Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Bến phà Long Đại

Bến phà Long Đại

Nơi đây ghi dấu sự hy sinh anh dũng của 16 thanh niên xung phong thuộc đơn vị C130 tỉnh Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cách đây 50 năm: 9/1972- 9/2022. Đây là những câu thơ viết vội của người sinh viên còn rất trẻ tên là Vũ Đình Văn khi đi trên một trong những chuyến phà qua sông Long Đại trong đội hình của đơn vị hành quân vào mặt trận Quảng Trị năm 1972. Chứng kiến cảnh chiến tranh ác liệt và sự hi sinh vô cùng lớn lao của bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của các đơn vị phục vụ bến phà, anh vô cùng xúc động, cảm phục và đã viết nên bài thơ Đêm hành quân qua phà Long Đại. Bài thơ viết vội ấy đã có những câu thơ thực không thể thực hơn. Hơn nửa thế kỷ trước, bến Phà Long Đại là địa bàn nằm trong vùng “cán soong” của Quân khu IV, trở thành điểm “yết hầu”, “huyết mạch “, là cầu nối giao thông đặc biệt quan trọng trên tuyến đường 15 giữa hậu phương lớn miền Bắc với chiến trường miền Nam và nước bạn Lào, Campuchia. Bến phà còn là một trọng điểm vượt sông trọng yếu, ác liệt nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử. Chính tại nơi này, đế quốc Mỹ tập trung dội xuống hàng trăm tấn bom đạn dày đặc hòng hủy diệt và “bóp nghẹt” nguồn lực từ hậu phương chi viện vào tiền tuyến. Bến phà Long Đại cùng với các địa danh khác như: Mụ Dạ, Xuân Sơn, Cổng Trời, phà Gianh, phà Quán Hàu trở thành những “túi bom”, “chảo lửa” trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, nhất là từ những năm 1967-1971. Để đảm bảo giữ vững mạch máu giao thông thông suốt, tránh những khi bị địch đánh phá không thể vận chuyển hàng hóa và vũ khí được, từ tháng 1/1971 ở khu vực Long Đại được phát triển thành 2 bến phà: bến phà I ở sát cầu Long Đại ngày nay và bến phà II ở hạ lưu sông Long Đại cách bến I khoảng 500m. Tháng 7 – 1972, đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt tại bến phà Long Đại và đường 15A. Đơn vị thanh niên xung phong huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong khi đang làm nhiệm vụ đã bị giặc Mỹ ném bom rải thảm vào đội hình làm cho đơn vị bị thương vong nặng nề phải chuyển về tuyến sau củng cố lực lượng. Để đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt, đơn vị C130 được điều động ra đóng quân và thường trực ứng cứu tại đây cùng bộ đội công binh kịp thời thông xe thông tuyến. Sống và chiến đấu tại nơi được mệnh danh là “túi bom”, là “chảo lửa” nhưng các chiến sĩ Thanh Niên Xung Phong của Đại đội 130 vẫn không hề nao núng, luôn giữ vững ý chí và quyết tâm: “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, “Địch đánh phá ta sửa ta đi, địch lại phá ta lại sửa ta đi, “Sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. Địch đánh xong, ta cứu người, cứu hàng hóa, khí tài, người này ngã, người khác thay thế, tiếp tục làm nhiệm vụ thông bến, bảo đảm mạch máu giao thông. 15 giờ ngày 19/9/1972, trong lúc các chiến sĩ của đơn vị C130 tỉnh Thái Bình đang làm nhiệm vụ tại bến phà 2 Long Đại, thì máy bay Mỹ đã liên tục ném bom tại bến phà Long Đại và đánh vào đội hình của C130. Trận oanh kích của địch chỉ kéo dài trong khoảng một giờ đồng hồ đã gây những thiệt hại hết sức nặng nề và tổn thất lớn cho đơn vị: 15 chiến sĩ đã hy sinh (7 nữ, 8 nam), trong đó có 3 chiến sĩ hy sinh khi đang vận chuyển hàng bằng thuyền từ bờ Bắc sang bờ Nam sông Long Đại; 12 chiến sĩ hy sinh tại bến phà và trong hầm trú ẩn, một số đồng chí khác bị thương. Sau khi máy bay giặc Mỹ ngừng ném bom, khu vực đơn vị đóng quân chỉ còn lại bãi đất ngồn ngang hố bom. Các chiến sĩ đã khẩn trương đến khu vực hầm để đào bới thật nhanh với hy vọng đồng đội của mình vẫn an toàn, nhưng sau mỗi lớp đất trái tim họ lại quặn thắt khi nhìn thấy đồng đội của mình nằm đó, có những chiến sĩ thi thể không còn nguyên vẹn. Toàn đơn vị đã nén đau thương để mai táng các anh, các chị và tiếp tục nhiệm vụ của mình. Nỗi đau của đơn vị chưa nguôi, ngày 23/9/1972, đế quốc Mỹ lại tiếp tục ném bom xuống bến phà Long Đại, chiến sĩ Trần Mạnh Hà trong khi đang làm nhiệm vụ đã hy sinh. Đơn vị C130 một lần nữa lại phải tiễn đưa người đồng đội của mình trong niềm tiếc thương vô hạn, trong nỗi đau lên đến tột cùng. Sau hai đợt rải thảm bom của đế quốc Mỹ, đơn vị C130 đã hy sinh 16 đồng chí gồm 7 nữ, 9 nam. Các anh, các chị đã dũng cảm hy sinh khi đang làm nhiệm vụ tại bến phà 2 Long Đại ở thời điểm ác liệt nhất và mãi mãi nằm lại với đất mẹ Quảng Ninh (Quảng Bình). 50 NĂM ĐÃ TRÔI QUA (9/1972 – 9/2022), máu xương của các anh chị đã hòa vào dòng chảy của dòng sông Long Đại, an giấc ngàn thu. Để tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, Tỉnh đoàn Quảng Bình đã phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đầu tư xây dựng Nhà bia tưởng niệm 16 thanh niên xung phong hy sinh tại bến phà II Long Đại. Công trình khánh thành vào ngày 21-12-2012. Ngày 7-10-2016, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3101/Quyết Định -Uỷ Ban Nhân Dân xếp hạng di tích lịch sử đối với nơi hy sinh của 16 Thanh Niên Xung Phong tại bến phà II Long Đại tháng 9-1972. Cùng với đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Trường Sơn, di tích là “địa chỉ đỏ” trong hành trình du lịch thăm lại chiến trường xưa, tri ân đồng đội. Và trong mỗi người dân, cán bộ chiến sỹ trong và ngoài huyện nhà khi đến đây dâng hương tưởng niệm đều cảm thấy tự hào về những chiến công của các thế hệ cha anh đã chiến đấu anh dũng, hy sinh vì nền độc lập, tự do dân tộc. Nguồn Trang thông tin điện tử huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình 127 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Quảng Bình

Chiến Khu Trung Thuần

Quảng Bình 1582

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Trạm thông tin A72 Quảng Bình trạm thông tin a72

Quảng Bình 1325

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực

Quảng Bình 1251

Di tích cấp quốc gia

Đèo Đá Đẽo

Quảng Bình 1240

Di tích cấp quốc gia

Khu Giao tế Quảng Bình

Quảng Bình 1183

Di tích cấp quốc gia

Lăng Nguyễn Hữu Cảnh

Quảng Bình 1182

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Đồng Hới

Quảng Bình 1166

Di tích cấp quốc gia

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Quảng Bình 1134

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Hoằng Phúc

Quảng Bình 1128

Di tích cấp quốc gia

Di tích đình làng Minh Lệ Quảng Bình

Quảng Bình 1092

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật