Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích lịch sử

Lào Cai

Đền Cô Ba

Đền Cô Ba tọa lạc ở vị trí sơn thủy hữu tình, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra dòng suối Nhù trong xanh, thuộc thôn Làng Đền, xã Phú Nhuận. Ngày nay, ở xã Phú Nhuận vẫn tương truyền sự tích về cô Ba. Vùng đất Phú Nhuận xưa kia có nàng công chúa tên là Ba xinh đẹp tuyệt trần, lại hay giúp đỡ dân lành. Nàng rất thạo việc sông nước nên thường dạy nhân dân trong vùng cách đi lại trên sông nước và cách đánh bắt thủy sản ở sông, suối, vì thế mà nàng được nhân dân trong vùng hết sức yêu mến và kính trọng. Sau khi nàng công chúa mất, người dân lập đền thờ phụng. Đền Cô Ba là điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, gắn với đời sống tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc xã Phú Nhuận, đã tồn tại hàng trăm năm. Hàng năm, người dân xã Phú Nhuận và các địa phương lân cận thường đến dâng hương, chiêm bái, cầu bình an. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, đền Cô Ba đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân. Trong ngày đón nhận Bằng xếp hạng đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa tâm linh gắn với lễ hội thường niên vào ngày 7/7 âm lịch được tổ chức tại đền. Nhân dịp này, UBND huyện Bảo Thắng đã công bố chi tiết quy hoạch diện tích đền và kế hoạch phát triển khu di tích lịch sử đền Cô Ba trong thời gian tới. Đền Cô Ba là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, gắn với đời sống tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc xã Phú Nhuận. Nguồn: Báo Lào Cai

Lào Cai 125 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Tuyến đường đá cổ Pavie

Tuyến đường đá cổ Pavie có tuổi đời hơn 100 năm ở thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, đã được tỉnh Lào Cai xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Ngày 11/12, tin từ Sở Văn hóa - Thể thao Lào Cai cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành Quyết định số 3130/QĐ-UBND, xếp hạng đường đá cổ Pavie ở thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Theo quyết định này, khu vực bảo vệ đường đá cổ Pavie được xác định theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ khoa học di tích. UBND tỉnh Lào Cai giao Sở Văn hóa - Thể thao, UBND huyện Bát Xát xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, tu bổ và sử dụng di tích danh lam thắng cảnh đường đá cổ Pavie theo đúng quy định. Theo nhiều tài liệu và ghi chép, năm 1920, tuyến đường đá Pavie bắt đầu được xây dựng. Thống đốc Auguste Jean - Marie Pavie là người khảo sát và chỉ đạo xây dựng tuyến đường này để vận chuyển lương thực, nông sản giữa các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Bởi vậy, tuyến đường được gọi tên là Pavie. Sau 7 năm, con đường được hoàn thành với tổng chiều dài khoảng 100km, vượt đèo Gió thuộc dãy Nhìu Cồ San, kéo dài từ huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) tới thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu) ngày nay. Tuy nhiên, theo người dân bản địa, từ trước khi người Pháp làm đường, cha ông họ đã chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San bằng lối đi này và khai phá đến đất Lai Châu, người Pháp chỉ tiếp tục mượn tuyến đường của người Mông để vận chuyển. Tuyến đường đá cổ Pavie từng phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản, vũ khí… từ Lào Cai sang Lai Châu thời kỳ Pháp thuộc. Theo thời gian, mặc dù bị cỏ cây mọc che bớt lối đi nhưng tuyến đường đá vẫn còn rộng chừng 3m và kéo dài hơn 20km xuyên qua những địa hình phức tạp. Sau hơn 100 năm gần như bị lãng quên, con đường đá cổ gần đây đã được khám phá trở lại và trở thành một trong hành trình khám phá thiên nhiên kỳ vĩ không thể bỏ qua của du khách khi đến với Lào Cai. NGUỒN: CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM

Lào Cai 115 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Ngòi Bo

Đền Ngòi Bo nay thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Hướng trông ra ngã ba sông – nơi giao thủy của suối Ngòi Bo và sông Hồng, ngôi đền là nơi thờ phụng Tản Viên Sơn Thánh – một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt, “là vị thần linh thiêng bậc nhất của trời Nam”. Theo lời kể của các bậc lão niên, những người quê gốc miền xuôi trong thôn khi đến đây và gắn bó với vùng đất này đã dựng miếu, đền thờ phụng Đức Thánh Tản Viên – vị Thánh được tôn thờ ở khắp vùng trung du và châu thổ Bắc Bộ với niềm tin kiền thành vào sự phù hộ, che chở của Ngài. Sự tin tưởng ấy chính là bệ đỡ, là điểm tựa tinh thần của những người con xa quê trên bước đường tạo dựng cuộc sống ở miền đất mới, đồng thời là sự nhắc nhớ, sự duy trì ký ức về quê hương bản quán, về nguồn cội cha ông. Lễ hội đền Ngòi Bo diễn ra vào ngày 11 tháng Giêng hằng năm. Đền Ngòi Bo được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp Tỉnh năm 2016./. NGUỒN: BAN QUẢN LÝ DI TÍCH THÀNH PHỐ LÀO CAI

Lào Cai 126 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Quan

Đền Quan tọa lạc tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, là nơi ghi dấu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỷ XIII. Tương truyền, vị trí dựng đền chính là nơi đặt trại giam quân của quân đội nhà Trần trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại ấy. Theo dòng thời gian, với sự đan bện giữa ký ức lịch sử, những suy tưởng mang tính huyền thoại và những khát vọng hiện thế, ngôi đền trở thành nơi thờ vọng Quan Đệ nhị Giám sát – một hình tượng huyền thoại, vị thánh linh thiêng trong thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt. Theo các bản văn chầu: “Vốn xưa ông ở thiên đình Con vua Thượng Đế giáng mình dương gian Dù ai có lệnh kêu van Khấn ông Đệ nhị thọ khang yên lành Thiên tư chính trực thông minh Giáng đền giáng phủ anh linh muôn phần Chữ rằng Thánh giáng lưu ân Đa tài đa lộc thiên xuân thọ trường”. Tương truyền, ngày 11 tháng 11 âm lịch là ngày chính Tiệc của Ngài. Vào dịp này hằng năm, các thanh đồng, đạo quan, những người mến mộ tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ cùng nhân dân và du khách muôn nơi lại tìm về những nơi đền, phủ, điện thờ để kính dâng lên Ngài nén tâm hương, cầu mong sự che chở, phù trợ của Ngài. Đền Quan được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp Tỉnh năm 2015./. NGUỒN: BAN QUẢN LÝ DI TÍCH THÀNH PHỐ LÀO CAI

Lào Cai 136 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền đôi cô

Tọa lạc tại phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Đền Đôi Cô là nơi thờ phụng Đôi Cô Cam Đường – những vị nữ thần linh thiêng trong thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tương truyền, các Cô vốn “Quê nhà ở đất xưa Đình Bảng/ Dòng nối dòng buôn bán vải tơ”. Vùng Cam Đường (nay thuộc thành phố Lào Cai) chính là nơi các Cô sau khi hóa đã hiển linh “Độ người trên bộ dưới sông/ Thuận buồm xuôi gió thong dong đi về”. Tưởng nhớ công ơn của tiền nhân, người dân trong vùng đã dựng miếu, đền, đời nối đời hương khói phụng thờ. Hằng năm, cứ vào ngày 13 tháng 9 âm lịch, chính quyền và nhân dân địa phương lại thành kính tổ chức khánh tiệc để bày tỏ lòng biết ơn đến các Cô, đồng thời để tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, khẳng định tính dân tộc và nhân bản của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt, củng cố, làm bền chắc hơn nữa sự cố kết cộng đồng trên nền tảng sự chia sẻ niềm tin, ý thức hướng nguồn và lẽ đồng bào. Đền Đôi Cô Cam Đường được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp Tỉnh năm 2005./. NGUỒN: BAN QUẢN LÝ DI TÍCH THÀNH PHỐ LÀO CAI

Lào Cai 127 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Vạn Hòa

Tương truyền cách đây hơn 700 năm, khi quân phương Bắc xâm chiếm nước ta, nơi đầu tiên phải hứng chịu sự tàn phá, quấy nhiễu của quân xâm lược là phố Bảo Thắng, châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa (nay là phường Lào Cai, thành phố Lào Cai). Khi đó, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã nhận lệnh triều đình cùng binh sĩ theo đường thủy (dọc sông Hồng) lên chiến đấu, dẹp giặc phương Bắc, giữ yên bờ cõi. Để tưởng nhớ và đền đáp công ơn dẹp tan quân xâm lược, năm 1940, nhân dân xã Vạn Hòa đã lập lên Đình làng tại thôn Cánh Chín, thờ vọng Đức Thánh Trần và làm nơi hội họp của nhân dân. Đến năm 1947, cũng tại Đình làng Cánh Chín, bộ đội địa phương chọn làm sở Chỉ huy. Năm 1954, nơi đây lại tiếp tục được chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị quân dân chính Đảng đầu tiên của thị xã Lào Cai sau khi Lào Cai được giải phóng. Năm 1980, nhân dân trong vùng đã xây dựng riêng một gian miếu nhỏ để thờ vọng Đức Thánh Trần. Đến năm 2005, nơi đây đã được UBND thành phố Lào Cai quyết định tôn tạo nâng cấp đền Vạn Hòa. Bên cạnh ngôi đền là Nhà bia tưởng niệm ghi công ơn 49 liệt sĩ quê hương Vạn Hòa đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng và ngày 20/8 Âm lịch (ngày giỗ Đức Thánh Trần) nhân dân trong xã lại tổ chức lễ trọng tại đền Vạn Hòa để tưởng nhớ công lao người xưa. Đền Vạn Hòa ngày nay là một trong những di tích lịch sử văn hóa nằm trong quần thể di tích: Đền Thượng, đền Mẫu, đền Cấm, đền Đôi Cô, Khu căn cứ cách mạng Cam Đường, chùa Tân Bảo, chùa Cam Lộ. Nơi đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách trong chuỗi du lịch tâm linh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai. Mỗi năm đón hàng trăm lượt khách tham quan, chiêm bái, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của địa phương. Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn đó, việc xếp hạng đền Vạn Hòa là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đảm bảo an ninh, chính trị; giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân. Nguồn “Báo Lào Cai điện tử”

Lào Cai 122 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Cây đa di sản Việt Nam

Cây đa đền Thượng thuộc giống đa lông. Thời điểm được công nhận, cây được xếp vào cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam, với chu vi 44m, cao hơn 36m, có tuổi đời trên 300 năm. Đến nay, cây đã phát triển thêm rất nhiều rễ phụ và hàng nghìn rễ con bao bọc xung quanh. Rất khó phân biệt đâu là thân chính, đâu là rễ phụ, bởi theo thời gian, các rễ phụ đã phát triển, gắn chặt vào nhau thành cụm rễ khổng lồ không khác gì thân chính. Cùng với chế độ chăm sóc cây di sản theo quy định của Nhà nước, cây đa cổ thụ ở đền Thượng luôn được người dân bảo vệ. Mỗi năm cây ra rất nhiều rễ nhưng không ai bẻ cành, ngắt rễ hoặc trèo leo. Cây có nhiều tầm gửi, nhiều gốc phong lan bám chặt trên những cành cao, rễ lớn càng tô thêm vẻ đẹp cổ kính và tự nhiên. Thời điểm được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”, cây đa ở đền Thượng là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Cây sừng sững, hiên ngang, vươn cao ngay bên bờ sông Nậm Thi, cạnh đền Thượng - nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, người có công to lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi, non sông đất nước, trở thành niềm tự hào của người dân nơi mảnh đất biên cương - Lào Cai. Nguồn “Báo Lào Cai điện tử”

Lào Cai 120 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Động Tiên Cảnh

Theo khảo sát của Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm (Bảo tàng tỉnh Lào Cai), động Tiên Cảnh có tổng chiều dài 158m, đường đi lại còn khá khó khăn do chưa được đầu tư, tôn tạo. Động có 3 khu vực hội tụ những nét riêng biệt, không lẫn nhau về hình nhũ và cảnh sắc mà tự nhiên kiến tạo, tạo thành điểm hấp dẫn du khách ưa loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá. Cửa động Tiên Cảnh có dạng hố sụt tự nhiên được che chắn bởi một mái đá rộng, chắc chắn. Mái cửa động có nhiều hình thù mà tự nhiên tạo tác thành, như hình con bọ, răng khủng long, mũi kiếm nhọn dày đặc theo hình răng lược. Ở khu vực này, các khối nhũ đá kết lại nối tiếp nhau từ vòm xuống dưới như những mái tóc dài miên man, phía trái vách động nhũ rất sáng, rủ xuống như bức rèm, ở đó rễ cây đan dày xen lấn lớp nhũ mịn màng tựa bức tranh sơn mài sống động. Về tổng thể, mái cửa động giống như hàm của con rồng đang mở rộng, ngáp dài sau bao thế kỷ nằm ngủ yên giữa thiên nhiên hùng vỹ. Bước qua cửa động sẽ đến động Sơn Trang với vòng động màu nâu, nền động thoải cùng vân đá như những thửa ruộng bậc thang của vùng núi cao thu nhỏ, đây là khu vực tập trung nhiều nhũ đá nhất, tạo thành sơn lâm hùng vỹ. Ngồi trên tảng đá lớn nhất được tự nhiên sắp đặt giữa động, ngắm toàn cảnh nhũ đá giống như lâu đài tráng lệ của châu Âu; nhiều khối nhũ tựa như khối pha lê khổng lồ, phát ra ánh sáng huyền ảo mỗi khi có tia sáng chiếu vào. Đây là điểm dừng chân đầu tiên để ngắm nhìn những gì tráng lệ, kiều diễm nhất của động Sơn Trang. Đứng ở mỗi góc nhìn khác nhau, mỗi người đắm chìm vào những cảm xúc của riêng mình, nhưng có một điểm chung không thể phủ nhận đó chính là thấy được vẻ tuyệt mỹ của thắng cảnh này. Khu vực tiếp theo bị thu hẹp, lối đi nhỏ với nhiều nhũ đá mọc từ dưới đất lên, như dải san hô, khiến người ta có cảm giác đang ở dưới lòng đại dương bao la, nên được người địa phương đặt tên là Thủy Cung. Trên rặng san hô, nhũ đá được khéo léo tạo hình bức tượng mẹ bồng con trước ngực, ở phía dưới có 3 cột đá nối liền thông đến đỉnh động giống như trụ cổng trước khi vào thủy cung, cánh cổng tự nhiên mở ra cả một tòa thiên nhiên kỳ vỹ, đặc sắc. Đi hết Thủy Cung là đến đáy động với nền rộng, bằng phẳng, nơi đây hội tụ rất nhiều nhũ đá buông dài từ trần đến tận đáy động. Vách động được kiến tạo bởi lớp đá chắc chắn phủ lớp bột đất màu nâu đậm. Chính lớp đất phủ ấy khiến động không tạo ra tiếng vang dội đối với âm thanh. Tại khu vực này có các khối nhũ mọc lên từ nền động tạo thành chiếc bàn trà với 3 nhũ đá trồi xung quanh giống như con người đang thưởng thức trà chiều. Tất cả tạo nên một bức tranh lấp lánh, nhất là khi có ánh sáng chiếu vào... Với những giá trị về lịch sử, thẩm mỹ, kinh tế du lịch, khoa học và quốc phòng, an ninh, tháng 10/2019, danh thắng động Tiên Cảnh đã được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng là di tích danh lam, thắng cảnh cấp tỉnh. Rồi mai đây, khi được quan tâm đầu tư, động Tiên Cảnh có thể trở thành điểm du lịch hấp dẫn, mang đặc trưng của Xuân Thượng nói riêng và Bảo Yên nói chung. Qua đó phát huy hiệu quả những giá trị về thiên nhiên, văn hóa, con người, giúp người dân xã Xuân Thượng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. NGUỒN: Báo Lào Cai điện tử

Lào Cai 139 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Làng Lúc

Di tích lịch sử - văn hóa đền Làng Lúc tọa lạc tại bản Lúc, xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên). Đền được xây dựng để tỏ lòng tôn kính của đồng bào các dân tộc nơi đây đối với 3 vị tướng của quan Hoàng Bảy. Các ông đã có công đánh đuổi giặc phương Bắc, khai ấp lập làng, dạy Nhân dân phát triển kinh tế, cung cấp quân lương cho tướng Nguyễn Hoàng Bảy đánh giặc vào cuối thời Lê (thế kỷ XVII). Sử sách còn ghi lại, bấy giờ, khắp vùng Quy Hóa thuộc châu Thủy Vĩ, châu Văn Bàn (khu vực Bảo Hà ngày nay) luôn bị giặc phương Bắc xâm chiếm, cướp phá, giết hại người dân vô tội. Nhận thấy tình hình ngày càng cấp bách, triều nhà Lê, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) cử viên tướng thứ Bảy họ Nguyễn lên trấn thủ Quy Hóa. Danh tướng họ Nguyễn đưa quân tiến đánh dọc sông Hồng, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng căn cứ Bảo Hà vững chắc, chờ thời cơ đánh đuổi giặc xâm lược. Trong số quân lính của danh tướng họ Nguyễn, có 3 anh em họ Hoàng nhiều lần góp công đánh đuổi quân xâm lăng, đã xin lệnh tướng được đi tìm vùng đất mới để đưa dân tới khai hoang, lập bản, làm nơi luyện tập binh sĩ và tăng gia, sản xuất, cung cấp lương thực cho nghĩa quân. 3 anh em họ Hoàng chọn địa điểm tại bản Lúc rồi chiêu mộ đồng bào dân tộc Tày, Dao các vùng lân cận về đây lập bản. Sau một thời gian, các ông cùng dân bản khai phá được 4 cánh đồng lớn, đặt tên là Cốc Tràm, Tàng Luông, Nà Kê, Cốc Tún. 3 ông dạy dân cấy lúa nước, trồng ngô, sản xuất lương thực phục vụ đời sống hằng ngày và chi viện cho đoàn quân của tướng Nguyễn Hoàng Bảy thêm hùng mạnh. Những đóng góp to lớn của 3 anh em họ Hoàng đã nhận được sự tôn kính, niềm tin của đồng bào các dân tộc nơi đây. Sau khi mất, các ông được người dân tôn làm thành hoàng làng, lập miếu thờ ở chính giữa làng Lúc. Nhìn từ ngoài vào, ngôi đền trang nghiêm gồm 3 gian thờ lần lượt là: Cung thờ Ban công đồng; cung thờ tướng Hoàng Bảy; cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Từng chi tiết trong ngôi đền đều được chạm khắc tinh tế, tạo vẻ uy linh. NGUỒN: Báo Lào Cai điện tử

Lào Cai 111 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đình làng Già Hạ - Việt Tiến

Công trình đình làng Già Hạ được phục dựng theo đúng nguyên mẫu đình làng xưa và dựa trên những mô tả của các cụ cao niên, nhân chứng hiện đang sinh sống trên địa bàn xã. Tổng diện tích khu di tích gần 300 m2, diện tích xây dựng đình làng gần 100 m2. Tổng mức đầu tư trên 500 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 410 triệu đồng, Nhân dân đóng góp trên 100 triệu đồng gồm tiền mặt và ngày công lao động. Theo các tư liệu lịch sử, vào tháng 11 năm 1947, Tỉnh ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Lào Cai chủ trương cùng Nhân dân tản cư về Lục Yên tỉnh Yên Bái, ở xã Hùng Việt (là xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên ngày nay). Tại đình làng Già Hạ, Tỉnh uỷ Lào Cai đã tổ chức hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh bàn về hương hướng kháng chiến, xây dựng lực lượng trong khu căn cứ, củng cố chi bộ nông thôn và bàn về việc mở chiến dịch biên giới, chiến dịch Lê Hồng Phong tiến tới giải phóng Lào Cai. Không chỉ là căn cứ cách mạng, đình làng xưa còn là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ của Nhân dân trong vùng. Do vậy, việc phục dựng và đầu tư xây dựng lại đình làng Già Hạ là niềm mong mỏi của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương. NGUỒN: ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH LÀO CAI

Lào Cai 169 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Pịt - Lương Sơn

Từ lâu, trong đời sống tâm linh của đồng bào Tày, ngôi đền là chốn linh thiêng thờ phụng Vua Hùng, nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Sự độc đáo của ngôi đền chính là sự giao thoa văn hóa, tín ngưỡng giữa miền xuôi và miền ngược, kết tinh những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là đền Pịt thuộc bản Tày Pịt, xã Lương Sơn (Bảo Yên - Lào Cai). Sau khi cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Hoa thất bại, nhiều tàn quân đã chạy dạt sang Việt Nam. Trong đó, nhóm tàn quân do Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu đã kéo về Lục Yên và thành lập quân Cờ Đen. Để nuôi sống tàn quân, chúng ra lệnh cho các chức dịch địa phương phải nộp lương thực, thực phẩm, bắt thanh niên trai tráng xung vào đội quân của chúng. Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Đến năm 1872, giặc Cờ Vàng do Hoàng Sùng Anh cầm đầu kéo từ Vân Nam sang Lào Cai. Một cuộc chiến khốc liệt giữa quân Cờ Đen và quân Cờ Vàng đã khiến nhân dân trong vùng rơi vào cảnh vô cùng bi thảm. Giặc cỏ vùng biên giới chưa yên thì năm 1885, thực dân Pháp đánh các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ đó trở đi, dân tộc ta rơi vào cảnh lầm than, nước mất nhà tan, nhân dân vô tội chịu nhiều tầng áp bức bóc lột. Dưới nhiều tầng áp bức bóc lột kéo dài từ những năm cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đời sống nhân dân các dân tộc ở Lương Sơn vô vùng tăm tối. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người cần một điểm tựa về tâm linh. Sau nhiều lần nhờ các vị cao nhân kiếm tìm thì những người có uy tín trong cộng đồng người Tày ở Bản Pịt đã quyết định rước chân nhang thờ vua Hùng Vương ở Bạch Hạc, Phú Thọ về thờ tại đền. Từ khi rước chân nhang thờ các Vua Hùng về thờ, đời sống người dân thôn Pịt, xã Lương Sơn đã được nâng đỡ, động viên về mặt tinh thần. Việc thờ cúng Vua Hùng cùng với sơn thần, thổ địa của làng được duy trì suốt từ thời gian đó cho đến ngày nay. Đền Pịt tọa lạc trên mảnh đất rộng trên 4000m2, vị trí thoáng, phía trước là 2 bậc sân rộng khoảng 300m2, nền của di tích cao hơn mặt sân 50cm, cây cối và những thửa ruộng bậc thang bao quanh tạo nên khung cảnh hữu tình. Hiện nay đền Pịt là ngôi nhà gỗ 1 gian chính giữa và 2 chái được làm bằng gỗ, vật liệu còn rất tốt, yếu tố kỹ thuật đạt thẩm mỹ cơ bản. Đền hướng chính Đông. Trong đền có một bát hương cổ, toàn bộ nền đá, vết tích dựng đền vẫn còn. Nhiều năm trước đây, đến ngày hội của đền vào tháng Giêng, các chị em phụ nữ thường làm một mâm quả còn, én. Kết thúc phần nghi lễ cúng và thụ lộc, các cụ đến một mảnh ruộng để ném còn vòng, chơi én, đánh quay... Tất cả mọi người nam nữ, già trẻ đều nô nức, phấn khởi, tinh thần thăng hoa chuẩn bị một năm mới với nhiều hân hoan. Các quả còn, khi chơi xong sẽ được giữ tại gia đình nhà thầy cúng đến năm sau, khi làm cái mới, mới hóa cái cũ. Với những giá trị nhiều mặt, đền Pịt đã được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đền Pịt xã Lương Sơn là địa chỉ tâm linh, không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc nơi đây. Đặc biệt, ngôi đền gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngôi đền là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Tày - Việt. Đền Pịt là điểm nhấn tâm linh trong lộ trình phát triển du lịch tâm linh của địa phương. NGUỒN: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai 184 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Hai Cô - Kim Sơn

Đến Bảo Yên, du khách đi theo đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường Sắt Hà Nội - Lào Cai, hoặc Quốc lộ 70, Quốc lộ 279, giao thông thuận tiện đưa du khách đến với Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đền Bảo Hà, thờ danh Tướng Hoàng Bảy, ngôi Đền linh thiêng nổi tiếng cả nước; Đền Cô Tân An, di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, nằm bên kia Sông Hồng đối diện với Đền Bảo Hà thờ Cô Bé Thượng Ngàn (Nguyễn Hoàng Bà Xa) người có công cùng cha là “ Thần Vệ quốc Hoàng Bảy” đánh giặc, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Cũng từ đây, du khách đến với xã Kim Sơn, một vùng quê yên bình, trù phú bên dòng Sông Hồng đỏ nặng phù sa, nơi đây có ngôi Đền Hai Cô tọa lạc trên đồi cao soi bóng xuống Dòng Sông, một phong cảnh “ Sơn thủy, hữu tình”. Sau một thời gian được các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học tìm hiểu về lịch sử thời Nhà Trần, có hai cô gái theo quan quân Nhà Trần đánh giặc Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII, đã anh dũng hy sinh tại mảnh đất Bãi Liềm, nay là thôn Quang Kim, xã Kim Sơn, Bảo Yên. Ngày 28/12/2018, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 4349/QĐ-UBND về việc xếp hạng Di tích Đền Hai Cô là di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh. Sự tích Đền Hai Cô được các nhà Sử học ghi lại: Theo lời kể của những người cao niên ở thôn Kim Quang và các hiện vật còn sót lại của ngôi đền cho thấy; Đền Hai Cô đã có lịch sử cách đây hơn trăm năm tuổi với nhiều lớp trầm tích dân gian được lưu truyền về nhân vật được thờ trong đền. Sự tích về nhân vật được thờ và lịch sử ngôi Đền chỉ được lưu truyền từ đời này sang đời khác, qua những câu chuyện kể được truyền miệng trong dân gian và cho đến nay chỉ một vài người già còn nhớ được. Bà Lê Thị Nhàng - thủ nhang đền Hai Cô cho biết: Vào những năm 1965 trong làng Bãi Liềm còn 4 hộ người Dao Họ sinh sống, bà được nghe những người Dao lớn tuổi kể lại về nhân vật được thờ trong ngôi đền là Hai Cô đã có công với vùng đất này trong kháng chiến chống quân Nguyên – Mông vào thời Nhà Trần. Truyền thuyết kể lại: Trong một trận chiến đấu với quân Nguyên - Mông (thế kỷ XIII) có hai cô gái đi theo quân nhà Trần canh gác trên một cái chòi cao tại Bãi Liềm làm nhiệm vụ đốt lửa báo hiệu khi quân địch tới. Trong trận chiến này, thế giặc rất mạnh tiến công như vũ bão, chòi canh của Hai Cô gái bị quân giặc bao vây 4 phía. Biết không thể thoát khỏi vòng vây và quyết không để rơi vào tay quân giặc Hai Cô đã tự châm lửa đốt chòi canh tự sát. Sau khi hai Cô thác đã hiển linh ở khu vực Bãi Liềm. Linh hồn Hai Cô đã nhiều lần hiển linh phù trợ cho quân lính nhà Trần thời bấy giờ đánh thắng trong nhiều trận chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược. Chính vì vậy, uy danh và sự linh thiêng của Hai Cô đã nổi tiếng khắp xa gần. Để tưởng nhớ sự hy sinh của Hai Cô, nhân dân nơi đây đã lập Đền thờ phụng và thường gọi là “Đền Hai Cô”, ngôi Đền thờ Hai Cô gái đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu chống quân Nguyên - Mông bảo vệ bờ cõi vùng đất của người dân Kim Sơn nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Ngày nay, người dân nơi đây thường tâm niệm: Hai Cô thường xuyên hiển linh phù hộ, độ trì cho thuyền bè qua lại trên sông Hồng được xuôi chèo mát mái. Mùng 1, ngày Rằm, đầu xuân người dân lại đến dâng hương, hoa Đền Cô, cầu cho “ tai qua, nạn khỏi, mọi người mạnh khỏe, gia đình ấm êm, mùa màng tươi tốt…” Đền Hai Cô thuộc thôn Kim Quang, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Nơi đây người dân vẫn gọi là bãi Liềm, một mỏm đất nhô ra sông Hồng được bao bọc bởi những cây to quanh năm xanh tươi, rợp bóng. Đền Hai Cô tọa lạc trên đồi cao, không tiếp giáp với nhà dân, hai phía tả ngạn tiếp giáp với Sông Hồng, phía sau Đền tiếp giáp với đường tỉnh lộ 161. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh và truyền thống“uống nước, nhớ nguồn’ của nhân dân địa phương và du khách thập phương; hiện nay, UBND huyện Bảo Yên đang quy hoạch mở rộng quỹ đất, tôn tạo khuôn viên ngôi Đền, để nhân dân và Chính quyền địa phương thuận tiện trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Hai Cô./. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI

Lào Cai 160 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Long Khánh

Di tích lịch sử văn hóa đền Long Khánh, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ hội đền Long Khánh có hai phần, trong phần lễ, các đại biểu, người dân và du khách đã tham gia phần rước kiệu và dâng hương theo phong tục, văn hóa người dân tộc Nùng (dân tộc chiếm đa số tại đây), cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc. Ở phần hội, người dân địa phương và du khách được trải nghiệm các trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt bắt vịt, thi nấu cơm, làm bánh, múa hát văn nghệ... những tiết mục, trò chơi mang đậm bản sắc của người dân nơi đây. Theo sử sách ghi lại, cuối thế kỷ 19, châu Lục Yên bị loạn binh cờ đen từ phía bắc nổi lên xâm chiếm, vơ vét của cải, giết hại dân lành, đốt phá nhà cửa. Không chịu khuất phục trước cảnh lầm than, quan Tri châu Lục Yên bấy giờ là Tăng Hán Bảo, ông là thầy Tạo, người dân tộc Nùng rất có uy tín đã tập hợp đông đảo người dân trong vùng cùng dòng tộc đứng dậy khởi nghĩa. Nhằm tưởng nhớ công lao của vị anh hùng Tăng Hán Bảo hy sinh quả cảm, anh dũng, Chánh tổng địa phương đã tấu trình lên vua Khải Định (Triều nhà Nguyễn) xin ân chuẩn cho thờ phụng trong toàn vùng vào ngày mùng 2 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội chính của đền Long Khánh vào ngày 10 tháng Bảy (âm lịch) hàng năm đã thu hút nhiều người dân địa phương và du khách mọi nơi về chiêm bái cầu phúc, cầu lộc, cầu tài. Năm 2018, Di tích lịch sử văn hóa đ NGUỒN: TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Lào Cai 195 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Nghĩa Đô

Theo sử sách ghi lại: Nghĩa Đô xưa là một thung lũng rộng lớn, đất rừng trù phú, được bao quanh bởi suối, tạo nên phong cảnh trùng điệp yên bình. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nơi đây có tên gọi là “Mường Khuông”, sau đổi tên là “Mường Nghĩa Đô” gắn với sự kiện hình thành đền Nghĩa Đô vào ngày 14 tháng 7 năm Canh Tuất, năm Tự Đức thứ ba (1850). Tên Nghĩa Đô gắn với vùng đất này từ đó. Tại đây, anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật (các chúa Bầu) cùng một số tướng công họ Vũ và tướng lĩnh trong vùng đã cho xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ thành Nghị Lang từ xa; tổ chức khai khẩn phục vụ sản xuất quân lương tại chỗ, mở mang, phát triển vùng đất này. Đặc biệt, các chúa Bầu cho phép quân binh người miền xuôi hòa nhập với người bản địa làm thế đồn trú lâu bền trên miền biên ải. Đền Nghĩa Đô được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ năm 2016. Năm 2018, đền được tôn tạo, trùng tu; đến năm 2019 khánh thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân trong vùng và du khách thập phương. Lễ hội đền Nghĩa Đô được tổ chức thường niên vào ngày 14/7 (âm lịch) nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các chúa Bầu cách đây hàng trăm năm đã bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân, mở mang phát triển vùng đất này. Báo Lào Cai điện tử

Lào Cai 176 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đồn Phố Ràng

(ĐCSVN) – Di tích Lịch sử Quốc gia đồn Phố Ràng ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai) là chứng tích đặc biệt, nơi khắc ghi chiến thắng lịch sử hào hùng, oanh liệt của thế hệ cha ông 73 năm về trước (26/6/1949 – 26/6/2022).​ Theo Lịch sử đảng bộ huyện Bảo Yên (Lào Cai), đồn Phố Ràng được xây dựng trên cao điểm 442, diện tích rộng gần 1 ha; đây là một vị trí chiến lược, có thể khống chế toàn bộ khu vực lòng chảo thị trấn Phố Ràng và các khu vực lân cận. Thế đồn gần như 3 mặt là sông, ở vị trí đồn có thể bao quát, theo dõi toàn bộ các hoạt động ở sông và hai bên bờ. Pháp cho xây dựng một hệ thống công sự vững chắc với nhiều lô cốt, giao thông hào, hàng rào tre vót nhọn ken dày đặc quanh cứ điểm, mìn, vật cản và ụ súng được bố trí xung quanh đồn. Địch còn bố trí 2 trung đội Âu - Phi, 1 đội lính khố đỏ, 1 trung đội lính dù, 1 trung đội lính dõng, các loại vũ khí sẵn sàng đánh trả và cản bước tiến của các nhánh quân ta lên giải phóng vùng Tây Bắc. Ngày 19/5/1949, chiến dịch sông Thao mở màn, quân ta đã diệt 2 vị trí là Đại Bục và Đại Phác (huyện Trấn Yên, Yên Bái) thuộc phân khu Nghĩa Lộ, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở hữu ngạn sông Hồng thuộc tỉnh Yên Bái. Thừa thắng ta đánh tiểu khu Phố Ràng là cứ điểm xung yếu, căn cứ đầu não của địch và cũng là sở chỉ huy của tiểu khu. 18 giờ ngày 24/6/1949, pháo binh của ta bắt đầu bắn vào đồn địch, áp chế các ụ súng. Sau hơn 40 giờ chiến đấu liên tục với khí thế mãnh liệt, kiên cường, dũng cảm, đúng 08 giờ ngày 26/6/1949, quân ta đã làm chủ trận địa, hạ được đồn, bắt sống được tên quan Ba chỉ huy đồn, tiêu diệt hơn một đại đội địch. Đồn Phố Ràng bị hạ, một bộ phận quân địch rút chạy theo 2 hướng về Nghĩa Đô và Lào Cai. Sở chỉ huy Phố Ràng bị tiêu diệt đã làm rung chuyển tuyến phòng thủ của địch từ Phố Lu đến Nghĩa Đô, làm cho địch tổn thất, hoang mang và lo sợ. Chiến thắng đồn Phố Ràng đã phá vỡ một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ Bảo Hà - Phố Ràng - Nghĩa Đô - Yên Bình, thúc đẩy sự tan rã của địch, tạo tiền đề cho bộ đội chủ lực tiến vào giải phóng Phố Lu và tiến đánh đồn Nghĩa Đô, góp phần quan trọng đưa chiến dịch Sông Thao đến toàn thắng, đập tan tuyến phòng thủ trọng yếu của địch, giải phóng trên 600 km2 và hàng chục vạn nhân dân các dân tộc Tây Bắc thoát khỏi ách kìm kẹp của địch. Trận đồn Phố Ràng là chiến thắng hào hùng, oanh liệt đã được ghi vào trang sử vẻ vang của đất nước ta. Ngày 11/06/1999 di tích đồn Phố Ràng được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao – Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, theo Quyết định số 38/QĐ-BVHTT. NGUỒN: Cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Lào Cai 164 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Động Hàm Rồng

Động Hàm Rồng nằm ngay dưới chân núi Hàm Rồng thôn Na Bủ xã Tung Chung Phố huyện Mường Khương,Thành Phố Lào Cai (nay thuộc thị trấn Mường Khương) cách trung tâm huyện gần 2km. Đây là một hang động lớn nằm trong lòng núi đá vôi. Sở dĩ có tên là Hàm Rồng vì theo truyền thuyết và những câu truyện dân gian thì trong động có một con rồng rất to thường hay xuất hiện khi thời tiết thay đổi. Vì vậy người dân địa phương đặt tên cho hang động đó là động Hàm Rồng. Đến động Hàm Rồng du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí giữa một vùng núi rừng bao la rộng lớn. Đường đi tới động Hàm Rồng khá thuận lợi, du khách men theo dòng suối Tùng Lâu vào cửa chính vào động. Dòng suối này quanh năm uốn mình trên từng khe núi, đi qua hang động tạo thành dòng thác “Páo Tủng” – một thắng cảnh tuyệt diệu của cả vùng Mường Khương. Quần thể hang động Hàm Rồng bao gồm 2 hang chính nối liền nhau với tổng chiều dài khoảng 750m. Cửa động Hàm Rồng với chiều rộng hơn 6m, vòm hang cao 5m nên thuận tiện cho du khách vào tham quan. Trong lòng hang động phân chia chia thành nhiều ngách nhỏ nối liền với nhau, vào sâu khoảng 10m là tới những nhũ đá đơn lẻ màu tối, đi tiếp lên qua lỗ thông nhỏ - nơi đón nhận ánh sáng tự nhiên chiếu sâu vào hang với các hình thù kỳ lạ đó là: hình nhũ đá bám trên vách đá với những hang vòm trông mềm mại tựa như giàn bầu tiên đang leo, đi sâu xuống lồng hang du khách sẽ nhận thấy những hình thù giống như hình con dê đang ăn cỏ, hình con chim đang bay, chúng hòa quyện với cảnh sắc lung linh dưới ánh đèn. Đột nhiên trước mắt du khách hiện ra một cung điện với những chiếc vương miện điểm những viên ngọc sáng long lanh của Hoàng đế, rồi tới những hình thù giống những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau. Giữa hang là khối hình trụ tròn có đầu giống ông bụt với khuôn mặt phúc hậu, nhưng thân hình lại gai góc xù xì bám vào nhau tựa như những cần ăng ten, có chỗ trông như bàn cờ tiên, giống như của buồng của công chúa...Càng vào sâu trong hang động du khách càng nhận thấy sự uy nghi lộng lẫy với sự đa sắc màu tạo nên cảnh đẹp nên thơ và trữ tình. Động Hàm Rồng có giá trị rất lớn về du lịch, địa chất, thẩm mỹ. Đến với động du khách không những được chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình của núi rừng, sông suối tự nhiên mà còn là điều kiện cho các nhà nghiên cứu về địa lý, đất đai thổ nhưỡng địa tầng. Hàm Rồng còn là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho các nhà hội họa, nhiếp ảnh. Động Hàm Rồng được nhà nước công nhận là Di tích Danh thắng cấp Quốc Gia theo QĐ số: 15/QĐ-BVHTT ngày 14/4/2003. NGUỒN: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Lào Cai 181 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Động Mường Vi

Cách thành phố Lào Cai 28 km về phía Tây Bắc qua huyện Bát Xát tới Bản Vược rẽ trái là đến xã Mường Vi - nơi có thung lũng rộng lớn, xung quanh là những dãy núi đá vôi trùng điệp tạo thành một quần thể hang động rộng lớn gọi là quần thể hang động Mường Vi. Nơi đây bao gồm các động Ná Rin, Cám Rang, Cám Rúm và Cám Tẳm đều khá đẹp, đây là một trong những di tích độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Lào Cai. Động Ná Rin là động lớn có rất nhiều nhũ thạch màu ánh bạc trong suốt đan xen vào nhau giống như những bức bình phong đơn giản về kiểu dáng nhưng toát lên vẻ đẹp sang trọng và nguyên sơ. Đầu nhũ thạch giống như giọt nước tinh khiết bắt nguồn từ dòng suối nhỏ nằm trên vách hang, nhũ đá tựa như những chiếc đèn chùm ánh pha lê to nhỏ khác nhau. Động Cám Rang nằm trên lưng chừng một quả núi ở vị trí cao ít hơi nước, màu nhũ hơi nâu sẫm nhưng rắn chắc. Phía trong hang là những tảng đá có hình thù giống như quả bầu dài và mâm ngũ quả có màu vàng thu hút tầm mắt của mọi khách du lịch khi tới đây tham quan và khám phá. Phía trong động có cổng trời, trên cổng là dải nhũ đá trông như vương miện với những dải ren cầu kỳ óng ánh. Hấp dẫn không kém là các động Cám Rúm và Cám Tẳm, hai động này cũng có nhiều tảng đá với những hình thù độc đáo được phủ bởi nhũ thạch muôn màu sắc. Riêng động Cám Tẳm chứa đựng nhiều yếu tố dân gian phong phú và hấp dẫn, nơi đây còn lại nhiều những vết tích cổ xưa, phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Giáy. Động Mường Vi còn chứa đựng nhiều sự tích dân gian thần bí nói về ông vua người Giáy thông minh anh dũng với những chiến công chống giặc ngoại xâm bảo vệ làng bản như những đợt đắp suối ngăn nước chống giặc, trồng tre tạo hàng rào chống giặc rất hiệu quả, rồi đến câu chuyện về con ngựa đá biết bay của ông Vua... Ngoài ra còn có những câu chuyện dân gian kể về sự tích của các nàng tiên xinh đẹp hiền lành thường xuyên xuống giúp đỡ bà con trong những ngày mùa bận rộn trồng cấy và thu hoạch... Quần thể động Mường Vi là quần thể động lớn có nhiều đặc thù và giá trị nghiên cứu khác nhau, là nơi chứa đựng kho tàng dân gian phong phú về non nước và con người nơi đây, đồng thời cũng là nơi tìm hiểu nghiên cứu của những nhà địa chất học. Đặc biệt quần thể động Mường Vi có một giá trị thực tiễn về chiến lược bảo vệ an ninh biên giới, làm giàu đẹp môi trường sinh thái của địa phương. Đây còn là nơi tìm hiểu các giá trị thẩm mỹ, cung cấp nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà nghiên cứu sáng tác về văn học và hội họa. Hiện nay nơi đây đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học như: văn hóa, môi trường, du lịch, địa chất...nhằm khai thác bảo tồn phát huy các giá trị của di tích phục vụ sự phát triển kinh tế cho địa phương. Quần thể động Mường Vi được nhà nước công nhận là Di tích Danh lam thắng cảnh Quốc gia theo quyết định số 38/QĐ-BVHTT ngày 11/6/199 của Bộ Văn hóa Thông tin. NGUỒN: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Lào Cai 172 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền Cấm

Đền Cấm thuộc thôn Soi Mười xã Vạn Hòa (nay là tổ 3 phường Phố Mới - Lào Cai), ngôi đền được tọa lạc dưới chân quả đồi thấp, xung quanh cây trái tốt tươi, trước đền là 3 cây cổ thụ: cây si, cây mít và cây ngọc lan tỏa bóng mát cho đền tạo nên cảnh quan rất lý tưởng. Ngôi đền được xây dựng và tồn tại cách đây gần 200 năm nay gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc Lào Cai nói riêng. Ngôi đền có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần đó là vị tướng quốc Trần Quốc Tuấn - người được phong hiệu “Vạn cổ anh linh Thượng đẳng phúc thần”. Tương truyền rằng, năm 1257 Trần Quốc Tuấn hành quân lên biên giới chỉ huy quân phòng thủ chống quân xâm lược Mông Cổ (Thế kỷ XIII) có rất nhiều tướng lĩnh đã ngã xuống vùng đất nơi biên cương này. Đền Cấm được xây dựng để tưởng nhớ 5 binh sĩ nhà Trần (không rõ tên tuổi). Hồi đó khu vực ga (Phố Mới ngày nay) là một cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, trong một lần thị sát và chỉ huy phòng thủ biên giới (khoảng năm 1257), tướng Trần Quốc Tuấn đã chọn địa điểm ngôi Đền Cấm bây giờ làm trạm quân y tuyến 2 trong phòng thủ biên giới. Sau đó trong các trận chiến đấu, thương binh được đưa về chữa trị dưới cánh rừng này, người dân bản địa lúc đó là người Việt, người Tày và người Giáy cũng đưa người ốm đau vào nhờ quân y chăm sóc giúp. Rồi có chuyện ly kỳ xảy ra đó là: đêm đêm có một thiếu nữ mặc váy áo màu xanh đến chữa thuốc cho mọi người, thiếu nữ chữa rất giỏi, ai được dùng thuốc đều khỏe mạnh, nhưng thầy thuốc thần kỳ chỉ xuất hiện vào ban đêm còn ban ngày không thấy xuất hiện. Tìm hiểu bản xứ, người dân cho biết không có con cái nhà ai như vậy, sau đó người dân và quan binh đều tin rằng đó là hiển linh của Thánh Mẫu thượng ngàn giúp quan quân và nhân dân giữ nước. Ngay dưới Phương Đình bên cây mít cổ thụ này là 5 ngôi mộ của những quan binh đã xả thân vì nghĩa lớn. Đền Cấm nằm ở vị trí trung tâm cánh rừng xưa, trước đây là một ngôi miếu nhỏ do quan binh và dân làng cùng nhau tạo tác, sau đó được chính thức khởi công xây dựng thành ngôi đền từ thế kỷ XVI, sau bao thăng trầm vẫn giữ được một số sắc phong và cây mít cổ thụ. Ngày nay, đền đã được trùng tu khang trang, to đẹp gồm 2 phần là tòa đại bái và hậu cung. Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian không những của người dân thành phố mà cả du khách thập phương, tô đẹp thêm truyền thuyết xưa - truyền thuyết về tình nghĩa quân dân nơi biên giới. Đền Cấm tổ chức lễ hội chính vào ngày thìn tháng bảy (âm lịch) hàng năm, làm lễ giỗ cho 5 vị binh sĩ nhà Trần. Người dân coi đây là ngày giỗ “xóa tội vong nhân” cho 5 vị binh sĩ; do đó cùng nhau đóng góp gạo thịt...để tổ chức. Phần lễ của di tích được tổ chức khá khang trang theo trình tự. Bên cạnh phần lễ còn diễn ra phần hội được tổ chức vui vẻ với các trò chơi truyền thống như ném còn, đánh én...ngoài ra nơi đây còn là nơi tổ chức lễ hội xuống đồng hàng năm. Ngày 27/12/2001 Đền Cấm được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc Gia theo Quyết định số 51/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin. NGUỒN: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Lào Cai 179 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Chiềng Ken Lào Cai

Nằm trong quần thể di tích lịch sử đền Quốc gia Bảo Hà của tỉnh Lào Cai, Đền Ken (Chiêng Ken, Văn Bàn, Lào Cai) nổi tiếng bởi vẻ tôn nghiêm, cổ kính với những chứng tích còn nguyên giá trị. Đền Ken tọa lạc trên đỉnh đồi Pù Đình, cao hơn 180m, giữa lòng thôn Ken với khu đất rộng trên 10.000m2. Theo ký ức từ những vị cao niên, do lợi thế về điểm cao, lại có tầm quan sát rộng, nên thời thuộc Pháp, các quan binh thực dân đã chọn nơi này là điểm "chốt giữ" cả 4 thôn: Ken, Chiềng, thôn Bô, thôn Bẻ xung quanh bán kính 4 km. Tuy nhiên, bọn chúng không giữ đồn được lâu trước phong trào đấu tranh và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của quân Cách mạng (thời đó gọi là Việt Minh), bọn thực dân đã phải rút chạy, trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân địa phương. Từ đó, tính linh thiêng của ngôi đền càng được nhân dân tôn thờ, bởi địch chốt giữ nơi này càng đánh càng thua. Theo tích xưa, Đền Ken thờ ông Nguyễn Hoàng Long và các vị tướng lĩnh dòng họ Nguyễn đã có công đánh đuổi giặc và khai khẩn lập làng xã tại châu Văn Bàn. Nhân dân trong vùng nhớ tới công lao của ông và các tướng lĩnh dòng họ Nguyễn đã tôn thờ, lập đền thờ tại nơi đây. Do Đền được đặt trên ngọn đồi cao nhất làng nên còn được nhân dân gọi là đình Ken. Qua thời gian với những biến cố thăng trầm của lịch sử và các cuộc chiến tranh đã khiến Đền Ken bị tàn phá nhiều lần, có lúc tưởng chừng như không còn dấu tích. Ngày nay đường lên Đền đã được nhân dân địa phương mở mang. Các phương tiện giao thông hiện đại như ô tô, xe máy vào được tận nơi, rất thuận lợi cho du khách đến thăm viếng. Với sự linh thiêng huyền bí được người dân truyền miệng và cảnh trí đẹp Đền Ken ngày càng được nhiều người biết đến và thu hút ngày càng nhiều khách thập phương đến viếng, lễ bái. Hàng năm cứ vào ngày 7 tháng 01 âm lịch, tỉnh Lào Cai tổ chức tế Lễ Đền Ken để tưởng nhớ đến công lao của ông Nguyễn Hoàng Long và các chư vị. NGUỒN: Du lịch Việt Nam

