CHÙA BÁI ĐÍNH – CHỐN LINH THIÊNG NÍU CHÂN DU KHÁCH

Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lâu đời của miền Bắc Việt Nam, hiện nay chùa đã nhiều lần được tu sửa và ngày càng thu hút khách du lịch ghé thăm. Hãy nghe Nguyễn Thị Huyền (Vĩnh Phúc) một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Từ thời đại nhà Đinh, Tiền Lê và thời nhà Lý, Phật giáo du nhập mạnh mẽ vào nước ta và trở thành tôn giáo chủ yếu, chính vì thế, rất nhiều ngôi đền, chùa được xây dựng và nổi bật là chùa Bái Đính. Vị thế của chùa được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt, tương truyền rằng núi chùa cổ Bái Đính chính là nơi hoàng đế Đinh Tiên Hoàng lập dàn cầu mưa thuận gió hòa, ngoài ra chùa Bái Đính là nơi thờ nhiều vị vua của các triều đại từ Đinh, Lý, Trần đến thời các vua Nguyễn, chính vì thế, chùa Bái Đính được xem là chốn linh thiêng bậc nhất xứ Bắc, thu hút nhiều du khách ghé thăm, đặc biệt mỗi dịp tết đến xuân về.

Quần thể chùa Bái Đính gồm hai khu chùa: khu chùa cổ nằm trên núi cao và khu chùa mới được xây dựng đầu thế kỷ 21. Toàn bộ quần thể chùa nằm trên sườn núi, bao quanh là hồ nước mênh mông, núi đá sừng sững. Để di chuyển lên chùa, hiện nay, chúng mình lựa chọn di chuyển bằng xe điện, chỉ mất hơn 5 phút để đi từ chân núi lên đến cổng chùa. Để tham quan hết chùa Bái Đình, bạn nên dành trọn vẹn một buổi để viếng thăm nơi đây.

Kiến trúc chùa, dù được xây dựng chưa đến 30 năm nhưng vẫn mang đạm nét cổ kính đặc trưng của thời nhà Lý. Bước vào chùa, mình bị choáng ngợp trước không gian rộng lớn mà vô cùng thanh tịnh của chốn bồng lai tiên cảnh. Cảnh cổng Tam Quan rộng lớn, mở đường vào từng gian chùa nguy nga, hoài cổ, tất các mái chùa đều được thiết kế cong vút như đuôi chim phượng, dạo dọc hành lang La Hán dài hơn 1000 mét, trườn theo độ dốc của sườn đồi, du khách chắn chắn sẽ đắm mình mà chiêm ngưỡng 500 tượng La Hán nguyên khối, mỗi vị La Hán là một dáng vẻ khác nhau, thích hợp để tìm hiểu về lịch sử Phật giáo lâu đời. Xung quanh hành lang La Hán là những khu vườn nhỏ, được phủ một màu xanh mát, đặc biệt là những cây bồ đề lâu năm có nguồn gốc từ các ngôi chùa Ấn Độ. Ghé thăm chùa Bái Đính, chúng mình cũng được ngắm nhìn chuông đồng lớn nhất Việt Nam. Tháp chuông được thiết kế với ba tầng mái, bên trong là quả chuông khổng lồ, đặt dưới là chiếc trống đồng lớn, nhưng để nghe được tiếng chuông chùa Bái Đính, bạn phải lựa chọn thời điểm ghé thăm chùa vào các ngày lễ lớn như Lễ Phật Đản, lễ cúng chúng sinh...

Lối đi dọc chùa (Ảnh: tác giả)

Ngoài các lăng điện thờ các vị vua qua các triều đại thì các điện chính của chùa Bái Đính là nơi thời Phật, trong đó nổi bật nhất là Điện Quan Âm. Điện Quan Âm là nơi đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt, tượng Phật bà cao gần 10m và được công nhận là Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất nước ta. Bên cạnh đó, mình còn bị ấn tượng với Điện Tam Thế. Điện Tam Thế nằm ở khá cao, trong điện là nơi đặt ba tượng Tam Thế Phật đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai: Hoài niệm, trân trọng quá khứ, sống cho hiện tại và cầu mong bình an cho tương lai. Ngày chúng mình ghé chùa Bái Đính, Bảo tháp đang được tu sửa nên không có cơ hội khám phá vẻ đẹp của Bảo tháp nổi tiếng này. Nhìn từ ngoài, sự đồ sợ của 13 tầng Bảo tháp với thiết kế theo phong cách Ấn Độ, xung quang là các bức tường được điêu khắc với những hình tượng Phật mang đến cảm giác an tịnh trong tâm cho du khách ghé thăm. Lên đỉnh một ngọn đồi chùa Bái Đính là tượng Phật Di Lặc – bức tượng lớn nhất Việt Nam, nhìn nụ cười của Phật Di Lặc và cầu chúc vạn sự bình an, hạnh phúc, chắc chắn sẽ mang đến cảm giác yên bình cho du khách.

Tượng Phật Thích ca Mâu Ni (Ảnh: tác giả)

Bảo tháp (Ảnh: tác giả)

Tượng Phật Di Lặc (Ảnh: tác giả)

Trước khi kết thúc chuyến viếng thăm chùa Bái Đính, chúng mình leo lên đỉnh núi để thắp hương tại khu chùa Bái Đính cổ, và ngắm toàn cảnh chùa Bái Đính chiều hoàng hôn. Khu vực chùa cổ không có nhiều điện như khu vực chùa mới nhưng lại thu hút mình bởi sự kỳ bí của kiến trúc chùa trong các hang động, và nổi bật nhất là khu vực hang tối và hang sáng.

Chúng mình ghé chùa Bái Đình vào một buổi chiều cuối xuân nên không khí rất mát mẻ, và khi xuống núi, sương mờ đã dần buông xuống càng làm cho chùa Bái Đính thêm phần huyền ảo. Một điều mình rất ấn tượng ở chùa Bái Đính là ở mỗi điện, mỗi bức tượng sẽ có các thông tin cơ bản để du khách tìm hiểu và du khách có thể tìm hiểu kỹ hơn bằng cách quét mã QR đính kèm. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại sẽ là điều thu hút du khách không thể bỏ qua chùa Bái Đính khi đến với Ninh Bình.

25 Tháng 06, 2024 170

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành