Chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng từ đầu 19 và tu bổ vào năm 1849 theo dạng chữ "Quốc" của Hán tự, gồm 4 gian: tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu nối tiếp nhau. Chùa có phong cách kiến trúc kết hợp Á – Âu, phần chánh điện thể hiện một stupa, hai chái có chóp nên chùa giống như 5 ngọn tháp, tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) theo quan niệm của phương Đông, có dáng dấp giống như một ngôi đền Ăngco của Campuchia. Nét độc đáo của chùa là nghệ thuật ghép các mảnh sành sứ tạo nên những bức tranh nghệ thuật hài hòa, minh họa sự tích nhà Phật tại hai cổng Tam Quan. Cấu trúc bên trong chùa có 178 cột, 2 sân thiên tĩnh và 5 lớp nhà chùa. Chùa có 7 bộ bao lam chính (cùng nhiều bao lam phụ) được thếp vàng, chạm hình Bát tiên cưỡi thú, thần Mặt trời và thần Mặt trăng do các nghệ nhân địa phương chạm trổ công phu vào khoảng năm 1907-1908. Trong chùa có khoảng 60 tượng quý được tạo tác bằng đồng, gỗ và đất nung được thếp vàng rực rỡ. Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn cổ (Di đà, Quan âm, Thế chi, cao 93cm) bằng đồng to bằng người thật. Tượng Ngọc hoàng cùng phong cách với tượng Già lam, Đạt ma ở chùa Bửu Lâm cũng bằng đồng to bằng người thật. Khác với thông lệ xưa nay, Ngọc hoàng ở đây không có Nam tào, Bắc đẩu cầm sổ sinh tử đứng đầu hai bên mà thay vào đó là ông Thiện, ông Ác. Hai bên tường chánh điện là bàn thờ Thập điện Minh vương Bồ tát. Đặc biệt, nổi bật hơn cả và có giá trị nghệ thuật nhất là bộ tượng Thập bát La Hán được tạc bằng gỗ mít có một không hai của vùng đồng bằng sông Cửu Long do các nghệ nhân tạc vào năm 1907. Đây là bộ tượng được chạm khắc theo mô thức cảm hứng dân gian nên rất sinh động, uyển chuyển và phóng khoáng. Mỗi vị La Hán cưỡi trên lưng một con mãnh thú; tay cầm bửu bối riêng của mình tượng trưng cho các giác quan mà giáo lý nhà Phật gọi là lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; ở 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong chùa có chiếc Đại Hồng Chung cao 1,2m; nặng khoảng 150kg được đúc bằng đồng vào giữa tháng 5 năm 1854; thân chuông có khắc chữ "Vĩnh Trường tự" tiếng chuông làm tăng thêm sự trầm mặc, u tịch của ngôi chùa. Cũng tại đây, chúng ta sẽ bắt gặp những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt Pháp, gạch men Nhật Bản,…chữ Hán viết theo lối chữ Triện cổ kính, còn chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích. Phía trước chùa là công viên Vĩnh Tràng, với tượng Phật A Di Đà cao hơn 24m (bệ 6m, tượng 18m) đứng sừng sững trong hoa viên rộng rãi có nhiều cây kiểng đẹp mắt do Điêu khắc gia Thụy Lam và Châu Viết Thạnh xây dựng, khởi công nhằm ngày rằm tháng Giêng và hoàn tất vào mùng 8 tháng Chạp năm Đinh Hợi (năm 2007). Bên trái Chánh điện là Tôn tượng Đức Phật Di Lặc được tôn trí ngồi giữa công viên. Tượng cao 16m, nặng khoảng 250 tấn; mặt bằng phía dưới tượng Phật được bố trí một lầu và tầng trệt, không gian rộng thoáng; đèn chiếu sáng và đèn trang trí được thiết kế rất thiền vị,… do điêu khắc gia Thụy Lam thực hiện. Phía sau chùa là Tôn tượng Phật Thích ca nhập niết bàn dài 35m. Chùa Vĩnh Tràng không chỉ có ý nghĩa tôn giáo và giá trị kiến trúc - nghệ thuật, chùa còn là nơi che giấu nhiều nhà yêu nước; cung cấp hậu cần cho phong trào cách mạng góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc. Chùa Vĩnh Tràng được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1984. Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang 1106 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Tiền Giang

Di tích chiến thắng lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút

Tiền Giang 1325

Di tích quốc gia đặc biệt

Mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân

Tiền Giang 1194

Di tích cấp quốc gia

Chiến lũy Pháo Đài của Trương Định

Tiền Giang 1127

Di tích cấp quốc gia

Lăng Tứ Kiệt

Tiền Giang 1116

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Tràng

Tiền Giang 1107

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trương Định

Tiền Giang 959

Di tích cấp quốc gia

Di tích khảo cổ Gò Thành

Tiền Giang 919

Di tích cấp quốc gia

Khu Di tích Chiến thắng Ấp Bắc

Tiền Giang 900

Di tích cấp quốc gia

Dinh Đốc phủ Hải

Tiền Giang 897

Di tích cấp quốc gia

Đình trung Đồng Thạnh

Tiền Giang 881

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật