Di tích lịch sử

TP Hồ Chí Minh

Dinh Độc Lập

Dinh độc lập ngày nay được gọi là Dinh Thống Nhất hay hội từ trường Thống Nhất. Đây từng là nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam cộng hòa. Dinh Độc Lập hiện nay được chính phủ Việt Nam xếp hạng vào di tích quốc gia đặc biệt. Năm 1962 Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng công trình với thiết kế của tòa nhà là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Năm 1868 sau khi chiếm xong Lục Tỉnh Nam Kỳ thực dân Pháp cho xây dựng ở đây một dinh thự. Ban đầu ding là nơi ở của thống đốc nam kỳ. Từ năm 1887 khi tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập Liên bang Đông Dương thì dinh độc lập trở thành phủ toàn quyền Pháp tại Đông Dương. Năm 1954 với thất bại ở Điện Biên Phủ và Theo hiệp định Giơnevơ quân viễn trinh Pháp đã phải rút khỏi Việt Nam. Ngày mùng 7 tháng 9 năm 1954 cao ủy Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương đã thay mặt cho nước Pháp trao trả Dinh Độc Lập cho đại diện nhà cầm quyền Sài Gòn đó là thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ngày 27 tháng 2 năm 1962 đã diễn ra đảo chính, hai viên phi công quân đội Sài Gòn Lái hay máy bay ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh, do không thể khôi phục lại nên Ngô Đình Diệm đã quyết định khởi công xây dựng lại dinh ngày mùng 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng dinh mới gia đình Ngô Đình Diệm đã chuyển đến sống tại Dinh Gia Long. Khi công trình đang được xây dựng thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy tới ngày khánh thành dinh người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu - Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo Quốc gia. Người có thời gian sống lâu nhất ở Dinh Độc Lập là Nguyễn Văn Thiệu. Đây là cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn, là nơi được chứng kiến biết bao sự can thiệp của quân sự nước ngoài tác động vào chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam và là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Với chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 Chiếc Xe Tăng mang số hiệu 390 đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập để tiến thẳng vào dinh. 11 giờ 30 cùng ngày Trung úy Bùi Quang Thận Đại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá cờ 36 xuống và kéo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Lá cờ phất phới tung bay trên nóc dinh độc lập đã kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Vào giờ phút này Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam cộng hòa là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng Nhân dân hai miền Nam Bắc đã sum họp 1 nhà. Dinh độc lập đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Ngoài những tên gọi là dinh độc lập thì còn có một số tên gọi khác như dinh toàn quyền, dinh tổng thống hay còn được gọi một tên khác đó là phủ đầu rồng. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống phương Đông. toàn thể Dinh làm thành hình chữ Cát có nghĩa là tốt lành và may mắn. Tâm của Dinh Độc Lập là vị trí phòng trình quốc thư lầu thượng là Tứ Phương. Cửa chính hình chữ khẩu đề cao giáo dục và tự ngôn luận. Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa lá mang hình dáng cách điệu. Đây là cải biến từ hình ảnh của cung điện Cố Đô Huế, điều này làm tăng vẻ đẹp của dinh. Diện tích sử dụng là 20.000 m², được chia làm 95 phòng. Mỗi phòng tại đây có một chức năng riêng có kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng. Sau năm 1975 khu nhà chính ngày tiếp tục được sử dụng một số vòng và để phục vụ du khách tham quan. Tại góc đường Huyền Trân công chúa - Nguyễn Thị Minh Khai trước năm 1975 là khu sinh hoạt của đội Cận Vệ phi hành đoàn lái máy bay cho Nguyễn Văn Thiệu. Hiện nay đã được cải tạo thành khu nhà nghỉ trưa và bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân viên hội trường Thống Nhất. Khu nhà hai tầng với diện tích 160 m², dưới đường Nguyễn Du trước 1975 là trụ sở làm việc của Đảng Dân chủ sau năm 1975 là nơi làm việc của ban giám đốc. Hội trường Thống Nhất ngoài các khu nhà trên ở góc trái dinh phía đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà Văn Giáp Đường 4 m xây trên một gò đất cao. Dinh Độc Lập không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà nó còn là một minh chứng lịch sử. Dinh độc lập đã cùng đất nước ta trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử với sự kiên cố của Dinh đã để lại cho con cháu một đời những bài học quý giá về tình yêu nước và sự kiên cường trong cuộc sống của ông cha ta. Nguồn: Cổng thông tin điện tử TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 1333 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Điểm di tích nổi bật