Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Tháp Po Klong Garai, nghệ thuật kiến trúc đỉnh cao của người Chăm Ninh Thuận

(VTC News) - Cụm tháp Chăm Po Klong Garai, kết quả minh chứng cho một nền văn minh Chăm Pa vĩ đại, đã trải qua gần ngàn năm lịch sử vẫn hùng vĩ và đẹp nhất, còn lại ở Việt Nam.

(VTC News) - Cụm tháp Chăm Po Klong Garai, kết quả minh chứng cho một nền văn minh Chăm Pa vĩ đại, đã trải qua gần ngàn năm lịch sử vẫn hùng vĩ và đẹp nhất, còn lại ở Việt Nam.

Chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc đỉnh cao của tháp Po Klong Garai, Ninh Thuận

Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV bởi vua Chế Mân - Vị vua kết hôn với Huyền Trân công chúa là con gái vua Trần Nhân Tông.

Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao để thờ vị vua anh quân Po Klong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước nhất là xây dựng hệ thống thuỷ lợi toàn khu vực.

Tháp Po Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp trung tâm KaLan (cao 20,5m), tháp cổng Gopura (cao 8,56m) và tháp lửa (cao 9,31m). Các hạng mục phụ trợ của khu di tích tháp Po Klong Garai, gồm: sân, vườn, tường rào, đường nội bộ, cổng, công trình phục vụ du lịch - văn hóa, miếu thờ, phế tích kiến trúc…

Trải qua nhiều biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian, di tích này vẫn lưu giữ nguyên vẹn hiện vật và giá trị truyền thống trong văn hóa Chăm.

Di tích tháp Po Klong Garai hiện còn 1 tượng Linga Yoni; 1 tượng bò thần Nandin; 2 bia ký khắc trên cửa tháp, một bia đá 3 mặt có chữ; 1 bia không còn chữ; 1 tượng Kút hoàng hậu và 1 trụ đá (Linga) ở ngoài vòng thành phía Nam quần thể di tích. Ngoài ra, còn một số hiện vật hiện vốn thuộc di tích đang được Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận bảo quản và trưng bày.

Di tích kiến trúc nghệ thuật này được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích di tích quốc gia năm 1979 và được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, kiến trúc nghệ thuật độc đáo vào ngày 22/12/2016.

Theo những người trông coi và quản lý 3 ngọn tháp, chính tại nơi này gắn liền với các tín ngưỡng truyền thống của người Chăm và tất cả các lễ hội lớn của người Chăm đều tổ chức tại đây.

Một năm người Chăm có 4 lễ hội lớn trong đó lễ hội đặc sắc nhất, lớn nhất và đông đảo nhất vẫn là lễ hội Kate được tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch (Tháng 9,10 dương lịch) để tưởng nhớ các vị vua anh hùng và ông bà tổ tiên. 

Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu (Chăm lịch) vua Po Klong Garai từ Balcribanơi vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thuở hàn vi của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Hakral người Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Po Klong Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng. Vua Po Klong Garai xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul. Kết cục, bên vua Pô Klong Garai với sự tài trí của mình đã hoàn thành trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.

10 Tháng 12, 2023 1611

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành