Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Chùa Phước Tường

Chùa Phước Tường

Chùa Phước Tường là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di Tích kiến trúc nghệ thuật ngày 7/1/1993. Chùa Phước Tường là một ngôi chùa cổ của Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc ở đường 102, Khu phố 7, Phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức. Chùa theo hệ phái Bắc tông do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736 – 1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn vào năm 1741. Đến năm Giáp Ngọ (1834) đời Minh Mạng, trụ trì đời thứ tư là Từ Minh, dời chùa đến địa điểm hiện nay, tái thiết quy mô. Chùa Phước Tường nằm trên khu đất khá rộng, gần 30.000 m², bao phủ bởi nhiều cây cổ thụ to xanh mát. Trong khuôn viên chùa có nhiều tượng Phật và điện thờ bố trí xung quanh sân chùa như tượng Phật Thích Ca dưới gốc Bồ Đề, điện thờ Tam Thế Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, Bảo tháp…Chùa được trùng tu nhiều lần dưới thời nhà Nguyễn. Kiến trúc ngôi chùa ngày nay là kết quả của những đợt trùng kiến vào những năm 1930, năm 1952 và năm 1991. Chùa được xây dựng theo lối chùa cổ Nam Bộ thuần túy, những dãy nhà được xây dựng theo hình chữ L ngược có trục chính và trục phụ. Trục chính là một tập thể qui mô, kiến trúc bao gồm: chánh điện, tổ đường, giảng đường, sân thiên tĩnh, tăng đường, phần cuối của trục chính là trai đường. Trục phụ gồm đông lang nằm bên trái trục chính, được sử dụng để làm nhà kho và bếp. Tiền điện chùa có bố trí tượng Hộ Pháp, Kim cang và các bao lam được chạm theo đề tài tùng hạc. Tác phẩm điêu khắc độc đáo có giá trị lịch sử là bức hoành phi treo ở tiền điện mang dòng chữ “Phước Tường Tự” có niên đại từ đời vua Minh Mạng 1834. Tiếp nối tiền điện là chánh điện. Chánh điện là khu vực thờ cúng chủ yếu và được trưng bày khá nhiều tượng Phật cổ. Chính giữa chánh điện là một bao lam lớn, được chạm theo đề tài tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng. Trước chánh điện có hàng cột chạm khắc thân hình rồng vàng uốn lượn theo những câu đối sơn son thiếp vàng. Sát với chánh điện là Tổ đường, nơi đây có đặt bàn thờ tổ, thờ tượng Tổ sư Đạt Ma và bài vị của các vị sư trụ trì của chùa, bố trí bàn thờ 9 bà mẹ Thai Sanh mà dân gian thường gọi là “Mẹ sinh mẹ độ” và một đôi liễn “Long giáng” bằng gỗ. Chùa Phước Tường cũng như các chùa ở Nam Bộ đều bày trí theo công thức “Tiền Phật hậu Tổ”, chùa có 53 pho tượng, 13 bức hoành phi, câu đối và nhiều bao lam, thần vọng, bài vị. Tượng thờ có nhiều loại, có tượng bằng đá, bằng đất, nhiều nhất là bằng gỗ. Một số tượng gỗ ở chùa tạc vào đầu thế kỷ 19, còn nét thô phát nhưng có giá trị lớn của cổ vật niên đại hàng trăm năm và có nhiều câu đối văn hay, chữ đẹp, chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng rực rỡ. Nguồn: Trung Tâm Văn Hóa TP Thủ Đức

TP Hồ Chí Minh 1472 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá TP Hồ Chí Minh

Khu di tích Láng Le Bàu Cò

TP Hồ Chí Minh 4954

Di tích cấp thành phố

Tòa đại sứ quán Mỹ

TP Hồ Chí Minh 3404

Di tích cấp quốc gia

Dinh Quận Hóc Môn

TP Hồ Chí Minh 2537

Di tích cấp quốc gia

KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ NGÃ BA GIỒNG, DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA

TP Hồ Chí Minh 2508

Di tích cấp quốc gia

Bến Nhà Rồng - Bảo Tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP.HCM)

TP Hồ Chí Minh 2185

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Bót Dây Thép

TP Hồ Chí Minh 2147

Di tích cấp quốc gia

Đặc khu quân sự Rừng Sác - TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 2115

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

TP Hồ Chí Minh 2079

Di tích quốc gia đặc biệt

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son

TP Hồ Chí Minh 2024

Di tích cấp quốc gia

Đình Trường Thọ

TP Hồ Chí Minh 1667

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật