Tại sao nói, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một cái tên?

Văn Miếu Quốc Tử Giám - biểu trưng của trí tuệ và tri thức dân tộc Việt! Nét đẹp truyền thống của thành phố thủ đô nghìn năm văn hiến Hãy nghe Nguyễn Thị Thúy (Hưng Yên) một travel blogger nổi tiếng bật mí .

                                                                      Tại sao nói, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một cái tên?

   Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là di tích văn hóa lịch sử giữa lòng thủ đô mà còn là chứng tích về bề dày truyền thống học tập của dân tộc ta. Hãy cùng mình tìm hiểu ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam - một điểm đến quen thuộc với những sĩ tử qua các mùa thi để hiểu hơn về nơi đây nhé!

  1. Địa điểm: Tọa lạc tại 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa - một trong những con phố trung tâm của Hà Nội là điểm đến mà du khách không thể bỏ lỡ khi ghé thăm thành phố thủ đô.

 2. Phương tiện di chuyển: Bạn có thể lựa chọn phương tiện tự do (tùy khoảng cách địa lí) hoặc nếu đi xe bus bạn hãy đi những tuyến sau sẽ có những điểm dừng ngay gần khu vực này: 02, 23, 38, 25, 41.

3. Giá vé vào cửa: 70.000 đồng, hãy mang theo thẻ sinh viên, học sinh (nếu có) để được giảm một 1/2 chi phí vé vào.

4. Thời gian mở cửa: Từ 8h00 – 16h30 (các ngày trong tuần).

5. Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì?

   Văn Miếu không chỉ có giá trị tinh thần to lớn về truyền thống hiếu học của ông cha ta mà còn là đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc dưới các triều đại. Văn Miếu vốn là nơi linh thiêng để thế hệ con người Việt Nam hướng về với sự tôn kính và ngưỡng mộ các bậc hiền tài đỗ đạt trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ. Song nơi đây còn ghi dấu từng đường nét điêu khắc, với kiến trúc xây dựng công phu. 

  Văn Miếu Quốc Tử Giám gồm 5 khu chính:

 +Khu thứ nhất: Bắt đầu từ cổng chính Văn Miếu Quốc Tử Giám Môn đi đến cổng Đại Trung Môn.

 +Khu thứ hai: Từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn các. Mình vô cùng ấn tượng với lối kiến trúc tam quan truyền thống của người Việt, Khuê Văn Các là cổng chính, hai bên là hai cổng Bí Văn (văn phong lời hay ý đẹp, tỉ mỉ câu từ) và Súc Văn (văn chương hàm ý, súc tích). Bởi dưới triều Lý, văn học phát triển đỉnh cao và đạt được nhiều thành tựu to lớn mang giá trị tư tưởng, ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Khuê Văn Các trở thành biểu trưng cho nền văn hiến Việt Nam. 

                                                            Khuê Văn Các và hồ Thiên Quang Tỉnh thơ mộng, hữu tình khi về đêm (Ảnh: Sưu Tầm).                                               

+Khu thứ ba: Bạn sẽ được chiêm ngưỡng hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời) tựa như được soi sáng bởi những giá trị nhân văn, tốt đẹp, những hào quang xán lạn mà bậc hiền tài đất nước góp nên. Hãy thả hồn mình vào cảnh đẹp thơ mộng, hữu tình mà rất đỗi bình yên để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây! Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Sở dĩ, mỗi tấm bia khắc tên các vị hiền tài được đặt trên lưng cụ rùa vì rùa gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc. Chính vì thế nó hiện thân cho bản lĩnh, uy nghi cùng tinh thần và sức mạnh to lớn. Việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa không chỉ thể hiện cho sự trường tồn bất diệt của thời gian mà còn có ý nghĩa linh thiêng. Từng chi tiết, sự vật trong nội kiến Văn Miếu Quốc Tử Giám đều ghi dấu ấn lịch sử sâu sắc, thể hiện nền nếp, văn hóa, tư tưởng truyền thống của dân tộc ta.

+Khu thứ tư:  Là trung tâm của Văn Miếu Quốc Tử Giám, gồm khu căn hộ chung cư cao cấp ngoài là Bái Đường và khu nhà ở trong là Thượng Cung. Trước đây nơi này thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng tử và thầy giáo nổi tiếng Chu Văn An.


                                                     Văn Miếu - Quốc Tử Giám - nơi thu hút hàng nghìn  du khách vào mỗi dịp đầu xuân.( Ảnh: ST).

+Khu cuối cùng: Là nhà Thái Học, chính là trường Quốc Tử Giám xưa - nơi đã đào tạo, rèn luyện và sản sinh ra nhiều nhân tài đất nước. Cung thờ phía sau xây kiểu mái chồng diêm, lợp ngói mũi hài, kết cấu bộ vì kiểu “giá chiêng chồng rường”, nền lát gạch Bát Tràng. Tầng dưới Nhà Thái học trưng bày hiện vật, hình ảnh giới thiệu về di tích, tầng trên là nơi thờ các vị vua: Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông.        

6. Những điều cấm kị khi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

- Cư xử có văn hóa, đúng mực khi tham dự nơi linh thiêng như vậy nhé!

- Chỉ nên góp tiền vào hòm công đức, tuyệt đối không rải rác khắp chùa.

- Chỉ cắm hương vào bát, tránh cắm vào tay tượng hay đồ lễ của mình vì quan niệm như vậy Phật Thánh mới nhận được tấm lòng của mình là sai.

- Giữ gìn cảnh quan, sản vật, không vứt rác bừa bãi hay bẻ cành hái lá.

- Bạn có thể xin chữ tại đây với giá 100.000 - 130.000 đồng ( có thể mang theo sách vở đính kèm tên mình).

- Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, không được bước vào từ cửa giữa, mà rất cần phải bước vào từ hai cửa bên, đồng thời không đc dẫm lên bậu cửa.

7. Tại sao nói, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một cái tên?

  Quốc Tử Giám có bề dày lịch sử lâu đời, được thành lập năm 1070 dưới thời nhà Lý. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Văn Miếu ở kề bên là trường đại học dành riêng cho con vua & các hộ dân cư quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Văn Miếu được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học loại giỏi. Từng lớp thế hệ nối tiếp nhau thêu dệt một bề dạy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo  của dân tộc, đóng góp nhiều lợi ích cho đất nước. 

  Văn Miếu - Quốc Tử Giám như một chứng tích lịch sử ghi dấu thời đại qua các di tích mang ảnh hưởng Nho học có giá trị cao về mặt kiến trúc – nghệ thuật và thẩm mỹ.

  Đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

  Bên cạnh việc lưu giữ và bảo tồn, Văn Miếu ngày nay còn giữ sứ mệnh tiếp nối truyền thống hiếu học, là nơi khen tặng những học sinh có thành tích xuất sắc qua chuỗi ngày dùi mài kinh sử. Nơi đây còn là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước cũng như quốc tế khi đến với Hà Nội. Đặc biệt sau tháng Giêng, Văn Miếu còn là điểm đến tổ chức giao lưu văn hóa sôi động.

         

                                                Cảnh xin chữ - nét đẹp văn hóa lâu đời đã đi vào đời sống tinh thần của con người Việt Nam ( ảnh:ST).

    Như vậy, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ đơn giản là một cái tên bởi nó chất chứa nhiều ý nghĩa to lớn, từng giá trị nhân văn, và kiến trúc lâu đời nơi đây đã thấm nhuần trong tư tưởng con người Việt Nam rất đỗi tự nhiên mà gần gũi! Văn Miếu không chỉ là tài sản quý giá của Hà Nội, của nước ta, mà còn là tài sản văn hóa truyền thống cổ truyền của nhân loại - một di sản tinh thần vốn thiêng liêng và bất diệt vì lẽ đó! 

    Bước trên con đường học hành, bạn đừng quên ghé thăm nét đẹp giữa lòng thủ đô để không chỉ cầu may mà còn hiểu hơn về lịch sử dân tộc, về truyền thống đáng tự hào. Hãy đi và cảm nhận bằng tất cả sự tôn kính, chân thành đối với các bậc hiền tài đất nước! Chúc bạn có trải nghiệm vui vẻ và bổ ích cho chuyến đi. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về Văn Miếu Quốc Tử Giám - biểu trưng của trí tuệ và tri thức dân tộc Việt!

13 Tháng 08, 2024 291

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành