Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích lịch sử cách mạng chùa Bào Môn

Di tích lịch sử cách mạng chùa Bào Môn

Chùa Bào Môn cò gọi là chùa Đom Bon Bak tọa lạc ở ấp Bào Môn, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ngay từ những ngày đầu khi Chi bộ xã Đôn Châu thành lập, Chi bộ đã đến chùa Bào Môn để xây dựng cơ sở hoạt động hợp pháp, làm nơi nuôi chứa cán bộ đồng thời vận động các nhà sư lập ra Ban Tăng sự yêu nước tỉnh, tổ chức biểu tình chống bắt lính, đòi giảm tô giảm thuế. Năm 1946 – 1950, thông qua các lớp học, chi bộ đã tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, giải thích âm mưu thâm độc của kẻ thù, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho thanh niên. Từ những lớp học này nhiều người sau đó trở thành những cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Năm 1951, trong trận càn vào ấp Bào Môn và ấp Mồ Côi, xã Đôn Châu địch bắn chết một số cán bộ, sư cả chùa Bào Môn đã vận động phật tử đưa xác các cán bộ về chùa tổ chức mai táng. Sau đó trong một trận càn của lính Commendo thì nhà chùa đã đưa một số cán bộ vào các tháp, và trần chính điện ẩn náu. Nhiều cán bộ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp đã được nhà chùa nuôi chứa, đùm bọc, chở che. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa Bào Môn tiếp tục là cơ sở vững chắc của cách mạng. Nhiều hầm bí mật được làm trong khuôn viên chùa, dưới bệ thờ Phật, trên trần chính điện và ngay trong phòng của sư cả. Cuối năm 1968, địch phát hiện lực lượng du kích đóng tại chùa, chúng đưa quân đến bao vây và kêu gọi đầu hàng. Trước tình thế khó khăn đó, với sự nhạy bén, sư cả cho tiểu đội du kích xuống xi-tẹt nước trước chính điện, rồi bằng những lời lẽ khéo léo, kiên quyết, sư cả giải thích cho bọn địch hiểu đây là nơi tu hành, mình là người Khmer phải tôn trọng người tu hành và chùa chiền. Trước những lý lẽ thuyết phục của sư cả, bọn địch cũng không tìm được chứng cớ đành phải rút đi trong sự tức giận. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Trà Vinh, hòa thượng Kim Tốc Chơn – Trưởng Ban Sãi vận tỉnh đã phân công sư Lâm Rường Sơn (chùa Bào Môn) cùng các vị sư Sơn Song, Thạch Sương, Sơn Sa Ra vào dinh tỉnh trưởng thuyết phục tên Nguyễn Văn Sơn tỉnh trưởng Vĩnh Bình kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền đầu hàng góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho kháng chiến” bà con phật tử, sư sãi chùa Bào Môn đã đóng góp hàng chục lượng vàng, hàng ngàn giạ lúa và nhiều vật dụng khác. Có 25 vị sư và phật tử đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Riêng sư cả được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì, Huy chương vì sư nghiệp phát triển dân tộc. Chùa Bào Môn được Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 10/6/2005. Nguồn: Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Trà Vinh

Trà Vinh 1219 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Trà Vinh

Chùa Giác Linh (Chùa Dơi)

Trà Vinh 1303

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu

Trà Vinh 1262

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử cách mạng chùa Bào Môn

Trà Vinh 1220

Di tích cấp tỉnh

Di tích Miếu Tiền Vãng

Trà Vinh 1207

Di tích cấp tỉnh

Chùa Ông Mẹt

Trà Vinh 1197

Di tích cấp quốc gia

Đền Thờ Bác Hồ

Trà Vinh 1183

Di tích cấp quốc gia

Di tích chùa Teakhinasakor Ta Lôn

Trà Vinh 1164

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ông (Chùa Phước Minh Cung)

Trà Vinh 1146

Di tích cấp quốc gia

Di tích Phước Mỹ Tự

Trà Vinh 1140

Di tích cấp tỉnh

DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA PHNÔ OM PUNG (SIRIVANSARÀMA)

Trà Vinh 1126

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật