Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Tháp Mường Bám

Tháp Mường Bám

Tháp Mường Bám, còn gọi là Thạt Bản Lào, là di tích kiến trúc nghệ thuật ở bản Lào xã Mường Bám huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La, Việt Nam. Tháp Mường Bám được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 24/10/2012. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật của dân tộc Lào xây dựng từ thế kỷ XVI. Tháp Mường Bám cổ kính, rêu phong, lặng lẽ trên một quả đồi đầu xã. Nằm trên một quả đồi nhìn ra dòng Nậm Hua, tiếng Thái nghĩa là “suối đầu nguồn” của dòng sông Mã. Tháp cao 4 tầng, xây dựng theo hình bút tháp cao 13 m. Đứng từ trên tháp, thả tầm mắt, có thể bao quát được cả xã Mường Bám với dòng Nậm Hua uốn lượn như con rắn lớn và những dãy núi trập trùng bao quanh. Đồng bào ở Mường Bám chủ yếu là người dân tộc Thái, Khơ Mú, H’Mông. Theo lời kể của người già trong bản, cách đây khoảng hơn 500 năm, đây là vùng đất có cảnh đẹp, địa lý thuận lợi, có dãy núi chạy dài, đằng trước là dòng Nậm Húa chảy qua, cánh đồng lúa men theo dòng suối. Theo thuyết phong thuỷ, đây là vùng đất đẹp và ổn định. Tại đây nửa thế kỷ trước các dân tộc bộ tộc Lào, Thái cùng cư ngụ hòa bình, chăm chỉ làm ăn. Tháp Mường Bám còn có tên gọi là “Thạt Bản Lào” (Thạt tiếng Lào có nghĩa là Tháp). Tháp nằm ở vị trí trung tâm bản, nơi có nhiều đồng bào dân tộc Lào của xã tập trung sinh sống. Kiến trúc của Tháp mang đậm nét kiến trúc Tháp của dân tộc Lào. Do vậy người dân ở đây thường gọi là Tháp bản Lào. Tháp gồm một quần thể 5 tháp, một tháp to ở giữa và 4 tháp con ở cạnh tháp to. Mặt Tháp nhìn ra ngã ba suối Nậm Hua trải dài uốn lượn, có núi án ngữ làm bình phong, núi chắn hai bên thế tay ngai, phía sau Tháp có dãy núi tựa như người đang ngồi "thiền". Quần thể Tháp có vị thế rất tĩnh lặng, uy nghi. Tất cả 5 tháp đều được xây bằng một loại vật liệu chủ yếu là gạch vồ màu đỏ, được gắn kết với nhau bằng vôi, cát, và mật. Các họa tiết hoa văn được làm bằng vữa đắp nổi, nhiều chỗ gắn thêm vào những hình đất nung trang trí. Tháp to còn gọi là Tháp Mẹ, cao 13 m, chia làm 4 tầng. Được trang trí chủ yếu hoa văn hình Voi, Hổ và tượng Vũ Nữ nhảy múa, lá đề uốn theo hình mây, hoa văn hoa cúc, hoa chanh cách điệu, chuỗi hoa văn "tràng hạt", hình "rắn thần" Naga 5 đầu, hình hoa sen cụp xuống, … Tất cả các họa tiết hoa văn này đều đắp nổi phía trên đế thu nhỏ dần. Toàn bộ thân trông xa như một búp sen đang hé nở. Các Tháp nhỏ cao 3,7m nằm cách tháp to 3m, được xây dựng với kiến trúc và trang trí hoa văn giống hệt nhau. Tháp nhỏ còn gọi là Tháp con được chia làm 4 tầng. Được trang trí chủ yếu là hoa văn lá đề xen kẽ hình vân mây, dây hoa cúc và hoa đồng tiền. 4 cạnh chân tháp được đắp 4 lá đề nổi, to ôm gọn 4 góc, bên trong có 2 đường chỉ chìm chạy song song. Phần trên ngọn tháp được thu nhỏ dần, vút lên nền trời. Hiện nay, di tích còn lại một tháp to (tháp mẹ) và một tháp nhỏ (tháp con). Bên cạnh tháp to, còn có pho tượng “chư thần” ngay dưới chân tháp đã bị vỡ hết (hiện chỉ còn bệ tượng). Tháp Mường Bám cùng với hệ thống các Chùa và Tháp ở khu vực Tây Bắc như: Tháp Mường Luân (Điện Biên Đông), Tháp Mường Và (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) Chùa Chiền Viện (Chùa Vặt Hồng- huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn la) Tháp Mường Bám (huyện Thuận Châu- Tỉnh Sơn La) là một kiến trúc Chùa, Tháp Phật Giáo đặc sắc thuộc phái Tiểu thừa. Theo người già trong bản kể lại, trước kia, tại khu vực Tháp vào tháng 4 dương lịch hàng năm có tổ chức "lễ cầu mưa" vào vụ mùa mới. Theo năm tháng bộ tộc người Lào di chuyển đến nơi khác sinh sống. Hiện nay, tại đây không còn tổ chức lễ hội nữa. Theo đánh giá của ngành văn hóa nét độc đáo của tháp ngoài hình khối còn phải kể đến nguyên liệu xây dựng tháp. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Sơn La

Sơn La 998 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Sơn La

Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu

Sơn La 1732

Di tích cấp quốc gia

Văn Bia Quế Lâm ngự chế

Sơn La 1576

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử tập đoàn cứ điểm Nà Sản

Sơn La 1547

Di tích cấp quốc gia

Cầu Tà Vài

Sơn La 1543

Di tích cấp tỉnh

CÂY ĐA BẢN HẸO

Sơn La 1518

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Nhà Tù Sơn La

Sơn La 1505

Di tích quốc gia đặc biệt

Hang A Phủ

Sơn La 1375

Di tích cấp tỉnh

Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào

Sơn La 1109

Di tích quốc gia đặc biệt

Di Tích Lịch Sử Đồn Mộc Lỵ

Sơn La 1054

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi

Sơn La 1049

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật