông minh, mưu trí và có tài bơi lội nên ngài được một tướng chỉ huy tiến cử lên Hưng Đạo Vương và được vào thủy quân thiện chiến của nhà Trần. Sau thời gian luyện tập, thấy Hoàng Tá Thốn có tài, đức và dung mạo khác thường đúng như lời truyền tụng nên Trần Hưng Đạo đã đưa ông về làm nội gia đồng tử và huấn luyện thêm về binh thư, binh pháp. Ông có nhiều công lao lớn trong đánh giặc ngoại xâm, lừng lẫy nhất là cuộc chiến trên sông Bạch Đằng năm Mậu Tý 1288. Sau khi đất nước sạch bóng quân thù Hoàng Tá Thốn vẫn thường xuyên luyện tập cho binh sỹ và nhiều lần thân chinh đi kiểm tra, tổ chức hệ thống đồn lũy ở ven biển các vùng: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An để trấn áp bọn cướp biển. Cũng trong thời gian này, Hoàng Tá Thốn về thăm lại quê hương, thấy cảnh xóm làng tan hoang, nhân dân vất vả, đói khổ vì giặc dã, bão tố, ông rất thương cảm. Trước tình cảnh ấy ông bỏ tiền của giao cho người con trai cả tìm đất mới dễ làm ăn để đưa dân làng đến lập làng mới. Rồi trong một lần đi tuần, ngài bị bệnh từ trần đột ngột tại cửa Trào, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Triều đình nghe tin vô cùng thương tiếc đã cho thuyền rồng đến chở linh cữu ngài về mai táng tại quê nhà, cho lập đền thờ và phong là Sát Hải Chàng Lại đại tướng quân, thiên bồng nguyên soái chi thần, còn gọi là Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn. Đền Đức Hoàng được khởi dựng từ thời nhà Trần trên một địa thế cao, thoáng, râm mát, cửa đền trông ra hồ Diệu Ốc. Ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ đơn sơ, đến năm 1505 mới được xây tường, lợp ngói tòa thượng điện. Hơn 300 năm sau, vào năm 1882 mới xây tòa trung điện và đến năm 1936 xây thêm nhà hạ điện. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đền đã được nhiều lần tu bổ, sửa sang, đến nay, cảnh quan cũ của đền có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. Đặc biệt là nghệ thuật trang trí, đắp phù điêu, tạc tượng ở đền đã đạt đến trình độ cao trong sáng tác nghệ thuật thần sắc, phong thái, trang phục của các hình tượng được lột tả, thể hiện một cách cụ thể, sinh động, màu sắc trang nhã, hình dáng thanh thoát, tạo nên cho ngôi đền vẻ đẹp linh thiêng. Nhất là tượng voi, ngựa trước sân đền, các mảng trang trí tam sơn, con giống ở trước hạ điện và chồng diêm, tượng quan võ ở trước hậu cung là những công trình nghệ thuật công phu. Ngoài thờ Hoàng Tá Thốn, đền Đức Hoàng còn thờ Bạch Y công chúa, là con gái của vua Hồ Quý Ly; thờ Phật Thích ca, công chúa Liễu Hạnh và thờ thần rắn. Sự thờ phụng trong đền giữa các bậc tiền nhân có công giữ nước với Phật, Thánh Mẫu tạo nên "tam giáo đồng nguyên”, như một sự giao hòa giữa trời, đất, núi sông, giữa tâm linh và trần thế. Điểm nhấn của đền Đức Hoàng đó chính là hồ sen Diệu Ốc, một trong 8 cảnh đẹp nức tiếng của xứ Đông Thành xưa kia. Chớm hạ du khách đến thưởng lãm đền Đức Hoàng gặp mùa sen nở, hương sen thơm ngát, sắc hồng của hoa, sắc xanh của lá dệt nên một tấm thảm sen khổng lồ uốn quanh theo làng mạc rất nên thơ. Sau lưng đền Đức Hoàng là rừng cây nguyên sinh với nhiều chủng loại gỗ quý, vì vậy mà không khí nơi đây quanh năm mát mẻ, rộn tiếng chim ca, sóc nhảy. Lễ hội đền Đức Hoàng hàng năm được diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ 29 tháng Giêng và mồng 1, mồng 2 tháng 2 Âm lịch. Được chia làm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ trang nghiêm thành kính, bảo tồn nét đẹp trong lễ tế. Phần hội với các hoạt động văn hóa thể thao phong phú như, bóng chuyền, đấu vật truyền thống, đẩy gậy, kéo co, thi trống tế giữa các dòng họ, thi đua thuyền, chọi gà, đấu vật, đấu cờ người, đu tiên, bắt cá, bắt vịt, nhảy dây, nấu cơm, đi cầu kiều... Với phong trào văn nghệ quần chúng phục vụ lễ hội, nơi đây cũng nổi lên nhiều giọng ca ví dặm được nhiều nơi chiêu mộ và đào tạo thành tài. Nguồn: Du Lịch Nghệ An

Nghệ An 1135 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nghệ An

Thành cổ Vinh

Nghệ An 1567

Di tích cấp quốc gia

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Nghệ An 1298

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Phan Bội Châu

Nghệ An 1269

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung

Nghệ An 1236

Di tích cấp quốc gia

Đền Cuông

Nghệ An 1218

Di tích cấp quốc gia

Cột mốc km số 0 Đường mòn HCM

Nghệ An 1187

Di tích quốc gia đặc biệt

Làng Sen quê Bác

Nghệ An 1168

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Đức Hoàng

Nghệ An 1136

Di tích cấp quốc gia

Đền Quả Sơn

Nghệ An 1133

Di tích cấp quốc gia

Truông Bồn Nghệ An

Nghệ An 1102

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật