Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình Lâu Thượng

Đình Lâu Thượng

Đình Lâu Thượng được xây theo kiểu chữ Đinh, gồm một tòa đại bái 5 gian 2 dĩ và phần hậu cung 3 gian, có chiều dài là 28m và chiều rộng là 22m theo hướng Đông Nam. Toàn bộ đình có 60 cột cái lớn có đường kính 0,75m liên kết với các xà ngang, dọc tạo thành bộ khung có kết cấu chắc chắn hình tứ trụ lũng thuyền. Hậu cung có kết cấu độc đáo, được chạm khắc tinh xảo. Trên khoảng xà thượng là lưỡng long chầu nguyệt với bố cục chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa đường nét và hình khối hình rồng quyện vào mây, được chạm khắc theo phong cách thời Nguyễn. Phía dưới là hai đầu dư chạm khắc công phu.Toàn bộ gian giữa hậu cung được dành làm khám thờ. Kết cấu chính của khám thờ được sàm đóng với bốn cột mái, phía ngoài là cửa khám chạm trổ tinh vi sơn son thếp vàng. Phía ngoài cửa cấm trên ban thờ cũng có tượng Hai Bà Trưng, tượng tạc trong tư thế ngồi. Đình cũng giữ được một cỗ kiệu bát cống khám mui luyện sơn son thếp vàng đục chạm tinh xảo theo phong cách thời hậu Lê. Đình Lâu Thượng hiện lưu giữ được một số hiện vật có giá trị như 4 cỗ ngai và bài vị sơn son thếp vàng được gia công từ thời Nguyễn đặt tại khám thờ chính. Bên cạnh đó, nhiều điển tích như: "Tiên sinh dạy học", "Song phượng hàm thư", "Lưỡng long chầu nguyệt", "Quần long hội tụ", "Mẫu long huấn tử"… được khắc họa bằng các bức chạm công phu trên các cấu kiện kiến trúc . Mỗi bức chạm là một tác phẩm độc đáo, vừa thể hiện sinh động nét đẹp bình dị, phóng khoáng, sự tài hoa, khéo léo, sức sáng tạo và óc thẩm mỹ của cha ông ta thuở xưa. Lễ hội làng Lâu Thượng được diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm để thực hiện các nghi lễ cúng tế và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao dân gian. Trước ngày diễn ra hội chính, nhiều hoạt động giao lưu thể dục thể thao giữa các khu dân cư trong xã đã diễn ra.Vào ngày mồng 9 tháng Giêng nhân dân tổ chức nghi thức rước kiệu từ Đình Ngoại vào Đình Nội tế lễ, sau đó rước kiệu ra trước miếu của Đình Ngoại và tiếp tục làm lễ tế. Lễ hội của làng Lâu Thượng được duy trì hằng năm có ý nghĩa lớn trong việc kết nối cộng đồng và giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc. Với những giá trị văn hóa cũng như nghệ thuật quý giá, đình Lâu Thượng đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21-2-1975. Giờ đây khi tới thành phố Việt Trì, du khách ngoài đi chiêm bái các đền Thờ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghé đình cổ Hùng Lô nghe Hát Xoan, vãn cảnh tại Thiên Cổ Miếu… còn có thể tới thăm đình Lâu Thượng, cảm nhận nét cổ kính, trầm mặc của công trình kiến trúc điêu khắc quý giá này, lắng lòng mình lại sau cuộc sống bộn bề để hiểu và trân quý hơn những giá trị văn hóa lịch sử mà cha ông để lại. Nguồn: Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Phú Thọ

Phú Thọ 1516 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Phú Thọ

Đền Hùng

Phú Thọ 1553

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Hùng Lô

Phú Thọ 1523

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài chiến thắng Sông Lô

Phú Thọ 1519

Di tích cấp quốc gia

Đền Du Yến

Phú Thọ 1518

Di tích cấp quốc gia

Đình Lâu Thượng

Phú Thọ 1517

Di tích cấp quốc gia

Đền Lăng Sương

Phú Thọ 1502

Di tích cấp quốc gia

Đền Tiên

Phú Thọ 1463

Di tích cấp tỉnh

Cụm di tích Đền Tam Giang- Chùa Đại Bi

Phú Thọ 1445

Di tích cấp quốc gia

Miếu Lãi Lèn

Phú Thọ 1442

Di tích cấp tỉnh

Đình Thạch Khoán

Phú Thọ 1393

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật