Địa đạo Phú An - Phú Xuân

Địa đạo Phú An - Phú Xuân

Địa đạo Phú An - Phú Xuân được thi công từ năm 1965 đến năm 1966, giữa lúc giặc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam nước ta, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ. Kẻ thù xúc tác dân vào khu dồn, hòng cô lập, chia cách quân - dân ta. Với chiều dài 850 mét, nối liền hai thôn Phú An, Phú Xuân thuộc xã Đại Thắng, nằm ngay nách đồn bót Mỹ - ngụy nhưng lại được 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia bao bọc ba phía, vừa có những lũy tre làng che chở. Dưới sự chỉ đạo của Đặc khu ủy Quảng Đà và quyết tâm của quân dân vùng B Đại Lộc, hằng đêm, những bà mẹ, người cha, các cháu thiếu nhi, những chiến sĩ du kích... luôn phiên nhau vừa canh chừng máy bay, trọng pháo của kẻ thù, vừa len lỏi vào từng ngách hầm đào bới, bê gánh những sọt đất để hình thành địa đạo: Địa đạo Phú An - Phú Xuân mang một tầm vóc chiến lược: là một trong những căn cứ tiền phương của Đặc khu ủy Quảng Đà. Nơi đây liên tiếp tiếp nhận các nguồn cán bộ và quân chủ lực từ hậu phương lớn bổ sung cho chiến trường; nơi làm việc và hội họp của Đặc khu ủy Quảng Đà, Khu ủy khu V, của Mặt trận 44 từ những năm 1965 đến năm 1972. Đây còn là nơi trú chân an toàn của các đồng chí: Võ Chí Công - nguyên Bí thư Khu ủy khu V, Đại tướng Chu Huy Mân - nguyên Phó Bí thư- Tư lệnh Quân khu V, Đại tướng Đoàn Khuê - nguyên Phó Chính ủy khu V, Trung tướng Nguyễn Chánh - Tư lệnh Mặt trận 44 Quảng Đà, Cố Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương - nguyên Thường vụ Đặc khu ủy - Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Mặt trận 44 cùng nhiều vị lãnh đạo, tướng lĩnh khác đã từng chiến đấu, công tác tại chiến trường Quảng Đà cũng có mặt trên mảnh đất Phú An. Đồng chí Phạm Đức Nam nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng, Chủ tịch Hội đồng tiền phương tỉnh Quảng Đà lúc bấy giờ có nhận xét: Địa đạo Phú An - Phú Xuân là "công lao đóng góp to lớn của nhân dân Đại Thắng đối với sự nghiệp cả tỉnh. Bây giờ nhớ lại còn cảm kích biết ơn đồng bào, du kích, Đảng bộ, những người còn sống, những người ngã xuống với mảnh đất Anh hùng này" . Địa đạo Phú An - Phú Xuân còn là nơi bám trụ đánh địch của du kích, cán bộ xã, thôn; là nơi đặt sở chỉ huy tiền phương trong các trận bộ đội ta tấn công quân thù ở các căn cứ An Hoà, Đức Dục. Với tầm vóc công trình và những chiến tích để lại, Địa đạo Phú An - Phú Xuân mãi mãi tồn tại như một chiến công hiển hách trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, là niềm tự hào của nhân dân Đại Lộc. Đất nước đã bước sang giai đoạn xây dựng và phát triển. Việc tôn tạo những di tích lịch sử, giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau nhớ đến những chiến công, sự hy sinh của cha anh cũng là điều cần thiết. Nhớ đến quá khứ, ta càng làm đẹp hơn cho cuộc sống hôm nay. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Ủy Ban Nhân Dân Huyện Đại Lộc

Quảng Nam 721 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Quảng Nam

Lăng mộ Đoàn Quý Phi (Lăng Vĩnh Diên)

Quảng Nam 1309

Di tích cấp quốc gia

Miếu Quan Công

Quảng Nam 1301

Di tích cấp quốc gia

Phật viện Đồng Dương

Quảng Nam 1271

Di tích quốc gia đặc biệt

Phố cổ Hội An

Quảng Nam 1239

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phước Lâm

Quảng Nam 1224

Di tích cấp quốc gia

Hội Quán Phước Kiến

Quảng Nam 1207

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cầu

Quảng Nam 1197

Di tích cấp quốc gia

Thánh địa Mỹ Sơn

Quảng Nam 1194

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Chúc Thánh

Quảng Nam 1157

Di tích cấp quốc gia

Hội quán Quảng Đông

Quảng Nam 1141

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật