Biển Hồ- Tơ Nưng, đôi mắt của Pleiku

Đến Tây Nguyên đừng quên chiêm ngưỡng “đôi mắt Pleiku” Biển Hồ. Nó còn được gọi với cái tên hồ Tơ Nưng. Vùng đất nên thơ với sự hoà hợp của thiên nhiên tươi đẹp. Hãy nghe Thái Thùy Trâm (Hà Tĩnh) một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Biển Hồ được giới du lịch khắp nơi so sánh như viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên. Đây là một hồ nước cao khoảng 500m so với mực nước biển nằm giữa cái miệng núi lửa khổng lồ. Nơi đây là điểm hút khách du lịch trọng điểm của cả tỉnh Gia Lai. Biển Hồ Pleiku Gia Lai còn có tên gọi khác là hồ Tơ Nưng. Nó nằm ở độ cao gần 1000m với diện tích gần 300ha. Sở hữu khí hậu mát mẻ dễ chịu cộng với bầu không khí trong lành. Có làn nước trong xanh quanh năm, và nhịp sống của người dân nơi đây cực bình dị yên bình. Vì vậy nó được đánh giá là hồ tự nhiên đẹp nhất khu vực Tây Nguyên.                                         Vẻ đẹp quyến rũ của Gia Lai qua Biển Hồ (ảnh sưu tầm)

Địa danh Biển Hồ Pleiku Gia Lai thuộc quần thể sinh thái lâm viên Biển Hồ – Chư Đăng Ya. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì Biển Hồ Tơ Nưng được hình thành từ một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng trăm triệu năm. Hồ có diện tích khoảng 240ha và có hình bầu dục nên người ta ví Biển Hồ như đôi mắt của người dân phố núi Pleiku. Độ sâu trung bình từ 16 – 19m, nơi sâu nhất đến 40m.                                                Biển Hồ- Tơ Nưng mang vẻ đẹp hút mắt (ảnh sưu tầm)

Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô lên cao cho nên khi bạn đứng từ xa vẫn trông thấy rõ. Khi trời mưa lớn, hàng trăm con suối đổ về hồ tích nước. Và đặc biệt nước trong hồ dâng cao vào mổi dịp mùa mưa đến. Nước ở Biển Hồ không cạn bao giờ. Thế nên nó mang trong mình trọng trách vừa là thắng cảnh vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nơi đây. Ngày nay có nhiều ghe, xuồng máy… phục vụ di chuyển, du lịch cũng như đánh cá.                                                                            (Ảnh sưu tầm)

Khi gió to nổi lên Hồ gợn những cơn sóng lớn, đó củng là lý do khiến dân ở đây gọi là biển hồ. Còn người địa phương gọi là Tơ Nưng, củng có nghĩa là biển trên núi. Biển Hồ Tơ Nưng còn là nơi trú ngụ của các loài chim bói cá, le le, chim chơ rao, chim trắc la, ngỗng trời… Nơi đây còn là khu vực cung cấp thủy hải sản với đa dạng cá quý như cá trôi, cá chép, cá trắm, cá chiềng. Còn có rùa, ba ba, lươn… Hồ Tơ Nưng được bình chọn là thắng cảnh đẹp nhất ở Tây Nguyên.                                                                         (Ảnh sưu tầm)

Bởi vì được hình thành trong lòng miệng núi lửa nhô cao nên đứng từ đằng xa bạn cũng trông thấy rõ. Một dải đất chạy dài đến giữa lòng hồ. Dải đất ấy đẹp như tranh với rừng thông xanh mát rợp bóng khắp lối đi. Điểm cuối của dải đất có một ngôi nhà lồng được xây dựng trên đồi đất cao. Từ đây du khách dễ dàng phóng tầm mắt nhìn ra toàn cảnh. Biển Hồ với sóng nước, mây trời soi bóng xuống mặt hồ bình lặn. Mặt hồ như tấm gương làm ta thấy khoảng không gian trước mắt như rộng thêm ra. Bạn sẽ khá thích thú khi nhìn xuống mặt nước. Nước trong vắt đến nỗi nhìn rõ từng đàn cá đang tung tăng bơi lội. Đứng bên bờ hồ ta tưởng như đứng trước biển lộng gió.                                                                     (Ảnh sưu tầm)

Cảnh vật xung quanh hồ thơ mộng, hữu tình. Hoa cỏ sặc sỡ khoe sắc xen vào cánh rừng xanh tốt tươi. Xa xa những ngọn đồi trập trùng uốn lượn ôm lấy hồ nước. Biển Hồ Tơ Nưng như thánh địa bất khả xâm phạm. Dường như không có bụi trần nào nhiễm vào cảnh sắc này để nó trở nên bớt thơ, trở nên bình thường.

15 Tháng 08, 2024 132

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành