Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di Tích Lịch Sử Đồn Mộc Lỵ

Di Tích Lịch Sử Đồn Mộc Lỵ

Đồn Mộc Lỵ do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1951 tại Mộc Châu. Đồn nằm trên một núi đá tai mèo nằm độc lập, địa thế hiểm trở, có nhiều vách đứng án ngữ trên ngã ba đường từ Hà Nội lên Tây Bắc, từ Việt Nam sang vùng Thượng Lào nhằm mục đích ngăn chặn quân ta tiến đánh giải phóng Tây Bắc và vùng Thượng Lào. Chúng trang bị hoả lực dày đặc nên đồn Mộc Lỵ được mệnh danh là: "Chiếc áo giáp sắt" bất khả xâm phạm ở phân khu Sơn La. Đồn Mộc Lỵ do tên quan ba Pháp Vanh - Xăng chỉ huy hơn một tiểu đoàn Thái tăng cường. Ngoài trang bị vũ khí cá nhân đầy đủ như tiểu liên, súng trường, Đồn còn được trang bị một pháo 94 ly, 6 súng cối 81 và 60 ly, 3 đại liên, 27 trung liên, lương thực, thực phẩm, vũ khí thường xuyên được bổ sung đảm bảo cho chiến đấu dài ngày. Đây là một vị trí then chốt hết sức quan trọng nên Tướng Đờ- Ly-Na-Rét đã đích thân tới đây để kiểm tra việc bố phòng và giao nhiệm vụ cho sĩ quan, binh lính phải chống giữ đến cùng khi bị tấn công. Bộ chỉ huy quân đội Pháp còn rút từ Phát Diệm (Ninh Bình) lên tăng cường cho Đồn Mộc Lỵ Những toán biệt kích, ác ôn được lựa chọn và huấn luyện kỹ để tung vào hoạt động các vùng mà chúng nghi là căn cứ giấu quân của ta. Vào đầu tháng 9/1952, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới. Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch Tây Bắc. Chủ trương của Trung ương Đảng là “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh" và hướng tiến công là Tây Bắc. Với quyết tâm tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ sức mạnh của nhân dân, phá tan “xứ Thái tự trị” giả hiệu của thực dân Pháp, giải phóng Tây Bắc, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, giữ vững đường giao thông quốc tế Lào - Vân Nam (Trung Quốc), tạo điều kiện phát triển cách mạng Lào, cô lập, làm rối loạn hậu phương của địch. Chính vì vậy, việc đánh chiếm đồn Mộc Lỵ đối với quân và dân ta có một ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định việc triển khai vận chuyển hậu cần cho chiến dịch từ Hoà Bình lên Tây Bắc. Lúc này các binh đoàn chủ lực của ta đã tiến sâu vào vùng hậu phương của địch. Nên việc đảm bảo lương thực, thực phẩm, vũ khí đang là một trong những vấn đề cấp bách có tầm quan trọng hàng đầu trong việc quyết định các phương án tác chiến. Vì vậy trong ngày 17 và 18/11/1952 các đơn vị bí mật đào công sự, chiếm lĩnh trận địa. Các tiểu đoàn 249 và 888 luồn rừng theo dòng suối tiến lên phía Tây Bắc hình thành thế bao vây chặn quân tiếp viện của địch từ Sơn La xuống. Theo kế hoạch của Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Bắc, ngày 19 tháng 11 năm 1952, quân ta xiết chặt vòng vây quanh vị trí đồn Mộc Lỵ. Sau đúng 3 giờ chiến đấu vô cùng ác liệt, trận đánh đồn Mộc Lỵ kết thúc thắng lợi. Ta tiêu diệt và bắt sống 350 tên trong đó có tên (quan ba Vanh - Xăng cùng một số sĩ quan) thu hơn 500 khẩu súng các loại cùng toàn bộ kho tàng vũ khí, quân trang, quân dụng và lương thực, thực phẩm, giải phóng trên 1000 dân. Phối hợp với bộ đội chủ lực, các đội du kích Tú Nang, A Má, Chiềng Khừa, Pa Háng tổ chức bao vây tiến công đồn Pa Khôm, Pa Háng. Địch hoảng sợ vội vã mở đường rút chạy lên Yên Châu và sang Lào. Sau khi giải phóng Mộc Châu, Đại đoàn 316 chia làm 3 cánh quân tiếp tục tiến lên giải phóng Mộc Châu, Sơn La. Ngày 10 tháng 12 năm 1952 chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi giòn giã. Chiến thắng Đồn Mộc Lỵ có một ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của quân và dân ta. Ta đã nối thông đường giao thông từ Hoà Bình lên Sơn La, tạo thuận lợi cho việc giải phóng Tây Bắc và giải phóng Điện Biên Phủ, ngăn chặn và cắt đứt giao thông của địch đối với vùng Thượng Lào. Bên cạnh đó chiến thắng Đồn Mộc Lỵ còn có một ý nghĩa về mặt chiến lược quân sự, quân và dân ta rút ra bài học kinh nghiệm đánh đồn kiên cố phải đánh từ trên đánh xuống. Trong trận đánh Đồn Mộc Lỵ đã có 53 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 174, sư đoàn 316 anh dũng hy sinh. Để tưởng nhớ những công lao to lớn của các liệt sĩ Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Sơn La đã xây dựng Nhà bia tưởng niệm khắc ghi tên tuổi của 53 liệt sỹ. Ngày nay Di tích lịch sử Đồn Mộc Lỵ là nơi giáo dục truyền thống cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của tỉnh Sơn La. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Di tích lịch sử Đồn Mộc Lỵ được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Quốc gia ngày 20/01/1998. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL

Sơn La 1054 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Sơn La

Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu

Sơn La 1732

Di tích cấp quốc gia

Văn Bia Quế Lâm ngự chế

Sơn La 1576

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử tập đoàn cứ điểm Nà Sản

Sơn La 1547

Di tích cấp quốc gia

Cầu Tà Vài

Sơn La 1543

Di tích cấp tỉnh

CÂY ĐA BẢN HẸO

Sơn La 1518

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Nhà Tù Sơn La

Sơn La 1505

Di tích quốc gia đặc biệt

Hang A Phủ

Sơn La 1375

Di tích cấp tỉnh

Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào

Sơn La 1109

Di tích quốc gia đặc biệt

Di Tích Lịch Sử Đồn Mộc Lỵ

Sơn La 1055

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi

Sơn La 1049

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật