Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Chùa Khải Nam

Chùa Khải Nam

Chùa Khải Nam trước năm 1945 nằm trên địa bàn Làng Cá Lập, xã Lương Niệm, Tổng Giạc Thượng (vào đầu thế kỷ 19 đổi thành tổng Cung Thượng), Phủ Tĩnh Gia, Trấn Thanh Hoa. Nay là xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chùa Khải Nam có nhiều tên gọi khác nhau. Trước kia chùa có tên gọi là Chùa ải hay Chùa Giạc. Chùa ải là tên nôm do đọc chệch âm từ chữ Khải, chữ hán tự mà ra, còn tên Chùa Giạc là tên gọi theo địa danh hành chính. Đến cuối thế kỷ 19 thì Chùa Khải Nam mới có tên gọi chính thức bằng chữ hán. Tên Chùa Khải Nam hiểu theo nghĩa thông thường là: Mở rộng lòng từ bi, đón nhận cứu khổ mọi chúng sinh trên Nước Nam. Đã phần nào đã nói lên tư tưởng Phật phái thời Nhà Trần. Chùa Khải Nam xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, trước cửa Tam quan có Chợ Chùa với nhiều cây cổ thụ cao to, sầm uất. Tam quan chùa với gác chuông như một hoa sen vuon lên giữa biển lúa xanh rờn, đuợc vun bón bởi phù sa sông Mã bồi đắp. Đây là cụng trình kiến trúc nghệ thuật đậm vẻ kiến trúc của thế kỷ 17. Với nhiều phù điêu, đường nét hoa văn tinh sảo, hài hoà. Tượng Phật trong chùa đều mang giá trị nghệ thuật rất cao, cách thể hiện giáng mẫu, điêu khắc khi tạo hình, hợp với tính truyền thống của người Việt, truyền thống Phật giáo. Các tượng đều được trạm khắc rất kỹ, chau chuốt mềm mại. Khuôn mặt tượng mang dáng vẻ đôn hậu, gần gũi, mắt nhìn xuống trong sự soi rọi nội tâm và mỉm cười cứu độ. Biểu hiện tính nhân đạo rất cao. Hiện nay Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hoá còn đang lưu giữ được một số phù điêu hoa văn bằng gỗ rất đẹp của chùa Khải Nam. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước, các cây cổ thụ, Tam quan, Nhà Tả vu, Tường rào đã được tháo dỡ để phục vụ cho cuộc kháng chiến. Đến năm Đinh Tỵ (1977) do có sự sai lầm về quan điểm giữa truyền thống văn hoá dân tộc với mê tín dị đoan. Chùa Khải Nam đã bị tháo dỡ và hư hỏng, may thay còn rất nhiều số đồ thờ cổ quý giá như Bát hương, Lư hương, Hạc đồng... vẫn còn được địa phương và Phật tử bảo quản, lưu giữ lại. Trên nền Chùa cũ, nay là Trường Tiểu học còn một cây Sanh già gần 300 tuổi hình thù cổ quái rất đẹp. Theo đánh giá của các chuyên gia Sinh vật cảnh trong nước thì cây si có giá trị gần Một Tỷ Đồng. Đây là cổ vật của toàn dân nên đang được địa phương chăm sóc giữ gìn chu đáo. Vào cuối những năm thập kỷ 80, thiên niên kỷ thứ 2. Theo nguyện vọng của nhân dân và các Phật tử. Các Cụ Ngũ hiệu Làng Cá Lập đã kêu gọi nhân dân, Phật tử trong Làng và thập phương phát tâm công đức xây dựng tạm một gian nhà gần 20m2 ngay sát Đền thờ Làng Cá Lập (Di tích LSVH cấp Quốc gia) để thờ Phật. Đến năm Giáp Tuất (1994) do nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, Nhân dân Làng Cá Lập lại đóng góp tu bổ, cơi nới rộng ngôi chùa, tô tạc thêm tượng Phật như hiện nay. Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa .

Thanh Hóa 497 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Thanh Hóa

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh

Thanh Hóa 1654

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu

Thanh Hóa 1614

Di tích quốc gia đặc biệt

Cầu Hàm Rồng

Thanh Hóa 1587

Di tích cấp quốc gia

Di tích khảo cổ Hang Con Moong

Thanh Hóa 1488

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Thờ Lê Hoàn

Thanh Hóa 1434

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn Lương

Thanh Hóa 1350

Di tích cấp quốc gia

Thành Nhà Hồ

Thanh Hóa 1338

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Mai An Tiêm

Thanh Hóa 1286

Di tích cấp tỉnh

Chùa Mật Đa

Thanh Hóa 1248

Di tích cấp quốc gia

Thái miếu nhà Hậu Lê

Thanh Hóa 1228

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật