Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học

Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học

Di tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, nằm trong khuôn viên công viên Yên Hòa (rộng 30 ha ), thuộc phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái được xây dựng từ năm 2001. Nguyễn Thái Học sinh ngày 1/12/1902 tại Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là người yêu nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường thực dân, ông đã gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne là đảng viên Đảng Xã hội Pháp, kêu gọi tiến hành cải cách xã hội ở Việt Nam. Vị Toàn quyền Đông Dương ấy không thèm quan tâm tới những điều mà Nguyễn Thái Học đề nghị. Ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học và các đồng sự tổ chức thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng, ông được bầu làm Chủ tịch. Việt Nam Quốc dân Đảng bị nhà cầm quyền lùng sục, bắt bớ. Trước nguy cơ Việt Nam Quốc dân Đảng bị tan vỡ, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đã quyết định tiến hành cuộc "tổng khởi nghĩa vũ trang". Nếu thất bại cũng là tấm gương cho đời sau tiếp bước, "Không thành công cũng thành nhân". Lực lượng khởi nghĩa gồm Việt Nam Quốc dân Đảng, chủ yếu là lính khố đỏ thuộc đại đội 5, 6, 7 Tiểu đoàn 2, Trung đoàn lính khố đỏ số 4 Bắc Kỳ. Lính khố xanh không tham dự khởi nghĩa. Đêm 9 rạng ngày 10/2/1930, khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, nghĩa quân đã hạ sát được hầu hết bọn sĩ quan, hạ sĩ quan chỉ huy ở các nhà riêng, phối hợp với nghĩa quân hai cơ lính khố đỏ đồn 5 và 6 đồn Dưới nổi dậy. Trước sân trại lính, một đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng đọc bài "Hịch khởi nghĩa" với những khẩu hiệu: "Đuổi giặc Pháp về nước Pháp. Đem nước Nam trả người Nam. Cho trăm họ khỏi lầm than. Được thêm phần hạnh phúc". Cờ của Việt Nam Quốc dân Đảng tung bay trên trại lính và các công sở. Do không lôi kéo được toàn bộ lính khố xanh cơ số 7 và số 8 ở trên đồn cao, lực lượng mỏng nên nghĩa quân bị đánh bật khỏi các vị trí đã chiếm, cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu. Sau khởi nghĩa Yên Bái 5 ngày, Nguyễn Thái Học tổ chức khởi nghĩa ở Vĩnh Bảo, Phụ Dực, chủ trương tiến tới chiếm toàn bộ Hải Phòng. Nghĩa quân đã đánh chiếm được huyện lỵ Vĩnh Bảo, giết chết tên tri huyện Hoàng Gia Mô, một tên quan lại tham tàn độc ác. Với sự phản công quyết liệt của quân Pháp với vũ khí hiện đại, quân khởi nghĩa bị tiêu diệt. Nguyễn Thái Học trốn thoát do được sự che chở của nhân dân. Cùng một số đảng viên tiêu biểu còn lại của Việt Nam Quốc dân Đảng, Nguyễn Thái Học bàn bạc và dự định cải tổ lại Đảng và thay đổi phương hướng chiến lược và hoạt động của Đảng. Chủ trương này vừa khởi động thì ngày 20/2/1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương). Ngày 23/3/1930, ông bị kết án tử hình. Ngày 17/6/1930, Pháp đưa Nguyễn Thái Học cùng 12 chiến sĩ khác của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Yên Bái lên máy chém. Bước lên đoạn đầu đài, trước khi đưa đầu vào máy chém, Nguyễn Thái Học hô vang: "Việt Nam vạn tuế!". Pháp phải thừa nhận khởi nghĩa Yên Bái đã giáng một đòn chí mạng vào chính quyền thuộc địa. Di tích lịch sử Nguyễn Thái Học ghi dấu cuộc “Khởi nghĩa Yên Bái” hiện nay gồm khu lăng mộ, khu tượng đài, khu nhà đón khách, bia tưởng niệm và khuân viên cây cảnh. Khu tượng đài Nguyễn Thái Học và các cộng sự của ông trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 tại Công viên Yên Hòa, thành phố Yên Bái. Nổi bật nhất khu vực này là câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học trở thành phương châm hành động và tư tưởng chủ đạo của Việt Nam quốc dân Đảng, đó là “Không thành công cũng thành nhân”, được nghĩa quân coi như lời thề quyết tử. Khởi nghĩa Yên Bái tuy không thành công, nhưng lòng yêu nước là bất diệt. Chính vì thế, trên đất nước ta, rất nhiều nơi lấy tên Nguyễn Thái Học đặt tên cho các đại lộ và các trường học. Cụ Phan Bội Châu đã viết bài văn tế về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và các nhân vật trọng yếu của cuộc khởi nghĩa. Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 5/3/1990. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái

Yên Bái 1233 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Yên Bái

Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ

Yên Bái 1247

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học

Yên Bái 1234

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Bến Âu Lâu

Yên Bái 1234

Di tích cấp quốc gia

Căng và Đồn Nghĩa Lộ

Yên Bái 1201

Di tích cấp quốc gia

Đền Đông Cuông

Yên Bái 1181

Di tích cấp quốc gia

Chiến khu Vần

Yên Bái 1119

Di tích cấp quốc gia

Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái

Yên Bái 1105

Di tích cấp quốc gia

Đèo Lũng Lô

Yên Bái 1091

Di tích cấp quốc gia

Khu ủy Tây Bắc

Yên Bái 1090

Di tích cấp quốc gia

Đền Nhược Sơn

Yên Bái 1082

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật