Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích lịch sử

Hải Phòng

Đình Hạ Lũng

Đình Hạ Lũng thuộc phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Đình còn có tên chữ là Nhân Thọ đình, được dân làng Hạ Lũng xây dựng lên vào khoảng thế kỷ 18, kiến trúc của ngôi đình còn một số tiêu bản gỗ vì một số đầu dư của 2 bộ vì tòa đại bái đình được chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê thế kỷ 18. trải qua nhiều lần trùng tu lớn; nhưng có 2 lần trùng tu được ghi lại trên câu đầu, thượng lương đình là đời vua Khải Định (1924) và năm 1995. Đình Hạ Lũng là công trình kiến trúc theo kiểu chữ Công chéo đao tàu góc gồm: Tòa đại bái 5 gian (trong đó có 3 gian chính và 2 gian phụ), nhà ống muống 2 gian và hậu cung (3 gian). Kết cấu của các bộ vì tòa đại bái làm theo kiểu "chồng rường giá chiêng biến thể", vì nách là những bức cốn được chạm bóng cả hai mặt với các đề tài long, ngư, thủy, ba, cá chép vượt vũ môn. Các bộ vì của 2 gian ống muống, vì nóc đều là các bức cốn chạm các đề tài tứ linh, tứ quý. Nhìn chung, hệ thống gỗ kiến trúc của ngôi đình Hạ Lũng khá đồ sộ chắc khỏe, trên các cấu kiện kiến trúc đều được chạm khắc nổi, bong kênh với nhiều đề tài phong phú, đa dạng, sinh động. NGUỒN: CỔNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Hải Phòng 256 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà cách trung tâm thành phố Hải Phòng 60km theo đường biển, có diện tích khu vực đề cử Di sản thế giới là 31.150ha với 388 hòn đảo. Về mặt hành chính, quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới (năm 2004), được Chính phủ xếp hạng Danh lam thắng cảnh - Di tích quốc gia đặc biệt (năm 2013) và trở thành Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (năm 2023). Những dãy núi đá vôi trập trùng xen lẫn tùng áng, vụng vịnh; hang động kỳ vĩ; có giá trị đa dạng về sinh học và cảnh quan địa chất, địa mạo, đã tạo nên quần đảo Cát Bà như một kiệt tác thiên nhiên. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 3000 loài động, thực vật trên cạn, dưới biển, trong đó có nhiều loài được đưa vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, Voọc Cát Bà là loài đặc hữu, hiện chỉ còn phân bổ duy nhất tại nơi đây. Quần đảo gồm 388 hòn đảo lớn nhỏ nằm trên diện rộng khoảng 345 km². Đảo Cát Bà lớn nhất có diện tích 153 km², là đảo lớn thứ ba ở Việt Nam sau Phú Quốc và Cái Bầu, có đỉnh cao nhất 331m. Các đảo còn lại ít khi độ cao đạt 100-250m, phần nhiều là đảo nhỏ có độ cao dưới 100m và các hòn rất nhỏ thường chỉ cao 20-50m . Đây là một khu vực địa hình nhiệt đới bị ngập chìm do biển tiến có cảnh quan độc đáo tương tự vịnh Hạ Long là phổ biến các chóp kiểu Phong Tùng và các chóp kiểu Phong Linh, và phễu. Các hòn đảo là các chóp hoặc tháp đơn lẻ hoặc thành cụm, vách bờ dốc đứng nổi trên mặt nước biển trong xanh. Nhiều tên đảo gọi theo hình dáng của vạn vật như Ớt, Chuông, Mai Rùa, Lã Vọng, Đuôi Rồng, Báo và Sư Tử Ăn mòn sinh hóa và cơ học của nước biển do sóng và thủy triều tạo nên rìa bờ lõm vòng quanh đảo làm tăng vẻ kỳ dị, độc đáo hình dạng các hòn đảo. Trên đảo Cát Bà có các thung lũng như Trung Trang, Gia Luận, Tai Lai và Việt Hải. Chúng có độ cao 5-8m, chiều rộng 100-600m, có nơi rộng tới 1 km, kéo dài một vài tới chục km, được lấp đầy bằng các trầm tích sông-biển muộn. QUẦN ĐẢO CÁT BÀ có rất nhiều hang động đẹp thuộc ba nhóm: hang ngầm cổ, hang nền và hang hàm ếch biển. Các hang ngầm cổ như động Hùng Sơn, động Hoa, hang Trung Trang v.v thường có độ cao trên 10m. Các hang nền phổ biến nhưng thường có kích thước nhỏ và thường có độ cao dưới 10m. Hang hàm ếch biển có khi xuyên thủng các khối đá vôi tạo thành hang luồn như hang Xích, hang Thủng. Địa hình đáy ven bờ QUẦN ĐẢO CÁT Bà gồm các dạng tùng áng, rạn san hô, đồng bằng đáy vịnh và luồng lạch. Tùng, áng là các thung lũng hoặc phễu karst bị biển ngập chìm. Tùng có 26 chiếc với hình dạng kéo dài (tùng Gấu, tùng Chàng ). Áng có 33 chiếc với hình dạng đẳng thước (áng Thảm, áng Vẹm và áng Kê,.) NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 302 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Cơ quan bí mật của Thành ủy Hải Phòng

Cơ quan bí mật của Thành ủy Hải Phòng (thời kỳ 1936 - 1939), đặt tại nhà cụ Đặng Thị Sáu ở xóm Nam, xã Dư Hàng Kênh ven đô thị Hải Phòng (nay là ngõ Than, cụm dân cư số 2 phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân). Tại đây, cán bộ Đảng trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân, thợ thuyền các xưởng thợ, công sở các vùng nông thôn. Tháng 9/1936, đồng chí Nguyễn Văn Linh (cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) từ Côn Đảo trở về, được Đảng giao nhiệm vụ tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng ở Hải Phòng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh và đồng chí Nguyễn Công Hòa đã chọn nơi đây làm địa điểm chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hải Phòng thời kỳ 1936 - 1939. Tháng 04/1937, Thành ủy Hải Phòng được thành lập do đồng chí Nguyễn Công Hòa là Bí thư. Nhờ kết quả của công tác tổ chức, phát triển các cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng cách mạng, phong trào đấu tranh của công nhân và các giới lao động khác ở Hải Phòng - Kiến An lại bùng lên mạnh mẽ. Khi đồng chí Nguyễn Công Hòa chuyển sang công tác khác, đồng chí Nguyễn Văn Linh được cử làm Bí thư Thành ủy tiếp tục ở và làm việc tại nhà cụ Đặng Thị Sáu. Tại đây, nhiều chủ trương của Thành ủy Hải Phòng đã được triển khai nhanh chóng để chỉ đạo phong trào cách mạng. Đầu năm 1939, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Trung ương điều vào tăng cường cho Thành ủy Sài Gòn, đồng chí Tô Hiệu về phụ trách phong trào cách mạng ở Hải Phòng và vùng mỏ (Quảng Ninh). Cơ quan bí mật của Thành ủy Hải Phòng (thời kỳ 1936 - 1939) tại nhà cụ Đặng Thị Sáu là di tích lịch sử cách mạng duy nhất còn lại, tương đối nguyên vẹn của chặng đường cách mạng vẻ vang những năm 1936 - 1939. Di tích này được Nhà nước xếp hạng năm 1998. NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 275 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Miếu Nam

Miếu Nam là công trình tín ngưỡng do nhân dân xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng dựng lên cách đây đã nhiều thế kỷ để tôn thờ nhân vật lịch sử có công với đất nước trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc, góp phần dựng lên nhà nước Vạn Xuân tự chủ đầu tiên trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta hồi thế ký thứ 6. Theo bản thần tích khắc trên phiến đá hình trụ vuông bốn mặt niên hiệu Tự Đức thế kỷ thứ 19 đang trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng cho biết: lịch sử nhân vật được tôn thờ tại miếu Nam, xã Bắc Sơn là một danh tướng, tên huý là Nguyễn Hồng, người địa phương. Trong cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Lương (Trung Quốc) hồi thế kỷ thứ 6, Nguyễn Hồng đã tham gia vào quân đội của Lý Bí, lập được nhiều công lao góp phần vào việc tiêu diệt đội quân xâm lược nhà Lương, giúp Lý Bí lập lên nhà nước Vạn Xuân, mở ra thời kỳ giành quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta. Do có công lao, nên khi mất, Nguyễn Hồng đã được nhân dân quê hương lập đình thờ và suy tôn làm thành hoàng làng, ngàn năm hương khói phụng thờ. Miếu Nam khởi thuỷ có tên gọi là đình Nam. Tương truyền, đình Nam được dựng ngay tại nơi Nguyễn Hồng mất mà dấu tích để lại đến nay là mộ phần của ông được gìn giữ ngay trong hậu cung của đình, bên trên là thần tượng uy nghi đặt trong khám thờ. Trải qua những năm kháng chiến chống Pháp, đình Nam đã bị tàn phá, chỉ còn lại hậu cung. Có lẽ do quy mô quá nhỏ nên dân làng gọi đây là miếu. Nhưng với lòng thành kính, dần dần người dân địa phương đã bỏ nhiều công sức, tiền của để dựng lại ngôi miếu ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ngày nay, thăm di tích miếu Nam, xã Bắc Sơn, chúng ta sẽ bắt gặp ở đây nét duyên dáng của mái đình làng Việt Nam truyền thống cùng những đồ thờ đẹp mắt, lộng lẫy vàng son, trong đó có chiếc kiệu bát cống độc đáo ở huyện An Dương. Với những giá trị nhiều mặt về vật thể và phi vật thể, năm 1990, Nhà nước xếp hạng di tích miếu Nam (đình Nam), xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng là Di tích Lịch sử Văn hoá. NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 282 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Nhu Thượng

Đình Nhu Thượng thuộc xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng thờ hai chị em Mại Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn, con vua Mai Hắc Đế, người đứng đầu chống quân đô họ nhà Đường ở thế kỷ 8. Do sẵn có quan hệ bằng hữu và thân thuộc với gia định họ Phạm và họ Hoàng ở đây, Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đã giúp đỡ dân làng ruộng đất, vàng bạc, đồng thời chiêu mộ dân thôn xây dựng đồn trại, tham gia nghĩa binh, góp phần củng cố triều đại của Nhà Mai Thúc Loan. Tại các thôn Văn Xá, Nhu Điều, Kiều Yên Thượng ngày nay vẫn còn mang địa danh như đầm quan, địa lính... có nguồn gốc từ hai chị em họ Mai chu cấp cho dân mỗi làng 10 mẫu đất canh tác. Sau một trận giao chiến ác liệt với quân đô hộ nhà Đường kéo sang đàn áp cuộc khởi nghĩa, Mai Hắc Đế hy sinh, quân sỹ tôn Mai Kỳ Sơn lên nối ngôi cha. Lực lượng nghĩa quân của Mai Kỳ Sơn còn chiếm cứ 2 vùng Đông và Nam phủ Tống Bình được một thời gian dài. Sau hơn 2 tháng quân giặc mới phá được căn cứ phòng thủ của hai chị em Mai Kỳ Sơn ở Kiều Yên Thượng, Nhu Điều. Ngày nay, trên bờ một con trạch thoát triều cũ, chảy ra sông Lạch Tray, thuộc địa phận xã Quốc Tuấn, huyện An Dương vẫn còn 2 ngôi miếu nhỏ, một thờ bà chị, một thờ ông em. Tương truyền đây là nơi xưa kia dân làng an táng 2 vị, nơi đây đặt bài vị, bát hương. Tháng 3 âm lịch hàng năm, dân làng mở hội nghi lễ thành hoàng từ 2 ngôi miếu về đình làm lễ mở hội. Đình Nhu Thượng từ lâu đã trở nên thân quen với người dân địa phương bởi quy mô kiến trúc bề thế, nghệ thuật chạm, khắc trên gỗ khá tinh tế, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Đình cấu trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung bề thế được xây dựng theo thức chồng diêm, nóc các, 2 tầng, 8 mái cao vượt hẳn lên so với 5 gian tiền đường, dựng năm Tự Đức 14 (1861). 20 năm sau, mùa xuân năm Tự Đức 34 (1882), dân làng dựng tiếp 5 gian tiền đường, nối với tòa hậu cung bằng cách tận dụng nguồn vật liệu gỗ, đá của ngôi đình cũ ven sông. Đình Nhu Thượng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1991. NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 303 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Nam

Đình Nam ở phường Bắc Sơn, một trong những công trình tín ngưỡng quan trọng của người dân vùng đất Đồ Sơn, vừa được phục dựng. Đây vừa là điểm sinh hoạt tâm linh và điểm đến linh thiêng tại khu du lịch nổi tiếng của thành phố. Nằm giữa khu dân cư đông đúc ở trung tâm quận Đồ Sơn, cách không xa bãi biển rì rào sóng vỗ quanh năm, đình Nam ngày nay có quy mô vừa phải, mang dáng dấp của những ngôi đình cổ phong cách thời Lê. Đình có kiến trúc chữ Đinh, gồm 3 gian, 2 trái, được làm chủ yếu bằng gỗ và đá xanh. Hệ thống mái cong, đao vượt với những đường nét chạm khắc tứ linh tinh xảo mang dấu ấn thế kỷ 15. Đặc biệt, toàn bộ 38 cột gỗ trong đình có đường kính từ 34-45cm được chọn lựa cẩn thận từ những thân cây kiền kiền- loại gỗ quý, cứng như lim nhưng dai hơn. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đình Nam 2 lần bị phá hủy hoàn toàn. Lần thứ nhất vào khoảng thế kỷ 17, đình Nam là một trong những nơi đóng quân của Quận He Nguyễn Hữu Cầu ở Đồ Sơn. Khi chúa Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Đình Trọng đem quân đánh dẹp cuộc khởi nghĩa, đình bị phá tan tành. Sau đó, người dân địa phương phục dựng lại đình với 5 gian, 2 trái, trang nghiêm, bề thế. Đến cuối năm 1953, đình lại bị phá một lần nữa khi thực dân Pháp cưỡng bức người dân ở đây đi nơi khác, lập “vành đai trắng” ở Đồ Sơn. Năm 1993, Đảng ủy, ỦY BAN NHÂN DẬN, MẶT TRẬN TỔ QUỐC Việt Nam và người dân phường Vạn Sơn xây dựng lại đình trên nền cũ. Thời kỳ đó, do kinh tế khó khăn nên chỉ dựng tạm giam nhà cấp 4 và tạo một số pho tượng gỗ để làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân. Từ đó đến nay, tuy đã nhiều lần nâng cấp, sửa chữa, song gian nhà thờ xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống tượng gỗ bị mối xông hư hại. Năm 2011, nhờ nguồn kinh phí xã hội hóa, 6 pho tượng thờ được đúc lại bằng đồng dát vàng. Xuất phát từ nguyện vọng của bà con, lãnh đạo phường quyết tâm phục dựng lại ngôi đình cũ, khởi công tháng 10-2014. Ban Quản lý đình Nam đang hoàn thiện bức đại tự, câu đối và một số chi tiết bên trong ngôi đình. Mong muốn của chính quyền và người dân địa phương tiếp tục mở rộng khuôn viên của đình, khôi phục khu vực từ chỉ và thực hiện các thủ tục công nhận di tích NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 279 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Trung Hành

Trung Hành là tên của một làng thuộc tổng Trung Hành, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương xưa, nay thuộc thuộc phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng. Xưa kia là vùng đất Ngô Quyền đóng quân và huy động sức người, sức của, đánh quân xâm lược Nam Hán năm 938, mở đầu kỷ nguyên độc lập lâu dài của đất nước. Là một trong số 17 làng, xã có hệ thống bố phòng, tích chứa quân lương của Ngô Quyền, nên Trung Hành được các triều đại kế tiếp phong sắc, công nhận việc thờ tự Ngô Vương. Đặc biệt Trung Hành vốn nổi tiếng là vùng đất địa linh, nhân kiệt - nhiều người đỗ đạt, nhiều văn quan, võ tướng có tài, hiện còn được ghi lại trên văn bia, gia phả các dòng họ. Ngạn ngữ có câu: “An Dương - Trung Hành, Kim Thành - Quỳnh Khê, thế ngôn chi đa sĩ”, nghĩa là: làng Trung Hành, huyện An Dương, làng Quỳnh Khê huyện Kim Thành đời truyền có nhiều quan. Miếu - chùa Trung Hành là cụm di tích được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 57. Cụm di tích này tọa lạc trong một khuôn viên rộng rãi và đẹp, nằm cạnh tuyến đường lớn Lê Hồng Phong nối liền sân bay Cát Bi với trung tâm thành phố. Miếu Trung Hành thờ Ngô Quyền có quy mô vừa phải. Miếu được trùng tu lớn vào khoảng thế kỷ 17 mà dấu vết còn để lại trên 4 cây cột cái sơn son tại tòa bái đường. Những điểm nổi bật của di tích là sự hợp lý, liên hoàn của toàn bộ khuôn viên di tích. Miếu có quy mô khép kín, được bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc gồm: cổng tam quan, toà bái đường, hai bên giải vũ và tòa hậu cung (cung trong và cung ngoài). Nhưng lại tạo ra một không gian mở bởi 2 bên nhà giải vũ đứng song hành nơi bái đường với thềm hiên cung ngoài. Trong miếu còn lưu giữ được 5 bản sắc phong có niên đại từ 1889 đến 1924 (trong đó có 3 sắc phong cổ) và nhiều cổ vật quý khác có niên đại vào thế kỷ 19. NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 310 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình làng Xích Thổ

Đình làng Xích Thổ được xây cùng với thời lập làng cách đây khoảng 300 năm, vào cuối thời Lê Trung Hưng. Do thời gian mai một, đình làng cũ bị đổ nát, không còn giữ được thần tích. Khoảng cuối thế kỷ 18, đình, chùa Xích Thổ được xây dựng lại đồng bộ trên nền đất như hiện nay. Qua nhiều lần tu bổ, nay đình làng có khuôn viên rộng 1.200m2, mái cong lợp ngói mũi, xây theo lối chữ Đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung. Giữa gian tiền đường là ban thờ thành hoàng làng Nam Hải Đại Vương Phạm Tử Nghi. Theo thần tích, ngài sinh vào niên hiệu vua Hồng Thuận, thời Lê, khoảng năm 1509-1516, tại Nghĩa Xá, phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân ngày nay. Là người có sức khỏe phi thường, học ít hiểu nhiều, văn võ tinh thông, ngài đã có công đánh giặc Minh, phò tá nhà Mạc. Đình Xích Thổ nay còn giữ 5 đạo sắc phong thần của ngài qua các triều vua: Duy Tân, Thành Thái, Đồng Khánh, Tự Đức, Khải Định. Năm 1924, vua Khải Định sắc phong ngài là Phúc thần, ghi vào điểm lễ triều đình, truyền cho các nơi thờ phụng lâu dài. Vì thế ngoài Xích Thổ, hiện nay ở các làng ven sông Lạch Tray đều có đình, đền thờ hoặc thờ vọng bài vị ngài. Đặc biệt đình làng Xích Thổ còn lưu giữ được 3 pho tượng cổ làm bằng gỗ, có niên đại khoảng 200 năm của thành hoàng Phạm Tử Nghi (thời Mạc), Bạch Xích Đại Vương (thời tiền Lý), Bộ Quốc (Triều Trần). Bên cạnh đó, đình còn lưu giữ được bia đá hậu thần (thần bia phả ký) đầu thế kỷ 19, thời vua Thành Thái ghi công những người đã có nhiều đóng góp vào việc tu bổ đình, chùa, đảo hồ đình. Bên cạnh đình làng là chùa Hưng Khánh. Nếu ai có dịp đến vãn cảnh chùa, được nghe tiếng chuông chùa ngân nga bên những cánh đồng quê bát ngát và dòng Lạch Tray lộng gió, sẽ thấy tâm hồn mình thật yên ả, thư thái. Đây là một ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử của Xích Thổ. Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng gỗ quý hiếm gần 200 tuổi và 1 pho tượng phật bằng đá có từ 500 năm trước. Chiếc chuông lớn (đại hồng chung) của chùa Hưng Khánh được đúc bằng đồng tại tổng Kiều Yêu từ thế kỷ 19 đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Trên thân chuông có khắc bài phú sinh động, giàu ý nghĩa văn hóa. Sau năm 1954, hòa bình được lập lại, đình và chùa Xích Thổ lại là nơi học tập của con em Xích Thổ. Từ 1965-1975, đình, chùa Xích Thổ là nơi hội họp, tập trung đưa tiễn con em của làng lên đường tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây còn là điểm sơ tán của nhiều đơn vị trong thời kỳ đó như: Bộ đội thông tin Quân khu 3, Công ty Xây lắp Hải Phòng, Trường dạy nghề xí nghiệp sửa chữa ô tô Đồng Tâm quốc tế… Qua 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của đất nước, đình, chùa làng Xích Thổ thực sự là căn cứ địa cách mạng của vùng An Dương, đã trở thành một chứng nhân lịch sử, nơi ghi dấu, nhắc nhớ nhiều thế hệ con người quê hương về những năm tháng hào hùng, đáng tự hào. Năm 2013, quần thể đình, chùa, bia tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng và liệt sỹ làng Xích Thổ đã được thành phố công nhận là Di tích lịch sử kháng chiến. NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 271 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Từ Lâm

Đình Từ Lâm thuộc xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng thờ vị thành hoàng Hoa Duy Thành, một danh tướng thời Trần có công tham gia đánh đuổi giặc Mông Nguyên thế kỷ 13. Về thân thế, công lao của vị thành hoàng được ghi trong bảng thần tích được lưu giữ tại đình do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc thứ nhất (1572) và truyền thuyết tại địa phương cho biết: Hoa Duy Thành người làng Linh Động, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương (nay là thông Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng), xuất thân trong một gia đình quan lại quý tộc có thế lực trong vùng, thông minh, khỏe mạnh, am hiểu binh pháp, văn võ song toàn, được mọi người mến mộ. Nghe tin giặc Mông kéo sang xâm lược nước ta lần thứ II (1285), Hoa Duy Thành tự bỏ tiền của tuyển mộ, huấn luyện quân sĩ. Khi triều đình mở khoa thi tuyển mộ nhân tài, ông là người đỗ đạt cao và trở thành vị tướng tâm phúc dưới quyền của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, đảm trách đạo quân tinh nhuệ hộ giá Vua Trần rút khỏi vòng vây của giặc từ vùng biển An Bàng (Hải Phòng Quảng Ninh ngày nay) vào vùng Châu Ái (tức Thanh Hóa) an toàn theo kế sách của Hưng Đạo Đại Vương. Trong cuộc chiến chống xâm lược Nguyên Mông lần thứ 3 (1287 1288), Hoa Duy Thành được lệnh đem quân bảo hộ phối hợp với các cánh quân truy kích địch trên sông Bạch Đằng, góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Quét sạch quân thù, Hoa Duy Thành trở về quê hương sinh sống, được nhà vua ban tặng trang Từ Đường, sử dụng làm điền trang của mình. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ ngay tại nơi xưa kia ông luyện binh mã. Đến thời Lê, đền Từ Đường được tu sửa trở thành đền Từ Đường và tôn ông làm Đương cảnh thành hoàng. Đến thời Khải Định. Từ Đường được đổi tên thành Từ Lâm như hiện nay, vì kiêng tên húy nhà vua. Trang trí kiến trúc của Đình thể hiện khá công phu, tỉ mỉ. Các hình hoa lá cách điệu, các đề tài tứ linh, tứ quý chạm nổi trên các thanh rường, câu đầu, bẩy hiên thật khéo léo, sinh động. Còn mỗi đầu dư hình rồng, kỹ thuật chạm bong kênh được sử dụng tinh vi, giúp chúng ta xác định niên đại tạo dựng của đình vào khoảng thế kỷ thứ 17 (thời Lê). Đình Từ Lâm được nhà nước công nhận di tích lịch sử năm 1991. NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 267 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Văn Cú

Đình Văn Cú được xây dựng từ năm 1470, với kiến trúc ban đầu khá đơn sơ. Đến thời vua Tự Đức (1848-1883) đình được xây dựng 5 gian gỗ lim to đẹp, sau bị tàn phá chỉ còn lại vọng cung. Năm 2004, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nguồn đóng góp xã hội hóa, đình được phục dựng lại. Đình có kiến trúc đơn giản, tọa lạc trong khuôn viên rộng rãi và riêng biệt, phía trước là hồ nước, nơi tụ thủy, tích phúc cho thế đất không bao giờ cạn nước. Di tích còn bảo lưu nhiều di vật quý. Toàn bộ hệ thống cửa võng bao gồm 5 lớp trang trí tại gian trung tâm tiền đường và 3 gian hậu cung hiện lên trong di tích như cung điện rực rỡ vàng son. Nét chạm khắc cầu kỳ tinh xảo, tượng trưng tiêu biểu cho nghệ thuật dân tộc. Ngoài ra, còn nhiều di vật có giá trị khác như khám luyện, long đình, nhang án, đại tự, câu đối… làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hoá dân tộc. Theo Bản thần tích xã Văn Cú, tổng Văn Cú, huyện An Dương (tỉnh Kiến An), đình Văn Cú thờ 2 nhân vật lịch sử là Đỗ Huy và Đỗ Quang. Hai anh em cùng với người anh họ là Cao Tuấn có công lớn giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và đẩy lùi quân xâm lược nhà Tống, được vua Đinh phong chức Thái thú Đồng Châu, Thứ sử Hoan Châu. Ở các nơi trị nhậm, hai ông thi hành nhiều chính sách tiến bộ, làm nhiều việc nhân đức, coi dân như con của triều đình lên trong châu được bình yên, không ngớt tiếng đàn dịch tiêu dao, nhân dân ái mộ ca tụng công đức ông. Đến tháng 10 năm Kỷ Mão (984), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cùng với Thái hậu Dương Vân Nga buông rèm nhiếp chính. Vốn là trọng thần của triều vua trước, hai ông cùng với các trung thần khác như Nguyễn Bặc, Đinh Điền... dấy binh chống lại. Do binh cùng lực kiệt, hai ông cùng số binh sĩ còn lại xuống thuyền rút lui về trang Văn Cú bày trận ở Đống Đa, Đống Trúc để chống cự và sau đó tử trận tại đây. Dân làng xót thương an táng Đỗ Quang ở Đống Đa, Đỗ Huy ở Đống Trúc, lập đình để tôn thờ tại ngôi nhà mà 2 ông sinh ra. NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 256 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Tháp Tường Long

Khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng nổi tiếng với những bãi tắm lý tưởng và phong cảnh hữu tình. Nhưng ít người biết rằng trên đỉnh Long Sơn (phường Ngọc Xuyên), ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn chạy dọc bán đảo Đồ Sơn còn có một di tích văn hóa lịch sử với cả nghìn năm tuổi - đó là tháp Tường Long. Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) xây thời Lý Thánh Tông. Công trình kiến trúc Phật giáo này được xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000 m2, thuộc địa phận phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn. Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 190. Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tượng A di đà. Công trình được xây bằng gạch và đá có kích thước khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý. Theo sách "Đại Việt sử lược" thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là "Thấy rồng vàng hiện lên" để ghi nhớ điềm lành. Lại có người cho rằng cửa biển Đồ Sơn là một trong những cái nôi tiếp nhận cho dựng tháp ở đây để thờ Phật. Khi xưa, có thể nơi đây còn là một đài quan sát nằm trong hệ thống "truyền đăng". Mỗi khi có biến, các trạm quan sát ven biển liền đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành. Qua những di vật còn lại thì thấy rằng tháp Tường Long được xây cùng thời với tháp Báo Thiên ở kinh thành Thăng Long (nay là khu vực Nhà hát lớn Hà Nội). Theo Đại Nam nhất thống chí", tháp cũ Đồ sơn cao 100 thước, dựng trên một khu đất rộng 1000m2, có 9 tầng, cửa mở ra hướng tây. Một thước ta dài 0,45m, như vậy tháp cao khoảng 0,45m, lại đặt trên ngọn núi cách mặt biển 100m nên ngọn tháp này thuộc loại cao nhất so với các tháp ở Việt Nam thời bấy giờ. Tháp Tường Long nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương. Điều này chứng tỏ tháp Tường Long xưa vô cùng quy mô, bề thế.Từ vị trí tháp Tường Long có thể thấy biển với những con tàu ra khơi vào lộng lẫy đế đánh bắt cá mang về nguồn hải sản tươi ngon phục vụ cho du khách, thấy thị xã Đồ Sơn cùng làng mạc, đồng ruộng xanh tươi, lại hiểu người xưa sao khéo chọn địa điểm xây tháp. NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 268 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Ngôi nhà số 1 ngõ 42 Mê Linh

Ngôi nhà số 1 ngõ 42 Mê Linh, phường An Biên, quận Lê Chân, Hải Phòng là cơ quan bí mật của Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Hải Phòng năm 1927 - 1929, cơ quan bí mật của Đông Dương Cộng sản Đảng Tỉnh ủy Hải Phòng thời kỳ 1929 - 1930. Ở đó một thời đã là cơ sở hoạt động của các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, người chiến sĩ ưu tú của Đảng, người con của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Hải Phòng. Sau khi dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức ở Quảng Châu, tháng 9 năm 1927, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh về nước hoạt động và được Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách Mạng đồng chí hội chỉ định là Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Hải Phòng. Đầu năm 1928, đồng chí thực hiện Vô sản hoá và mở lớp huấn luyện, viết báo giác ngộ quần chúng cách mạng, đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Tháng 6/1929, chi bộ Đông Dương Cộng sản được thành lập. Tháng 9/1929 tại địa điểm trên (1/42 Mê Linh), hội nghị của những thanh niên cộng sản tiêu biểu quyết thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng Hải Phòng. Sau hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản Đảng ở Việt Nam (03/02/1930), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với cương vị Xứ uỷ Bắc Kỳ trở về củng cố Đảng bộ Hải Phòng. Nhờ có đường lối đúng đắn của Trung ương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Đảng bộ Hải Phòng đã phát động được quần chúng đấu tranh sôi nổi, liên tục. Năm 1929, tên Đốc lý Hải Phòng đã tuyên truyền, xuyên tạc nói xấu, bôi nhọ lý tưởng cao cả của những người cộng sản, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã viết bài bóc trần luận điệu xuyên tạc của tên thực dân, đồng thời thông qua đó giác ngộ quần chúng nhận rõ bộ mặt nham hiểm của chúng và kêu gọi quần chúng ủng hộ những người cộng sản vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Tại ngôi nhà này, còn lưu giữ một số di vật (phục chế) mà đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã từng dùng như: bàn làm việc, tủ, giường gỗ. Hàng năm, ngôi nhà 1/42 Mê Linh được Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng chăm lo tu bổ. Đó là nơi ghi dấu một thời kỳ hoạt động bí mật của Đảng. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của Đảng, người Bí thư đầu tiên, người con quang vinh của giai cấp công nhân và nhân dân Hải Phòng ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Ngày nay, tại số 124 Nguyễn Đức Cảnh còn đặt một tấm bia tưởng niệm đồng chí. NGUỒN: Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 262 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Di tích chùa Mõ

Di tích chùa Mõ - Địa điểm du lịch tâm linh Hải Phòng nằm tại Xã Ngũ Phúc, thuộc huyện Kiến Thụy, địa phận thành phố Hải Phòng Tương truyền, chùa Mõ thờ Quỳnh Trân công chúa, con gái của vua Trần Thánh Tông, đồng thời cũng là người có công khai hóa mảnh đất này khi lựa chọn nơi đây để lập am, chiêu mộ dân đến khai hoang, cùng nhau xây dựng. Ngôi chùa mang một vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng bên năm tháng cùng với cây gạo cổ thụ đã đứng sừng sững hơn 720 năm, được công nhận là cây di sản Việt Nam. Vào năm 1991, Chùa Mõ đã được công nhận như một Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. NGUỒN: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Hải Phòng 252 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Khu di tích chùa Đỏ

Khu di tích chùa Đỏ nằm tại Đường Lê Lai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng Chùa Đỏ là tên thường gọi của ngôi chùa cổ Linh Độ Tự. Sở dĩ chùa có cái tên Linh Độ vì đây là nơi mà dân làng lập nên ở khu bãi bồn cao gần bờ sông, với mong muốn thờ Phật, cầu Như Lai siêu độ cho các vong linh xấu số trôi dạt vào bờ sông ở đây. Theo người dân nơi này, chùa Đỏ là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất thành phố hoa phượng đỏ. Ngôi chùa còn thu hút khách hành hương và tới vãn cảnh khi sở hữu kiến trúc cổ diêm chồng đấu có 3 tầng 20 mái, cao 26m - kiến trúc độc đáo có một không hai trong lịch sử kiến trúc chùa chiền trên đất nước Việt Nam. NGUỒN: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Hải Phòng 272 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Khu di tích Bạch Đằng Giang

Khu di tích Bạch Đằng Giang ở Thủy Nguyên, Hải Phòng rộng 20ha, nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh được công nhận năm 1962. Ba trận thủy chiến đó là, trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938, trận Lê Hoàn đánh tan quân Tống năm 981 và trận Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông năm 1288. Vĩ đại là thế nhưng với những di sản còn lại vẫn chưa đủ để thể hiện tầm vóc của những chiến thắng đó. Nhận thức được những giá trị to lớn ấy, từ năm 2008 những người có tâm huyết đã quyết tâm xây dựng lại quần thể ghi dấu ấn hồn thiêng sông núi nước Nam. Cổng vào di tích là vườn đá cuội và trụ đá cao chừng 5m, 4 mặt đều khắc chữ, mặt chính giữa khắc câu thơ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”, 3 mặt còn lại tán dương công trạng của ba bậc tiền nhân trong các trận thủy chiến. Quần thể còn nhiều khu khác như đền Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn minh Đại Việt. Đền Tràng Kênh Vọng Đế thờ Đức Vua Lê Đại Hành, năm 981 đã tái tạo lại địa cọc của Ngô Quyền để đánh Tống bình Chiêm, đưa Đại Cồ Việt ngang hàng với Đại Hán. Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng 1288, mở ra nền văn minh Đông Á rực rỡ. Cả ba ngôi đền đều được thiết kế theo kiến trúc cổ với sự kết hợp kỳ công giữa gỗ và đá tự nhiên. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của khu di tích Bạch Đằng Giang. Đây là nơi đầu tiên ở Hải Phòng lập đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người luôn trong trái tim của mọi người dân Việt. Trúc Lâm tự Tràng Kênh, đây là ngôi chùa mô phỏng theo chùa Đồng ở Yên tử. Chùa thờ Phật Tổ Như Lai, Đạt Ma và Bồ Tát, Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Dưới chân chùa là tượng Bạch Ngọc 18 vị La Hán và cây đa cổ thụ trên trăm tuổi. Chùa là một trong những nơi cao nhất của khu di tích Bạch Đằng Giang, có thể quan sát bao quát không gian rộng rãi, nhìn ra dòng sông Bạch Đằng, dãy Đông Triều hùng vĩ. Đặc biệt trong những ngày trời quang du khách cũng có thể nhìn thấy danh thắng Yên Tử. Đền thờ Thánh Mẫu trong khu di tích thờ Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ. Trong đền còn có hương án và pho tượng thờ tự Ngũ Vị Tôn Ông, Tam Vị ông Hoàng, Đức Nam Hải Thần Vương và Mẫu Sơn Trang. Trong khu di tích còn có khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng; sơ đồ diễn biến các trận chiến trên sông Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. NGUỒN: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Hải Phòng 373 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Kiền Bái

Đình Kiền Bái nằm ở xã Kiền Bái, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Xưa kia, Kiền Bái còn có tên là Hổ Bái Trang thuộc huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Trang Hổ Bái nằm ngay ở xóm Đông. Các vị thần được thờ ở đình là: - Trung Quốc Cảm ứng thượng đẳng thần. - Lôi Công Uy Diệu thượng đẳng thần. Theo "Thuỷ Nguyên huyện thần tích" hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Hà Nội, đình Kiền Bái thờ hai vị thành hoàng Ngọc và Bích, là hai anh em sinh đôi. Tương truyền lúc mới sinh, 2 vị đều khôi ngô tuấn tú, nhưng đều mất sớm, rất linh thiêng, đã nhiều lần phù hộ dân làng Kiền có cuộc sống yên ổn, làm ăn thịnh vượng. Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta (1287 - 1288), 2 vị âm phù Vua Trần đánh giặc. Vua cho lập đền thờ và phong thần hiệu: Trung Quốc Cảm ứng thượng đẳng thần và Lôi Công Uy Diệu thượng Đẳng thần. Đình Kiền Bái được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, Đình có cấu trúc kiểu chữ đinh gồm 5 gian tiền đường, 2 gian hậu cung. Tiền đường, trừ gian giữa( khoang thuyền), 4 gian đều bưng gỗ, lát ván sàn. Trên cột cái, vì xà chính ghi năm tạo dựng (1681) và tên những người đóng góp công đức. Đây là công trình kiến trúc điêu khắc tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Lê hiện còn lại ở Hải Phòng. Điểm nổi bật cửa đề tài trang trí trên công trình kiến trúc nghệ thuật này là bên cạnh hình ảnh rồng, phượng, hoa lá cách điệu, tia lửa, lưỡi mác... còn thấy rất nhiều cảnh sinh hoạt dân gian rất tự nhiên, sinh động. Đó là hình rồng nối đuôi nhau, trước mặt rồng có nhiều con thú 4 chân leo trèo trong đám vây rồng; có mảng hình rồng đan xen với thú 4 chân như thằn lằn, voi, ngựa, lợn ăn lá dáy; có mảng là cảnh sinh hoạt hình em bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên mình trâu... Hội làng Kiền tổ chức từ ngày 10 đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào những ngày này, dân làng ra đình tế lễ và nô nức vào hội: Hội hát đúm, hội nấu bánh chưng... Trong đó, nổi bật là trò chơi dân gian: cướp cây bông. Để có được hội cướp cây bông, cả làng phải đi chọn 2 cây tre cao nhất. Nhà nào chọn được tre thì phải mang bánh trưng ra đình tế. Ông mạnh bái chọn 10 thanh niên từ 18 tuổi trở lên chưa vợ hoặc là con trai đầu lòng chặt cành của 2 cây tre, rồi mỗi người chọn 2 mắt tre làm 2 cây côn(gậy) dài độ 5 trượng đem vào thờ trong đình. Cũng 2 cây tre đó được chặt hai khúc thành hai cây bông. Trong 10 trai tráng trẻ, chọn ra 2 người vót cây bông. Người vót cây bông, trước hết phải nạo hết vỏ xanh của tre, rồi dọc theo tre mà vót thành hình cái hoa ở 2 đầu. Để cho cây bông được đẹp, người ta lấy giấy kim tuyến quấn vào từng tua tre một, rồi buộc chỉ ngũ sắc vào... Hai cây bông được rước vào đình. Cướp cây bông diễn ra 2 đợt: trước tiên là lễ cướp thờ (không có giải), sau đó mới là lễ cướp giải. Tại lễ cướp thờ, khi ông mạnh bái tung cây bông lên thì 10 thanh niên quần đỏ, khăn điều, thắt lưng xanh xông vào cướp dưới sự hò la cổ vũ của dân làng. Tiếp đến là lễ cướp giải, tất cả mọi người đều tham gia. Cuộc cướp cây bông diễn ra rất vui, có khi kéo dài đến sáng. Ai được giải cướp cây bông thì được ăn bánh của người giải nhất cuộc thi bánh chưng. Thường thường, những người đoạt giải nhất cuộc thi cướp cây bông, cuộc thi nấu bánh chưng, nếu họ chưa vợ, chưa chồng thì được dân làng vun vén thành vợ, thành chồng. Người được trúng giải cướp cây bông thường được dân làng nể nang vì họ đã được diễm phúc của thần ban cho. Vì cướp cây bông vui nhất trong hội làng nên người ta cũng đặt thành câu ca để nhắc nhở nhau: Làng Kền(Kiền) có lễ cây bông Rước lên Dọc Muống hội đồng giao quan Mười một đánh bài giao quan Mười hai tế yến thì chàng phải sang... Còn trong hát đúm, thanh niên nam nữ thường tế nhị biểu thị tình cảm với nhau: - Mười hai nữ hội thi rồi Sao anh còn ở tại nơi sân đình Ngó ngang ngó dọc chi tình Đây mà thua cuộc trách mình lắm thay - Ai ơi đừng trách anh đây Cối đây mà giã bánh giầy thêm ngon. - Nếu ai thắng giải đình xuân Mình đây xin có tranh phần cây bông. Đình Kiền Bái là di tích lịch sử văn hoá có giá trị nghệ thuật cao, được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1986.

Hải Phòng 1090 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Khu di tích Đền Nghè

Nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng thuộc phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê Chân), đền Nghè là Di tích lịch sử văn hoá thờ nữ tướng Lê Chân. Bà quê ở làng An Biên (thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) đã đến vùng đất nơi ngã ba sông Tam Bạc đổ vào sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43) chống quân Đông Hán xâm lược. Bà là một nữ tướng tài ba, anh dũng, lập nhiều chiến công vang dội trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được Trưng Vương phong chức Chương quản binh quyền nội bộ, giao trọng trách trấn giữ miền Hải Tần. Để tưởng nhớ công lao của nữ tướng, người lập ra làng An Biên xưa và đặt nền móng cho thành phố Hải Phòng ngày nay, nhân dân đã lập lên toà miếu An Biên thờ Bà. Buổi đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp tranh, đến năm 1919, được xây dựng khang trang. Đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ XX bao gồm: tam quan, toà bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá. Sau lại làm thêm toà tứ phủ. Toà bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn An Biên cổ miếu. Hậu cung gồm 3 gian, xây cao hơn nhà bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái, làm tăng thêm sự bề thế, uy nghi của công trình. Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá. Với các đề tài long - ly - quy - phượng; tùng - cúc - trúc - mai... Thể hiện kỹ thuật chạm khắc bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình độ tinh xảo. Hiện nay, đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân. Toà bái đường treo khánh đá chạm nổi đề tài vũ hội long vân đường nét tinh vi, mềm mại, uyển chuyển. Ở toà thiêu hương có chiếc sập đá đồ sộ, tạo bằng khối đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa, lá rất công phu. Tại toà hậu cung, tương Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son, thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp. Hội đền Nghè được tổ chức từ ngày mồng 8 đến ngày mồng 10 tháng 2 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan di tích, tưởng niệm nữ tướng Lê Chân.Là di tích lịch sử cấp quốc gia được Nhà nước xếp hạng vào năm 1975. Nguồn : Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng .

Hải Phòng 827 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Di tích lịch sử Đền Mõ

Đền Mõ xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - Nơi thờ Công chúa Quỳnh Trân đời nhà Trần - Được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1992. (Công nhận Di tích Lịch sử - văn hóa cấp Quốc Gia năm 1992) Ngọc phả triều Trần lưu rằng, Công chúa Quỳnh Trân là con gái vua Trần Thánh Tông - một ông vua hiếu đễ, nhân từ, trọng người hiền, sùng và hiểu thấu đạo phật. Khi Công chúa chào đời nghe trên không trung có tiếng tiêu thiều nhã nhạc, hương lan tỏa mùi sực lức…, lớn lên Công chúa sinh sắc như bình hạc, mặt tựa gương báu, thân thể mang vẻ hoa nở sáng trăng. Vốn giàu đức hạnh từ bi và lòng nhân ái cao thượng, lòng không muốn nhuốm bụi trần, Công chúa đã xin với vua cha cho xuất gia thờ phật. Năm Quý Mùi - 1283, trong một lần qua xã Nghi Dương, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn thấy địa thế này giống như con chim đang bay, núi non, sông nước mênh mông, phong cảnh thanh tịch, cực lạc…Nơi đây có sức hút kỳ lạ khiến bà rời xa hoàng tộc, lá ngọc, cành vàng để “Mộ đạo từ bi dốc trí tu hành, cho thành quả phúc”. Công chúa đã lập ra điền trang thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc, dạy dân khai khẩn ruộng nương, gieo hạt, ươm mầm, trồng dâu lấy tơ dệt vải. Mọi người đều vui vẻ như được sống ở cõi đài xuân. Để điều hành công việc hàng ngày của cộng đồng, Công chúa đã nghĩ ra cách lấy tiếng Mõ để làm hiệu lệnh điều hành công việc. Bắt nguồn từ sự việc trên, cái tên “Tổng Mõ, Chợ Mõ, Đền Mõ và Chùa Mõ” xuất xứ từ đó và đã đi vào huyền thoại gắn liền với mảnh đất và con người nơi đây. Trong những năm đất nước lâm nguy giặc Nguyên, Mông tràn sang xâm lược, Công chúa tỏ rõ là một nhà thao lược vẹn toàn. Với lòng yêu quê hương, đất nước, bà đã chiêu tập binh sĩ huấn luyện quân cơ, tích cóp lương thảo cung cấp cho Vua cha đánh đuổi quân xâm lược, góp phần tô thêm vào trang sử vàng son của dân tộc. Sau khi Công chúa viên tịch, nhớ ơn Người, nhân dân địa phương lập đền thờ và kế tiếp nhau lưu truyền hương khói. Đền là một quần thể sinh động, hiện còn lưu giữ 11 bản sắc phong của các triều đại phong kiến ghi nhận công lao đức hạnh của Công chúa (từ triều vua Trần Anh Tông năm 1314 đến Khải Định năm 1924). Đặc biệt, Đền còn có cây Gạo đại thụ do chính bàn tay Công chúa trồng vào năm 1284, hoa rực đỏ, cành lá xum xuê, là một trong những biểu tượng thiêng liêng của Công chúa còn lưu giữ đến ngày nay. (Cây gạo đại thụ Công chúa trồng năm 1284- Được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là Cây Gạo nhiều năm tuổi nhất Việt Nam) Phát huy truyền thông tốt đẹp đó, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, chiến tranh bảo vệ biên giới…Nơi đây còn là địa chỉ đỏ của các thế hệ người Ngũ Phúc trước khi lên đường luôn giữ vững niềm tin thắng giặc với lời thề: “Đứng bên đền Mõ mà thề - Không đánh tan giặc không về quyê hương”. Hằng năm đến ngày lễ hội truyền thống các thiện Nam, tín Nữ lại trang trọng các bộ đồ lễ hội, cùng với Nam thanh, Nữ tú, quý khách thập phương, ôn lại một truyền thống cực kỳ quý giá, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, và cùng nhau thắp hương tưởng niệm người Công chúa tài, sắc vẹn toàn. Nguồn Thành đoàn Hải Phòng .

Hải Phòng 758 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền Bà Đế

Hải Phòng là vùng đất gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng. Trong đó, không thể không nhắc đến Đền Bà Đế - địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông du khách cả nước đến tham quan và chiêm bái hàng năm. Đền Bà Đế không chỉ sở hữu cảnh quan sơn thủy hữu tình mà còn là câu chuyện về cuộc đời bi thương của người con gái hồng nhan bạc phận được tưởng thờ tại đây, đó là bà Đào Thị Hương (tức Bà Đế) - vợ chúa Trịnh Giang, đền Bà từng được vua Tự Đức về thăm và ban sắc phong “Đông Nhạc Đế Bà - Trịnh chúa phu nhân”. Tương truyền, vào năm 1718 ở phía đông nam vùng Ngọc Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào sinh ra một người con gái đặt tên là Ðào Thị Hương. Nhưng kỳ lạ thay, từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên, người con gái ấy luôn tỏa ra mùi hương thơm ngát, người phát ánh hào quang, đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Có một ngày Chúa Trịnh Giang đi kinh lý Ðồ Sơn, khi dạo thắng cảnh đã xúc động trước tiếng hát truyền cảm cùng với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Bà, Chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Một thời gian sau, Bà mang thai, Hàng Tổng biết chuyện và bắt bố mẹ Bà phải nộp phạt. Nhưng vì nhà nghèo không có tiền nộp phạt, Hàng Tổng đem Bà dìm xuống biển. Trước khi chết, Bà khóc lóc, xót thương cha mẹ cũng như số phận của bản thân. Bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: “Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”. Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Về sau, người dân trong vùng vẫn nghe tiếng bà than khóc trong gió biển: "Khi nào dây mục, cối tan thì mối hận thù này mới được gỡ bỏ”. Sau một tháng, thuyền hoa của chúa về rước bà về kinh. Biết chuyện Chúa Trịnh vô cùng đau khổ và thương tiếc cho Bà. Chúa Trịnh Giang đã cho xây đền, lập đàn giải oan cho Bà. Sự tôn nghiêm của ngôi đền bảo vệ ngôi làng khỏi những tên cướp biển và kẻ xấu. Đền Bà Đế có cấu trúc đơn giản nhưng trang nhã, được xây dựng tựa vào chân núi Độc, hướng ra biển bao la tạo nên một công trình độc đáo. Chính điện của Đền là nơi thờ Bà Đế và cha mẹ bà. Bên trái chính điện là bệ thờ Vua Biển. Cạnh đó là nơi thờ Vua Đất, Vua Núi và chúng sinh. Bên phải gian chính là bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu - ba vị nữ thần cai quản đất trời sông núi. Đối diện với bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu là bàn thờ Phật và Đức Đại Vương (Trần Quốc Tuấn) - danh tướng thời Trần. Ngay trước sân Đền là hình ảnh một chiếc thuyền, trên đó có tượng Bồ Tát, xung quanh là hình rồng càng làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm nơi đây. Mỗi buổi chiều, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi Độc, du khách có thể đứng dưới gác chuông của đền nhìn biển lăn tăn sóng, chiêm ngưỡng khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống sẽ cảm thấy bình yên đến lạ. Từ sân đền rẽ về bên phải, du khách sẽ đến với một bãi đá đẹp và dài, bên phải con đường đi ra bãi đá là vách núi với hàng cây xanh mướt. Nguồn haiphongnew.gov.vn

Hải Phòng 738 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia Mở cửa

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vị Trạng nguyên triều Mạc Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (có tên là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ), sinh năm Tân Hợi (1491), người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương (nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Khoa thi năm Ất Mùi, triều Mạc Đăng Doanh (1535), ông đỗ Tiến sĩ đệ nhất danh (tức Trạng nguyên), được trao chức Đông các hiệu thư, dần thăng lên làm Hữu thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ. Ông được liệt vào hàng đệ nhất công thần, được phong tước Trình tuyền hầu, đến Thượng thư Bộ Lại, Thái bảo, tước Trình Quốc công. Năm 1542, sau khi dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần không được chấp thuận, ông treo mũ từ quan về quê nhà ở ẩn, dựng quán Trung Tân, lập am Bạch Vân làm trường dạy học, sáng tác thơ ca, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Am trở thành trung tâm đào tạo nhân tài cho đất nước, với nhiều tên tuổi lưu danh sử sách, như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Giáp Hải… Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn tham dự quốc chính, nhưng nhà Mạc vẫn trọng vọng ông, thường hỏi ý kiến về những việc trọng đại. Ông mất ngày 28 tháng Mười Một năm Ất Dậu (tức 17/01/1586), thọ 95 tuổi. Học trò suy tôn ông là Tuyết Giang phu tử. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nho yêu nước, nhà lý học đại tài được các học giả kính phục, sử sách ghi lại và lưu truyền trong nhân gian về tài tiên đoán hậu vận (sấm ký)... Ông còn là một nhà thơ lớn, để lại cho hậu thế trên 1.000 bài thơ (620 bài thơ chữ Hán, 153 bài thơ Nôm), tiêu biểu như các tập thơ “Bạch Vân am thi tập" (chữ Hán) và Bạch Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm). Thi phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang giá trị nghệ thuật cao, bút pháp tinh thâm, đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống, như: tình yêu quê hương, đất nước, châm biếm đả kích bọn tham quan... Theo một số nguồn tư liệu, đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng sau khi ông mất và hoàn thành vào cuối năm 1586. Còn theo “Từ Vũ bi ký…" lập năm Vĩnh Hựu thứ hai (1736) hiện lưu tại di tích, đền dựng từ sau khi ông mất, đến năm 1735, dân làng Trung Am, tổng Thượng Am đóng góp công của trùng tu, tôn tạo lại đền để thờ phụng. Vào năm 1928, đền tiếp tục được trùng tu, với kiến trúc chữ “đinh”, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Năm 1991, nhân kỷ niệm 500 năm sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, di tích được tu bổ, phục hồi, mở rộng, dựng tượng đài, lập quảng trường, xây hồ bán nguyệt, với quy mô và cảnh quan như hiện nay. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc giữa không gian rộng lớn, quay hướng Đông, phía trước là hồ nước; phía Bắc là triền đê và dòng Tuyết giang; phía Đông hướng nhìn ra biển cả bao la; phía Nam là xóm làng; phía Tây với những cánh đồng lúa, thuốc lào xanh ngắt. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tổng diện tích 91.500,7m2 (khu vực I: 3.137,5m2, khu vực II: 88.327,2m2), bao gồm các hạng mục: Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm; đền thờ Thân phụ, Thân mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm; am Bạch Vân; quán Trung Tân; tháp Bút Kình Thiên; mộ phần cụ Nguyễn Văn Định; quảng trường, tượng đài. Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt ngày 23/12/2015. Nguồn: Cục Di sản văn hóa

Hải Phòng 1545 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Từ Lương Xâm

Từ Lương Xâm là một trong “Tứ linh từ” linh thiêng của huyện cổ An Dương và nay là một trong 3 “linh từ” linh thiêng của quận Hải An (Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá). Từ thờ Đức Vương Ngô Quyền- người có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Từ Lương Xâm là di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa đặc biệt đối với Hải Phòng, bởi chứa đựng các nội dung liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất của quân dân ta dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Ngô Quyền. Chiến thắng ấy mở đường để chúng ta đánh tan quân xâm lược Nam Hán, đưa dân tộc ta đến với một kỷ nguyên độc lập, tự chủ mới. Lương Xâm xưa là tên một xã thuộc huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng). Từ Lương Xâm nằm ở phía Đông Bắc của xã Nam Hải, kiến trúc chính quay về hướng Đông.Theo sử sách để lại, từ Lương Xâm được xây dựng nguy nga từ thời Hậu Lê và trùng tu lại vào thời Nguyễn. Vì vậy, toàn bộ kiến trúc từ hiện nay mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, chỉ có một số kiến trúc là mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Nhìn toàn cảnh, ngôi từ có bố cục kiểu “nội công, ngoại quốc” liên hoàn khép kín. Tức là vào cửa chính, ra cửa chính. Toạ lạc trên khu đất rộng, cao ráo, có nhiều cây cổ thụ, trên nền bản doanh và kho lương của Ngô Quyền chống giặc Nam Hán năm xưa. Việc đóng quân tại khu vực Lương Xâm mà Ngô Quyền nhiều lần về đây chỉ huy tác chiến được thần phả của các đình, đền thờ ông ở vùng Đông Bắc này đề cập đến. Không chỉ kiến trúc, những cổ vật trong từ mỗi khi chiêm ngưỡng sẽ mang lại cho du khách những cảm giác khác lạ. Trong từ hiện còn lưu giữ thấy 3 chiếc cọc Bạch Đằng là chứng tích của trận Bạch Đằng năm 938. Đến nay, Từ Lương Xâm còn lưu giữ được 25 đạo sắc chính và hơn 20 sắc phong được sao lại có niên đại năm 1522 đến năm 1924. Trong các sắc phong đó, nhiều triều đại suy tôn Đức Vương Ngô Quyền là “Thượng đẳng tối linh đại vương”, là “Ngô Vương Thiên tử” và nhiều mỹ tự.Với tất cả giá trị và ý nghĩa đó, ngày 12/12/1986, Từ Lương Xâm được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Bên cạnh lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo thì lễ hội Từ Lương Xâm được tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng hàng năm kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng và ngày mất của Đức Vương Ngô Quyền) là tập hợp các tập quán xã hội và tín ngưỡng, các tri thức dân gian. Điều này được thực hiện từ xưa kia, sau khi đã tiến hành nghi thức quốc lễ tại Từ Lương Xâm thì đến lượt các tổng, các làng xã xung quanh tổ chức tế lễ Ngô Vương; về cấp độ, việc tế lễ Ngô Quyền do 3 cấp tiến hành: của nhà nước (thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần) sau này do hàng huyện đảm nhiệm, của hàng tổng và của dân làng sở tại. Trong lễ hội Từ Lương Xâm, cuộc hành lễ của hàng chục làng xã rước kiệu từ đình làng mình tới chầu đã tạo nên sự xúc động tâm linh hướng về cội nguồn mạnh mẽ. Tất cả các kiệu đều đặt ở khu đất rộng trước cửa Linh Từ Lương Xâm để chấm giải. Kiệu nào nhất thì lần sau được vinh dự thay mặt cả đoàn kiệu đứng dâng lễ Thánh Vương trước long sàng. Nghi thức tế đám Ngô Vương ở Từ Lương Xâm khá đặc biệt, lễ phẩm phải có một bò, một lợn, một dê mổ tế sống (cỗ thái lao), tế xong đem số thịt đó làm cỗ ăn tại đền và chia cho dân đinh; vào những năm “phong đăng hòa cốc” ở Từ Lương Xâm còn có lệ hợp tế hàng huyện, hợp tế hàng tổng. Trong lễ hội có nhiều tiết mục văn nghệ, biểu diễn ca múa nhạc dân tộc tái hiện lại chiến thắng Bạch Đằng, các trò chơi dân gian: bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt dê, đu xuân, cờ tướng, cờ người, tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền… Với nhiều giá trị văn hóa lịch sử lớn lao để lại cho hậu thế, Từ Lương Xâm không chỉ là nơi thờ phụng tưởng nhớ công ơn của Đức Vương Ngô Quyền, mà còn là niềm tự hào của người dân Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Nguồn: Cổng Thông Tin Đối Ngoại Đa Ngôn Ngữ Thành Phố Hải Phòng

Hải Phòng 1232 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Quần thể Di tích – Danh thắng Tràng Kênh

Khu di tích lịch sử và danh thắng Tràng Kênh thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng có bề dày lịch sử văn hóa, đồng thời đây còn là một danh thắng với cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ do hệ thống núi đá vôi và sông ngòi tạo thành. Tràng Kênh, vùng đất cổ được biết đến qua di chỉ khảo cổ học nổi tiếng, hiện còn bảo lưu trong lòng đất. Theo các nhà nghiên cứu, Tràng Kênh là một di chỉ khảo cổ học, một công xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá lớn nhất vùng Đông bắc Tổ quốc, có niên đại cách ngày nay gần 4000 năm, thuộc sơ kỳ thời đại kim khí. Từ buổi khai sơn, phá thạch, tạo dựng cuộc sống, người Tràng Kênh với bàn tay khéo léo đã chế tác ra những đồ trang sức bằng đá tinh xảo, với những vòng tay, hoa tai, chuỗi hạt đa dạng, phong phú, đầy màu sắc. Thông qua các cuộc khai quật và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã kết luận rằng: Tràng Kênh cách đây gần 4000 năm đã thực sự là một công xưởng chế tác đồ đá có quy mô lớn, sản phẩm của nó không chỉ được trao đổi ở nội địa, mà còn vượt biển tới các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất này được coi là một phên dậu chống giặc ngoại xâm. Dấu ấn lịch sử để lại đến nay cho biết, Tràng Kênh là một trận địa quan trong trận thủy chiến Bạch Đằng năm 1288 do Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo chỉ huy, đánh tan đội quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII. Với các địa danh đã đi vào sử sách dân tộc như núi U Bò, Hoàng Tôn, Phượng Hoàng hay cửa Bạch Đằng, nơi hợp lưu của 3 con sông đổ về, cùng các dấu tích về những trận địa cọc hay những địa danh như Áng Hồ, Áng Lác cho biết vùng đất này đã ghi dấu về một chiến trường do quân và dân triều Trần bày trận đòn đánh quân thù. Ngày nay dưới chân núi Hoàng Tôn trong hệ thống núi đồi ở Tràng Kênh còn ngôi đền thờ một vị tướng của vương triều Trần. Đó là đền thờ Trần Quốc Bảo. Ông thuộc tôn thất nhà Trần có công trong trận Bạch Đằng năm 1288, khi mất được nhân dân địa phương lập đền thờ. Theo nội dung tấm bia dựng vào niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 8 (1626) đời vua Lê Thần Tông, ngôi đền được xây dựng ở nơi có thắng cảnh đẹp vào hạng thứ nhất của xứ Hải Dương. Tràng Kênh - Bạch Đằng, một địa danh lịch sử từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân thành phố Hải Phòng như một ký ức không thể nào quên về một chiến công vĩ đại chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cách đây trên 7 thế kỷ. Cùng với nhiều di sản mang những nội dung lịch sử văn hóa có giá trị, Tràng Kênh - vùng đất thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh năm 1962. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thành Phố Hải Phòng

Hải Phòng 1585 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Khu tưởng niệm Vương triều Mạc

Khu tưởng niệm Vương triều Mạc là quần thể di tích lịch sử - khảo cổ bên cạnh các công trình kiến trúc được xây mới, nằm trên địa bàn xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Nơi đây được xem là kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển do nhà Mạc dựng nên. Theo sử sách ghi lại, Mạc Đăng Dung (1483 – 1541), người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) là người có trí dũng hơn người, ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân - Võ Trạng nguyên, được sung quân Túc vệ.Trong giai đoạn triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái, bên ngoài nông dân nổi dậy khởi nghĩa, Mạc Đăng Dung được giao trấn thủ Hải Dương. Vua Lê Chiêu Thống ở kinh thành Thăng Long bị quân khởi nghĩa của Nguyễn Kính nổi loạn. Mạc Đăng Dung mang quân về kinh thành cứu giá, một mình dẹp loạn, được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công. Tháng 6 năm 1527, ông được Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua, lập ra nhà Mạc với niên hiệu Minh Đức. Đến năm 1529, ông nhường ngôi cho con cả là Mạc Đăng Doanh - tức Mạc Thái Tông, lui về làm Thái thượng hoàng, xây dựng thành nhà Mạc tại vùng đất Hải Phòng ngày nay, và kết thúc khi vua Mạc Mậu Hợp (đời vua thứ 5) bị quân Lê - Trịnh đánh bại vào cuối năm 1592. Tuy nhiên, hậu duệ nhà Mạc vẫn còn cát cứ tại khu vực Cao Bằng để chống lại nhà Hậu Lê đến tận năm 1677 mới mất hẳn. Vương triều Mạc tồn tại trong thời gian 65 năm và trải qua 5 đời vua: Mạc Đăng Dung (1527 - 1529), Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540), Mạc Phúc Hải (1541 - 1546), Mạc Phúc Nguyên (1547 - 1561) và Mạc Mậu Hợp (1562 - 1592).Dưới triều Mạc, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam có nhiều thành tựu được lịch sử ghi nhận. Đó là thời thịnh trị của chợ búa, cảng thị sầm uất, văn hóa dân gian nở rộ. An ninh trật tự, kỷ cương nghiêm minh. Về kinh tế, nhà Mạc không theo chính sách “trọng nông, ức thương” như thời Lê sơ, mà có chính sách rất cởi mở với nội thương và ngoại thương, phát triển sản xuất hàng hóa, thông thương thị trường nội địa với nước ngoài. Sản phẩm gốm hoa lam của nhà Mạc ở Bát Tràng, ở Nam Sách độc đáo, tinh xảo, xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực. Về văn hóa, nhà Mạc luôn chú trọng chính sách thi cử, đào tạo nhân tài cho đất nước (kể cả đối với phụ nữ), cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội. Để ghi nhớ công ơn của họ Mạc cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử vương triều Mạc một thời, năm 2009, Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng tại làng Cổ Trai. Theo đó, đánh giá đúng vị thế của Vương triều Mạc và Dương Kinh, Bộ Văn hóa và Thể thao quyết định xếp hạng di tích, công nhận “Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng là Di tích Lịch sử, Văn hóa Quốc gia” vào năm 2004. Khu tưởng niệm Vương triều Mạc mang phong cách nghệ thuật khá tiêu biểu và độc đáo cho một triều đại phong kiến Việt Nam. Điểm chung dễ nhận thấy trong kiến trúc khu di tích là kiến trúc gỗ, gồm nhà chính Điện, nhà tả Vu, Hữu Vu, cổng lớn, hình tượng Nghê, Lân, Rồng được trang trí khá tinh xảo, sử dụng chất liệu đá nguyên khối. Mặc dù hầu hết các tượng không còn nhiều kiến trúc gỗ như xưa nhưng cái cốt lõi bên trong không hề thay đổi. Tượng thờ làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, đơn giản với những nét mềm mại nhưng rất khỏe khoắn tạo nên sự trang nghiêm. Nghệ thuật bia đá cũng vô cùng độc đáo như tấm bia ở chùa Trà Phương.Tượng rồng lớn của tòa Chính Điện được làm bằng đá xanh nguyên khối, thân cong đều. Tượng rồng mang dáng dấp mềm mại của rồng thời Lý. Khu chính điện của Từ đường gồm tiền điện (7 gian), thiêu hương (ống muống), hậu cung (5 gian). Tiếp đến là cầu qua hồ bán nguyệt vào Ngũ tiền môn được xem là "cánh cửa" của vương triều Mạc. Ngũ tiền môn gồm có nghi môn ngoại và nghi môn nội với cấu trúc 4 trụ, 3 gian, 2 tầng, 4 mái tạo nên một không gian linh thiêng, trang trọng. Hai tòa nhà giải vũ thuộc khu tưởng niệm nằm song song đối diện với nhau, đây là nơi du khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, sắp lễ trước lúc vào dâng hương ở chính điện. Theo quan niệm phương Đông, nhà giải vũ còn là nơi che mưa, che nắng cho con người, ý nói đến sự che chở của dòng tộc họ Mạc đối với các thế hệ con cháu và du khách. Trang trí trên các áo tượng, trên các bệ tượng vô số các biến thể Rồng, Nghê, Sấu, Rùa và các đề tài khác như hình mặt trời, bầu rượu, mặt nguyệt… Các hình tượng đó được trang trí trên gạch đá, thành bậc nhưng nhiều nhất là trên bia và tượng thờ. Trong chính điện có rất nhiều đồ thờ, cổ vật. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa một cột, con chim hạc quen thuộc trong ca dao đến chiếc đại hồng chung nặng 1.527kg, chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi. Tất cả đều được đặt trang trọng trong chính điện. Đặc biệt là thanh Đinh Nam Đao, là thanh đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận và "bách chiến bách thắng". Đến nay tuổi đời của bảo vật này là 500 năm tuổi.Ngày 15/01/2020, thanh Định Nam Đao đã được Thủ tướng Chính phủ công nhân là bảo vật Quốc gia và được đưa về khu di tích Vương triều Mạc. Bên cạnh những giá trị lịch sử và lối kiến trúc độc đáo nơi đây, Khu tưởng niệm Vương triều Mạc mang giá trị nhân văn to lớn nhằm giáo dục thế hệ trẻ lòng tự tôn dân tộc. Hàng năm, vào dịp đầu năm mới, Lễ hội Khai bút đầu xuân được trang trọng tổ chức tại nơi đây. Tham dự Lễ hội có Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng, Ban liên lạc họ Mạc thành phố Hà Nội, Hội đồng gia tộc Cổ Trai cùng con cháu các chi họ Mạc, gốc Mạc trong thành phố và hàng ngàn du khách trong nước, quốc tế cùng hàng nghìn các em học sinh giỏi của các trường điểm thành phố, nhằm tưởng nhớ, tri ân các Tiên đế Vương triều nhà Mạc, đồng thời giáo dục lòng hiếu học đối với thế hệ trẻ. Qua đó bồi đắp kiến thức lịch sử, ý thức giữ gìn và phát huy nét văn hóa lịch sử ngàn đời và giáo dục truyền thống yêu nước cho con cháu hôm nay. Nguồn: Cổng Thông Tin Đối Ngoại Đa Ngôn Ngữ Thành Phố Hải Phòng

Hải Phòng 2080 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền An Lư

Đền An Lư, thuộc xã An Lư huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng thờ danh y Tuệ Tĩnh. Đền nằm trên dải sa bồi của hệ thống sông Cấm, chảy qua thềm đất cổ Thuỷ Nguyên, nơi có sự khai phá đất đai, tạo dựng xóm làng của dân cư làm nông nghiệp lúa nước và chài lưới từ rất sớm. Sử liệu cũ thu thập tại đại phương cho thấy: vào thời Trần Duệ Tông(1370-1377), cụ tổ họ Phạm tên Viết Trinh, vốn là thương gia, dẫn 5 người thuộc các họ: Bùi, Nguyễn, Vũ, Hoàng đi qua vùng đất phía Đông huyện Thuỷ Đường(tên gọi cũ của Thuỷ Nguyên ngày nay), nhận thấy đất đai nơi đây rộng rãi nhưng dân cư còn rất thưa thớt. Họ liền bàn bạc, đồng lòng cam kết lập thành khu vực mới để ở. Sau đó, từ quê nhà cũ ở Cẩm Giàng, có nhiều người tiếp tục theo đến khai phá đất đai, lập xóm, dựng làng ngày thêm đông đúc. Gia phả của các dòng họ chuyển cư này được các thế hệ con cháu lưu truyền, suy tôn cụ tổ Phạm Viết Trinh là người có công đầu trong việc thăm dò, tổ chức khai phá đất đai lập lên làng xóm An Lư ngày nay. Chuyển dân cư xuống vùng đất xóm ven sông Cấm được 7 năm, dân làng liên tiếp có nhiều người bị dịch bệnh, đau ốm liên miên, lòng hoang mang, định trở về nơi cũ làm ăn, sinh sống. Khi bình tâm nhớ lại quê nhà, có môn thuốc bằng cây cỏ đem sao vàng, hạ thổ, rồi sắc uống. Bài thuốc hay do chính vị đại danh y Tuệ Tĩnh truiyền lại, mọi người bảo nhau làm theo lời dặn, quả nhiên dịch bệnh bị đẩy lùi, dân cư được yên ổn. Năm đó, tại khu vực đồng Sim, dân làng lập ngôi đền nhỏ để thờ danh y, lại đặt chữ cho làng là An Lư có nghĩa là làng yên ổn, tên nôm là Xưa. Lập lại chợ Xưa, dựng thêm cây cầu 7 nhịp bắc bằng gỗ lim cho dân đi lại qua ngòi nước chảy ra sông Cấm để gợi nhớ hình ảnh quê hương cũ. Trước đây, tại mảnh đất An Lư còn có nhiều công trình di tích khác như miếu Hổ, bến Bút, đình Chung được dân làng nhiều lần tổ chức nghi lễ liên quan đến việc tuyên ruyền, phổ biến phương pháp chữa bệnh bằng cỏ cây, thảo dược, lưu truyền những bài thuốc hay của vị đại danh y Tuệ Tĩnh.Trải qua thời gian, chiến tranh, thiên nhiên khắc nghiệt đã huỷ hoại hoàn toàn những di tích ban đầu của làng tôn thờ danh y Tuệ Tĩnh. Đầu năm 1948, dân làng An Lư đã rước thành hoàng đại danh y Tuệ Tĩnh về phối thờ tại ngôi đền An Bạch, là nơi dân làng tôn thờ vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và các con trai tại vị trí di tích hiện nay. Pho tượng đại danh y Tuệ Tĩnh được các nghệ nhân dân gian tạo tác bởi bàn tay điêu nghệ, giàu tính nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Tượng tạo gần bằng người thật theo lối tượng tròn, trang trọng trong sắc phục quan văn cuối thế kỷ XIX. Lễ hội làng An Lư hàng năm diễn ra từ ngày 11/11 Âm lịch. Tuỳ theo điều kiện mà lễ hội có thể kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày. Điều đặc biệt cho cả huyện Thuỷ Nguyên và riêng làng An Lư là ngoài lễ hội tưởng niệm đại danh y diễn ra tại ngôi đền thờ ông, còn bảo lưu truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc địa phươngnhư: họp phiên chợ Xưa vào sáng mùng 1 tết Nguyên Đán, có đủ các sản vật địa phương và nhiều miền quê trù phú khác. Tại đây, nhân dân mùa xuân mới người ta gặp gỡ, chúc tụng nhau những điều tốt lành, hy vọng một năm mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong suốt cả một năm. Đền An Lư được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1990. Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 1778 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền Phú Xá

Đền Phú Xá(phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, danh tướng thời Trần có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, thế kỷ XIII. Khi mất được nhân dân tôn gọi là “ Thánh vương”. Truyền thuyết dân gian ở địa phương cho biết: nơi đây, Trần Quốc Tuấn đã thiết lập nhiều kho lương thực, chuẩn bị cho chiến dịch Bạch Đằng năm 1288, đồng thời diễn ra cuộc khao thưởng quân sĩ có công trước khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp. Tại vị trí ngôi đền cổ kính hôm nay, nhân dân còn tôn thờ người phụ nữ địa phương có tên Bùi Thị Từ Nhiên, người giữ trọng trách chăm lo quân lương, cung cấp hậu cần cho quân đội nhà Trần thuở ấy. Truyền ngôn ở đây còn kể rằng, giặc tan, bà Bùi Thị Từ Nhiên lại cùng dân làng chăm lo sản xuất, xây dựng xóm làng. Hậu quả của cơn hồng thuỷ năm Canh Thân(1320), làng quê bị tàn phá, người dân phải bỏ đi nơi khác làm ăn sinh sống. Khi nước rút, dân làng trở về, bắt tay khôi phục xóm thôn. Bà Bùi Thị Từ Nhiên vận động nhân dân sửa lại ngôi đền thờ Trần Quốc Tuấn. Làng Phú Xá ban đầu gọi là Phú Lương, thời Tự Đức(1848-1882) do tránh tên huý chồng bà Bùi Thị Từ Nhiên nên mới được đổi thành Phú Xá. Từ ngôi đền nhỏ làm bằng tre, tranh, nứa lá ban đầu, trải qua nhiều lần tu tạo, đền Phú Xá ngày nay đã trở thành một công trình kiến trúc bề thế kiểu nội công, ngoại quốc, nét trang trí nghệ thuật chạm khắc, đắp vẽ mang đậm dấu ấn phong cách thời Nguyễn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Theo truyền thống dân gian “ Tháng Tám giỗ cha” là 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm, dân làng sửa soạn lại đồ tế khí, nghi vệ Đức Thánh Trần và Bà Bùi Thị Từ Nhiên một cách trọng thể đón nhân dân khắp nơi về dự. Đền Phú Xá được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1990. Nguồn: Thành đoàn Hải Phòng

Hải Phòng 1769 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Điểm di tích nổi bật