Lào Cai 219 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Mẫu Trịnh Tường

Đền Mẫu Trịnh Tường là nơi thờ Thánh Mẫu Thượng ngàn - Thánh Mẫu thứ hai trong Tam tòa Thánh Mẫu, cai quản nhạc phủ, tức là cai quản vùng rừng núi, trấn giữ biên ải. Bà Trần Thị Thanh, thủ nhang đền Mẫu Trịnh Tường cho biết: Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ XX và được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Trong những năm qua, huyện Bát Xát đã huy động nhiều nguồn lực để trùng tu, tôn tạo di tích, đồng thời quản lý tốt các hoạt động lễ hội. Từ ngôi đền chính là căn nhà cấp 4 nhỏ làm nơi thờ tự, đến nay đền Mẫu Trịnh Tường đã được mở rộng với các hạng mục: Nhà đền chính, nhà sắp lễ, am hóa vàng, nhà hữu vu, cổng tam quan, hồ bán nguyệt… Bước vào đền Mẫu Trịnh Tường, khách tham quan cảm nhận được không gian tĩnh lặng, yên bình với khói nhang phảng phất, tiếng chim hót líu lo trên những tán cây cổ thụ. Mặc dù đã qua các thời kỳ tu sửa nhưng du khách vẫn được ngắm nhìn những kiến trúc cổ kính còn sót lại trên từng viên gạch, mái ngói hoặc các pho tượng thờ sơn son thiếp vàng mang dáng vẻ uy nghi, tráng lệ. Hằng năm, cứ đến ngày 10/3 âm lịch sẽ diễn ra Lễ hội đền Mẫu Trịnh Tường để cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái, dân an. Lễ hội được tổ chức trang trọng, đúng tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn; khai thác được những giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên hoạt động văn hóa, tín ngưỡng dân gian đa sắc màu, hấp dẫn và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. nguồn “Báo Lào Cai điện tử

Lào Cai 180 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Đền Đồng Ân

Đền Đồng Ân là di tích có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn nền móng của ngôi đền cổ cho thấy nơi đây đã từng được xây dựng rất quy mô, trong đó có gạch từ thời Lê (cuối thế kỷ XVIII) và một số hiện vật có niên đại trên 100 năm đang lưu giữ tại đền. Đồng Ân là tên gọi có từ xưa với ý nghĩa là nhân dân đồng lòng biết ơn vị tướng Hưng Đạo Đại vương - Trần Quốc Tuấn, người đã có công trong cuộc chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên - Mông. Ngoài ra, đền còn được người dân địa phương biết đến với tên gọi khác là đền Mi do trước đây gắn với tên gọi của địa danh thôn Mi. Trải qua thăng trầm biến động lịch sử gắn với mảnh đất Bảo Thắng anh hùng qua nhiều thế kỷ, đến nay Đền vẫn tọa lạc trên cánh đồng thuộc thôn Quyết Tâm, xã Thái Niên huyện Bảo Thắng. Với vị trí chiến lược nằm ven sông Hồng, thuộc cửa quan Bảo Thắng xưa kia, ngôi đền vừa là cột mốc văn hóa tâm linh đánh dấu chủ quyền lãnh thổ vùng biên ải vừa là một trong những nơi hoạt động cách mạng bí mật của quân dân Bảo Thắng trong các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đền Đồng Ân chính là nơi thờ Đức Thánh Trần tức Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, ông đã dùng tài thao lược của mình để lãnh đạo quân dân khắp nơi đồng trí đồng lòng bảo vệ giang sơn đất nước. Trong đó không thể nhắc tới vùng đất Quy Hóa (Lào Cai ngày nay), nơi địa đầu Tổ Quốc có cửa quan Bảo Thắng là một trong những điểm trọng yếu mà giặc phương Bắc đều nhắm tới mỗi lần xâm lược nước ta. Vì thế trong suốt cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc, Bảo Thắng luôn là vị trí trọng yếu của quân ta trên bản đồ chiến lược. Trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự lãnh đạo tài ba của Trần Hưng Đạo, quân và dân vùng Quy Hóa đã tích cực phòng thủ cửa quan, chặn đánh quân giặc ngay từ cửa ngõ biên giới góp phần vào chiến thắng chung của nhân dân cả nước. Để tưởng nhớ công ơn của những tướng sĩ đã cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm và sự lãnh đạo tài ba của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, nhân dân khắp nơi cùng nhau lập đền thờ để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đó. Ở thành phố Lào Cai có Đền Thượng là ngôi đền thờ Ông được xây dựng từ thế kỷ XVII, do nhân dân địa phương xây dựng để thờ phụng, hàng năm đón nhiều lượt du khách trong và ngoài nước đến hành lễ và vãn cảnh. Tuy chưa xác định được chính xác niên đại của ngôi đền Đồng Ân nhưng căn cứ vào kết quả đào khảo sát khảo cổ nền móng đền Đồng Ân cho thấy vật liệu xây dựng đền có sớm nhất từ thời Lê (thế kỉ XVIII). Do vậy, có thể nói đền Đồng Ân là ngôi đền tuy có sau đền Thượng nhưng đây cũng là một trong những di tích thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và có nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Bảo Thắng nhiều đời nay. Đến nay, nhân dân vẫn lưu truyền “Vùng đất này trước kia là cánh đồng rộng mênh mông, cây cỏ mọc um tùm lại ven sông Hồng, năm ấy giặc phương Bắc tràn xuống xâm lược, tướng lĩnh nhà Trần lên dẹp giặc vùng biên ải, trong khi giao tranh đã bị thương sau đó về đến khu đất của đền thì dừng lại dưỡng thương. Sau đó, người dân chỉ thấy còn lại bộ áo giáp mà không thấy xác nên đã lập lên ngôi đền để để tưởng nhớ công ơn đánh giặc của vị tướng đó”. Với những giá trị lịch sử năm 2016 Đền Đồng Ân đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Đền Đồng Ân có vị trí thuận lợi, tọa lạc ngay gần bờ sông Hồng, hướng đền trông ra sông với phong cảnh sơn thủy hữu tình, trong tương lai sẽ phát triển thành điểm du lịch tâm linh thu hút được nhiều khách du lịch khi đến với Lào Cai nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng. Trong thời gian tới Đền Đồng Ân sẽ là một điểm sáng trên bản đồ du lịch tâm linh của tỉnh Lào Cai khi được kết nối với các điểm di tích khác trong huyện như chùa Liên Hoa ở xã Phong Niên, đền Ngòi Bo ở xã Gia Phú đều là những di tích nằm ven sông Hồng. Cùng với hệ thống các Đền linh thiêng của tỉnh Lào Cai tọa lạc dọc theo tả ngạn Sông Hồng như Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Cấm, Đền Quan, Đền Đôi Cô... Đây là những địa chỉ du lịch tâm linh thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, chiêm bái, hành lễ các dịp trong năm. Trong đó có nhiều di tích nổi tiếng khắp vùng, miền. Bên cạnh đó, với truyền thống cách mạng của một huyện anh hùng, Bảo Thắng còn có nhiều điểm thăm quan giới thiệu về lịch sử của địa phương trong các giai đoạn kháng chiến đóng góp vào thắng lợi chung của cả nước như khu căn cứ cách mạng Soi Cờ - Soi Giá; Đồn Phố Lu, tiếp đó là động Tiên đẹp nổi tiếng ở xã Xuân Quang, thác Đầu Nhuần ở xã Phú Nhuận với nhiều thác nước đẹp, hoang sơ và chưa chịu tác động của con người. Đó là điểm đến thú vị của những người thích trải nghiệm, khám phá… Khi kết nối Đền Đồng Ân với những điểm di tích – danh thắng nói trên sẽ hình thành nên các điểm, tuyến du lịch thu hút du khách đến với huyện Bảo Thắng, tạo thành hướng đi mới trong phát triển kinh tế du lịch tại địa phương nói riêng và của cả tỉnh Lào Cai nói chung. NGUỒN: SỞ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

Lào Cai 167 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nằm ngay trung tâm thành phố Lào Cai, di tích Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai thường được mọi người biết đến với tên gọi “Công viên Hồ Chí Minh”, thuộc địa phận phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Khu di tích là địa danh tưởng niệm, ghi dấu chuyến thăm duy nhất của Bác Hồ cùng phái đoàn chính phủ với Đảng bộ và nhân dân Lào Cai. Vị trí di tích được đặt trên nền Nhà máy điện Lào Cai cũ, nơi Bác đã dành thời gian đến thăm hỏi, động viên công nhân tại công trình Nhà máy điện đang xây dựng sắp sửa hoàn tất. Trong bộn bề khó khăn của đất nước dù bận trăm công nghìn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian về thăm và làm việc với Đảng bộ và nhân dân Lào Cai vào ngày 23-24/9/1958. Ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trân trọng những tình cảm quý báu của Người với quê hương Lào Cai, nhân dịp kỷ niệm tròn 40 năm Bác Hồ đến thăm Lào Cai (1958-1998), UBND tỉnh Lào Cai xây dựng công trình khu lưu niệm Bác Hồ. Năm 2022, Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào Cai đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là công trình tâm linh để nhân dân, du khách gần xa có dịp bày tỏ lòng biết ơn, niềm thành kính, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bên cạnh đó, Khu tưởng niệm còn là "địa chỉ đỏ" giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về lịch sử dân tộc, về thân thế, sự nghiệp vĩ đại của Người. Nơi đây, luôn mở cửa đón nhân dân cả nước đến tham quan và tỏ lòng thành kính, biết ơn Hồ Chủ tịch. NGUỒN: SỞ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

Lào Cai 181 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đồn Bắc Hà

Đồn Bắc Hà nằm ngay trung tâm thị trấn Bắc Hà, được xây trên một quả đồi cao bao quát toàn bộ khu vực thị trấn Bắc Hà. Đây là một công trình đồn trú quân sự có quy mô lớn, được xây dựng theo hình xoắn ốc từ thấp lên cao, tường rào bằng dây thép gai bên ngoài cùng, tiếp đến là lớp tường thành bảo vệ bao quanh đồn có nhiều chòi canh gác cùng lối ra vào. Bên trong đồn có nhiều đơn nguyên kiến trúc với chức năng khác nhau, hình thành nên hệ thống khép kín bên trong nhằm phục vụ quân Pháp khi chiếm đóng tại Bắc Hà. Trước khi Bắc Hà được giải phóng, thực dân Pháp đã đốt đồn Bắc Hà rồi rút chạy khiến cho ngày nay di tích lịch sử này không còn được nguyên vẹn. Hiện tại, các công trình thuộc Đồn Bắc Hà đã bị phá hủy hầu hết, chỉ còn lại một phần trong số các công trình đó như: lô cốt, bể nước ba ngăn ở trung tâm đỉnh đồi; một đường hầm ở phía Nam di tích và hệ thống kè móng bao quanh Đồn. Các công trình này chỉ còn phần tường, hệ thống mái và nền không còn. Một số công trình chỉ còn lại dấu tích của nền móng như: nhà Quan Ba, chuồng ngựa, nhà lính. Ngày nay, với việc được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh, đồn Bắc Hà hứa hẹn sẽ tạo ra một điểm thu hút du khách tham quan, tìm hiểu về lịch sử chống giặc ngoại xâm của ông cha ta ngày xưa khi đến tham quan Cao nguyên trắng Bắc Hà. NGUỒN: SỞ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

Lào Cai 163 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Thác Bạc

Tỉnh Lào Cai vừa xếp hạng Thác Bạc, tổ dân phố 2, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành văn bản số 3415/QĐ-Ủy ban nhân dân ngày 31/12/2023 xếp hạng Thác Bạc là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh Theo đó, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích và Bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ khoa học di tích. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai giao Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân thị xã Sapa xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, tu bổ và sử dụng di tích danh lam thắng cảnh Thác Bạc theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Danh thắng Thác Bạc thuộc Tổ dân phố số 2, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước (mỗi năm đón trên 45.000 lượt du khách). Thắng cảnhThác Bạc được biết đến từ thế kỷ XX, thời kỳ Pháp thuộc cùng với các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng: Thác Bạc, Cầu Mây, Hang Đá. Đến năm 2011, tỉnh Lào Cai đầu tư xây dựng hồ thuỷ lợi Thác Bạc chứa nước thượng nguồn và điều chỉnh đảm bảo lượng nước quanh năm và tạo cảnh quan, vẻ đẹp hùng vĩ cho thác. Nhìn từ xa, Thác Bạc trông như một dải lụa mềm mại, bạc trắng vắt ngang trời, khi lại gần dòng thác đổ ào ào giống như con Bạch Long đang vươn mình gầm vang giữa đất trời hết sức hùng vĩ. Trải qua quá trình thăng trầm của lịch sử, biến đổi của khí hậu nhưng đến nay Thác bạc vẫn là địa điểm đẹp, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và được Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh./. NGUỒN: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Lào Cai 186 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh Mở cửa

Hang động Tả Phìn

Di tích quốc gia – danh lam thắng cảnh Hang động Tả Phìn nằm ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sapa 12km chếch về phía Bắc, đây là nơi có hai dân tộc Dao và Mông sinh sống, cũng là nơi có nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ, và thu hút nhiều du khách đến tham quan du lịch. Tới Sapa, du khách muốn ghé thăm quan Hang động Tả Phìn, du khách sẽ đi qua thị trấn xuống bản Tả Phìn, cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía Bắc có dãy núi đá vôi, là một nhánh núi của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi này có một quả núi nhỏ, dưới chân núi du khách nhìn thấy một vết nứt xuất hiện một cửa hang, chiều cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m, mở ra một lối đi xuyên xuống đất, thu hút sự tò mò của du khách đến nơi đây khám phá hang động. Bắt đầu chuyến hành trình khám phá xuyên xuống lòng đất, du khách đi khoảng hơn 30m trong tối tăm, gập ghềnh sẽ gặp một hang động. Từ đây, động chia thành rất nhiều ngả chúc xuống lòng đất chỉ vừa một người chui lọt, nhiều đoạn cheo leo phải bám vào những tai đá, đu người mà lên xuống. Đi theo những vách nhỏ này càng tỏa ra nhiều lối, thậm chí có những ngách đi vòng vèo, rích rắc và cuối cùng vẫn trở về vị trí ban đầu. Để tiếp tục hành trình khám phá hang động, du khách đi theo đường của vách lớn, ở đây du khách có được cảm giác như đang xuyên lên vách núi, đường đi ngoằn nghèo, lúc lên lúc xuống, chỗ phình to chỗ giống người thiếu phụ đang bồng con, chỗ giống các nàng tiên đang tắm, chỗ giống mâm xôi khổng lồ với những mảng nham thạch xù xì phớt trắng, những mảng san hô bám viền xung quanh, có chỗ giống như những dãy cột nhà trắng mịn buông từ trên nóc xuống… Đặc biệt, chỗ rộng nhất lòng động trên vòm cao khoảng 8m, tạo điều kiện cho các nhũ đã rủ xuống, đan xen vào nhau không theo một thứ tự sắp xếp nào, uốn lượn, nhấp nhô, long lanh màu ngọc bích, có những giọt nước từ đỉnh núi thấm dần rồi đọng lại nơi chóp của nhũ đá thánh thót nhỏ giọt, như điểm từng nhịp trong không gian hư ảo. NGUỒN: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Lào Cai 148 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Điểm di tích nổi bật