Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích lịch sử Chùa Dơi

Di tích lịch sử Chùa Dơi

Chùa Dơi có tên là Wathserâytêchô - Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Về sau đồng bào người Kinh và người Hoa đọc trại từ Mahatup thành “Mã Tộc”. Cho nên cũng có nhiều người gọi là: “Chùa Mã Tộc”. Ngoài ra dân gian còn gọi là chùa Dơi bởi vì trong chùa này có nhiều dơi. Từ “Mã Tộc” cũng chính là địa danh (từ ngã ba đường cho đến lối rẽ vào Chùa Dơi) như là một làng nhỏ. Dân cư ở đây có 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) cùng sinh sống. Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sala (nhà hội của sư sãi và tín đồ) nhà tăng của sư sãi và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng khách… Toàn bộ các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 4 hecta. Chùa Dơi nằm trong địa bàn thành phố Sóc Trăng, thuộc khóm 9, phường 3, thành phố Sóc Trăng. Theo người Khmer, Mahatup là trận đánh lớn (Tup: trận đánh; Maha: lớn). Nơi đây đã diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào nông dân nổi dậy chống bọn phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó, dân chúng tản cư trở về sinh sống, họ cho rằng vùng đất này có điềm lành (đất lành) nên xây chùa thờ Phật. Như để có một đấng tối cao che chở cho họ (vì các trận đánh của phong trào nông dân ở những nơi khác đều bị thất bại, nhưng ở nơi đây trận chiến diễn ra ác liệt và đã giành thắng lợi). Theo thư tịch cổ của Chùa còn để lại có ghi chép: Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1569 dương lịch. Kiến trúc Chùa Dơi cũng giống như bao kiến trúc Chùa Khmer khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Về họa tiết trang trí, điêu khắc, hội họa mang sắc thái văn hoá Khmer. Từ những hiện tượng gần như là huyền bí của đàn dơi ở “Chùa Dơi”, tiếng đồn vang xa, khách thập phương ai cũng muốn tới viếng thăm để tận mắt chứng kiến. Từ thời chiến tranh chống Mỹ “Chùa Dơi” đã vang tiếng với những điều huyền bí , cho nên khuôn viên Chùa lúc ấy rất xa lạ với xã hội bên ngoài. Vì vậy, cán bộ của ta thường lui tới hoạt động cách mạng. Cho đến ngày nay Chùa Dơi rất nổi tiếng, vì phong cảnh hữu tình, gần gũi với thiên nhiên, có quần thể kiến trúc tôn giáo chính thống của dân tộc Khmer và bầy dơi huyền bí (theo quan điểm tín ngưỡng của từng dân tộc) đã thôi thúc khách tham quan đến viếng Chùa ngày càng đông đúc. Hiện nay, các hiện vật trong chùa dơi còn chủ yếu là tượng các Phật như: tượng Phật Thích Ca ngồi thiền định cao 2 m bằng xi-măng và nhiều bức tượng nhỏ khác bằng xi-măng và vật liệu khác do phật tử cúng chùa. Ngoài ra còn có khung cửa võng (bao lam) bằng gỗ sơn son thiếp vàng chạm trổ hình chim muông, hoa lá, đặc biệt có hoạ tiết hình những chú dơi; một cái giường chạm hoa lá tinh sảo, sơn son thiếp vàng; hai tủ lớn có chạm hoa văn theo mô típ cổ truyền của người Khmer. Đặc biệt hơn cả là trong sảnh của đại đức trụ trì và phòng khách còn có bức tượng của một đại đức đã viên tịch, với kích thước giống y như người thật trong tư thế thiền định làm bằng xi-măng đã làm cho gian phòng khách ấm cúng và sinh động, hấp dẫn. Ngày 12 tháng 2 năm 1999, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận Chùa Dơi là di tích cấp quốc gia. Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng 1698 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Sóc Trăng

Miếu Bà chúa xứ ấp Mỹ Đông

Sóc Trăng 2237

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Địa Điểm Chiến Thắng Chi Khu Ngã Năm

Sóc Trăng 1886

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Trường TaBerd

Sóc Trăng 1800

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Chùa Dơi

Sóc Trăng 1699

Di tích cấp quốc gia

Chùa Quan Âm Linh Ứng (Phật Học 2)

Sóc Trăng 1519

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử Căn Cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng

Sóc Trăng 1484

Di tích cấp quốc gia

Đình Hòa Tú

Sóc Trăng 1428

Di tích cấp quốc gia

Chùa Khleang

Sóc Trăng 1315

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sóc Trăng 1315

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sêrây Cro Săng

Sóc Trăng 1242

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật