Di tích Lịch sử Đền Cửa Ông

Di tích Lịch sử Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông (còn gọi là Đông Hải linh từ hay đền Đức Ông) nằm trên địa bàn phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn phối thờ Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương cùng gia thất và các tướng lĩnh của Ngài. Qua sử sách ghi chép có thể khẳng định đền Cửa Ông được khởi dựng, tồn tại qua hơn 100 năm. Lúc khởi dựng, đền chỉ là một thảo am nhỏ làm bằng tranh, tre, lứa lá; năm 1907 – 1916, đền được trùng tu lại; năm 1916, xây thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, chùa; năm 1946, đền Hạ, đền Thượng tiếp tục được tu bổ, tôn tạo; năm 2014, quy hoạch tổng thể khu di tích Đền Cửa Ông được phê duyệt với diện tích 18,125 ha; đến năm 2016, đền Trung được xây dựng và hoàn thành vào năm 2017. Ngoài ra, còn có đền Cặp Tiên (nhân dân gọi là đền “Cô bé Cửa Suốt”) được tạo dựng vào thời Nguyễn. Đền Cửa Ông lúc đầu khởi dựng chỉ thờ Trần Quốc Tảng, sau khi xây thêm các khu đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, chùa Cẩm Sơn... cụ thể như sau: Khu vực đền Hạ: gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu Đền Mẫu: thờ tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng thiên, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thoải phủ), Ngọc hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ vị chầu bà, Ngũ vị tôn ông, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bẩy. Đền Trung Thiên Long Mẫu: thờ Trung Thiên Long Mẫu và phối thờ ba cô, cậu bé Cửa Suốt, cô bé Cửa Suốt (hai vị giống như Kim Đồng, Ngọc Nữ, tượng trưng cho âm và dương luôn theo hầu bảo hộ mẫu, bảo vệ vùng đất, vùng biển Cửa Suốt, bảo vệ ngôi đền mà Trung Thiên Long Mẫu tọa lạc). Hiện, đền Cửa Ông còn lưu giữ đạo sắc phong cho xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên, phụng thờ Trung Thiên Long Mẫu tôn thần, ghi ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917). Bia đá ở đền Hạ dựng vào năm Mậu Tý (1948). Khu vực đền Trung: thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần, người có công dẹp giặc ngoại xâm phương Bắc, trấn giữ vùng biển Đông. Tại đây, còn thờ Sơn thần, Thủy thần vì đền Trung nằm trên dãy núi Cẩm Sơn, phía trước là biển Đông, người dân ở khu vực cửa biển cũng như thuyền bè qua lại đều cầu mong sự phù trợ, giúp sức của các vị Sơn thần, Thủy thần. Khu vực đền Thượng: gồm đền Thượng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng. Đền Thượng: thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn phối thờ Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương cùng gia thất và các tướng lĩnh của Ngài. * Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 - 1313) Ông là vị anh hùng dân tộc, con trai thứ 3 của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hiện nay, một số sắc phong cho Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng vẫn còn được lưu giữ tại đền khẳng định công trạng của Ông, cũng như lịch sử hình thành, tồn tại của đền Cửa Ông. Ngoài thần tích, thần sắc, sắc phong ghi chép về Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, tại đền Cửa Ông còn lưu giữ được bia đá, biển gỗ, hoành phi, câu đối mà qua đó đã xác định được thần chủ chính của đền là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. * Đồng thời, tại đền Thượng còn phối thờ các nhân vật lịch sử như: - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Hưng Đạo Đại Vương sau khi giúp nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược, trừ đại họa cho dân tộc, được nhân dân sùng kính, sau khi mất trở thành Thượng Tiên Cửu Thiên Vũ Đế. - Tướng công Phạm Ngũ Lão; Dã Tượng; Yết Kiêu; Nguyễn Khoái; Huyền Du; Cao Mang; Đỗ Hành; Hưng Vũ vương Nghiễn, Hưng Trí vương Hiện, Hưng Hiến vương Uất; Trần Bình Trọng; Phạm Ngộ; Trần Thì Kiến; Trần Quang Triều; Trần Quốc Toản; Hà Đặc; Trương Hán Siêu; Lê Phụ Trần; Nguyễn Địa Lô; Trần Khánh Dư; Đỗ Khắc Chung; Vi Hùng Thắng; Nguyễn Chế Nghĩa; Thánh Mẫu Thiên Thành (Nguyên Từ Quốc Mẫu); Quyên Thanh công chúa (Vương Cô Đệ Nhất); Đại Hoàng công chúa; Thuận Thánh (Bảo từ Hoàng hậu) Đền Quan Chánh: thờ Quan Chánh, Quan Tuần Tranh và Quan Giám Sát. Đền Quan Châu: thờ Quan Tri Châu cai quản khu vực châu Cẩm Phả. Lăng Mộ: căn cứ vào thần tích, thần sắc làng Cẩm Phả, tổng Cẩm Phả, huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên, chép vào năm 1938, thì lăng mộ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng chỉ mang tính tượng trưng, là nơi thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với Ngài, cũng như của người con đối với người cha. Chùa: thờ Phật, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu,Quan Âm Tống Tử, Tuệ Trung thượng sĩ, Đức Chúa Ông, Đức Thánh Hiền...như các ngôi chùa truyền thống khác của Việt Nam. Đền Cặp Tiên: thờ một vị tiểu thư - con gái của Trần Quốc Tảng (còn gọi là “Cô bé Cửa Suốt”), quan Chánh và các vị nhân thần, sau đó lại thờ thêm Phật, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tiên Thiên Thánh Mẫu. Các thần tích, thần sắc, sắc phong cho các vị thần còn được lưu giữ tại đền Cửa Ông trở thành kho tư liệu lịch sử quý giá cho các thế hệ con cháu tìm hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước của triều Trần. Khu di tích đền Cửa Ông đã trải qua các cuộc chiến tranh và thăng trầm của lịch sử, nhưng vẫn bảo lưu được nhiều kiến trúc cổ kính (tường hồi hai bên ống muống và Hậu cung) và các pho tượng cổ có niên đại từ thế kỷ XIX. Với giá trị đặc biệt trên, Di tích lịch sử Đền Cửa Ông đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt ngày 25/12/2017. Nguồn: Cục di sản văn hoá

Quảng Ninh 1219 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Quảng Ninh

Di tích Lịch sử Bạch Đằng

Quảng Ninh 1440

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu Di tích Nhà Trần tại Đông Triều

Quảng Ninh 1256

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu Di tích Lịch sử và Danh lam Thắng cảnh Yên Tử

Quảng Ninh 1238

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Lịch sử Đền Cửa Ông

Quảng Ninh 1220

Di tích quốc gia đặc biệt

Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh 1191

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích khảo cổ Hòn Hai Cô Tiên

Quảng Ninh 1158

Di tích cấp quốc gia

Núi Mằn

Quảng Ninh 1154

Di tích cấp quốc gia

Núi Bài Thơ

Quảng Ninh 1129

Di tích cấp quốc gia

Di tích thắng cảnh hồ Yên Lập – chùa Lôi Âm

Quảng Ninh 1111

Di tích cấp quốc gia

Trận địa pháo 37 ly của Xí nghiệp tuyển than Hòn Gai

Quảng Ninh 1095

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật