LỄ HỘI ĐÂM TRÂU - NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO Ở GIA LAI

Lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai là một nghi thức độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hãy nghe Trần Thị Trà My (Gia Lai) một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, Gia Lai vẫn mang trong mình nhiều giá trị với những danh lam thắng cảnh cùng vẻ đẹp hoang sơ và hùng vỹ của núi rừng Tây Nguyên, đặc biệt hơn hết chính là nền văn hóa truyền thống của người dân bản địa vô cùng phong phú và đa dạng được gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay. Trong đó phải kể đến lễ hội đâm trâu hết sức đặc sắc ở Gia Lai.

Đặc sắc lễ hội đâm trâu ở Gia Lai (Ảnh: sưu tầm).

Đây là một văn hóa độc đáo và hấp dẫn không chỉ ở Gia Lai mà còn ở cả vùng Tây Nguyên rộng lớn. Lễ hội đâm trâu được xem là sự kiện gắn kết giữa con người với những chú trâu - người bạn đồng hành trung thành của người dân nơi đây. Lễ hội thường được đồng bào Jrai, Bahnar tổ chức ở nhà rông nhằm đánh dấu cho sự bắt đầu của một mùa vụ mới cũng như để tri ân công lao, sự cống hiến và chăm chỉ làm việc của những chú trâu trong năm qua đã giúp người dân có một vụ mùa bội thu và được tổ chức trong khoảng thời gian từ đầu tháng chạp đến tháng ba năm sau. Lễ hội này đã thu hút rất nhiều du khách gần xa đến chung vui và trải nghiệm không khí lễ hội đâm trâu náo nhiệt và sôi động.

Lễ hội bắt nguồn từ một trong những vùng đất ở phía Tây Trung Bộ của Việt Nam gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Lễ hội đâm trâu ở Gia Lai không chỉ là một nghi thức văn hóa đặc sắc của người đồng bào dân tộc nơi đây, mà nó còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và xã hội. Theo quan niệm từ xưa của người Bana, trâu không những là một loại động vật mà còn là biểu tượng của sức mạnh, sự giàu có và sự gắn kết cộng đồng. Lễ hội vừa là dịp để người dân tụ họp, vui chơi vừa để thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Tây Nguyên.

Đặc sắc lễ hội đâm trâu ở Gia Lai (Ảnh: sưu tầm).

Trước khi diễn ra lễ hội, người dân sẽ lựa chọn ra những con trâu khỏe mạnh nhất và chúng còn được trang trí lộng lẫy bằng các loại thổ cẩm và các loại vật trang trí truyền thống. Già làng sẽ là người chủ trì lễ hội, dân làng đưa trâu đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê sau đó đem buộc quanh cổ trâu một sợi dây rừng mềm dẻo nhưng rất bền chắc. Cùng với đó, người dân cũng chuẩn bị rất nhiều lễ vật khác như rượu cần, thịt, gạo,… để cúng thần linh.

Sau khi già làng đọc lời cầu khấn và cảm tạ thần linh xong, các đội cồng chiêng sẽ bắt đầu biểu diễn. Sau khi biểu diễn ba vòng múa thì lễ đâm trâu sẽ bắt đầu, đây cũng chính là phần quan trọng nhất của lễ hội. Người chủ trì cầm roi đuổi trâu chạy đến khi chúng mệt và nằm dưới đất thì những thanh niên khỏe mạnh sẽ dùng dây leo trói chân trâu lại để già làng dùng dao nhọn đâm vào vùng hông của trâu, tiếng trâu hú lên vang vọng như tiếng lòng của bà con gửi hy vọng tới thần linh mong được phù hộ để có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Đặc sắc lễ hội đâm trâu ở Gia Lai (Ảnh: sưu tầm).

Ngoài ra trong lễ hội còn xen kẽ nhiều hoạt động hấp dẫn khác như thi thố tài năng để tranh giành bùa do già làng tặng bằng hình thức đấu vật, đánh roi,.... Và đặc sắc nhất có thể chính là là các chiến binh ra nhảy múa, tái hiện lại cảnh đánh nhau và khoảnh khắc chiến thắng để thôi thúc và khơi dậy dũng khí trong lòng mọi người và cũng là dịp để thể hiện sức khỏe và sự bản lĩnh của những người đàn ông. Tất cả các hoạt động đều được diễn ra xung quanh cây nêu đang buộc trâu.

Sau khi trâu chết, dân làng sẽ cùng nhau đem máu và đầu trâu đến cây nêu ở trước nhà rông để tế trời, còn phần thân trâu sẽ được xẻ thịt và chia thành các phần cho dân làng cũng như những người có mặt tại lễ hội. Khi nhận một miếng thịt trâu thì mỗi nhà sẽ mang một ghè rượu đến nhà rông. Tất cả dân trong buôn làng, từ già, trẻ, gái, trai đều hòa hình vào không khí nhộn nhịp, vui tươi của lễ hội. Mọi người cùng nhau quây quần bên ghè rượu, nói chuyện và cười đùa rôm rả, bọn trẻ con thì ríu rít chạy nhảy khắp nơi, mang đến một bức tranh đầy sức sống ở buôn làng trên vùng đất Gia Lai - nơi sinh sống của biết bao con người thật thà và chất phát.

Đặc sắc lễ hội đâm trâu ở Gia Lai (Ảnh: sưu tầm).

Lễ hội mang trong mình đầy đủ những sắc thái đặc trưng của văn hóa người đồng bào dân tộc cũng như thể hiện những tính ngưỡng cộng đồng như cầu mùa vụ, cầu bình an, cầu phúc,.. Khi bạn hòa mình vào lễ hội, dường như bạn không còn là một du khách mà sẽ trở thành một phần của câu chuyện lịch sử, góp phần tạo nên khoảnh khắc đẹp đẽ và đáng nhớ của người dân Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

28 Tháng 10, 2024 279

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành