Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Phòng tuyến Tam Điệp

Phòng tuyến Tam Điệp

Khu di tích phòng tuyến Tam Điệp là gọi theo tên gọi phòng tuyến Tam Điệp của nghĩa quân Tây Sơn, được xây dựng vào cuối năm Mậu Thân (1788) để chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch thần tốc, đánh tan 29 vạn quân xâm lược Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789). Vào cuối năm Mậu Thân (1788), bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta. Trước sức mạnh ban đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm cùng các tướng lĩnh Bắc Hà rút lui chiến lược về xây dựng phòng tuyến Tam Điệp và Biện Sơn, hai mặt thủy bộ liên lạc với nhau, giữ lấy chỗ hiểm yếu. Phòng tuyến Tam Điệp là giới hạn rút quân cuối cùng của nghĩa quân Tây Sơn, nhằm đề phòng, ngăn chặn cuộc tiến công của địch, bảo đảm bí mật và an toàn cho hậu phương ở phía Nam. Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc, phòng tuyến Tam Điệp lại là nơi tập kết của nghĩa quân Tây Sơn (từ 20 tháng 12 năm Mậu Thân tức 15 tháng 1 năm 1789 đến 30 tháng 12 năm Mậu Thân tức ngày 25 tháng 1 năm 1789). Khu di tích phòng tuyến Tạm Điệp, gồm có 3 đỉnh đèo của Tam Điệp và một cụm đồn lũy, Kẽm Đó, lũy ông Ninh, đồn Tam Điệp, chặn ngang đường Thiên lý từ Bắc vào Thanh Hóa. Đường Thiên lý ra Bắc vào Nam chạy trên 3 đỉnh đèo Tam Điệp, đỉnh cao nhất khoảng 110m. Thế kỷ 16, lợi dụng địa thế hiểm trở của dãy núi của Tam Điệp, chính quyền phong kiến Lê – Trịnh đã đắp một số thành luỹ ở cả hai mặt Bắc Nam đèo Tam Điệp và lấy Tam Điệp làm ranh giới giữa Nam triều và Bắc triều. Tại Kẽm Đó ở hai bên đường Thiên lý được đắp hai đoạn lũy nối liền với vách núi thành một cửa ải kiên cố. Cách Kẽm Đó khoảng 400m về phía Bắc là “lũy ông Ninh”, nối giữa 2 dãy núi gọi là núi Thành, ở giữa chiến lũy có một lối đi, hai bên có kè đá như “cửa lũy”. Phía Tây chiến lũy có một con hào rộng khoảng 8m, phòng sự tấn công của đối phương từ đường thiên lý vào. Cách chiến lũy này khoảng 100m là “đồn Tam Điệp”, rộng khoảng 1 mẫu bắc bộ, kiểm soát con đường thiên lý ở phía Bắc cửa ải. Khi rút lui chiến lược xây dựng phòng tuyến Tam Điệp vào cuối năm Mậu Thân (1789), nghĩa quân Tây Sơn đã sử dụng những đồn lũy này cho nên có nhiều truyền thuyết về Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn ở đây. Nhân dân địa phương quan niệm “lũy ông Ninh” là cửa tiền và “lũy Quận Kế” là cửa hậu của nghĩa quân Tây Sơn. Riêng đồn Tam Điệp được sử dụng từ đời Lê đến đời Tây Sơn đời Nguyễn và thuộc chính quyền Nguyễn Quang Toản khi đã suy yếu, nhưng đã đóng đồn ở Tam Điệp để chống lại chính quyền Nguyễn Ánh. Khi triều Nguyễn được thiết lập cũng sử dụng đồn Tam Điệp để kiểm soát con đường thiên lý ra Bắc vào Nam. Tại Kẽm Đó, hai con đường thiên lý còn vết, hai đoạn lũy ngắn nối liền với vách núi đã bị phá hủy gần hết. Lũy ông Ninh còn khá rõ, dài 135m, chiều rộng 15m, đường cái, đồn Tam Điệp còn hai dấu vết mờ nhạt ở bờ thành phía Đông. Hiện nay trên đỉnh đèo Tam Điệp, đèo cao nhất (thuộc phần đất tỉnh Thanh Hóa) còn một tấm bia ghi bài thơ “Qua Tam Điệp Sơn” (qua núi Tam Điệp) tạc năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), ghi lại một bài thơ của Thiệu Trị làm khi đi tuần du qua đây. Ngày 8/10/1985, phòng tuyến Tam Điệp được công nhận là di tích lịch sử quốc gia Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình 1385 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Ninh Bình

Chùa Khả Lương

Ninh Bình 1494

Di tích cấp tỉnh

Động Am Tiên

Ninh Bình 1411

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Vua Lê Đại Hành

Ninh Bình 1405

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

Ninh Bình 1399

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Quý Minh Đại Vương

Ninh Bình 1397

Di tích cấp tỉnh

Phòng tuyến Tam Điệp

Ninh Bình 1386

Di tích cấp quốc gia

Đền Dâu

Ninh Bình 1332

Di tích cấp quốc gia

Nhà bia Lý Thái Tổ

Ninh Bình 1313

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Công chúa Phất Kim

Ninh Bình 1285

Di tích cấp quốc gia

Đình Lược

Ninh Bình 1262

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật