Đền Đào Xá

Đền Đào Xá

Đình Đào Xá thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy; thờ Hùng Hải Công (con thứ 19 của Lạc Long Quân). Đình Đào Xá được xây dựng vào thời vua Lê Gia Tông – Niên hiệu Đức Nguyên (1674-1675), kiến trúc kiểu chữ Nhất, một tòa 3 gian 2 dĩ, quay hướng chính Nam. Ngôi đình có cách đây trên 300 năm nhưng vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn giá trị của di tích. Về kiến trúc, chủ yếu bằng gỗ và nghệ thuật chạm khắc gỗ cổ trên hệ thống kẻ (12 cái kẻ được chạm trổ cả hai mặt) với các đề tài: “Long mã phụng đồ”, “Tứ linh”, “Long cuốn thủy”, “Bánh trưng”, “Bánh giày Lang Liêu”; các điển tích:”Văn vương xuất liệp”,”Cao Biền tầm địa”,”Mả táng hàm rồng”,”Mẫu long huấn tử”,”Cao đế nhập quan”,”Lý ngư võng nguyệt”…Với những giá trị kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc gỗ tinh xảo và quý giá, đình Đào Xá đã được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 13 tháng 3 năm 1974. Đền Đào Xá (Còn gọi là đền Tam Công) cách Đình Đào Xá về hướng Đông Bắc chừng trên 400m. Theo ngọc phả của đền thì nơi đây đã từng ghi dấu công cuộc trị thủy của Đức Hùng Hải Vương và là nơi Lý Thường Kiệt từng luyện tập thủy quân chống giặc Tống và là nơi manh nha khởi nguồn bài thơ thần nổi tiếng của Lý Thường Kiệt. Đền Đào Xá có kiến trúc kiểu chữ Tam. gồm ba tòa tiền tế, trung tế và hậu cung bố cục hài hòa, cân đối tạo dáng vẻ thanh nhã và vẫn uy nghiêm, thoáng đãng, sáng sủa mà vẫn trầm mặc, u tịch. Lễ hội Đào Xá được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 21 tháng 11 năm 2016. Lễ hội Đào Xá mang tính tín ngưỡng của người Việt không thể tách rời giữa đình và đền được gắn liền với sự tích thờ Đức Hùng Hải Công (con thứ 19 của Lạc Long Quân) và vợ là bà Trang Hoa và ba vị đại vương con của Hùng Hải Công. Đình và đền Đào Xá còn thờ bà Quế Hoa công chúa họ Trần có công bày trò múa hát mua vui cho bà Trang Hoa trước khi sinh hạ ba vị Tam Công. Lễ hội đình, đền Đào Xá được tổ chức vào những ngày âm lịch trong năm: Ngày mồng 3 tháng Giêng mở lễ hội múa “Xuân Ngưu” (gọi là múa trâu), là điệu múa dân gian mang tính tín ngưỡng, mô phỏng lại trò mua vui (mang tính khôi hài) của bà Quế Hoa cho phu nhân Hùng Hải; ngày 27, 28, 29 tháng Giêng là Lễ hội rước voi; tháng ba tổ chức ngày lễ kỷ niệm ngày Đức thánh Phụ hóa và lễ kết chạ với làng Dậu Dương; tháng 4 làm lễ cầu yên; ngày mồng 5 tháng 5 kỷ niệm ngày sinh đức Thánh Phụ. Đặc biệt Đào Xá có lễ hội cầu tháng 7 được tổ chức từ ngày mồng 9 đến ngày 15 có tên gọi là: “Hiến thần phù vua Lý đánh giặc Tống”, với lễ hội bơi chải vào lúc nửa đêm diễn lại cảnh quân Lý Thường Kiệt đón quân thuyền của thần linh vào đền làm lễ cầu thần đặc sắc của vùng trung du mang đậm dấu ấn thời Hùng Vương. Ngày mồng 10 tháng 12 làng mở hội tế xuân, lễ tại đền thờ bà Quế Hoa và cũng là lễ thượng điền kết thúc vụ lúa chiêm duy nhất ở làng Đào Xá. Lễ hội Đào Xá chính là môi trường bền vững để nuôi dưỡng, bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp; để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đời sống tâm linh, nhu cầu giải trí tinh thần của các thế hệ người dân Đào Xá cùng cộng đồng gần xa. Sự gắn bó cộng đồng trên cơ sở các giá trị văn hóa truyền thống luôn bền vững, là cội nguồn sức mạnh đoàn kết đã được minh chứng qua lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nguồn: Du lịch Phú Thọ

Phú Thọ 456 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Phú Thọ

Đình Hùng Lô

Phú Thọ 1009

Di tích cấp quốc gia

Đền Du Yến

Phú Thọ 986

Di tích cấp quốc gia

Đền Hùng

Phú Thọ 973

Di tích quốc gia đặc biệt

Cụm di tích Đền Tam Giang- Chùa Đại Bi

Phú Thọ 971

Di tích cấp quốc gia

Đền Lăng Sương

Phú Thọ 968

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài chiến thắng Sông Lô

Phú Thọ 968

Di tích cấp quốc gia

Đền Tiên

Phú Thọ 956

Di tích cấp tỉnh

Đình Thạch Khoán

Phú Thọ 954

Di tích cấp quốc gia

Miếu Lãi Lèn

Phú Thọ 943

Di tích cấp tỉnh

Đình Lâu Thượng

Phú Thọ 929

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật