Chùa Phật Tích – Ngôi chùa ngàn năm tuổi

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với làn điệu dân ca quan họ mà còn là vùng đất của những di tích văn hóa lịch sử. Trong đó phải kể đến chùa Phật Tích - ngôi chùa cổ linh thiêng. Hãy nghe Quyên một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Chùa Phật Tích nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) được biết đến là một ngôi chùa cổ tự gần nghìn năm tuổi với những kiến trúc độc đáo cổ xưa đặc sắc, hình thành từ thời Lý. Ngôi chùa thu hút khách hành hương bởi kiến trúc xưa cũ và những câu chuyện huyền ảo.

1. Lịch sử hình thành 

Chùa Phật Tích, hay có tên gọi xưa là chùa Vạn Phúc, tọa lạc trên bên sườn phía nam của núi Lạn Kha, thuộc tôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” thì chùa được xây dựng trong giai đoạn thế kỉ VII - X. Khi xưa, những nhà Phật giáo đầu tiên từ Ấn Độ xa xôi đã lựa chọn chùa làm nơi nghỉ chân khi sang nước ta để truyền đạo. Đến năm 1057, chùa được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng và trong suốt nhiều niên đại của triều Lý - Trần, chùa Phật Tích đều được coi là Quốc tự - Trung tâm Văn hóa Phật Giáo của Đại Việt.

Mãi đến thời vua Trần Nhân Tông, chùa mới được gọi với cái tên Vạn Phúc Tự và xây dựng thêm điện Bảo Hòa bên trong khuôn viên. Chính nhờ cảnh quan được gìn giữ qua bao năm mà ngôi cổ tự này được người đời ca ngợi, khắc lên từng câu từ miêu tả về vẻ đẹp nơi đây trên bia "Vạn Phúc Đại Thiên Từ Bi" niên hiệu Chính Hòa thứ 7 vào năm 1686.

Thế nhưng, từ năm 1949 đến năm 1952, ngôi chùa linh thiêng này phải hứng chịu sự tàn phá của chiến tranh và dường như bị phá hủy hoàn toàn. Mãi đến năm 1959, Chùa Phật Tích mới được trùng tu lại và được gìn giữ tới hiện nay. Dù trải qua biết bao thăng trầm, chịu sự hủy hoại nặng nề của chiến tranh nhưng Chùa Phật Tích vẫn kiên cường, tự hào trở thành Di tích Lịch sử - Văn hóa vào năm 1962.

Vào thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp đến chiếm chùa và phá hủy gần như hoàn toàn nội, ngoại thất và rất nhiều di vật. Đến năm 1959, chùa được Nhà nước cho xây dựng lại theo những nền móng và những di vật còn sót lại của chùa. Tùy các di vật còn lại không nhiều nhưng đều là những bảo vật mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa và mỹ thuật vô giá.

Ngôi chùa cổ kính gần 1.000 năm tuổi là xuất phát của nhiều câu truyện cổ tích, huyền thoại về mối tình giữa nàng tiên Giáng Hương với viên quan Tri huyện Từ Thức, truyền thuyết về Vương Chất mải mê xem hai tiên ông đánh cờ đến nỗi để mục cả cán rìu.

                                                                              Hình ảnh sưu tầm

2. Những truyền thuyết li kỳ

Từ vị trí địa lí đẹp đẽ, chùa Phật Tích trở thành một nơi thu hút các dòng chảy văn hóa, thu nhận các truyện cổ dân gian mang những luồng tư tưởng khác nhau của Phật giáo, Đạo giáo. Các câu chuyện cổ tích và huyền thoại đã góp phần làm cho chùa trở nên gần gũi hơn với văn hóa người Việt.

Trên đỉnh núi Phật Tích hiện còn một khối đá vuông, mặt phẳng nhẵn nhuội, người ta bảo với nhau là bàn cờ tiên. Tương truyền, một hôm chàng tiều phu Vương Chất lên núi đốn củi. Đến đỉnh núi chàng thấy hai cô gái đang đánh cờ dưới gốc thông già, liền đứng xem. Vương Chất say xưa theo dõi đến nỗi sau khi cuộc cờ tan, hai cô gái bảo chàng: “Kìa, rìu mục mất rồi”. Vương Chất ngoảnh lại thì thấy chiếc rìu đã mục thật, vừa hay hai cô gái đã bay về trời. Vương Chất gánh củi về nhà thời gian đã trôi qua bảy đời, chẳng còn ai quen biết nữa.

Chùa Phật Tích còn gắn với chuyện Từ Thức gặp tiên Giáng Hương. Xưa kia, trên núi Phật Tích mọc bạt ngàn hoa mẫu đơn. Một ngày đầu xuân có thiếu nữ Giáng Hương đến chùa ngắm hoa. Nàng vô ý đã vịn gãy một cành mẫu đơn nên bị các chú tiểu phạt vạ. Vừa lúc đó Từ Thức đi qua trông thấy bèn cởi áo ngoài chuộc cho nàng. Sau, hai người thường gặp nhau ở chùa vào ngày mùng một. Một lần, Giáng Hương mời Từ Thức về nhà chơi. Nàng dẫn chàng đi qua khu rừng có nhiều hoa mẫu đơn dẫn đến hang đá bên sườn núi. Bước qua cửa hang, Từ Thức nhìn thấy lầu son, gác tía, tường gấm, bậc đá xanh… Lúc này Giáng Hương mới nói mình là tiên và hai người kết thành chồng vợ.

Dựa vào câu chuyện Từ Thức gặp tiên, cứ vào ngày 4 tháng Giêng hàng năm, dân làng lại tổ chức lễ hội, tục gọi “hội Khán hoa mẫu đơn”. Lễ hội khai mạc ngày mùng 3 Tết nhưng năm nào cũng vậy, du khách thập phương đã tấp nập đến dâng hương từ ngày mùng 1.

                                                                                Hình ảnh sưu tầm

3. Những hình ảnh về chùa Phật Tích

                                                   Khu thờ chính chùa Phật Tích ( Hình ảnh sưu tầm)

                                                        Linh thú tại chùa ( Hình ảnh sưu tầm)

                                                    Tháp Phổ Quang tại chùa ( Hình ảnh sưu tầm)

Ghé thăm chùa Phật Tích ta không chỉ tìm được sự an yên nơi cửa Phật mà còn tìm lại được những giá trị tôn giáo - lịch sử - mỹ thuật vô giá của dân tộc. Chùa Phật Tích là một trong số những điểm đến tạo nên tên tuổi cho cái nôi Phật giáo - vùng đất Bắc Ninh. 

19 Tháng 08, 2024 203

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành