Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc độc nhất vô nhị - Chưa ai nói cho bạn

Mình đã đến thăm chùa Tam chúc - niềm tự hào của người Hà Nam - tận 2 lần với vô vàn trải nghiệm. Nếu các bạn đang có ý định tham quan chùa Tam Chúc thì hãy xem ngay bài viết này nhé. Hãy nghe Trương Mai Anh (Hà Nam) một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Với một điểm tham quan tuyệt đẹp như Chùa Tam Chúc - niềm tự hào của người Hà Nam thì mình đã rất mong chờ chiêm ngưỡng. Đó cũng là lý do mà mình đã đến thăm chùa Tam chúc tận 2 lần. Một lần vào năm 2019 khi chùa bắt đầu mở cừa đón khách. Và một lần vào năm 2023 khi chùa đã gần như hoàn thiện.

Nếu các bạn đang muốn tham quan Tam Chúc mà vẫn còn băn khoăn về thời điểm du lịch, các điểm tham quan, lịch trình, phương tiện di chuyển, chi phí hay ăn uống thì hãy xem ngay bài viết này.


Thời gian chân ái để thăm quan chùa Tam Chúc

Vì người Việt Nam mình có truyền thống đi lễ chùa vào Tết âm lịch nên hầu hết mọi người đều ghé chùa Tam Chúc vào khoảng thời gian tháng 2 đến tháng 4 trong năm hoặc khi có các dịp nghỉ lễ dài.

Mặc dù đi thăm chùa vào thời điểm này tiết trời khá đẹp và mát mẻ. Nhưng với một lượng lớn khách du lịch đổ về thì mọi người sẽ rất dễ gặp hiện tượng chen lấn xô đẩy.

Phố cổ Tam Chúc Hà Nam cực đẹp (Ảnh tác giả)

Chính vì vậy, nếu bạn mong muốn đến chùa Tam Chúc vào thời tiết mát mẽ mà lại quang đãng, thư giãn thì có thể xem xét thời điểm mùa thu đông từ tháng 8 đến tháng 11. Đây là khoảng thời gian mát mẻ mà lại không quá đông đúc nên có thể dễ dàng chụp ảnh check-in.


Những điểm tham quan tuyệt đẹp của Chùa Tam Chúc nhất định nên ghé thăm

Chùa Tam Chúc nổi bật với nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan m và Tháp Ngọc. Mỗi công trình đều được xây dựng với quy mô lớn, cực kỳ nổi bật và mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Ngắm chùa Tam Chúc ban ngày, bạn sẽ ấn tượng với địa thế tựa sơn, hướng thủy, rộng lớn và đồ sộ không thấy điểm dừng. Nhưng chùa Tam Chúc về đêm lại khiến mình thấy đẹp nhất. Nhờ hệ thống chiếu sáng hiện đại, Tam Chúc càng thêm phần lung linh và mờ ảo khi đêm xuống.

Năm 2023, khi chùa đã hoàn thiện tương đối thì mình cũng đã đi gần hết các điểm thảm quan. Một số các điểm mà mọi người nên ghé qua bao gồm:

2.1. Hồ Tam Chúc

Hồ Tam Chúc rất rộng và đẹp. Tuy nhiên khi mình đi vào năm 2019 thì mình không có di chuyển qua hồ mà chỉ có thể ngắm hồ trên cao từ Tháp Ngọc.

Hiện tại, khi tham quan chùa Tam Chúc mọi người sẽ mua vé lên thuyền rồng, mặc áo phao đi qua Hồ Tam Chúc để vào chùa chứ không còn đi xe điện như năm 2019. Vì vậy, các chúng ta đều sẽ được ngắm nhìn làn nước trong xanh, phong cảnh hữu tình trên hồ.

2.2. Vườn Cột Kinh

Vườn Cột Kinh là khu vực có hàng chục các cột kinh xếp hàng dài dọc theo lối đi đến điện Quan m. Khi tham quan mình rất ấn tượng vì cột được sơn màu đỏ vàng và mỗi cột đều có khắc lời Phật với trọng lượng lên đến cả trăm tấn.

Vườn cột kinh hùng vĩ tráng lệ (Ảnh tác giả)

Mỗi cột kinh cao 13.5m, đường kính 2m và nặng khoảng 200 tấn nên trông vô cùng hùng vĩ. Nếu bạn biết cách check-in thì chắc chắn sẽ cho ra bời nhiều bức ảnh hot hit.

2.3. Điện Quan m - Điện Pháp Chủ - Điện Tam Thế

Các điện đều có diện tích rộng rãi và được xây dựng nguy nga, tráng lệ. Điện mang đậm phong cách truyền thống với mái ngói cong, cột kèo gỗ, và các chi tiết trang trí tinh xảo, khiến du khách siêu lòng ngắm nhìn. Qua điện mà diện các trang phục áo dào, đồ truyền thống thì lên ảnh sẽ rất đẹp.


Bức tranh tạc từ đá núi lửa do những người thợ Indonesia thực hiện (Ảnh tác giả)

Điện Quan Âm - Điện Pháp Chủ - Điện Tam Thế lần lượt thờ Quan Âm Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni, Tam Thế biểu thị cho Qúa Khứ, Hiện Tại và Vị Lai. Ngoài ra, bao quanh điện phía bên trọng là vô vàn bức tranh về câu chuyện Đức Phật tạc từ đá núi lửa do những người thợ Indonesia chế tác và đưa về Việt Nam.

2.4. Chùa Ngọc

Địa điểm độc nhất mà ai đến chùa Tam Chúc cũng nhất định nên trải nghiệm một lần đó chính là Chùa Ngọc. Đây là địa điểm giúp ta nhìn được toàn cảnh Chùa Tam Chúc và Hồ Tam Chúc.


Toàn cảnh Tam Chúc từ đỉnh Chùa Ngọc vào năm 2019 (Ảnh tác giả)

Vào năm 2019 khi lần đầu đến với Tam Chúc mình và bạn bè cũng đã leo 200 bậc đá lên Chùa Ngọc check-in toàn cảnh chùa Tam Chúc. Đường đi khá dốc và gồ ghê nên mọi người đi lại hãy cẩn thận.

Tuy nhiên đến năm 2023, đi vào mùa xuân nên lượng du khách khá đông, vì vậy mình mình đã không tham quan chùa Ngọc mà dành thời gian cho các điểm điểm tham quan khác đã được xây dựng mới.


Lịch trình tour Tam Chúc 1 ngày

Mình là người Hà Nam nên mình thường đi tour tam chúc 1 ngày, sáng đi chiều về. Tuy nhiên với những bạn đến từ các tỉnh thành khác thì có thể xem xét thêm 1 số địa điểm sau :

3.1. Tour Tam Chúc Bái Đính

Chùa Bái Đính cũng là một trong những công trình Phật giáo nổi bật khu vực Đông Nam Á. Khoảng cách giữa hai chùa là 45km nên mọi người có thể tham quan chùa Tam Chúc vào buổi sáng sau đó ăn trưa tại Hà Nam và di chuyển 1 giờ đến 1 giờ 30 phút để tới Chùa Bái Đính.


Quang cảnh một ngôi chùa đang trong giai đoạn hoàn thiện tại quần thể Tam Chúc (Ảnh tác giả)

3.2. Tour Tam Chúc Tràng An 1 ngày

Ngoài Chùa Bái Đính thì bạn cũng có thể xem xét một lựa chọn khác là Tràng An. Hà Nam và Nình Bình là 2 tỉnh sát nhau nên mọi người có thể ghé Tam Chúc rồi di chuyển đi Tràng An.

3.4. Tour Tam Chúc Địa Tạng Phi Lai

Ngoài Tam chúc, Hà Nam cũng nổi tiếng với rất nhiều ngôi chùa xinh đẹp khác như Địa tạng phi lai tự, Cây thị, … Nếu bạn chỉ muốn du lịch trong khu vực Hà Nam thì nên ghé qua nha.


Phương tiện di chuyển tại Hà Nam

Để đến được chùa Tam Chúc, bạn có thể sử dụng các phương tiện sau:

- Xe máy: Nếu bạn là ngưới có tay lái chắc chắn và thích trải nghiệm đi Tam Chúc bằng xe máy thì đây sẽ là một lựa chọn hay nha. Chỉ cần chuẩn bị một bình xăng đầy, bật Google map và đi theo là được rồi.

- Xe ô tô: Nếu bạn ở Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác, bạn có thể di chuyển theo Quốc lộ 1A hoặc cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để đến Kim Bảng, rồi đi theo map để đến chùa.

- Xe buýt/ xe khách: Có các xe buýt/xe khách từ các tỉnh thành. Bạn có thể đặt xe sau đó đến Hà Nam thì di chuyển bằng taxi/ thuê xe máy. Hiện ở Hà nam đã có Xanh SM rồi nên mọi người không lo di chuyển khó khăn.

- Xe Limosine: Đây cũng là một gợi ý hay ho cho các bạn. Nếu đi từ Hà Nội thì limo giá dao động từ 100-120k/chiều.


Giá vé tham quan ngắm cảnh chùa Tam Chúc

Năm 2019, khi mới bắt đầu mở cửa đón khách du lịch, du khách có thể lựa chọn đi xe điện hoặc đi thuyền vào trong chùa. Tuy nhiên ở lần gần nhất mình đi, chùa đã quy hoạch lại, tất cả các du khách đều sẽ đi vào chùa bằng thuyền rồng và đi ra bằng xe điện. Chỉ có các trường hợp đặc biệt, quan chức cấp cao mới đi xe điện vào thẳng chùa.

Đối với việc đi thuyền thì giá vé khoảng 200.000 - 350.000 VNĐ/khách, từ bến thuyền vào cổng tam quan nội và khách có thể đi bộ lần lượt các điểm tham quan.


Cảnh chụp tại thuyền rồng trên hồ Tam Chúc (Ảnh tác giả)

Ngoài ra còn nhiều combo di chuyển và ẩm thực khác dành cho các bạn muốn trải nghiệm đầy đủ dịch vụ tại Chùa Tam Chúc.


Lưu trú và ăn uống tại Tam Chúc - Hà Nam

6.1. Lưu trú

Tùy điều kiện và khả năng chi trả, mình thấy hầu hết các khách du lịch đến Hà Nam có thể lựa chọn các địa điểm sau để nghỉ ngơi: Khách xá Tam Chúc chi tiết dao động khoảng 700k/phòng/đêm, Melia Vinpearl Phủ Lý dao động 1 triệu/phòng/đếm, Mường Thanh Luxury Hà Nam dao động 900k-1 triệu/ ngày.

Ngoài ra, đối với các bạn muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn muốn nghỉ ngơi thư giãn thì có thể tham khảo qua Nhà nghỉ Quỳnh Anh. Chi phí hợp lý, chủ nhà nhiệt tình nên rất ổn nha mọi người. Giá dao động 200-500k/phòng/đêm ở địa chỉ: 244, đường Lý Thái Tổ, Châu Sơn, Phủ Lý, Hà Nam.

6.2. Ăn uống

Đến Hà Nam mà không thưởng thức chim to dần là phí lắm nha. Thịt chim thơm ngon, xôi chim béo ngậy, thêm bát miến nóng hổi là xuýt xa. Địa chỉ Chim cò Lê Quý tại đường Biên Hòa, Nhật Tân, Kim Bảng Hà Nam, mọi người có thể tham khảo.

Bánh cuốn Kiện Khê là một món ăn mà người Hà Nam thường lựa chọn thưởng thúc buổi sáng. Có rất nhiều người hay bảo đi ăn bánh cuốn Phủ Lý nhưng với cá nhân mình thì bánh cuốn Kiện Khê ngon hơn cả. Bánh cuốn tráng nóng thêm ít hành khô, cùng thịt nướng tẩm ướp đậm đà thơm phức, chấm cùng bát nước mắm dưa góp và ít rau thơm là mê lắm.


Quán bánh cuốn Kiện Khê ngon miệng gần khu công nghiệp Châu Sơn (Ảnh tác giả)

Nếu bạn không tiện di chuyển xuống Kiện Khê thì hãy tham khảo địa chỉ ở gần khu công nghiệp Châu Sơn Hà Nam. Còn các bạn có ghé qua nhà thờ Kiện khê thì hãy ăn quán bánh cuốn đông đúc nhộn nhịp gần đó.

Cá kho niêu đất Vũ Đại vốn là một món ăn cực kỳ nổi tiếng cả về hướng vị và giá trị. Nếu bạn có điều kiện thì mình nghĩ bạn cũng nên thưởng thức thử một lần trong đời. Tuy nhiên, mình không phải về một người quá mê cá kho nên mình không mê cá kho làng Vũ Đại lắm.

Chuối ngự Đại Hoàng là một loại chuối ngon nằm trong top những loại trái cây đặc sản. Quê mình ở Lý Nhân nên mỗi khi về quê mình mê chuối ngự lắm. Quả chuối nhỏ như ngón tay cái, vàng óng, ngọt lịm, một mình mình là thưởng thức cả nải luôn đó. Mọi người nên mua về làm quà.


Một số lưu ý khi tham quan chùa Tam Chúc

Bạn đang chuẩn bị đi du lịch chùa Tam Chúc nhưng vẫn còn băn khoăn về trang phục hay lễ nghi cúng bái thì hãy xem ngay phần lưu ý này để đảm bảo có một chuyến tham quan kỳ thú:

- Chùa Tam Chúc rất rộng nên hãy xem bản đồ cẩn thận để tránh lạc mất những người bạn thân yêu.

- Chùa là quần thể du lịch tâm linh nên bạn hãy lựa chọn trang phục kín đáo, thoải mái. Nếu mặc váy thì cũng nên dài đến bắp chân.

Trang phục gọn gàng, kín đáo để tham quan Tam Chúc (Ảnh tác giả)

- Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam cần đi bộ nhiều nên bạn chú ý đem theo giày thể thao hoặc dép đi ở nhà. Tránh mang những đôi giày cao gót vì bạn có thể bị đau chân hoặc vấp té đó. Nếu muốn chụp ảnh đẹp, bạn có thể chuẩn bị một đôi dép mang theo.

- Du khách nên bước vào các điện thờ của chùa từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa, không dẫm lên bậu cửa mà cần bước qua bậu cửa.

Trên đây là một số kinh nghiệm sau hai lần tham quan chùa Tam Chúc của mình. Mình đã tổng hợp đầy đủ các thông tin từ thời điểm tham quan, các điểm điểm bạn nên ghé quá, lịch trình du lịch, phương tiện, giá vé, lưu trú và ăn uống.

Mong rằng kinh nghiệm đi chùa Tam chúc 1 ngày của mình sẽ giúp ích và mang tới cho bạn một trải nghiệm tham quan đúng nghĩa cùng gia đình và bạn bè.


23 Tháng 08, 2024 393

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành