Thành cổ Xương Giang, tọa lạc chính xác tại ở phường Xương Giang, ngay khu vực trung tâm TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Nhắc đến Bắc Giang, người ta nhắc tới một vùng đất địa linh nhân kiệt, với bề dày lịch sử dựng, giữ nước, ghi dấu những chiến công vang dội. Trong đó, không thể không kể đến địa danh Chi Lăng – Xương Giang lững lẫy bao thời và từ đó tới nay, Thành cổ Xương Giang đã trở thành một điểm đến tâm linh, du lịch, được vinh danh là di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia, một điểm đến thú vị khi ghé thăm vùng đất Bắc Giang.
Xương Giang là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ thứ XV (1407). Thành được xây bằng đất, theo các dấu tích còn lại mà người ta khai quật được, thành được xây dựng thành hình chữ nhật, dọc theo hướng Đông - Tây với chiều dài đo được là 600m, chiều rộng đo được theo hướng Bắc - Nam là 450m và với tổng diện tích là 27ha. Bao quanh Thành cổ Xương Giang là tường đắp đất cao dày dặn chắc chắn, bốn góc có pháo đài, hào rộng bao quanh, mở 4 cửa, cửa chính trông về phía Tây.
Theo khảo sát thực tế và hồ sơ di tích để lại của Thành cổ Xương Giang thì dấu tích ngôi thành cổ xưa nay còn lại không nhiều trong đó, tường thành cao hơn mặt bằng xung quanh khoảng 3- 4m, chân rộng 25m và mặt rộng từ 16- 20m. 4 góc thành cổ Xương Giang có 4 pháo đài cao hơn mặt thành 4m, nhô hẳn ra ngoài và phía bên ngoài thành là hệ thống hào bao bọc chạy vòng quanh để đảm bảo chiến lược quân sự ngày xưa.
Theo sử sách lưu truyền lại, Thành cổ Xương Giang là địa danh gắn liền với chiến thắng Xương Giang của quân dân Đại Việt lừng lẫy năm nào do Lê Lợi lãnh đạo. Tại nơi đây, đoàn quân đã đập tan 10 vạn quân xâm lược Minh trong trận chiến kéo dài gần 1 tháng trải dài dọc địa bàn Lạng Sơn và Bắc Giang ngày nay với bốn trận thắng lớn:
Ngày 10/10: dẹp tan quân địch và kết liễu vị Thái tử Liễu Thăng tại cửa ải Chi Lăng;
Trận ngày 15/10 đánh tan quân dịch tại khu vực Cần Trạm, ngày nay là Hương Sơn- Lạng Giang, khiến cho tướng giặc là Bảo Định Bá Lương Minh phải tự vẫn;
Trận đánh Hố Cát ngày 18/10 nằm trên địa bàn Vôi, Xương Lâm, Phi Mô - Lạng Giang ngày nay, làm cho Thượng thư Lý Khánh tự tử.
Đặc biệt là trận Xương Giang ngày 3/11/1427, trên cánh đồng Xương Giang (ngày nay thuộc các xã Tân Dĩnh, Xuân Hương, Mỹ Thái huyện Lạng Giang và Thọ Xương, thành phố Bắc Giang) quân ta đã chiến thắng sau 10 ngày bị bao vây. Trong trận chiến ấy, nghĩa quân đã đánh tan tới bảy vạn quân giặc, cầm quân là hai vị tướng tài Thôi Tụ và Hoàng Phúc, buộc quân Minh lúc bấy giờ đang đóng ở Đông Đô - Hà Nội phải xin hàng rút về nước.
Chiến thắng năm nào của nghĩa quân Lam Sơn do vị tướng tài ba Trần Nguyên Hãn chỉ huy để chiếm lấy thành Xương Giang và phá tan đạo quân hùng hậu của Liễu Thăng đã góp phần quan trọng vẽ nên chiến thắng lịch sử để từ đó làm cơ sở giúp nước ta lật đổ ách thống trị bạo tàn của nhà Minh đã kéo dài suốt 20 năm, quyết định nền độc lập của đất nước ta thế kỷ thứ XV.
Khi ấy, Thành cổ Xương Giang được coi là trung tâm của trận đánh và liên tục là nhân chứng lịch sử cho nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của quê hương đất nước thời bấy giờ, nhất là cuộc khởi nghĩa nổi tiếng với sự lãnh đạo của vị tướng Nguyễn Hữu Cầu, hay còn được biết tới là Quận He xảy ra vào nửa sau thế kỷ 18.
Là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện lịch sử lẫy lừng, Thành cổ Xương Giang hàng năm vẫn được tỉnh Bắc Giang lựa chọn là địa điểm tổ chức lễ hội, thường là vào ngày 6-7 tháng Giêng. Trong lễ hội có nhiều nghi lễ và trò vui đặc sắc để kỷ niệm lịch sử chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại Thành cổ Xương Giang năm nào. Trước ngày khai hội, thường sẽ vào tối mùng 5 tháng Giêng, thanh niên nơi đây lại tổ chức đốt lửa trại và tại các đình, chùa và nhà văn hoá sẽ tổ chức đốt đèn đuốc suốt đêm để đợi đến canh năm để sắp hàng ngũ, khua chiêng múa trống kéo về nơi quy tụ để khai hội. Vì thế, cứ tới sáng sớm ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm, chúng ta sẽ được tận hưởng không khí lễ hội tuyệt vời với đoàn người từ các phường xã, giương cờ, đánh trống, với đủ loại xe kiệu, quần áo rực rỡ, lần lượt đổ từ các ngả đường tiến về trung tâm khai hội và bắt đầu lễ hội lớn nhất trong năm tại nơi đây.
Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22-01-2009, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã có Quyết định xếp hạng Thành cổ Xương Giang là di tích lịch sử cấp Quốc gia, với 14 điểm di tích là: Cửa đông bắc, cửa đông, cửa bắc, cửa tây nam, cửa nam, khu trung tâm, dấu vết thành, đoạn sông Xương Giang chảy qua thành; địa điểm khai quật khảo cổ học số 2, 3, giếng Phủ, đền Thành và 2 điểm ngoài khu bảo vệ là: cửa đông nam, cửa tây.
Bắc Giang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1131 lượt xem