Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel
Tải ứng dụng 63Stravel
Không chỉ có thiên nhiên hoang sơ, xinh đẹp, xứ hoa vàng còn khiến du khách say đắm với những đặc sản ngon mắt, ngon miệng. Hãy nghe Huỳnh Lê Hoàng Sang (Long An) một travel blogger nổi tiếng bật mí .
Mắt cá ngừ đại dương
Mắt cá ngừ đại dương sẽ nghe có phần mới mẻ hơn. Cách chế biến món ăn này cũng có phần đặc biệt hơn rất nhiều. Mắt cá ngừ được um trong một chiếc thổ nhỏ và ở bên trong có vị thuốc bắc, khi mở ra khá là thơm và đượm vị. Với món ăn này thì mình không chắc là phù hợp với hầu hết khẩu vị của mỗi người tuy nhiên ấn tượng đầu tiên chính là vị lạ.
Mắt cá ngừ món ăn bổ dưỡng (Ảnh: sưu tầm)
Cơm gà Phú Yên
Những hạt cơm nấu với nước luộc gà, còn được cho thêm chút nghệ xay nhỏ để tạo màu vàng bắt mắt. Hạt cơm mềm dẻo ăn với thịt gà đã xé nhỏ hoặc để nguyên đùi, rau răm,... Bí quyết để ăn ngon hơn với món cơm gà là các bạn sẽ ăn kèm với nước súp và nước mắm chấm được pha siêu ngon. Đây là một trong các món ăn ngon ở Phú Yên tổng hòa của nhiều hương vị hấp dẫn
Màu vàng đặc trưng của cơm gà Phú Yên (Ảnh: sưu tầm)
Bún mực
Món bún mực không sử dụng mực lá, bún mực của Phú Yên sử dụng mực cơm loại nhỏ, ngọt thịt mà không quá dai. Bún mực được nấu chua với dứa và cà chua, khi ăn thì kèm rau và giá sống. Món ăn này giải nhiệt mùa hè là hết sẩy.
Phần mực lúc nào cũng tươi (Ảnh: sưu tầm)
Cháo hàu
Bát cháo nóng hổi, đầy ăm ắp những con hàu béo mập được ướp gia vị vừa phải, ở trên rắc thêm hành ngò cắt nhỏ hẳn sẽ đủ để kích thích cả khứu giác và vị giác. Đặc biệt, bạn cũng có thể thử ăn cháo với bánh đa nướng như người dân bản địa để khám phá sự kết hợp lạ miệng này nhé!
Bát chào hào nóng hỏi (Ảnh: sưu tầm)
Bánh canh hẹ
Bánh cạnh hẹ, cái tên này không còn quá xa lạ với dân Sài Gòn nữa, vì đã từng nổi đình nổi đám khắp nơi. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo, tương tự như sợi bún nhưng có phần to hơn, dẻo mềm. Đặc biệt, phần nước dùng được nấu từ các loại cá nhỏ nên khi ăn ngọt thanh chứ không hề bị ngấy.
Màu xanh của hẹ là màu chủ đạo của món ăn (Ảnh: sưu tầm)
Bánh hỏi lòng heo
Món ăn sẽ bao gồm một tô cháo, một đĩa lòng, bánh tráng và ăn kèm với một chén mắm pha tròn vị hơn. Món ăn vừa dân giã với hương vị thơm ngon, đặc biệt mang đến đủ đầy những vị ngon mà bạn có thể thưởng thức trong một món ăn.
Bánh hỏi ăn kèm cùng nhiều loại rau (Ảnh: sưu tầm)
Bánh xèo hải sản
Điểm thú vị là nhân làm bánh xèo vô cùng đa dạng với rất nhiều loại hải sản như tôm, mực, thịt… Chiếc bánh xèo vàng ruộm, cuộn thật nhiều nhân bên trong, tráng xong vẫn còn giòn tan và bốc hơi nghi ngút, kích thích vị giác của mọi thực khách.
Bánh xèo hải sản (Ảnh: sưu tầm)
Nem nướng
Nem ở đây có 2 loại, 1 loại giống như nem nướng Ninh Hoà Nha Trang, loại thứ 2 chỉ ở Tuy Hoà có màu trắng, ăn kèm với bánh tráng chiên giòn, cuốn với rau sống, nước mắm đậu phộng và bánh tráng nhúng. Nước mắm sệt sệt, ớt tỏi cay ngọt có rắc đậu phộng, chấm 1 miếng ăn cùng vừa béo ngậy vừa hòa quyện các mùi vị lại với nhau.
Nem nướng ăn kèm với các loại rau sống (Ảnh: sưu tầm)
Bún sứa
Mặc dù món bún sứa không chỉ ở riêng Phú Yên mới có mà món ăn còn xuất hiện ở khá nhiều miền biển thuộc khu vực miền trung. Nhưng mỗi vùng lại có 1 hương vị riêng khác biệt nhau. Ấn tượng nhất vẫn là hương vị nước dùng, nước dùng tổng hòa nhiều hương vị hấp dẫn mang đến vị đặc trưng nơi này.
Phần sứa giòn giòn khi ăn (Ảnh: sưu tầm)
Dê chóp chài
Thịt dê núi Chóp Chài là quán ăn ngon ở Phú Yên nức tiếng gần xa. Dù dê hấp cuốn lá mơ thơm bùi hay nướng lá lốt thơm nồng, cổ dê nấu bia đặc biệt,… đều để lại cho người ăn hương vị khó quên.
Món dê chóp chài ăn được ăn kèm với nhiều loại rau (Ảnh: sưu tầm)
Chả dông
Một thứ chả rất giống chả nem truyền thống của người Việt nhưng nguyên liệu làm nhân lại có thành phần thịt dông. Đây là loài bò sát sống ở vùng đất ven cát biển tựa con thằn lằn, thịt trắng như thịt gà nhưng có vị ngọt, bùi và mềm hơn. Chả dông sau khi chiên thì được cuốn với bánh tráng, rau sống, chấm cùng với nước mắm chua ngọt.
Phần vỏ giòn bên ngoài (Ảnh: sưu tầm)
Bắp nướng mắm nêm
Món ăn này lạ và đặc biệt là do bắp được ăn cùng mắm nêm đậm vị. Bắp được nướng chín vàng tỏa hương thơm ngào ngạt trên lò than đỏ hồng. Trái bắp khi chín sẽ được quét thêm một lớp mỡ hành rồi chấm vào chén mắm nêm.
Bắp nướng mắm nêm (Ảnh: sưu tầm)
Đi Phú Yên ăn ở đâu rẻ ?
Phú Yên không hề thiếu những địa điểm ăn uống ngon mà giá lại cực kỳ “hạt dẻ". Mách nhỏ bạn một số khu ăn uống siêu hot với giá phải chăng là bờ kè Bạch Đằng, chợ đêm Tuy Hòa, khu ăn uống dưới chân cầu Hải An,...
Để khám phá một vùng đất mới điều đầu tiên nhất mà bạn cần biết đó là ẩm thực nơi đó. Chơi vui, ăn ngon và những trải nghiệm mới lạ, xứ hoa vàng hứa hẹn là một điểm đến trong mơ cho kỳ nghỉ sắp tới của bạn đó!
Ghềnh Đá Đĩa là địa danh thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nơi đây độc đáo với cảnh quan là các khối đá ở đây hoặc hình tròn, hoặc vuông, đã tạo nên một khung cảnh tự nhiên mà như có chủ ý sắp đặt của tạo hóa. Dựa trên nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu, người ta cho rằng khoảng 200 triệu năm trước, trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa, nham thạch phun trào theo dòng chảy dẫn ra biển. Khi đụng phải nước biển lạnh, cộng với hiện tượng di ứng lực khiến các khối nham thạch bị đông cứng rạn nứt phần lớn theo mạch dọc tạo nên những khối đá với hình thù khác nhau. Từ trên cao, ghềnh đá như một tổ ong khổng lồ, đen bóng và gồ ghề. Hoặc có thể ví như những chiếc đĩa, lổm nhổm, xếp chồng lên nhau trong lò gạch. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban cho vẻ đẹp nên thơ trữ tình, hài hòa non nước, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Ghềnh Đá Đãi một kỳ thú tuyệt đẹp là nơi thu hút và níu chân du khách du lịch. Từ thành phố Tuy Hòa, bạn lái xe 30km về phía Bắc, đến thị trấn Chí Thạnh bạn rẽ phải theo phía Đông, đi thêm 15km nữa là tới ghềnh Đá Đĩa. Còn nếu bạn muốn tận hưởng những làn gió biển tươi mát, khung cảnh bình dị của vùng biển miền Trung thì con đường ven biển Tuy Hòa dài chừng 35km sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Từ thành phố Tuy Hòa, bạn lái xe 30km về phía Bắc, đến thị trấn Chí Thạnh bạn rẽ phải theo phía Đông, đi thêm 15km nữa là tới ghềnh Đá Đĩa. Còn nếu bạn muốn tận hưởng những làn gió biển tươi mát, khung cảnh bình dị của vùng biển miền Trung thì con đường ven biển Tuy Hòa dài chừng 35km sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Hằng năm vào đầu tháng 2 và tháng 8 âm lịch thường diễn ra các lễ hội cầu ngư. Du khách đến đây vào dịp này sẽ có cơ hội ngắm cảnh ghềnh Đá Đĩa và tham gia vào các màn lễ hội đặc sắc. Phải đến tận nơi, đứng trên bờ biển tận mắt chứng kiến, bạn mới có thể thực sự tin được sự kì diệu mà thiên nhiên mang lại cho nơi đây. Những viên đá với hình thù khác nhau, nằm lộn xộn như chồng chén, đĩa trong các lò gốm sứ. Sóng biển nơi đây cũng mạnh lạ kì. Ngày đêm vỗ bờ, tạo nên bọt trắng xóa cả một vùng. Dọc theo ghềnh Đá Đĩa, thi thoảng bạn sẽ bắt gặp vài chỗ trũng. Mỗi khi có mưa cùng cùng với nước biển đọng lại. Nơi đây bỗng trở thành như những chiếc hồ nhân tạo. Bạn có thể tựa lưng vào những phiến đá, thả mình trong nước biển rồi thưởng thức không khí trong lành, ngắm nhìn vài chú cua, sao biển hay sứa biển bị mắc kẹt. Hay xuống tận sau dưới mép ghềnh là một chiếc hang lớn sâu vào trong núi. Tương truyền đây là hậu quả do chiến tranh để lại. Trưa đến, nếu bạn muốn tìm nơi nào đó để nghỉ ngơi thì bãi Bàng là một địa điểm lý tưởng. Dưới tán bàng vươn rộng, vừa thưởng thức hải sản tươi ngon, vừa tận hưởng cái hương vị đặc trưng của biển Tuy Hòa. Cách đó không xa là hải đăng Gành đèn. Từ đây bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh biển cũng như ghềnh Đá Đĩa Phú Yên. Mặc cho gió vẫn thổi, sóng vẫn vỗ về, thậm chí cả bom đạn, ghềnh Đá Đĩa vẫn đứng đó hiên ngang, huyền bí. Nếu có cơ hội đến Phú Yên, xin hãy ghé thăm Đá Đĩa, nghe gió kể chuyện, nghe sóng làm thơ. So với Nha Trang hay một vài địa điểm du lịch nổi tiếng khác thì tại Ghềnh Đá Đĩa có giá thành rẻ và bình dân hơn rất nhiều. Bạn có thể dễ dàng thoải mái khi chọn lựa một nhà nghỉ hay khách sạn phù hợp với túi tiền của mình. Bạn vừa có thể nghỉ ngơi thư giãn lại vừa có thể ngắm phong cảnh tuyệt sắc nơi đây. Một số khách sạn bạn có thể lựa chọn như: Saigon Phú Yên hotel với giá 800.000đồng/đêm; Anh Tuấn 2 hotel với giá 550.000 đồng/đêm. Nếu là người yêu thích thiên nhiên hoang dã bạn có thể chọn cho mình những khoảng không thư giãn để cắm trại, ngủ lều tại bãi Bàng gần Ghềnh Đá để tận hưởng một đêm tuyệt vời. Mảnh đất Phú Yên đầy nắng và gió đã được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho những danh lam thắng cảnh và những kỳ quan thiên nhiên kỳ thú mê hoặc lòng người – Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên là một trong những kỳ quan như thế. Bàn tay tạo hóa tài hoa đã tạo nên một khung cảnh tự nhiên đẹp hoang sơ, thu hút khách du lịch muôn phương tìm về để chiêm ngưỡng vẻ đẹp và khâm phục trước vẻ đẹp nơi đây. Nếu bạn thực sự là người yêu cái đẹp thuần khiết nhất của thiên nhiên thì không nên bỏ qua điểm đến Ghềnh Đá trong cuốn cẩm nang du lịch của mình.
Phú Yên 1734 lượt xem
Tháng 3 đến tháng 8
Bãi Xép là một bãi biển thuộc xã An Chấn, thành phố Tuy Hoà, Phú Yên. Bờ biển ở Bãi Xép chỉ dài 500m nhưng lại sở hữu những cảnh quan thiên nhiên hài hoà đặc sắc với bãi cát vàng óng ánh bên các bãi đá hoang sơ, những mũi đá đen khổng lồ nhô ra biển cùng đồng cỏ và rừng phi lao chạy dài bát ngát. Để đến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp Bãi Xép, hãy chạy thẳng trên đường Lê Duẩn để tới Tuy An. Cung đường biển này được lát nhựa phẳng lì với những rặng dương xanh dọc hai bên đường vô cùng đẹp, chưa đến nơi mà đã tạo cho bạn cảm giác vô cùng mát mẻ và thư thái. Chỉ đến khi được trở thành phân cảnh cho bộ phim ăn khách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Bãi Xép mới thực sự được đông đảo du khách biết đến cho nên nơi đây vẫn chưa được khai thác phục vụ du lịch nhiều, cảnh quan vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ hoang sơ vốn có. Mang những đặc trưng của một bờ biển đẹp, Bãi Xép sở hữu một bãi cát vàng rực rỡ ôm trọn lấy làn nước xanh màu ngọc bích trong vắt. Nhón từng bước chân nhẹ nhàng xuống biển, bạn sẽ cảm nhận được nguồn nước trong trẻo, mát lạnh tưởng như đang ở một hồ nước đá, xua tan đi sự nóng nực và và biết bao căng thẳng, mệt mỏi. Hãy men theo những đường mòn để đi lên những ghềnh đá lớn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp Bãi Xép bao la “non xanh nước biếc”, say đắm lòng người trọn trong tầm mắt. Trên những bậc đá sừng sững hùng vĩ này, những bãi cây xương rồng dày đặc nhô ra ngay trước biển xen lẫn với những vạt cỏ khô thấm dầm mưa nắng, cùng hoà theo tiếng gió thổi và tiếng sóng vỗ rì rào vang lên âm thanh biển cả thi vị. Có lẽ ấn tượng nhất vẫn là bãi cỏ mênh mông xanh rì như một thảo nguyên nhỏ trên đỉnh Gành Xép. Không chỉ đến để chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên thơ mộng mà bạn còn được hoà mình vào đời sống mộc mạc, giản dị và nhịp sống trầm lắng của người dân biển Phú Yên. Vào những buổi chiều hè, bạn sẽ bắt gặp các em nhỏ hồn nhiên rong chơi vui đùa thích thú và thả diều trên những bãi cỏ rộng miên man, hay những người dân đang cần mẫn lao động chăm chỉ bờ biển. Trong chuyến thăm quan Bãi Xép, hãy kết hợp khám phá Ghềnh Đá Đĩa và Gành Đèn cũng như đừng quên thưởng thức những món ăn hải sản hấp dẫn của Phú Yên như cháo hàu, lẩu mực, cá ngừ… để có những trải nghiệm Phú Yên đầy trọn vẹn.
Phú Yên 1866 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Đập Tam Giang nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 30km, cách nhà thờ Mằng Lăng – 1 trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Yên chừng 1km, là một đập tràn chắn ngang sông Cái. Ở nơi 3 dòng sông gặp nhau thông thường người ta gọi là Tam Giang nhưng ở đây lại chỉ có duy nhất một dòng sông chảy qua. Trước năm 1945, khi chưa có đập, người dân địa phương đã rất vất vả trong việc đưa nước về đồng ruộng, họ phải lặn lội lên những cánh rừng tìm những cây gỗ to nhất đem về đặt chắn ngang sông. Nhưng đến mùa mưa, nước lũ chảy xiết, những cây gỗ kè tạm bợ này lại bị cuốn trôi mất. Và những năm sau, công việc đó cứ lặp đi lặp lại. Sau đó, chính quyền đã cho xây dựng một con đập dài khoảng 800m bằng xi măng vững chãi với thiết kế tam bậc, có 3 bờ kè chắn nước. Nhìn từ xa, đập Tam Giang như một ngọn thác với những dòng nước chảy xuống tung bọt trắng xóa. Mặc dù quy mô không được lớn như đập Đồng Cam nhưng đập Tam Giang có vai trò rất quan trọng trong việc đưa nước tưới tiêu về cho các cánh đồng bát ngát ở xã An Thạch, An Ninh và An Dân của huyện Tuy An. Hơn nữa, con đập này cũng giúp ích rất nhiều khi trở thành con đường nối 2 bên bờ sông. Người dân có thể đi bộ hoặc đi xe đạp, xe máy ngang qua sông Cái một cách dễ dàng mà không phải đi thuyền qua sông, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Nhờ có đập Tam Giang mà việc đi lại giữa 2 bờ trở nên thuận tiện hơn (Ảnh: Sưu tầm) Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được một không gian yên bình, lặng ngắm những con người nơi miền quê sông nước mà thấy mình như trút bỏ được mọi lo âu, mệt nhọc của cuộc sống. Không chỉ được đắm mình vào thiên nhiên sông nước hữu tình, khi đến đây bạn còn được thưởng thức những món ăn đặc sản hấp dẫn. Cá chình sông Cái là món ăn bạn không nên bỏ qua. Thịt cá chình chắc, thơm, da giòn, dai và béo với giá trị dinh dưỡng cao. Cá chình sông Cái thường được chế biến thành các món như lẩu cá chình, cá chình nướng lá chanh, cá chình nấu dưa, cá chình rang muối ớt,… Đập Tam Giang không chỉ là một công trình thủy lợi quan trọng của huyện Tuy An mà nó còn là một điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc như chính những con người nơi đây.
Phú Yên 1717 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Biển bãi Môn Phú Yên nằm giữa lòng hai ngọn núi, từ xa nhìn lại trông như một cánh cung khổng lồ. Mỗi khi sóng xô bờ lại tạo thành những xoáy nước nhìn có vẻ “đáng sợ” nhưng cẩn thận một chút là không sao. Có hai con đường để di chuyển đến nơi đây. Nếu bạn từ thành phố Tuy Hòa đến thì men theo quốc lộ 1A di chuyển khoảng 23km về hướng Đông Nam và nếu xuất phát từ thành phố Nha Trang thì bạn cũng di chuyển dọc quốc lộ 1A, nhưng đi về hướng Đông Bắc khi đến gần giữa đèo Cả thì chạy thẳng con đường Phước Tân – bãi Ngà chừng 12km, bạn sẽ đến mũi Đại Lãnh – biển bãi Môn. Cảnh sắc trên biển bãi Môn khiến bao người phải trầm trồ ngợi khen, bãi cát dài trắng mịn uốn lượn theo đường bờ biển, làn nước trong vắt soi bóng bầu trời… tất cả hợp lại tạo nên nét đẹp quyến rũ vô cùng. Đặc biệt, nơi đây không có nhiều người sinh sống mà chỉ có tàu bè neo đậu cho nên cảnh sắc vẫn còn nguyên nét hoang sơ thuở ban đầu. Được tạo hóa ưu ái ban cho cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu dễ chịu, không khí lại trong lành, đến với bãi Môn, bạn không chỉ có cơ hội được thả hồn hòa mình vào đất trời, ngụp lặn dưới làn nước biển trong xanh mát lạnh mà còn có được cho riêng mình những bức hình kỷ niệm khó quên. Nơi đây đẹp nhất mỗi sớm bình minh, khoảng 5h sáng khi những ánh ban mai đầu tiên trên dải đất chữ S bắt đầu hé rạng, biển Bãi Môn Phú Yên hiện lên lung linh hơn bao giờ hết, những tia nắng vàng óng chiếu xuống mặt nước biển bao la phản chiếu lại hình ảnh bầu trời vô tận… Đến du lịch biển bãi Môn xinh đẹp, các bạn đừng quên ghé thăm hải đăng Đại Lãnh trên mũi Miến Điện – điểm cực Đông của tổ quốc, để thu vào tầm mắt muôn vàn cảnh đẹp trên biển bãi Môn Phú Yên. Nằm ở phía Tây bãi Môn còn có một con suối chảy len lỏi qua các vách đá, xuyên qua khu rừng nguyên sinh Bắc Đèo Cả, chảy về phía bãi tắm rồi hòa vào đại dương vô tận. Với cảnh sắc non nước hữu tình, nơi đây cũng là một trong những địa điểm được du khách ưa thích khi du lịch khám phá bãi Môn. Với cảnh sắc thiên nhiên chan hòa, không khí trong lành tươi mát, bãi Môn Phú Yên không chỉ là địa điểm du lịch đẹp mà còn là nơi thích hợp để tổ chức các hoạt động dã ngoại lý tưởng.
Phú Yên 1749 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Biển Vũng Rô Phú Yên là vùng vịnh tuyệt đẹp đan xen giữa nét hũng vĩ của đồi núi và nét thơ mộng của biển cả dọc theo đường cong hình chữ S vùng duyên hải miền Trung. Rời xa khói bụi thành phố, nơi đây chính là chốn bình yên cho bạn dừng chân nghỉ ngơi, xả stress cực lý tưởng. Vịnh Vũng Rô có diện tích lên đến 16.4 km2, là ranh giới trên biển của 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Vùng biển được bao bọc bởi 3 dãy núi hùng vĩ và hòn đảo giữa biển trời mênh mông gồm Đèo Cả ở hướng Bắc, Hòn Bà ở hướng Tây và Đá Bia ở hướng Đông và đảo Hòn Nưa ở hướng Nam. Bầu không khí xanh mát, cùng với làn gió mát lạnh từ biển cả hay những con dốc ngoằn nghèo là điểm thu hút hàng ngàn phượt thủ tìm đến chinh phục. Ven bờ vịnh Vũng Rô Phú Yên có nhiều bãi cát vừa và nhỏ có thể kể đến như Bãi Chùa, Bãi Bàng, Bãi Lau... Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng hàng trăm loại hải sản khác nhau và đặc biển những rạn san hô đẹp đến nao lòng. Nơi đây được Tổ chức Du lịch thế giới công nhận một trong những thắng cảnh đẹp nhất khu vực châu Á và có thể so sánh với những thắng cảnh tuyệt tác trên thế giới. Sở hữu địa hình hiểm trở, nơi đây từng là địa điểm để lại dấu ấn lịch sử oai hùng. Vũng Rô xưa kia là 1 địa chỉ tiếp nhận vũ khí bí mật từ miền Bắc chuyển vào qua những chuyến tàu không số lịch sử. Từ năm 1964 đến năm 1965, Vũng Rô đã tiếp nhận 4 chuyến tàu cập bến an toàn, đưa được hàng ngàn tấn vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vũng Rô đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia năm 1997. Thời tiết của tỉnh Phú Yên chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm đó là mùa nắng và mùa mưa. Từ khoảng tháng 3 đến tháng 9, tiết trời ở đây mát mẻ, nắng vàng thích hợp cho các hoạt động vui chơi trên biển Vũng Rô cũng như khám phá điểm tham quan tại Phú Yên. Hơn nữa, đến biển Vũng Rô vào thời điểm này, bạn có cơ hội trải nghiệm hoạt động đánh bắt thủy sản cùng ngư dân và thưởng thức những món hải sản tươi ngon nhất. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, lúc này thường xảy ra bão, lũ lụt và tiết trời khá lạnh. Do đó bạn hãy xem dự báo thời tiết trước khi quyết định du lịch Phú Yên vào lúc này nhé. Cách thành phố Tuy Hòa - Phú Yên khoảng 33 km, có rất nhiều phương tiện di chuyển đến Vũng Rô cho bạn lựa chọn như ô tô, xe buýt du lịch hay xe máy. Tuy nhiên, để cảm nhận trọn vẹn bầu không khí mát mẻ, thoáng đãng cùng thảm thực vật xanh mướt dọc đường thì xe máy chính là lựa chọn hoàn hảo nhất cho bạn đấy. Cách di chuyển đến biển Vũng Rô: Xuất phát từ trung tâm thành phố Tuy Hòa, bạn đi dọc theo tuyến Quốc lộ 1A. Đến lưng chừng đèo Cả, bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn rẽ vào con đường nhỏ dẫn xuống bờ biển Vũng Rô. Đừng quên tra trước Google Map để tránh lạc đường nhé. Có thể nói, nơi đây là kiệt tác hoàn mỹ được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho tỉnh Phú Yên xinh đẹp. Vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, biển Vũng Rô đều khoác lên mình một sức hút mãnh liệt mê hoặc lòng người. Nếu như buổi sớm bình minh trên bãi biển nhộn nhịp thuyền đánh bắt cập bờ, đến buổi trưa oi ả, yên bình dưới bầu trời trong xanh, thì khi màn đêm buông xuống, biển Vũng Rô lại lấp lánh, thơ mộng dưới ánh trăng. Từ đỉnh đèo Cả phóng tầm mắt về phía Đông Bắc, một bức tranh thiên nhiên tươi mới, tràn đầy sức sống như hiện ra trước mắt. Màu xanh của trời, mây, nước hòa cùng nét uy nghi, hùng vĩ của các dãy núi đá, các hòn đảo đang dang tay che chở cho vịnh Vũng Rô, tạo nên nét cuốn hút đặc biệt của bờ biển này. Đến với biển Vũng Rô, bạn sẽ thỏa sức tung tăng trên bãi cát trắng mịn, thả mình phiêu du cùng những đám mây trắng bồng bềnh trôi giữa trời xanh ngắt, lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rào cùng tiếng chim hót líu lo. Chắc chắc đây là một không gian lý tưởng cho bạn nghỉ ngơi, giải tỏa mọi căng thẳng đấy. Để chuyến khám phá biển Vũng Rô được trọn vẹn nhất, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây. - Bạn nên lựa chọn trang phục mát mẻ, thoải mái để để dàng di chuyển cũng như trải nghiệm các hoạt động vui chơi ở đây. Bạn hãy hỏi kỹ và thương lượng giá thuê tàu, lặn san hô, và những hoạt động khác để tránh bị ép giá cao hơn. Bạn cũng có thể thuê người lái tàu như một hướng dẫn viên du lịch đồng hành trên suốt chuyến hành trình khám phá vịnh Vũng Rô để tìm hiểu về địa lý, lối sống và nhiều thông tin thú vị nơi đây. Mang theo sạc dự phòng để điện thoại và máy ảnh luôn đầy pin cho bạn thỏa sức "sống ảo" cả ngày nhé.
Phú Yên 1950 lượt xem
Từ khoảng tháng 3 đến tháng 9
Ngành du lịch của tỉnh Phú Yên ngày càng thu hút sự chú ý của các “tín đồ xê dịch” nhờ khung cảnh hoang sơ, bình dị. Trong đó, đầm Ô Loan là một “điểm sáng” với vẻ đẹp nên thơ, trữ tình và dần trở thành điểm check-in không thể bỏ lỡ ở địa phương này. Nếu nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy toàn cảnh đầm như một con chim phượng hoàng khổng đồ, ôm trọn lấy những đỉnh núi xung quanh. Đặc biệt, vào lúc mặt trời vừa ló rạng hay khi mặt trời chuẩn bị xuống núi, cảnh vật nơi đây lại toát lên vẻ đẹp quyến rũ lạ thường. Có lẽ đây là 2 khung cảnh đẹp nhất trong ngày mà du khách nhất định phải chiêm ngưỡng nếu có dịp đến Phú Yên. Đến thăm đầm Ô Loan, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên thanh bình, hoang sơ và trữ tình hiếm thấy ở nơi nào khác. Vẻ đẹp ấy cũng đã làm say đắm biết bao nhiếp ảnh gia và cả những nhà làm phim. Khung cảnh nơi đây luôn mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo vào cả 4 mùa trong năm. Nếu đi dạo quanh khu vực đầm Ô Loan, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều điểm check-in độc đáo, có thể trở thành phông nền hoàn hảo cho bức ảnh “ngàn like” của bạn. Đặc biệt, nếu có thể bắt được khung cảnh những chiếc thuyền đánh cá dần dần tiến vào bờ thì bức ảnh của bạn sẽ trở nên sinh động hơn nhiều. Thời gian tốt nhất để “săn” được những bức ảnh để đời ở đầm Ô Loan là lúc bình minh hoặc hoàng hôn, khi bầu trời được nhuộm đỏ bởi ánh mặt trời. Đó cũng là những con thuyền bắt đầu ra khơi hoặc là lúc người dân trở về nhà với một mẻ cá đầy ắp sau một ngày làm việc năng suất. Ngoài ra, khi mặt trời vừa ló rạng, đầm Ô Loan tựa như một chú chim khổng lồ đang sải cánh rộng và chuẩn bị bay vút lên bầu trời. Cũng từ góc nhìn ấy, nhưng trong ánh hoàng hôn dịu nhẹ, con đầm lại giống như một chú chim đang tìm chốn bình yên để trở về sau một ngày dài. Con đầm rộng nằm giữa núi rừng bao la tạo nên một bức tranh mộng mị với ánh sáng huyền ảo. Môi trường đầm phá của địa điểm này mang đến cho chúng ta rất nhiều loại hải sản bổ dưỡng và tươi ngon. Ngoài ra, vì con đầm nằm cận biển nên hương vị của hải sản ở đây thơm ngon không kém cạnh các vùng biển khác. Dưới đây là một số món ăn đặc sản mà bạn nhất định phải nếm thử khi đi du lịch đầm Ô Loan: Sò huyết: Đây chính là một trong những món ăn làm nên sự nổi tiếng của ẩm thực đầm Ô Loan, với kích cỡ và chất dinh dưỡng vượt trội so với sò huyết ở các khu vực khác. Những con sò béo ngậy, tươi ngon và dày thịt sẽ được chế biến theo nhiều cách khác nhau, nhưng đảm bảo giữ nguyên màu đỏ tươi đẹp mắt. Cua Huỳnh Đế: Loại cua này có màu đỏ gạch đặc trưng và phần thịt săn chắc. Các đầu bếp ở đây sẽ sử dụng tài nghệ của mình để chế biến cua Huỳnh Đế thành nhiều món ăn hấp dẫn như cua rang me, lẩu cua, cua hấp hoặc nướng. Tôm: Con đầm nước lợ này có nhiều loại tôm phong phú với đặc điểm chung là thịt dày và chắc. Bạn có thể thưởng thức món tôm đất, tôm bạc, tôm rằn hoặc gọi cả một nồi lẩu tôm để trải nghiệm trọn vẹn hương vị của loại hải sản này. Tôm: Con đầm nước lợ này có nhiều loại tôm phong phú với đặc điểm chung là thịt dày và chắc. Bạn có thể thưởng thức món tôm đất, tôm bạc, tôm rằn hoặc gọi cả một nồi lẩu tôm để trải nghiệm trọn vẹn hương vị của loại hải sản này. Khí hậu của tỉnh Phú Yên được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) và mùa khô (tháng 1 đến tháng 8 năm sau). Dù khung cảnh ở đầm Ô Loan mang vẻ đẹp riêng vào từng thời điểm khác nhau nhưng bạn vẫn nên bắt đầu chuyến đi của mình vào mùa khô. Bởi lẽ, tiết trời khô ráo vào lúc này sẽ thuận lợi hơn cho các hoạt động trải nghiệm ngoài trời của bạn. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm lý tưởng nhất để “săn” cảnh bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp ở đây. Đặc biệt vào tháng giêng hàng năm, tại đầm có rất nhiều lễ hội văn hóa thú vị được tổ chức. Nếu có thể ghé thăm vào thời gian này, bạn sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động của người dân địa phương như lễ cầu ngư, cúng thần, đua thuyền,… Còn nếu đến thăm đầm vào mùa mưa, bạn sẽ được thưởng thức nhiều hải sản tươi ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, những cơn mưa có thể trở thành trở ngại cho chuyến thăm quan và bạn cũng khó có thể chụp hình check-in trong điều kiện thời tiết này.
Phú Yên 1819 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Vịnh Xuân Đài Phú Yên khoác lên mình cảnh sắc hữu tình, có nhiều đảo, bãi tắm rất đẹp và hoang sơ chính là điểm đến bạn không thể bỏ qua khi khám phá Phú Yên. Đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự yên bình lạ thường. Một nét đẹp đến từ một địa điểm du lịch không quá nhiều người qua lại, cảnh quan xinh đẹp cùng chính sự chất phác, hiền lành của con người nơi đây. Nằm ngay bên Quốc lộ 1A, vịnh Xuân Đài Phú Yên như một "nàng tiên" còn vùi trong giấc ngủ dài. Những bãi biển xinh đẹp tại xứ hoa vàng cỏ xanh này đã lấn át vịnh Xuân Đài cho đến khi người ta sực nhớ đến và quay lại ngắm nhìn. Khoác lên mình vẻ đẹp hoang sơ, xinh đẹp, "nàng tiên" Vịnh Xuân Đài bất chợt thức giấc và khoe trọn khung cảnh thiên nhiên bao la, trữ tình khiến bao người say đắm. Vịnh Xuân Đài Phú Yên rộng trên 13.000ha trải dài trên thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên). Cửa vịnh rộng khoảng 4,4km với bờ vịnh dài đến 50km chạy qua nhiều vùng địa hình khác nhau mang những tên gọi khá thú vị như: gành Đèn, Mũi đá Ong, gành Đỏ, vũng Lắm, vũng Mắm... Ba mặt của vịnh là những dải núi bao bọc và vươn dài ra biển. Phần đá tiếp giáp với mặt biển bị sóng bào mòn tạo nên những hình thù lạ mắt. Ít có vịnh nào lại có sự đan xen đa dạng về địa hình như vịnh Xuân Đài. Ghềnh nối tiếp vũng, vũng nối tiếp bãi, bãi nối tiếp núi uốn lượn trùng điệp tạo nên một vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng cho bất cứ ai đã đặt chân đến khám phá Phú Yên. Vịnh Xuân Đài Phú Yên là một trong những vịnh được các chuyên gia đánh giá là có tiềm năng du lịch lớn nhất nhì miền Trung với cảnh sắc hữu tình, nhiều hòn đảo và bãi tắm đẹp, hoang sơ. Nơi đây đang được quy hoạch để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao nước và du lịch sinh thái biển. Bên cạnh đó, vịnh Xuân Đài Phú Yên còn nổi tiếng vì có nhiều loại hải sản ngon, quý hiếm như ghẹ Sông Cầu, tôm hùm, cá mú...du khách thỏa sức trải nghiệm nền ẩm thực đặc sắc tại Phú Yên. Nhờ vào cảnh đẹp, nhiều hoạt động vui chơi thú vị và ẩm thực miền biển phong phú nên vào năm 2011, Vịnh Xuân Đài Phú Yên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia. Vịnh Xuân Đài còn nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc. Vào những năm 1775 – 1801, quân Tây Sơn và nhà Nguyễn đã từng có một trận thủy chiến tại đây. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Vịnh Xuân Đài giờ đây đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, tương xứng với những thế mạnh vốn có của một di tích danh thắng quốc gia. Đến năm 1832, phái đoàn ngoại giao Hoa Kì mang thư của tổng thống nước này đến vịnh Xuân Đài gặp gỡ Ngoại lang Nguyễn Tri Phương (do vua Minh Mạng cử đến) để xin “giao hảo thông thương”. Vịnh Xuân Đài trở thành nơi bang giao đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kì. Suốt một thời gian dài khu vực này là thủ phủ của tỉnh Phú Yên. Khi đi đường bộ lên đến đỉnh dốc Găng nằm trên quốc lộ 1A, du khách dễ dàng nhìn thấy quang cảnh của vịnh Xuân Đài với rừng dừa bao bọc khu vực bờ của vịnh tạo nên một bức tranh sơn thủy hài hòa và thơ mộng. Vịnh Xuân Đài được xếp hạng là di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 20/1/2011. Năm 2014 được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là Top 10 vùng vịnh đẹp của Việt Nam. Nét độc đáo của vịnh Xuân Đài Phú Yên là sự kết hợp hài hòa của mặt biển xanh biếc, sóng êm, những bãi cát trắng mịn được bao phủ bởi rừng dương xanh quanh năm rì rào. Sẽ không có địa điểm nào cho bạn nghỉ dưỡng và tắm biển lý tưởng hơn nơi đây. Đặc biệt, bên cạnh bãi tắm phẳng phiu thơ mộng là những ghềnh đá nhấp nhô phô đủ sắc màu theo từng buổi nắng. Xa xa là những dãi núi xanh hùng vĩ ôm trọn lấy vịnh Xuân Đài nên thơ đến kỳ lạ. Trong nắng vàng và gió nhẹ, sóng biển vỗ nhịp nhàng lúc thì ồn ào, lúc lại chậm rãi thành bản hòa âm không ngừng của biển cả. Tại đây, du khách có thể tìm về thiên nhiên hoang sơ, làng quê miền biển sống chan hòa, chen chúc nhưng vẫn giữ được nét đẹp thuần khiết của thiên nhiên. Người dân chủ yếu làm nghề lưới cản, thường bắt được các loại cá lớn như cá bò, cá ngừ… Thuyền, ghe buôn cá đến từ rất nhiều nơi đều đến đây để chọn mua hải sản. Do địa hình nơi đây có những mỏm đá nhô ra xa tạo thành cánh cung nhỏ nên vịnh Xuân Đài là nơi lý tưởng để tôm cá vào trú ẩn, nhất là mùa biển động. Đi ra giữa vịnh Xuân Đài, bạn còn được tha hồ ngắm san hô và những đàn cá nhiều sắc màu. Ở đây đa phần là san hô tảng nằm trên đá vì có những rạn đá chạy dọc là nơi bám của san hô. San hô mọc thành cụm bám trên đá nên còn được gọi là hoa san hô, đụn san hô. Trên cái nền xanh ngắt của nước biển được điểm tô những màu sắc rực rỡ tạo thành một bức tranh sinh động đến lạ. Ngoài ra, du khách còn có thể tận hưởng không gian đêm yên bình tại làng chài, mang theo lều để cắm trại trên bãi biển. Sáng sớm xuống làng chài đón thuyền ngư dân vào bờ để chọn những loại hải sản ngon nhất. Sau đó nhờ người dân sơ chế qua để mang về chế biến. Những trải nghiệm này chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng. Với những người không biết bơi thì việc đi dạo trên bờ cát, cảm nhận từng làn sóng vỗ nhẹ vào chân, tận hưởng làn gió mang theo hơi mặn của biển phả vào mặt và hít căng lồng ngực không khí trong lành, tinh khiết nơi đây chắc chắn sẽ xua tan đi mọi mệt mỏi, buồn phiền ngày dài.
Phú Yên 1849 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 4
Sự xuất hiện và tồn tại hơn 800 năm cùng với những truyền thuyết về Tháp Nhạn đã phản ánh về quá trình khai phá vùng đất Phú Yên của người Việt trong thế kỷ XVI, về sự giao thoa văn hóa, tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Chăm trong quá khứ và hiện tại. Có câu chuyện cổ được truyền lại về Tháp Nhạn, rằng xưa kia có tiên nữ Thiên Y Ana hạ giới để chỉ dạy cho người dân nơi đây về cày cấy, dệt vải, kéo sợi… . Sau khi tiên nữ quay về trời, để thể hiện lòng nhớ thương và khắc ghi công ơn tiên nữ đã khai sáng cho dân tộc mình, người Chăm nơi đây đã xây dựng ngọn tháp ấy để làm nơi thờ phụng tiên nữ. Còn về tên gọi Tháp Nhạn thì người dân Phú Yên xưa giải thích rằng, là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ trên ngọn tháp. Dần về sau, Tháp Nhạn cũng được gọi theo tên của loài chim này. Kiến trúc Tháp Nhạn được xây dựng gồm có 3 phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp, tổng chiều cao cả 3 phần khoảng 24m. Mặt chân tháp và thân tháp được xây dựng theo hình vuông, ý nghĩa tượng trưng cho đất. Chân tháp được thiết kế lớn hơn thân tháp, với chiều cao khoảng 3,3m. Các hàng gạch phía trên được xây dựng lùi vào so với hàng bên dưới theo một trật tự nhất định, cứ như thế thu nhỏ dần rồi ôm sát vào thân tháp. Chân tháp là một khối lớn vững chãi bám sâu vào trong lòng đất, giúp nâng đỡ thân và mái của tháp. Thân tháp được thiết kế dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 10,5m, cao khoảng 9,3m, tường dày khoảng 3m. Tường xây dựng thẳng đứng, được bổ trụ ở 4 góc, tạo gờ lồi lõm ở hai mặt bên và mặt sau của tường. Những biểu tượng chạm trổ, gờ chỉ trên thân tháp vô cùng đa dạng và phong phú. Nó không chỉ thể hiện ước vọng, hoài bão của con người, mà còn phản ánh thế giới các vị thần. Mái tháp có 4 lớp, hình khối đường nét rất lạ, chiều cao mái khoảng 8,5m. Lớp dưới cùng với 4 tai trụ lớn ở 4 góc trông xa như 4 búp sen. Lớp thứ hai và thứ ba mỗi lớp cũng có 4 búp sen, càng lên cao nhỏ lại và nhọn dần. Lớp trên cùng là hòn đá lớn nguyên khối đáy hình vuông, trên cong đều nhọn dần theo 4 phía, được gọt đẽo tinh xảo, đó là biểu tượng của linga. Linga là sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Shiva, 1 trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Nhìn xa phần mái có hình dáng giống đóa hoa rừng, như ngọn lửa đêm đông, biểu trưng cho thần thánh, sự giác ngộ, thức tỉnh của con người trong đời sống tâm linh. Bên trong tháp là một khoảng trống với chiều dài 4,5m, nền tháp cao 1,8m so với sân bên ngoài. Việc bài trí thờ cúng bên trong cũng rất đơn giản, chỉ làm bàn thờ tiên nữ Thiên Yana nhìn ra cửa. Toàn bộ tháp từ móng, đế, thân và mái tháp đều được xây bằng gạch đặc, chỉ có bộ linga là bằng đá. Riêng phần đỉnh tháp (nóc tháp) được xây dựng với một tảng đá hình búp sen nhọn đẽo khắc tỉ mỉ, cân đối thể hiện cho biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh sinh thành trong văn hóa Chăm. Bên cạnh tảng đá hình búp sen là các phù điêu cũng thể hiện rõ niềm tin và tính thẩm mỹ của con người xưa. Tuyệt vời hơn là nếu đứng trên cao ngắm nhìn kỹ, đỉnh tháp là ranh giới tách biệt giữa phần trên và phần dưới thông qua chi tiết 4 mặt của đỉnh đều có 4 cửa sổ ứng với 4 hướng “Đông, Tây, Nam, Bắc” trong âm dương ngũ hành. Kiến trúc tháp được xây dựng phần nào thể hiện được nền văn hóa rực rỡ của người Chăm lúc bấy giờ. Hơn nữa, đến hiện tại vẫn được xem là một kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia khiến người dân tỉnh Phú Yên vô cung tự hào. Hằng năm, mỗi khi Xuân đến, tại sân Tháp Nhạn lại rộn ràng với Lễ hội Thơ Nguyên tiêu vào rằm tháng Giêng rồi lễ hội Vía Bà từ ngày 21 - 23/3 âm lịch. Phú Yên hiện có hơn 23.000 người Chăm sinh sống cùng các dân tộc anh em. Trải qua quá trình lịch sử, người Chăm và người Kinh ở Phú Yên đã sáng tạo và lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, thể hiện trong: Kiến trúc, trang phục, nghệ thuật, lễ hội, phong tục tập quán và tri thức dân gian… Hằng năm (trừ năm 2020 đến nay do đại dịch Covid-19) tại Tháp Nhạn từ ngày 20 đến 23/3 âm lịch đều diễn ra lễ Vía Bà (tiên nữ Thiên Y Ana). Trong đó, ngày 21/3 là chính lễ. Lễ Vía Bà thu hút Nhân dân trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh lân cận tham gia. Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định đều tổ chức cử đoàn (30 - 50 người) tham gia hành lễ dâng các loại lễ vật chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp... để cầu xin Bà phù hộ cho cuộc sống no đủ, bình an, may mắn. “Điểm nhấn” của Tháp Nhạn Phú Yên còn là nơi tổ chức Giao lưu văn hóa đồng bào Chăm tỉnh Phú Yên lần thứ V, năm 2019 với chủ đề “Bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm gắn với phát triển du lịch”, do tỉnh Phú Yên phối hợp với Bộ VHTT&DL tổ chức với sự tham gia của gần 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng là người Chăm, đến từ 11 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Đây là dịp, là nơi để đồng bào dân tộc Chăm ở các địa phương gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với việc gìn giữ văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phú Yên 1773 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Đảo Hòn Nưa là hòn đảo phía Nam tận cùng của Phú Yên, nằm ở ngay phía dưới chân đèo Cả, là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Toàn bộ hòn đảo có màu xanh của cây cối đẹp mắt, nhìn từ xa giống như một chú khủng long đang vui đùa trên biển. Hòn Nưa có hình dáng như cây cột phân chia cánh cửa từ biển vào Vịnh Vũng Rô nên trong sách Đại Nam Nhất thống chí có ghi tên đảo là Tự Trụ. Thiên nhiên đã ban tặng cho Hòn Nưa một bãi cát trắng mịn màng, có làn nước xanh trong, rặng san hô muôn màu sắc, cùng nhiều hang động, và gành đá kỳ vĩ. Bạn sẽ cảm thấy ngất ngây với từng con sóng vỗ bờ nhịp nhàng và xanh mát trong trí tưởng tượng bao người đều mơ về hình ảnh này và chính các bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh tuyệt đẹp này thật sự. Sự hoang sơ của Hòn Nưa thể hiện ở chỗ hòn đảo không có cư dân sinh sống, trên đảo chỉ có trạm thông tin bộ đội và hang yến. Biển đảo ở đây chưa có sự can thiệp của những công trình xây dựng, hoạt động du lịch ở đây chủ yếu là tắm biển, cắm trại và lặn ngắm san hô kiểu làng chài. Vì thế, Hòn Nưa phù hợp cho những ai yêu thiên nhiên hoang dã. Hòn Nưa trực thuộc Phú Yên, nên trước hết các bạn phải tìm hiểu các phương tiện đến Phú Yên an toàn, có thể sử dụng máy bay, tàu hỏa, xe khách hoặc xe máy tùy theo vị trí địa lý của bạn so với Phú Yên. Khi đến thành phố Tuy Hòa, các bạn có thể thuê xe máy hoặc bắt xe đi qua cầu Hùng Vương, men theo con đường Phước Tân – Bãi Ngà dài chừng 25 km, bạn chạy qua con đường tuyệt đẹp ngắm biển Phú Yên đến chân cầu Đại Lãnh (ngày dưới chân đèo Cả), tại đó gửi xe máy và liên hệ với người dân để thuê thuyền đi ra đảo ( mất khoảng 30 phút là tới nơi và giá rơi vào tầm 500.000 đồng/ chuyến nếu bạn đi đông). Thời tiết Phú Yên được chia làm 2 mùa: mùa nắng kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1. Vì vậy, để có một chuyến đi lý tưởng các bạn có thể đi vào mùa nắng. Lúc này biển xanh, sóng êm, nắng đều khô ráo thích hợp cho những trải nghiệm ở đảo. Đặc biệt, tháng 3 – 4 là lúc biển dồi dào tôm cá sau một thời gian sinh sôi nảy nở vào mùa xuân, nắng dịu hơn, không quá gắt, gió nhiều mát mẻ giúp bạn thích thú chuyến đi hơn nữa. Khi đến du lịch tại Hòn Nữa, bạn cần lưu ý những điểm sau. Đây là hoang đảo không có nhiều người dân sinh sống, không có cửa hàng dịch vụ nên tốt nhất các bạn nên tự chuẩn bị theo đồ ăn, nước uống, vật dụng cần thiết trước khi ra đảo. Đảo có thời tiết khá gay gắt, hãy đảm bảo chống nắng đầy đủ để không bị ảnh hưởng đến làn da, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Các bạn nên mang thêm vài bộ bộ quần áo hoặc đồ bơi để tiện tắm biển, lặn ngắm san hô hoặc tự trải nghiệm mò cua bắt ốc. Có thể mua hải sản do người dân đánh bắt để làm quà vì giá rất rẻ và có đủ loại tươi ngon cho bạn lựa chọn. Khi đặt chân lên Hòn Nưa, các bạn phải khai báo với bộ đội canh gác trên đảo để xin phép ngủ lại. Không vứt rác bừa bãi và chú ý dọn dẹp sạch sẽ sau khi ra về để giữ gìn môi trường trong sạch của đảo.
Phú Yên 1981 lượt xem
Từ tháng 2 đến tháng 8
Hải đăng Đại Lãnh có tuổi đời lâu năm và được biết đến là cảnh vật đẹp tại Phú Yên không thể bỏ qua cho du khách. Không chỉ là một nơi thực hiện nhiệm vụ canh gác, bảo vệ sự an toàn của người dân sinh sống gần biển, mà công trình này hiện còn là điểm đến được yêu thích với view ngắm biển cực đỉnh. Nếu đứng từ trên cao bạn có thể quan sát bao hàng bãi biển và cảnh vật Phú Yên một cách trọn vẹn.Nằm tại địa phận huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên và cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 35km về hướng Đông Nam, điểm đến này hiện đã trở thành cái tên nổi bật nhận được lượng khách tham quan đông đảo. Với vị trí tại đầu Mũi Đại Lãnh, nơi đón bình minh sớm nhất của Việt Nam, nên đây trở thành điểm đến được nhiều bạn trẻ check in. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bầu trời xanh mát, có ánh nắng ban mai chiếu rọi và kết hợp mặt biển xanh mát, bầu không khí trong lành. Tất cả tạo nên sự bình yên và thu hút cho bất kỳ ai khi đứng từ đỉnh Hải đăng Đại Lãnh nhìn xuống không gian bao quát. Công trình được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 với diện tích 300m2, quá trình thiết kế, thực hiện cũng được thực hiện bởi người Pháp và lối kiến trúc đặc trưng. Do đó, dù đã trải qua rất nhiều năm nhưng ngọn Hải đăng này vẫn giữ được sự vững chắc, sừng sững trước biển núi để hoàn thành nhiệm vụ. Hiện nay, điểm tham quan này có mức giá vé cổng là 20.000 VND/ người lớn và 10.000 VND/ trẻ em.Nhắc đến những điều đáng trải nghiệm và thú vị tại ngọn hải đăng nổi tiếng Phú Yên, thì không thể bỏ qua cảnh vật thiên nhiên trù phú, xinh đẹp nhưng không kém phần lãng mạn. Từ trên đỉnh của Hải đăng bạn có thể nhìn thấy rõ được nước biển trong xanh, bầu trời quang đãng và hình ảnh những ghềnh đá, núi đá nhấp nhô bao quanh. Tất cả tạo nên một “bức tranh” độc đáo khiến bất kỳ ai cũng phải vương vấn. Du khách có thể đến Hải đăng Đại Lãnh bất thời điểm nào trong ngày, đặc biệt nhất thì thời gian sáng sớm đón bình minh hoặc chiều tối ngắm hoàng hôn sẽ tạo nên sự bất ngờ khó quên cho bạn. Lúc này, bầu trời sẽ xuất hiện những dải màu hồng cam, kết hợp ánh mặt trời le lói, mang lại cảm giác bình yên, nên thơ một cách mới lạ.Bạn cũng có thể lựa chọn một bãi cỏ, hay mỏm đá to để ngắm nhìn bầu trời quang đãng, hít thở khí trời trong lành một cách dễ dàng. Sự kết hợp giữa những yếu tố xung quanh sẽ tạo nên cho du khách cảm giác thư giãn, trút bỏ được mọi phiền muộn và lo lắng khi đến đây. Từ ngọn của Hải đăng bạn còn được tận hưởng bầu không khí trong lành và hương biển đặc trưng riêng biệt. Những trải nghiệm và vẻ đẹp của cảnh quan nơi đây mang lại rất khác biệt so với các điểm du lịch khác, hứa hẹn sẽ tạo nên kỷ niệm khó quên cho các du khách dù mới đặt chơi tới lần đầu.Với cảnh vật thiên nhiên và bầu không khí trong lành, Hải đăng Đại Lãnh hiển nhiên trở thành điểm check in “sống ảo” cho nhiều bạn trẻ hiện nay. Bạn có thể lựa chọn được những từ đỉnh Hải đăng để có được tấm hình bao quát không gian, hoặc lựa chọn bất kỳ vị trí nào xung quanh để có được post ảnh ưng ý nhất cho mình. Vào thời điểm bình minh, hoặc xế chiều thì đây cũng là điểm chụp ảnh của rất nhiều các cặp đôi muốn thể hiện sự lãng mạn, nhẹ nhàng qua khung ảnh với bầu trời, mặt biển nhuộm đỏ cam. Lời khuyên cho bạn là nên lựa chọn những trang phục đẹp, để có thể lưu giữ những khoảnh khắc một cách hoàn hảo. Điều này cũng sẽ giúp cho trải nghiệm check-in trở nên thú vị, đáng nhớ hơn.Một trong những hoạt động không thể thiếu khi đặt chân đến vùng đất Phú Yên xinh đẹp, đó chính là trải nghiệm các món ẩm thực đặc trưng được chế biến bởi người dân bản địa. Nếu đang ở khu vực của ngọn Hải đăng Đại Lãnh, bạn có thể chọn thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng duy nhất ở đó. Với đa dạng các món nướng, hải sản cho bạn quá trình thưởng thức hài lòng.Hải đăng Đại Lãnh khiến bất kỳ ai cũng thích thú với quang cảnh thiên nhiên thu hút, sự kết hợp giữa mặt biển yên ả và những ngọn núi đá kỳ vĩ bao quanh. Với những chia sẻ trên, mong rằng bạn đọc sẽ gặp được thông tin hữu ích và có được kinh nghiệm du lịch thú vị cho mình.
Phú Yên 1367 lượt xem
Từ tháng 03 đến tháng 08
Di tích lịch sử mộ và đền thờ Lê Thành Phương tọa lạc tại thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Di tích đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1996. Lê Thành Phương là danh nhân lịch sử hàng đầu ở tỉnh Phú Yên. Ông sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh (nay là thôn Mỹ Phú – xã An Hiệp – huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên) trong một gia đình nho học và giàu lòng yêu nước. Thi đỗ tú tài năm 30 tuổi, ông trở về quê mở trường dạy học. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Lê Thành Phương đã đứng lên chiêu tập nghĩa quân Phú Yên dựng cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. Ông được vua Hàm Nghi phong làm "Thống soái Quân vụ Đại thần". Với tài năng của Lê Thành Phương, chỉ sau 1 tháng, ông đã tập hợp được vài nghìn người kéo cờ khởi nghĩa. Bấy giờ, ai ai cũng biết đến ông với danh xưng “Thống soái quân vụ đại thần”. Ông tiến hành chia phân khu chiến đấu thành 2 khu, một là từ đèo Cù Mông đến đèo Tam Giang, hai là từ đèo Tam Giang tới đèo Cả. Chỉ trong thời gian ngắn, cuộc nổi dậy của ông đã nhiều phen làm giặc Pháp khiếp sợ. Tháng 2 – 1887, Lê Thành Phương bị địch bắt do có tay sai chỉ điểm. Ngày 20/2/1887 (nhằm ngày 28 tháng Giêng năm Đinh Hợi), vì không dụ dỗ mua chuộc được ông, tên việt gian Trần Bá Lộc đã ra lệnh xử tử Lê Thành Phương cùng nhiều sỹ phu yêu nước khác tại Bến Cây Dừa (thuộc xã An Dân, huyện Tuy An ngày nay). Cuộc khởi nghĩa do Lê Thành Phương tổ chức và lãnh đạo ở Phú Yên là một bộ phận quan trọng của phong trào Cần Vương toàn quốc, có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến phong trào Cần Vương ở các tỉnh Nam Trung bộ. Cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương là trang sử vẻ vang trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc vô cùng anh dũng, hào hùng của nhân dân Phú Yên và mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Phú Yên. Ông đã nêu cho tấm gương sáng ngời về ý chí kiên cường bất khuất và tinh thần anh dũng hy sinh vì dân vì nước. Di tích Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương tại thôn Mỹ Phú – xã An Hiệp – huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên đã được nhà nước chính thức công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1997. Từ đó, đã trở thành truyền thống, cứ đến ngày 27 và 28 tháng Giêng hằng năm, huyện Tuy An, chính quyền xã An Hiệp phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức lễ tưởng niệm đến vị “Thống soái quân vụ đại thần” Lê Thành Phương, người con yêu tú của quê hương Phú Yên. Đây cũng là dịp để nhân dân khắp nơi trong tỉnh Phú Yên, nhất là huyện Tuy An tụ hội về tham gia các hoạt động truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức như: Đẩy gậy, kéo co nam, nữ, đi cà kheo, chạy 3 chân, vừa chạy vừa lắc vòng, vừa hành quân vừa nấu cơm, thi cờ tướng, cờ người, cắm trại đẹp, thi hát dân ca, hội bài chòi và liên hoan văn nghệ. Nguồn: Trung Tâm Xúc Tiến Thông Tin Du Lịch Phú Yên
Phú Yên 2774 lượt xem
Danh nhân Lương Văn Chánh là người Bắc Hà, dưới triều vua Lê Thế Tông được phong chức Thiên Vũ vệ Đô chỉ huy sứ. Năm Mậu Dần – 1578, Lương Văn Chánh được chúa Nguyễn Hoàng cử vào ổn định vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả. Nhờ có công lớn, ông được thăng chức Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, sau làm Trấn Biên quan. Sau đó ông chiêu tập lưu dân vùng Thanh – Nghệ, Thuận Hoá và các nơi khác đến khai phá đất hoang, kết lập gia cư, làng mạc ở vùng Cù Mông, Bà Đài và dọc theo sông Đà Rằng. Ông đem kinh nghiệm khẩn hoang vào áp dụng ở Phú Yên, cùng với người dân làm cho vùng đất này trở nên trù phú, làng xóm dần được hình thành. Đây là cơ sở để chúa Nguyễn lập ra phủ Phú Yên vào năm 1611. Ông Lương Văn Chánh qua đời ngày 19 tháng Chín năm Tân Hợi 1611. Mộ Lương Văn Chánh nằm trên một gò cao, quay mặt ra phía sông Bến Lội, hướng về núi Chóp Chài. Đền thờ Lương Văn Chánh nằm ở địa hình thông thoáng, phía trước là sông Bến Lội, phía sau là núi Cấm. Trong khuôn viên còn có cây bồ đề cổ thụ cành lá xum xuê, che mát cả một góc đền, được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam năm 2014. Để bày tỏ sự ngưỡng mộ, tri ân của thế hệ hôm nay đối với bậc tiền nhân đã có công khai cơ lập nghiệp; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đáp ứng nguyện vọng cũng như sự mong đợi của cán bộ, nhân dân trong tỉnh và cả nước, Tỉnh Phú Yên đã cho đúc tượng danh nhân Lương Văn Chánh để thờ ngay tại Đền của ông, tượng được đúc bằng đồng có chiều cao 1,4 mét, tư thế ngồi trên ghế tựa, tay cầm chiếu chỉ, được đặt ngay chính điện đền thờ, thể hiện sự tôn nghiêm trang trọng. Hàng năm, vào ngày mùng 6 tháng 2 và ngày 19 tháng 9 (Âm lịch), Phú Yên tổ chức Lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh với sự tham gia của đông đảo nhân dân và thu hút nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu. Di tích khu Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 27/9/1996. Nguồn: Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Phú Yên
Phú Yên 1914 lượt xem
Ngày 5/10/1930, tại nhà đồng chí Phan Lưu Thanh, ở xóm Đồng Bé, thôn Phước Long, xã Xuân Long (nay là khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân), đã tổ chức Hội nghị Đảng viên, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên gồm có 8 đảng viên, đồng chí Phan Lưu Thanh được bầu làm Bí thư. Đến tháng 01/1931, Tỉnh ủy Phú Yên được thành lập. Ngày 18/6/1997, Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930), một số thanh niên trí thức yêu nước ở Phú Yên tìm cách liên lạc với các tổ chức Cộng sản để tổ chức các cuộc đấu tranh. Cuối năm 1929, cuộc vận động thành lập tổ chức cộng sản có nhiều chuyển biến tích cực, gắn liền với quá trình hoạt động của một tập thể chiến sỹ cách mạng, trong đó tiêu biểu nhất là đồng chí Phan Lưu Thanh. Đồng chí Phan Lưu Thanh sinh năm 1906, quê ở xóm Đồng Bé, thôn Phước Long, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân (nay là khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân), là một thanh niên yêu nước sống trong cảnh đất nước lầm than, đã tích cực tham gia các tổ chức yêu nước lúc bấy giờ như: Hưng nghiệp hội xã, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên... Được tuyên truyền và giác ngộ về lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, đồng chí Phan Lưu Thanh đã tích cực hoạt động để gây dựng cơ sở cộng sản. Với việc tổ chức những hoạt động cách mạng có ý nghĩa lịch sử, đồng chí Phan Lưu Thanh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại Chi bộ Thị Nghè (Sài Gòn) vào tháng 8/1930 và được cử về La Hai, Đồng Xuân, Phú Yên để tiếp tục gây dựng cơ sở. Đồng chí đã liên lạc, móc nối, tập hợp một số thanh niên tiến bộ trước đây, cùng tiếp tục hoạt động tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, treo cờ búa liềm, rải truyền đơn ở La Hai, Tuy An, Tuy Hòa, Tỉnh lỵ Sông Cầu... Những hình thức này đã gây ảnh hưởng trong quần chúng, tạo điều kiện cho quần chúng công nông tiếp xúc với chủ trương của Đảng, kích thích tinh thần yêu nước trong một số thanh niên, học sinh có ý thức dân tộc theo tư tưởng cộng sản. Qua tuyên truyền, giác ngộ, thử thách, đồng chí Phan Lưu Thanh đã kết nạp một số đồng chí ưu tú vào Đảng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong tỉnh. Ngày 5/10/1930, đồng chí Phan Lưu Thanh tổ chức cuộc họp toàn thể đảng viên tại nhà của mình bàn việc thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản. Sau khi tiến hành các thủ tục theo quy định của Đảng, trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng, đồng chí Phan Lưu Thanh tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Phú Yên. Chi bộ có 9 đảng viên. Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Phú Yên đã mở ra một thời kỳ mới cho phong trào cách mạng ở Phú Yên, đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ lớp trí thức và nhân dân lao động ở Phú Yên. Từ đây, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Phú Yên có sự soi đường, dẫn lối của tổ chức những người cộng sản - nhân tố có tính chất quyết định cho sự thắng lợi của phong trào cách mạng ở Phú Yên sau này. Nguồn: Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên
Phú Yên 1830 lượt xem
Nhà thờ Bác Hồ hiện nay tọa lạc ở thôn Bình Hòa, xã Sơn Định, thuộc cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, thành phố Tuy Hòa. Nơi đây gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển lực lượng kháng chiến và các cơ quan đầu não kháng chiến của tỉnh Phú Yên. Suốt bao nhiêu năm bền bỉ, dẻo dai, kiên cường bất khuất từ thập niên 60 đến mùa xuân đại thắng 1975. Ngày 22/8/2008, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận khu di tích lịch sử cấp quốc gia, bao gồm nhà thờ Bác Hồ và 12 địa điểm nữa. Nơi đây một thời là căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy, chính quyền, quân dân Phú Yên. Khu di tích 3 Sơn ấy tọa lạc trên cao nguyên Vân Hòa, mảnh đất miền Tây Phú Yên, ở độ cao trên 400m so với mặt nước biển Tuy Hòa. Nơi đây địa hình đồi núi, bạt ngàn cây xanh, có nhiều hang động, sông suối, thác và hồ nước đẹp. Đất đỏ ba-zan màu mỡ. cà phê, hồ tiêu bạt ngàn. Căn cứ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Phú Yên là một quần thể các di tích, mà trung tâm là nhà thờ Bác Hồ. Nằm trên khu đất 5.000 m2, sát bên đường giao thông liên tỉnh 643. Ngôi nhà thờ Bác xây cất kiên cố, không gian thông thoáng theo lối kiến trúc đền đài người Việt xưa, uy nghi, trầm mặc trên nền xanh của cây cỏ và núi rừng. Cách đây 40 năm, vào ngày 6/9/1969 quân dân Phú Yên làm lễ truy điệu tiễn đưa Bác về cõi vĩnh hằng, và giờ đây vật chứng còn lại là hai cây dẻ, ngày ấy nhỏ bé bây giờ sum xuê tỏa bóng râm mát, phủ che cho bao nhiêu người đến viếng Bác. Lớp lớp con cháu đã hành hương về đây thắp nén nhang dâng lên Người, thăm nhà thờ Bác, bạn có dịp thăm cả quần thể 12 điểm di tích căn cứ kháng chiến của Phú Yên xưa đó là, Hội trường mùa xuân, trạm xá Trúc Bạch, trường Đảng tỉnh, mỗi cái tên gợi nhớ một thời, cha anh ta làm nên lịch sử, đó chính là địa chỉ đỏ gọi ta về nguồn. Nhà thờ Bác Hồ - nơi mảnh đất miền tây Phú Yên, khu căn cứ kháng chiến của quân dân Phú Yên , giờ đây là địa chỉ đỏ về nguồn, cho các tổ chức xã hội, chính trị, cơ quan đoàn thể và đông đảo nhân dân hành hương thăm viếng, dâng hương tưởng niệm 400 năm vùng đất Phú Yên. Nguồn: Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Phú Yên
Phú Yên 1709 lượt xem
Chùa Đá Trắng (Chùa Từ Quang, Bạch Thạch Từ Quang Tự) là ngôi chùa cổ ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Chùa nằm trên một triền núi có nhiều tảng đá trắng nên thường được gọi là chùa Đá Trắng. Chùa được xây dựng từ năm 1797 dưới Triều Vua Quang Toản (nhà Tây Sơn), do Thiền sư Pháp Chuyên, đời thứ 36 phái Lâm Tế khai sơn. Cổng chùa và đặc biệt là khu vườn mộ tháp còn nguyên vẹn, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc cổ. Với quy mô lớn nhỏ, cao thấp khác nhau, tất cả các bảo tháp đều được trang trí hoa văn, phù điêu và tượng thú một cách tinh xảo phong phú. Từ tượng hổ đến tượng nghê, kỳ lân… đều toát lên sức mạnh phi thường trong nhiều tư thế khác nhau. Vườn chùa có tất cả 8 ngôi tháp xây dựng trên khu đất rộng ở phía Tây. Trong số đó có một ngôi tháp rất đồ sộ, những ngôi tháp khác nhỏ hơn nhưng không kém phần tráng lệ. Trong chùa có hai đại hồng chung nặng đến 330 cân, do Hòa thượng Pháp Ngữ đặt vào năm Duy Tân thứ 9 và nhiều tượng phật cổ hàng trăm năm tuổi. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa Đá Trắng trở thành căn cứ cách mạng vững chắc, góp phần làm nên những thắng lợi hào hùng của quân và dân Phú Yên. Với tổng diện tích khoảng 5000m2, xung quanh chùa là một vườn xoài. Xoài Đá Trắng còn có tên là “xoài Ngự”, “xoài tiến” và được mang hiệu là “Bạch Thạch Yêm Ba”. Tương truyền, ngày xưa, các vị sư trụ trì trong ngôi chùa cổ kính này trồng rất nhiều xoài tượng, có hương vị rất đặc biệt, vừa thơm dịu, vừa ngọt lịm khiến ai đã từng nếm thử đều không thể quên được hương vị của nó. Gọi xoài Đá Trắng là xoài tiến, bởi nó được tiến lên Vua cùng với trái lòn bon của Quảng Nam. Những lúc đem quân từ Cù Huân ra Quy Nhơn, Nguyễn Ánh (Vua Gia Long) thường dừng chân ở Xuân Đài để nghỉ ngơi, chuẩn bị lương thảo. Có thể chính vào thời kỳ này Nguyễn Ánh đã nếm vị xoài Đá Trắng và nhớ mãi vị ngon nên sau này ra lệnh cho Phú Yên phải tiến. Hàng năm, cứ đến vụ xoài, các quan cho người về chùa kiểm kê số xoài thu hoạch, đóng sọt chuyển về Kinh dâng lên Vua, chỉ để lại một số vừa đủ để cúng Phật tổ, đãi khách. Đến đời Minh Mạng, mỗi năm vào Tết Đoan Ngọ, Phú Yên phải cống cho Triều đình 1.000 trái xoài Đá Trắng. Hiện nay, tại chùa Đá Trắng chỉ còn lại 4 cây xoài đã già cỗi nằm ở 4 góc chùa. 4 cây thì có đến 3 cây đã lâu không ra trái, còn một cây có khi đậu trái, có khi không. Trong vườn chùa cũng có khá nhiều cây xoài, nhưng đó là giống từ nơi khác, không phải loại xoài tiến Vua tuyệt hảo. Chùa Đá Trắng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1997. Nguồn: Thế giới di sản
Phú Yên 1681 lượt xem
Tháp Nhạn tọa lạc trên Núi Nhạn thuộc phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Nhạn có độ cao khoảng 60m so với mực nước biển, chu vi chân núi khoảng 1,5km; Kiến trúc Tháp Nhạn là sự chuyển tiếp giữa phong cách kiến trúc Mỹ Sơn A1 và phong cách kiến trúc Bình Định, niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12. Nhiều tác phẩm điêu khắc gắn với di tích Tháp Nhạn, trong đó, tiêu biểu nhất là đài thờ đặt trong lòng tháp thuộc phong cách nghệ thuật Tháp Mắm có niên đại vào khoảng thế kỷ 12. Tháp Nhạn gồm 3 phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp. Đế tháp bao gồm nhiều gờ giật và hơi choãi ra tạo thế vững chắc. Thân tháp hình trụ vuông, cả phần đế và thân tháp cao 12,4m. Trên mỗi mặt của thân tháp có trang trí 5 trụ ốp tường (kể cả 2 trụ góc), giữa các trụ ốp có đường gờ giật cấp tạo thành đường rãnh ăn sâu vào thân tháp. Phía dưới và phía trên các trụ ốp tạo hình loe rộng, để trơn, không chạm trổ hoa văn. Phía trên thân tháp tiếp giáp với phần mái xây thành gờ loe rộng tạo nên các đường băng chạy bốn phía làm cho ngôi tháp có dáng vẻ vững chắc và bớt đi sự đơn điệu giữa phần tiếp giáp giữa các khối vuông. Cửa tháp nằm ở phía Đông, nhưng đã bị sụp đổ. Căn cứ vào vết tích nền móng còn lại, phần xây lồi ra phía trước dài 3m, cửa tháp hiện nay cao 2,4m; phía trên xây giật cấp tạo thành vòm cuốn. Mái tháp có 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên mỗi tầng của mái tháp đều có trang trí cửa giả ở bốn mặt. Các cửa giả này cũng được trang trí rất cầu kỳ, theo mô tả của Pacmentier, từ đầu thế kỷ 20 vẫn còn thấy được hình thủy quái đang cấu xé những con rắn. Hiện nay, chỉ còn thấy một số trụ đá hình chóp cụt 4 mặt ở hai bên các cửa giả trên các tầng mái. Tầng mái cuối cùng của Tháp Nhạn thu nhỏ dần và kết thúc trên đỉnh tháp là một trụ đá hình chóp nhọn 4 mặt, cao 1,4m, phía dưới chân của chóp đá này có trang trí 8 cánh sen. Lòng Tháp Nhạn có bình đồ hình vuông, diện tích 4,6m nhân 4,6m, tường phía trong xây theo kỹ thuật xây giật cấp, càng lên cao càng thu hẹp dần và nối với nhau ở viên gạch cuối cùng, vì thế lòng tháp có hình như một chiếc chuông. Gạch xây tháp là loại gạch có kích thước lớn với chiều dài khoảng 40cm, chiều rộng 20cm và chiều dày 8cm. Kỹ thuật xây dựng chồng khít các viên gạch lên nhau tạo thành các lớp tường dày từ 2m. Tại Tháp Nhạn, ngày 23 tháng Ba Âm lịch hàng năm, diễn ra lễ Vía Bà (tức là Bà Thiên Y A Na), kéo dài từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Ba, trong đó, ngày 21 tháng Ba là chính lễ. Di tích Tháp Nhạn là chứng tích về một quá trình phát triển lâu dài của vùng đồng bằng Tuy Hoà trong tiến trình lịch sử. Ngày 24/12/2018, Tháp Nhạn được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Nguồn: Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Phú Yên
Phú Yên 1664 lượt xem
Bến tàu Vũng Rô là một trong những bến quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển, tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí do những con Tàu Không Số vận chuyển từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 11 năm 1964 đến tháng 2 năm 1965, bến Vũng Rô đã đón bốn chuyến Tàu Không Số. Vũng Rô được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia ngày 18/6/1997. Năm 2014 được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xếp hạng là Top 10 vùng vịnh đẹp của Việt Nam. Tháng 5/1964, Tỉnh ủy Phú Yên nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng giao nhiệm vụ chọn bến bãi sẵn sàng tiếp nhận khí tài chi viện từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường biển. Bến Vũng Rô nằm ngay dưới chân đèo Cả, phía đông quốc lộ 1, là bến nước sâu, êm sóng có nhiều hang, gộp đá có thể làm nơi cất giấu nhiều loại khí tài, có những tuyến hành lang an toàn từ Vũng Rô đến Hòa Hiệp, Hòa Xuân và lên căn cứ của Tỉnh ủy Phú Yên, căn cứ Liên Tỉnh ủy 3 và các tỉnh Nam Tây Nguyên. Đêm 28/11/1964, bến Vũng Rô tiếp đón chuyến tàu Không số đầu tiên. Việc tiếp nhận vũ khí từ các chuyến tàu Không số đã được quân, dân Phú Yên tổ chức chu đáo, chặt chẽ. Từ bến Vũng Rô, những con đường mòn bí mật len qua khe núi, đèo dốc, với sự tham gia của hàng nghìn thanh niên xung kích, dân công ngày đêm vận chuyển hàng trăm tấn khí tài về hậu cứ và tỏa đi khắp các chiến trường Nam Trung Bộ, trang bị kịp thời cho những trận đánh lớn, mở rộng vùng giải phóng. Chuyến tàu thứ tư cập bến đêm 15/02/1965, sáng hôm sau bị địch phát hiện. Để đảm bảo bí mật và an toàn cho Đường Hồ Chí Minh trên biển, ta đã phải phá huỷ con Tàu Không Số cho chìm xuống biển tại Bãi Chùa. Từ đây, con đường vận chuyển chiến lược trên biển vốn được xây dựng kỳ công và bí mật đã bị lộ, nhưng sự kiện Vũng Rô đã gây cho kẻ địch một phen kinh hoàng. Thời gian qua đi nhưng chiến công mãi rạng ngời, năm 2001 bia Di tích bến Vũng Rô, Đài tưởng niệm Vũng Rô được xây dụng và hoàn thành, để mãi khắc ghi một sự kiện oai hùng trong lịch sử chiến tranh dân tộc. Vũng Rô và những chuyến tàu Không số. huyền thoại mãi mãi là niềm tự hào của nghệ thuật quân sự Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào của quân và dân Phú Yên và của cả dân tộc Việt Nam anh hùng. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Thành Phố Tuy Hoà Tỉnh Phú Yên
Phú Yên 1660 lượt xem
Cách trung tâm thị trấn Chí Thạnh (Tuy An) về hướng tây 15km, cao nguyên Gò Thì Thùng (xã An Xuân) có độ cao khoảng 400m so với mực nước biển, quanh năm khí hậu mát mẻ, cây xanh trái ngọt hiền hòa. Trên đỉnh cao nguyên này, có một mặt bằng gò bãi rộng lớn và một hệ thống hầm địa đạo của quân và dân Phú Yên trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Hệ thống hầm địa đạo này đã góp bao trận đánh làm rung động kẻ thù và làm nên những chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày đó trước sự lớn mạnh của kẻ thù, Tỉnh ủy Phú Yên và Ban Chỉ huy quân sự Khu 5 quyết định đào địa đạo tại gò Thì Thùng. Công trình khởi công vào ngày 10/5/1964. Huyện đội và Tỉnh đội trực tiếp chỉ huy cho các xã An Xuân, An Định, An Nghiệp đào địa đạo. Đến tháng 8 năm 1965, địa đạo gò Thì Thùng đã hoàn thành. Sau khi hoàn thành, tổng chiều dài địa đạo là 1.948m xuyên qua Gò Thì Thùng, sâu 4,5m, rộng 0,8m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20m chừa một cửa hông có ngụy trang. Bên trên địa đạo đặt vọng gác có đài quan sát. Xung quanh địa đạo là một hệ thống dây thông hào chằng chịt chạy ngang dọc. Khi có địch, ta xuất hiện để đánh, đánh xong thì rút xuống, địch không phát hiện và nhân dân tuyệt đối giữ bí mật an toàn. Khi thất bại nặng trên chiến trường, Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam. Tại cao nguyên An Xuân đã diễn ra nhiều trận càn ác liệt, quân và dân ta đã lập được nhiều chiến công vang dội góp phần quan trọng vào chiến thắng “Chiến tranh cục bộ” ở chiến trường miền Nam. Sau ngày giải phóng, dấu vết chiến tranh trên gò Thì Thùng còn in rõ bởi hố bom, bãi mìn và thuốc súng. Thế nhưng hiện nay, những khoảng đất của chiến trường xưa đã xanh dần, các dãy nhà mới mọc lên, cuộc sống của người dân nơi đây dần được cải thiện. Ngày nay, đến gò Thì Thùng ít có ai biết rằng cách đây hơn 40 năm, nơi đây đã từng là chiến trường ác liệt, đã từng diễn ra trận đánh giáp lá cà giữa quân ta với kẻ thù và cũng ít có ai biết rằng dưới lòng đất sâu kia đã từng có một hệ thống địa đạo do nhân dân xã An Xuân và các vùng lân cận đào… Năm 2009, địa đạo Gò Thì Thùng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Được biết, cùng với địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị), địa đạo Gò Thì Thùng là một trong 3 địa đạo lớn ở nước ta. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Phú Yên
Phú Yên 1653 lượt xem
Thành Hồ nằm trên bờ bắc sông Đà Rằng, thuộc thôn Định Thọ, xã Hoà Định Đông, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên. Thành Hồ là một toà thành có bình đồ gần với hình chữ nhật, các bờ thành nằm đúng với các hướng đông - tây - nam - bắc. Mặt phía nam giáp sông Đà Rằng, phía tây giáp núi, mặt phía bắc và phía đông giáp với đồng ruộng bằng phẳng. Ngoài ra có một bờ thành thứ năm chạy theo hướng bắc - nam chia Thành Hồ làm hai phần: Phần phía tây còn được gọi là thành nội, phần phía đông còn được gọi là thành ngoại. Bờ thành bắc có chiều dài 726m, chiều rộng và chiều cao giống như bờ thành đông. Bờ thành nam đã bị đổ sụp xuống sông Đà Rằng, chỉ còn một phần ở góc tây nam dài 250m. Bờ thành tây chạy vòng qua phía tây của Hòn Mốc, được phân thành hai đoạn: Đoạn thứ nhất từ góc đông nam đến chân phía tây Hòn Mốc dài 600m; đoạn thứ hai chạy xéo ở góc phía tây bắc nối bờ thành tây và bờ thành bắc. Bờ thành thứ 5 là bờ thành giữa, dài 920m. Phía tây thành Hồ trong phạm vi khu vực thành nội còn có một hòn núi nhỏ gọi là Hòn Mốc cao khoảng 60m, trên đỉnh Hòn Mốc có rất nhiều vật liệu xây dựng của một công trình kiến trúc cổ. Trên các bờ thành hiện nay còn có dấu vết của các chòi canh, phía ngoài bờ thành bắc và bờ thành đông còn có dấu tích của các hào nước như là hệ thống phòng thủ hỗ trợ bờ thành. Thành Hồ đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu từ lâu. Sách Đại Nam nhất thống chí mô tả Thành Hồ như sau: “Thành cổ An Nghiệp: ở phía bắc sông Đà Diễn, thuộc xã An Nghiệp huyện Tuy Hoà, chu vi 1400 trượng; tương truyền do người Chiêm Thành xây, tục gọi là thành Hồ...Nay nền cũ vẫn còn…” Những năm gần đây, việc nghiên cứu về di tích thành Hồ đã được tiếp tục đẩy mạnh. Trong 2 năm 2003 và 2004, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Phú Yên đã phối hợp khai quật tại thành Hồ, tìm thấy dấu tích các công trình kiến trúc cổ vùi lấp trong lòng đất với mật độ tương đối dày. Cuộc khai quật cũng đã thu được một số lượng lớn các loại đồ gốm dân dụng, gốm kiến trúc, trong đó có loại đầu ngói ống trang trí hoa văn với nhiều mô tip khác nhau. Những đầu ngói ống này có niên đại vào khoảng thế kỷ 5 đến thế kỷ 7. Ngoài những cổ vật tìm thấy trong các đợt khai quật, nhiều cổ vật trong phạm vi di tích thành Hồ cũng đã được phát hiện trong thời gian qua. Gần đây nhất, vào đầu năm 2006 tại khu vực Hòn Mốc, 4 pho tượng cổ đã được phát hiện. Những pho tượng này có niên đại vào khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Kết quả thu được qua các lần khảo sát, nghiên cứu đã khẳng định thành Hồ được xây dựng từ rất sớm; có thể vào thế kỷ 4 và tồn tại trong khoảng 10 thế kỷ cho đến khi người Việt bắt đầu vào đây sinh sống. Những kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định giá trị nhiều mặt của di tích thành Hồ. Chắc chắn thành Hồ vẫn còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử văn hóa. Việc di tích thành Hồ được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ quốc gia sẽ là điều kiện thuận lợi để tiếp tục nghiên cứu, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của tòa thành này. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Phú Yên
Phú Yên 1599 lượt xem
Thành An Thổ nằm ở thôn An Thổ, thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, được xây dựng vào năm 1832 và hoàn thành khoảng 1836, là trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến ở Phú Yên. Thành An Thổ nằm khu vực hạ lưu Sông Cái thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Thành An Thổ là một trong những nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Phú Yên. Thành An Thổ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1832 đến năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng, thành có bình đồ hình vuông, với diện tích khoảng 6.400m2, bốn góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có hào nước rộng khoảng 15m, tường thành cao khoảng 3,5m. Bốn cửa thành quay ra bốn hướng Đông Tây Nam Bắc ứng với tên gọi bốn cửa: Tiền, Hậu, Hữu, Tả. Bên ngoài thành An Thổ còn một số công trình phụ trợ. Phía nam có con đê Hộ Thành chống ngập lụt, bên trong con đê là Trường Bắn - nơi binh sỹ tập luyện. Sát bờ sông Cái có một khu đất gọi là Gò Tượng, là nơi đóng quân của đội Tượng binh. Chợ Thành nằm gần cửa Hữu là nơi trao đổi hàng hóa của bộ máy quan lại cũng như của nhân dân ở khu vực thành An Thổ. Sau khi xây dựng xong, thành An Thổ trở thành trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến tỉnh Phú Yên. Năm 1888, lỵ sở của Phú Yên dời từ thành An Thổ ra Vũng Lắm nằm trong vịnh Xuân Đài cách thành An Thổ khoảng 10km về phía bắc nhưng cũng chỉ ở đây trong khoảng 1 năm sau đó lại chuyển về thành An Thổ. Đến năm 1899, lỵ sở Phú Yên lại dời từ An Thổ về đóng tại thôn Long Bình (nay thuộc thị xã Sông Cầu). Từ năm 1899 trở đi, thành An Thổ tiếp tục đảm nhận vai trò là phủ lỵ của phủ Tuy An. Đến khoảng năm 1939, phủ lỵ Tuy An chuyển đến vị trí khác thì vai trò lịch sử của thành An Thổ xem như kết thúc. Trong thời gian từ 1901 đến 1906, ông Trần Văn Phổ là phụ thân đồng chí Trần Phú được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông Phổ đưa cả gia đình vào làm việc và sinh sống tại thành An Thổ. Và cũng chính nơi đây vào ngày 01/5/1904 đã chứng kiến sự chào đời của một người con ưu tú của Đảng đó là đồng chí Trần Phú – Cố Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển và năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam trung bộ - Phú Yên 2011, di tích thành An Thổ đã được đầu tư tôn tạo gồm nhà trưng bày lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú và một số công trình phụ xung quanh. Thành An Thổ được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ cấp Quốc gia vào ngày 22/8/2005. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Phú Yên
Phú Yên 1542 lượt xem