Ngắm thú rừng quý hiếm ở Việt Nam qua bẫy ảnh

(PLO)- Kết quả điều tra từ bẫy ảnh cho thấy nhiều loài động vật rừng quan trọng không được ghi nhận và có thể đã suy giảm do việc bẫy bắt vẫn phổ biến trên diện rộng.

(PLO)- Kết quả điều tra từ bẫy ảnh cho thấy nhiều loài động vật rừng quan trọng không được ghi nhận và có thể đã suy giảm do việc bẫy bắt vẫn phổ biến trên diện rộng.

Ngày 8-12, Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã công bố kết quả điều tra bằng bẫy ảnh lớn nhất từ ​​trước đến nay tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị tại hội nghị. Ảnh: Bộ NN&PTNT cung cấp.

Theo nhận định của các chuyên gia bảo tồn thuộc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF- Việt Nam) thì đây là đợt khảo sát về đa dạng sinh học bằng bẫy ảnh hệ thống và toàn diện nhất từng được thực hiện tại Việt Nam với sự hỗ trợ tài chính từ USAID. Khảo sát này là để giám sát tính đa dạng sinh học và độ che phủ của rừng.

Kết quả điều tra cho thấy quần thể của nhiều loài động vật rừng quan trọng không được ghi nhận và có thể đã suy giảm do việc bẫy bắt vẫn phổ biến trên diện rộng.

Để tiến hành điều tra, dự án đã thiết lập 1.176 điểm bẫy ảnh tại 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trên địa bàn 8 tỉnh thành.

Trong đợt đặt bẫy ảnh này, có hơn 120.000 động vật được ghi nhận trong hàng triệu hình ảnh mà bẫy ảnh chụp được trong khoảng thời gian 2019-2023.

Chiêm ngưỡng hình ảnh thú rừng quý hiếm từ bẫy ảnh. Ảnh: Bộ NN&PTNT.

Đáng chú ý là việc không ghi nhận được hình ảnh của các loài động vật ăn thịt lớn và động vật ăn cỏ như hổ, báo gấm, sói lửa và sao la – một trong số ít loài thú lớn được phát hiện trong 50 năm qua.

Bẫy ảnh chỉ ghi nhận được quần thể Voi châu Á tại 2 khu vực dự án và loài thú móng guốc lớn như bò tót tại 1 khu vực dự án.

Trong đó, phần lớn những loài được ghi nhận là những loài có khả năng chống chọi tốt nhất với áp lực săn bắt như các loài khỉ, chồn bạc má và lợn rừng.

Theo ban quản lý dự án, mặc dù kết quả khảo sát cho thấy động vật hoang dã đã suy giảm nghiêm trọng ở tất cả 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nhưng mức độ phong phú loài và số lượng loài đặc hữu tương đối cao, với 9 loài đặc hữu và 21 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn có nguy cơ bị đe dọa cao được ghi nhận.

Các loài quý hiếm như Mang lớn và Gấu chó cũng được phát hiện, góp phần cung cấp một vài ghi nhận về các loài này ở Việt Nam trong 20 năm qua.

Đợt điều tra thứ hai đang được tiến hành tại 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ và sẽ được so sánh với kết quả ban đầu khi dự án kết thúc vào năm 2025. Kết quả khảo sát này sẽ cho phép dự án đánh giá xu hướng đa dạng sinh học ở 21 khu vực trong thời gian thực hiện dự án.

Mời quý độc giả của PLO chiêm ngưỡng nhiều loài thú rừng quý hiếm qua bẫy ảnh:

Bò tót.

Cầy gấm.

Cầy giông.

Cầy vằn.

Chà vá chân nâu.

Gà lôi hồng tía.

Gà tiền mặt vàng.

Gấu chó.

Gấu ngựa.

Khỉ đuôi lợn.

Lửng lợn.

Mang lớn.

Mang Trường Sơn.

Mèo rừng.

Nai.

Sơn dương.

Tê tê.

18 Tri sao.png

Trĩ sao.

Voi Châu Á.

Thỏ vằn.

09 Tháng 12, 2023 1091

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành