Sở hữu bức tượng Phật cao 73m, Chùa Phật Quốc Vạn Thành là điểm dừng chân hoàn hảo dành cho các Phật tử trong hành trình du lịch Bình Phước. Đến đây, bạn chắc chắn sẽ có được những giây phút an yên vãn cảnh chùa và chìm đắm trong bầu không khí thanh tịnh của nơi tu tập.Cách Sài Gòn khoảng tầm 100km, Chùa Phật Quốc Vạn Thành là một trong những công trình tâm linh tiêu biểu của vùng đất Bình Phước, đồng thời là niềm tự hào của bao thế hệ Phật tử tại địa phương khi sở hữu bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại. Nếu bạn đã từng ấn tượng trước không gian trang nghiêm, cổ kính và đậm đà dấu ấn truyền thống nơi Đình Tân Khai, vậy thì Chùa Phật Quốc Vạn Thành với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Phật giáo Việt Nam và văn hóa Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến bạn choáng ngợp và thích thú.Bình Phước là vùng đất của nhiều đình, đền và chùa chiềng, vì thế nơi đây đã luôn là điểm dừng chân lý tưởng của bao Phật tử và những ai yêu thích loại hình du lịch tâm linh. Nếu những ngôi Đình thần ở Bình Phước với lối kiến trúc truyền thống đặc trưng ngày trước đã là điều khiến bạn ấn tượng, vậy thì khi vãn cảnh nơi Chùa Phật Quốc Vạn Thành, dường như bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều điều thú vị và bất ngờ hơn. Dựa từ nguồn cảm hứng của vị chủ trì hiện nay, Chùa Phật Quốc Vạn Thành là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc Phật giáo Việt Nam cả hai miền Nam Bắc cùng văn hóa Nhật Bản, vẽ nên không gian tu tập thanh tịnh, yên bình nhưng cũng giữ vững được nét trang nghiêm, linh thiêng vốn có. Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên dừng chân tại khu vực cổng tam quan, bạn chắc chắn sẽ ấn tượng trước thiết kế 5 cửa cùng hai cửa giả phía ngoài. Phía trước cổng của Chùa Phật Quốc Vạn Thành được đặt hai bức tượng thần hộ vệ gác cổng, điều này càng góp phần tôn lên nét trang nghiêm của chốn tu tập. Cổng chùa là hệ thống ba lối đi với phần cửa chính lớn nhất ở giữa và hai cửa nhỏ bằng nhau bố trí ở hai bên. Phần cổng chính giữa được xây cao hơn so với hai cổng phụ cùng phần vách xây hoàn toàn bằng gạch, phủ sơn trắng và chạm khắc những hoa văn cầu kỳ, tinh xảo. Trong khi đó, phần trán cổng được xây cao và rộng hơn, có chạm trổ hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt gắn liền cuốn chiếu thư, biểu tượng cho tâm linh thần phục các vị thánh thần theo tín ngưỡng. Trong khi, phần cổng mái tại Chùa Phật Quốc Vạn Thành lại được thiết kế theo phong cách mái Nhật với chóp thẳng, thoải dần và uốn cong ở đỉnh. Điểm thú vị là phần mái Nhật không có hoa văn hình rồng ở mái như những gì chúng ta thường thấy ở những ngôi chùa được xây theo phong cách Việt Nam truyền thống. Đi tiếp vào bên trong, bạn sẽ nhìn thấy khu vực tháp chùa với ba tầng rất hoành tráng. Thân tháp được thiết kế theo dáng hình vuông với phần thân ở tầng 1 là lớn nhất, càng lên cao lại càng nhỏ dần. Phần ngọn tháp được chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo, tỉ mẩn. Điểm nổi bật nhất tại Chùa Phật Quốc Vạn Thành phải kể đến bức tượng Phật cao 73m ngồi trên mái chùa. Thậm chí, đây từng là bức tượng cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao nhất toàn tỉnh Bình Phước tính đến thời điểm hiện tại. Tượng Phật được xây dựng trên khoảnh đất có diện tích 8.100m2 với tư thế khắc họa một hoa sen nở rộ, và phần mái là những cánh hoa đang bung nỡ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời dịu dàng. Chung quanh khu vực tháp chùa là khuôn viên rộng rãi cùng khoảng không mát mắt, góp phần khắc họa thêm vẻ đẹp thoáng đãng, thanh tịnh vốn có của nơi này. Ngoài bức tượng Phật cao 73m đầy ấn tượng, trong khuôn viên Chùa Phật Quốc Vạn Thành hiện nay vẫn còn thờ phượng một bức tượng Phật Di Lặc cao 30m và nặng tới 1 tấn. Đây là điều thu hút đông đảo Phật tử ghé về đây vãn cảnh, thắp hương và bái phỏng trong những dịp lễ quan trọng trong năm. Với không gian ấn tượng cùng bức tượng Phật cao 73m, không quá ngạc nhiên khi Chùa Phật Quốc Vạn Thành trở thành thỏi nam châm thu hút bao người nhanh chân đến vùng đất này chiêm bái, thưởng ngoạn. Trong hành trình vi vu Bình Phước sắp tới, nếu muốn tìm chút bình yên trong tâm hồn sau những giờ phút mỏi mệt với bao lo toan, bộn bề ngoài kia, chùa Phật Quốc Vạn Thành là điểm dừng chân đầy lý tưởng dành cho bạn.
Bình Phước 463 lượt xem Từ tháng 04 đến tháng 11
Ngày cập nhật : 05/11/2024