Điểm du lịch

Cà Mau

Đầm Thị Tường

Đầm Thị Tường hay còn gọi Đầm Bà Tường được mệnh danh là “biển hồ giữa đồng bằng”, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về một nơi bình yên. Sự độc đáo của phong tục tập quán kết hợp với nhiều nét văn hóa của người dân bản địa đã tạo nên một vẻ đẹp hiếm có cho đầm Thị Tường. Đầm Thị Tường nằm trên địa phận 3 huyện: Cái Nước, Trần Văn Thời và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Để đến được vùng sông nước rộng lớn này, du khách từ Cà Mau theo hướng Quốc lộ 1A đến chợ Rau Dừa, rẽ phải qua cầu Cái Bần, rồi chạy theo con đường nông thôn 3m, qua chừng 7km theo địa danh ấp Thị Tường (xã Hòa Mỹ) là đến Đầm Trong. Du khách cũng có thể từ chợ Rau Dừa đi thêm 2km theo Quốc lộ 1A đến Kênh 4 Cống Đá, rẽ phải theo hướng chỉ dẫn về Khu Căn cứ Xẻo Đước, khoảng 8km là đến Đầm Giữa – điểm đến lý thú và đặc sắc nhất Đầm Thị Tường. Đầm Thị Tường gắn liền với giai thoại kể rằng: xưa kia, bà Tô Quý Thị, thường gọi là Thị Tường là người giỏi võ và là người đầu tiên đến nơi đây khai hoang mở đất. Thuở ấy, vì chúa Hổ không lấy được con gái vua Thủy Tề bèn sinh hận. Chúa Hổ phái bầy chim trời lấy đá lấp biển, nhưng bà Tường đã dũng cảm xua đuổi bầy chim trời để giữ lại đầm cho ngư dân sinh sống. Nhờ công bà mà người dân có thể nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản từ đầm, cuộc sống được cải thiện hơn nhiều. Cảm động trước công đức của bà, người dân đã lấy tên bà đặt cho đầm, từ đó đầm có tên là đầm Thị Tường hay còn gọi đầm Bà Tường. Đầm gồm 3 đầm chính: đầm Trong, đầm Giữa và đầm Ngoài, trong đó đầm Giữa là đầm lớn nhất. Đặc trưng của đầm khác với ao hồ là độ sâu, nếu đầm giữa rất sâu có nơi sâu tới 10 thước thì đầm trên và dưới rất cạn chưa đến đầu người. Mực nước trên đầm thay đổi thường theo sự lên xuống của thủy triều từ 0,7m đến 1,5m rất an toàn cho du khách. Cuộc sống của người dân quanh đầm Thị Tường gắn liền với con nước, gắn liền với nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên. Bởi nhờ cấu tạo đặc biệt và thông với biển mà cả một vùng nước mênh mông dài gần 10km luôn đầy ắp thức ăn cho các loài thủy hải sản sinh trưởng. Không chỉ tận dụng tài nguyên trời phú là cá, tôm, sò huyết, rẹm sống trong đầm để nuôi sống gia đình; ngư dân Thị Tường còn dựa vào dòng nước để phát triển kinh tế. Họ sử dụng khu vực mặt nước nuôi tôm sú, cua Cà Mau. Đây là hai loại hải sản có giá trị kinh tế cao, có chỗ đứng vững chắc trong danh sách đặc sản Việt Nam. Khác với các địa điểm du lịch Cà Mau khác, đầm Thị Tường không có nhà hàng, khu vui chơi giải trí… Thay vào đó, điểm dừng chân nghỉ ngơi chính là những ngôi nhà sàn của dân chài lưới ngay trên mặt đầm. Ở đây, ngoài Hợp tác xã Đầm Thị Tường còn có vài hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống theo kiểu du lịch cộng đồng. Du khách có thể tìm hiểu kỹ hơn về đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Đến thăm đầm, du khách có thể chọn đi bằng thuyền máy cảm nhận nhịp sống mộc mạc, giản dị của vùng đất này. Không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp của quê hương đất nước, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản do người dân nơi đây chế biến rất hấp dẫn và nghe họ kể chuyện về cuộc sống sinh hoạt bình dị trên đầm, hay lắng nghe những giai thoại, câu chuyện về đầm Thị Tường. Ngoài ra, du khách có thể tự tay dùng các công cụ đánh bắt tha hồ xuống đầm làm nông dân, câu cá, đặt lú, mò sò, lưới ghẹ, cua… và tự mình chế biến món ăn, hoặc nhờ người dân chế biến giúp. Đặc sản ở đầm rất đa dạng, từ cá vồ chó, cá lịch cũ, cá ngát… đến sò huyết, tôm, cua… Phong cảnh đầm như bức tranh quê biển hữu tình, sống động mà thanh bình bởi tiếng chim muông gọi bầy đón bình minh, hay tĩnh lặng mà bao la khi hoàng hôn buông mình trên mặt đầm. Đó cũng là những thời điểm đẹp nhất trong ngày để du khách có thể cảm nhận trọn vẹn không gian bao la rộng lớn mà thiên nhiên đã ban tặng cho đầm Thị Tường và lưu lại những bức ảnh ấn tượng. Đặc biệt khi màng đêm buông xuống, với hàng ngàn ánh đèn lung linh trên mặt đầm, thưởng thức vài ly rượu đế với đặc sản cá, tôm, cua, ghẹ hay ngân nga vài câu vọng cổ trò chuyện cùng người dân thì còn tuyệt hơn.

Cà Mau

Từ tháng 1 đến tháng 12

1360 lượt xem

Hòn Đá Bạc Cà Mau

Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc là Con mắt ngọc của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc. Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha. Ngoài hòn Trọi có diện tích không đáng kể, hai hòn còn lại được hình thành nhờ những tảng đá xếp chồng lên nhau. Đỉnh cao nhất ở hòn Lớn cao hơn mặt nước biển 50m. Nằm cách thành phố Cà Mau 50 km về phía Tây, diện tích tuy không lớn nhưng Hòn Đá Bạc là đảo có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, khai thác biển và phát triển du lịch Cà Mau. Hòn Đá Bạc được che chắn tạo ra một vùng vịnh đẹp, an toàn, cảnh quan thiên nhiên yên bình, bầu không khí trong lành. Khởi hành từ thành phố Cà Mau đến khu du lịch Hòn Đá Bạc mất 1h30 phút đi xe ô tô hoặc xe máy theo đường vào khu Vườn Quốc gia U Minh Hạ, qua Co Xáng, Cơi Năm là có cầu dẫn từ đất liền ra đảo. Địa danh này có tên gọi Hòn Đá Bạc vì xung quanh có rất nhiều viên đá granit xếp chồng lên nhau, tạo nên những hình thù độc đáo, ấn tượng, nhìn từ xa, sẽ thấy đảo như được dát bạc, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hòn Ông Ngộ nơi bạn đặt chân đến ngay khi vượt qua cây cầu 400m vượt biển nối từ đất liền ra đảo, có nét đẹp của rừng nguyên sinh hoang sơ, của đá núi sừng sững cao, của bờ biển vòng quanh tung bọt sóng vỗ. Hòn Đá Bạc là nơi in đậm các dấu tích lịch sử. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, quân dân xã Khánh Bình Tây đã tiêu diệt Trung đội pháo 105 ly của địch, giải phóng Hòn Đá Bạc và đảm bảo an toàn tuyến hành lang ven biển của vùng căn cứ cách mạng. Hòn Đá Bạc còn là nơi diễn ra diễn ra chiến dịch phản gián của các lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (Kế hoạch CM-12) đánh thắng cuộc xâm nhập của tổ chức phản cách mạng “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy cầm đầu. Ngày 22/6/2009, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công nhận Hòn Đá Bạc – Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12 (09/9/1981 – 09/9/1984) là Di tích Quốc gia trở thành một trong những “địa chỉ đỏ” để giáo dục, truyền lửa truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Hiện nay, khu di tích lịch sử Hòn Đá Bạc có 3 công trình lớn là Tượng đài Bảo vệ An ninh Tổ quốc, Đền tưởng niệm Bác Hồ, Bảo tàng Công an nhân dân và Nhà trưng bày bổ sung di tích. Hòn Đá Bạc ngoài vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, của đá, của nước biển xanh trong, còn có những kiệt tác nhuốm vẻ “thần tiên” như sân Tiên, giếng Tiên, bàn tay Tiên… Tất cả như được bàn tay huyền bí nào đó nhào nặn thành những hình thù kỳ lạ, đẹp mắt, sắp xếp thành dãy, thành bãi trải dài vây tròn quanh bờ biển càng tăng thêm vẻ thần tiên của đảo. Nằm trên đỉnh của Hòn Đá Bạc là Lăng Ông Nam Hải – nơi trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ (dài khoảng 14m, ngang 4m) và ghi lại câu chuyện huyền bí về cá Ông cứu người bị nạn trên biển. Vào ngày 23/5 âm lịch hàng năm, ngư dân địa phương, những người đang đánh bắt ngoài khơi xa và du khách thập phương thường đổ về Hòn Đá Bạc để viếng Ông. Ngoài ra, Hòn Đá Bạc còn lôi cuốn du khách bởi nguồn hải sản dồi dào. Du khách đến đây có thể câu cá nâu, câu mực, câu tôm, cùng ngư dân lặn xuống biển để bắt những con hàu bám chặt vào các hốc đá dưới nước. Nếu du khách có nhu cầu thưởng thức hải sản vừa được đánh bắt, những bếp lò than hồng của ngư dân sẵn sàng phục vụ du khách.

Cà Mau

Tháng 12 đến tháng 4 hằng năm

1471 lượt xem

Chợ nổi Cà Mau

Chợ nổi Cà Mau nằm trên đoạn cuối con sông Gành Hào, cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200m ở phường 8, trung tâm thành phố Cà Mau. Đây là nơi tập trung nhiều tàu bè buôn bán chở đầy các loại nông sản và hàng hóa của người dân. Đây là khu chợ người dân địa phương tự họp hàng ngày và hoạt động nhộn nhịp nhất là vào khoảng thời gian từ 2 – 3 giờ sáng. Du khách đến đây sẽ có cơ hội được trải nghiệm chuyến vòng quanh chợ nổi vào sáng sớm. Du khách có thể di chuyển từ bên xe thành phố Cà Mau đến chợ nổi Cà Mau chỉ khoảng 4km. Bạn có thể di chuyển bằng taxi hoặc bằng xe ôm, để thuận tiện hơn cho việc đi lại thì việc lựa chọn tự đi xe máy đến để tự do di chuyển hơn trong việc thăm quan. Ở khu chợ nổi ở Cà Mau này chỉ tập trung mua bán sỉ đủ các loại mặt hàng từ thực phẩm, nhu yếu phẩm, trái cây tươi ngon, rau từ các miệt vườn cho các thương lái. Người dân nơi đây chân thành, bình dị, họ buôn bán trên những chiếc xuồng, ghe tàu to nhỏ trên dòng sông, chắc chắn sẽ để lại trong bạn những dấu ấn khó phai về nét độc đáo của khu chợ nổi đặc trưng của hầu hết các tỉnh miền Tây. Các loại trái cây từ các miệt vườn như: bầu, bí, ổi, dưa gang, dừa nước, đu đủ, xoài, khóm thơm, chôm chôm,….Ngoài ra, chợ nổi này còn bán chiếu rong, một thứ đặc trưng mà hầu hết khi nhắc đến nó thì người ta nhớ ngay đến Cà Mau. Du khách đến đây có thể ngồi trên xuồng hoặc đò để ghé thăm các gian hàng chọn mua những thứ cần thiết hay trao đổi hàng hóa ngay trên sông đã tạo nên khung cảnh nhộn nhịp. Bạn có thể mua quà về cho người dân và cùng trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của những người lái buôn nơi đây. Thời điểm khi về chiều tối, du khách có thể ghé qua chợ nổi khi trở lên im lặng lãng mạn, khung cảnh yên bình. Những chiếc ghe lúc sáng giờ đây trở thành những căn nhà nổi bồng bềnh trên mặt nước. Những em nhỏ ngồi câu cá, vui đùa,…tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, mờ ảo khó tìm thấy ở nơi khác. Có rất nhiều loại trái cây để bạn có thể thưởng thức, hay mua về thử những loại trái cây yêu thích và mua về làm quà cho người thân. Bạn có thể nhờ người bàn gọt hộ để thử được hương vị tuyệt vời của các loại trái cây. Bên cạnh đó, chợ nổi còn làm điểm thu hút rất nhiều người dân đến ăn vặt, ăn hàng ngày trong lành thành phố. Hai bên bờ sông cũng có rất nhiều hàng quán bán các loại bánh nhỏ xinh với hương vị đặc trưng của con người phương Nam. Chợ nổi Cà Mau là điểm du lịch thú vị mà bất cứ ai đến Cà Mau cũng nên ghé thăm. Đến với chợ nổi là đến thư giãn ở một vùng sông nước thanh bình, khám phá nền văn hóa sông nước sôi động. Nếu có dịp đến du lịch Cà Mau thì nhất định bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đến tham quan chợ nổi tiếng này.

Cà Mau

Từ tháng 1 đến tháng 12

1350 lượt xem

Rừng đước Năm Căn

Rừng đước Cà Mau hay rừng đước Năm Căn là một khu rừng ngập mặn nổi tiếng tại miền Tây. Khu rừng đã hình thành một màng bảo vệ vững chắc, ngăn chặn biển xâm thực, hỗ trợ kiềm chế sạt lở đất và duy trì sự cân bằng sinh thái. Đến đây, du khách du lịch Cà Mau không chỉ được tham quan, mà còn có thể tham gia vào nhiều hoạt động ngoài trời thú vị khác như chèo thuyền, câu cá và tận hưởng sự gần gũi với thiên nhiên. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rừng đước Năm Căn đã trở thành điểm trú ẩn quan trọng của quân đội cách mạng. Với địa hình sông nước hiểm trở, đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những cuộc tấn công của địch và tiêu diệt các chiến dịch hải quân nhỏ trên sông. Với diện tích lớn thứ hai trên thế giới, rừng ngập mặn ở đây chỉ xếp sau rừng Amazon của châu Mỹ Latin. Tổng diện tích của khu rừng đước là 63.017 hecta, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật đa dạng. Khi nhìn từ trên cao, khu rừng trông giống như một bán đảo hình chữ V, với ba mặt đều tiếp giáp biển. Rừng đước Năm Căn Cà Mau là một vùng đất với khí hậu khá dễ chịu. Thời điểm tốt nhất để khám phá vùng đất này là vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4. Khoảng thời gian này không khí khô ráo, mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan và trải nghiệm. Tuy nhiên, từ tháng 5 đến tháng 11, mùa mưa kéo dài có thể gây cản trở cho các hoạt động du lịch. Đặc biệt, nếu du khách có kế hoạch đi tour du lịch Cà Mau vào tháng 7 hoặc tháng 8, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản đặc biệt thơm ngon và hấp dẫn hơn. Muốn tham quan rừng đước Năm Căn, du khách phải di chuyển bằng những chiếc thuyền du lịch, dọc hai bên là những hàng cây đước. Lênh đênh trên thuyền, càng đi vào sâu du khách sẽ cảm nhận được rõ cái không khí trong lành và mát mẻ. Vừa đi vừa được nghe người dân tại địa phương kể chuyện về nguồn gốc của khu rừng này, rất thú vị phải không nào. Càng vào sâu bên trong, du khách sẽ nhìn thấy những cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, sự xuất hiện dần của lõi rừng nguyên sinh gần như chưa bị khai phá. Có những cây cổ thụ thân to khổng lồ, 5 đến 6 người ôm không xuể,...Nơi đây, cực kỳ xứng đáng khi được chọn là một địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Cà Mau. Không những thế, du khách còn có cơ hội nhìn thấy hàng ngàn bầy chim hội tụ trên những cành cây đước, tạo nên một cảnh tượng vô cùng đẹp mắt và lý thú. Chỉ việc đưa máy lên, du khách sẽ vô số tấm ảnh tuyệt vời với khung cảnh thú vị hiện ra trước mắt.

Cà Mau

Từ tháng 5 đến tháng 11

1184 lượt xem

Rừng U Minh Hạ

Vườn Quốc gia U Minh Hạ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích nét đẹp tự nhiên và hoang sơ của sông nước Đất Mũi Cà Mau. Là Khu dự trữ sinh quyển quy mô lớn, U Minh Hạ nổi tiếng với thảm thực vật xanh, hệ sinh thái đa dạng và cảnh sắc thiên nhiên độc đáo. Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm ở phía tây tỉnh Cà Mau, trong địa giới hành chính của 4 xã thuộc 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. U Minh Hạ cách trung tâm thành phố Cà Mau tầm 40 km, có thể di chuyển bằng ô tô. Tổng diện tích của rừng lên đến 8.527 ha, là một trong 3 vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Nơi đây nổi tiếng với hệ sinh thái rừng tràm hình thành trong điều kiện úng phèn, ngập nước, trên đất than bùn. Hệ sinh thái đa dạng, phong phú với hơn 250 loài thực vật, 40 loài thú, 182 loài chim, 20 loài bò sát, lưỡng thê cùng nhiều loài côn trùng khác. Trong đó, có rất nhiều loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế. Thời tiết tại U Minh Hạ được phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa mưa kéo dài từ tháng 11 – tháng 4 năm sau. Theo kinh nghiệm du lịch U Minh Hạ thì du khách có thể tham quan, khám phá khu Vườn Quốc gia này vào mọi thời điểm trong năm. Mùa mưa là lúc nước dâng cao, việc di chuyển bằng thuyền quanh rừng ngập mặn sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, mùa khô sẽ thuận lợi hơn cho việc tham quan bởi trời nắng, không có mưa. Nếu bạn muốn đến đây để khám phá hệ sinh thái hay chụp ảnh check – in thì mùa khô sẽ là thời điểm lý tưởng hơn. Từ TP. Hồ Chí Minh, có 2 cách để đến được Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Nếu di chuyển bằng xe máy, Từ TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể chạy theo Quốc lộ 1A, qua cầu Cà Mau đến đường Ngô Quyền, Võ Văn Kiệt, theo biển chỉ dẫn để đến rừng U Minh Hạ. Trên đường đi, bạn nên hỏi thăm người dân địa phương để tránh đi lạc. Nếu đi xe khách, Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Cà Mau có các chuyến xe khách xuất phát từ bến xe Miền Đông, Miền Tây hoặc An Sương. Giá vé xe khách thường dao động từ 180.000 – 200.000 VND/ vé. Các nhà xe uy tín mà bạn có thể tham khảo là: Phương Trang, Liên Hưng, Ngọc Hà, Mai Linh, Giáp Diệp… Từ bến xe Cà Mau, bạn hãy bắt taxi hoặc xe ôm để đến U Minh Hạ. Hầu hết khách du lịch đến Vườn Quốc gia U Minh Hạ đều đi về trong ngày, không ở lại qua đêm. Dịch vụ lưu trú xung quanh rừng cũng chưa phát triển nên bạn có thể nghỉ tại các nhà nghỉ, khách sạn ở thành phố Cà Mau. Kinh nghiệm du lịch U Minh Hạ cũng cho thấy, lưu trú ở trung tâm thành phố sẽ tiện hơn cho việc di chuyển và khám phá các địa điểm du lịch khác. Khi đến thăm rừng U Minh Hạ, có thể tham gia các hoạt động như: Ngắm cảnh rừng U Minh Hạ từ đài quan sát, Tham quan rừng đước bằng thuyền, Câu cá và lấy mật ong trong rừng,.... Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điểm sau khi đến du lịch tại Rừng U Minh Hạ. Đầu tiên, mang theo mũ nón, ô dù để tránh nắng, chọn trang phục thoải mái để tiện di chuyển. Thứ hai, nếu đến đây vào mùa mưa, du khách nên mặc quần áo dài và bôi kem chống côn trùng để tránh muỗi. Thứ ba, gọi điện trước cho Ban quản lý nếu muốn trải nghiệm hoạt động đi thuyền tham quan rừng ngập mặn U Minh Hạ. Thứ tư, canh giờ để ra khỏi rừng, không nên ở lại một mình hoặc ngủ qua đêm trong rừng để đảm bảo an toàn. Cuối cùng, không được chặt cây hoặc làm hại các loài động vật trong rừng.

Cà Mau

Từ tháng 1 đến tháng 12

1209 lượt xem

Biển Khai Long

Bãi Khai Long, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Bãi Khai Long nằm giữa 2 con rạch Nhưng Miên và Khai Long. Đây là một bãi cát vàng trải rộng từ vài ba chục mét đến trên 100m, chạy dài gần 4km. Bãi rộng 230 ha và hàng năm tiếp tục tiến ra biển. Khi triều xuống, bãi cát cứ rộng dần và hình thành nên những bãi cát dài uốn lượn hình sóng rất đẹp mắt. Bờ biển nơi đây còn hoang sơ, kỳ vĩ với môi trường sinh thái trong sạch, xung quanh được bao bọc hệ sinh thái rừng biển. Phía trong bãi có loài rau muống biển mọc hoang, nở bông màu tím như hoa tường vi. Dọc theo bờ biển Khai Long có nhiều tôm, cá, vọp, sò huyết, nghêu… sinh sống, trú ngụ. Tiếp giáp bãi Khai Long là Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau). Nơi đây có rừng đước Năm Căn, Mũi Cà Mau và tiếp giáp với cụm đảo Hòn Khoai, bến Vàm Lũng nơi tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc cho miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Nguồn: Ban chủ nhiệm Địa chí Cà Mau

Cà Mau

Đang cập nhật

1156 lượt xem

Đảo hòn khoai Cà Mau

Hòn Khoai là tên một cụm đảo nằm ở phía Đông Nam mũi Cà Mau thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Hòn Khoai cách đất liền hơn 6 hải lý (14,6km) có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh. Nơi đây được ví như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía Tây Nam của Tổ quốc. Đảo Hòn Khoai gồm nhiều đảo nhỏ: Hòn Khoai, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ. Trong đó Hòn Khoai là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 4km2 và cũng là hòn đảo cao nhất so mực nước biển là 318m. Xưa kia, địa danh này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Hòn Giáng Hương, Hòn Độc Lập hay đảo Poulop vào thời Pháp. Tuy nhiên, bởi hình dạng giống như một củ khoai khổng lồ mà người địa phương vẫn quen gọi với cái tên là Hòn Khoai cho đến tận ngày nay. Với đặc điểm khí hậu ôn hòa, không oi bức và tạnh ráo quanh năm nên du khách có thể tham quan Hòn Khoai vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, để thưởng thức được hết vẻ đẹp của Hòn Khoai, bạn nên đến đây vào mùa khô khoảng tháng 11 đến tháng 4 hằng năm. Đối với du khách ở các tỉnh miền Trung hoặc miền Bắc, bạn có thể lựa chọn bay đến sân bay Tân Sơn Nhất tại TP.HCM sau đó đi xe khách hoặc thuê xe máy đến Cà Mau với giá vé khoảng 500.000 - 800.000 đồng/ chiều. Đối với du khách ở Miền Nam, với hệ thống xe khách liên tỉnh phát triển, bạn không mất quá nhiều tiền và thời gian nếu chọn loại phương tiện di chuyển là xe khách. Một số nhà xe như Phương Trang, Thành Bưởi, Văn Lang, Việt Hoàng đang khai thác tuyến đi Cà Mau từ các tỉnh với giá vé chỉ khoảng 100.000 - 150.000 đồng/lượt. Ngoài ra, nếu bạn đang ở những tỉnh thuộc khu vực miền Tây, việc di chuyển đến Hòn Khoai bằng phương tiện cá nhân sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị trên đường đi. Với quản đường khoảng 300km từ TP.HCM đến Cà Mau, bạn sẽ mất khoảng 6-7 tiếng để di chuyển bằng loại hình này. Hòn Khoai là hòn đảo đá, đồi và rừng nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý cùng quần thể động thực vật phong phú, chính điều đó đã làm say lòng biết bao du khách. Theo nghiên cứu mới nhất hệ thực vật ở Hòn Khoai có hơn 1.400 loài gồm cây ăn trái, cây lấy gỗ, cây làm thuốc… Động vật cũng khá phong phú với các loài khỉ, gà rừng, trăn hoa, kỳ đà, sóc bụng trắng… và hơn 20 loài chim qúy. Trên đảo có 2 bãi biển, gồm Bãi Lớn ở phía đông nam và Bãi Nhỏ ở phía bắc. Tham quan du lịch Hòn Khoai, tàu chở du khách sẽ ghé Bãi Nhỏ, từ đó đi thuyền con vào bờ khoảng 50m. Lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những cảnh sắc tuyệt đẹp. Điểm độc đáo nhất của đảo này là những bãi biển có rất nhiều đá cuội tròn như trứng ngỗng lạ mắt, mẹ thiên nhiên còn ưu ái nơi đây rợp bóng cây phong ba, phi lao vi vu theo gió rợp mát. Khi mùa xuân về trên Hòn Khoai, hoa mai nở vàng rực khắp đảo. Hòn Khoai có bờ biển dài, kín gió, là nơi neo đậu, trú bão cho ngư dân và là nơi sinh sản, trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển. Từ những loài sinh vật phù du nhỏ bé cho đến những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: mực, tôm hùm, tôm tít, cá mú, cá bớp,… Biển Hòn Khoai có những bãi cát rộng. Khi thủy triều xuống, biển lặng, du khách có thể đi bộ trên bãi cát để tìm hiểu sự sống của các loài sinh vật biển và hít thở không khí trong lành của rừng, của biển. Đường đi lại trên đảo có một con đường chính từ Bãi Lớn đến đỉnh đảo, dài khoảng 3 km đã được trải nhựa phẳng phiu, rợp bóng cây xanh mát. Điều đặc biệt là trên đảo có hai dòng suối, quanh năm cho nước ngọt cung cấp cho các đơn vị đóng quân trên đảo và ngư dân đánh bắt quanh vùng. Người ta kể rằng, vì xưa tiên xuống dòng suối ngọt này tắm nên đảo từ đó còn có tên là Giáng Tiên. Vì đảo ít cư dân sinh sống nên chỉ có vài ba quán tạp hóa nhỏ, chủ yếu là các lính biên phòng canh giữ biển đảo. Chính vì điều đó mà Hòn Khoai vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ hiếm nơi nào có được. Công trình nổi bật nhất có lẽ là ngọn hải đăng 100 năm tuổi – nơi bạn không thể bỏ qua khi đến Hòn Khoai. Ngọn tháp này nằm trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, được thực dân Pháp xây dựng vào 1920 , đây được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất của hải phận Việt Nam. Du lịch Cà Mau, đến với Hòn Khoai bạn không thể nào bỏ qua các đặc sản của biển với những món ăn vô cùng hấp dẫn như: cá khoai, cá bớp, tôm hùm, cua biển, tôm tít nướng,… Hương vị thơm ngon, bổ dưỡng đã khiến các món ăn hải sản nơi đây trở thành điểm nhấn thú vị và để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Điều làm cho du khách khách mãi nhớ đến Hòn Khoai, có lẽ chính là tấm chân tình mến khách của những người lính đảo, những người ngày đêm canh giữ biển trời cho vùng đảo quê hương. Và chắc hẳn khi rời xa, du khách sẽ càng thêm yêu mến một Hòn Khoai xinh đẹp.

Cà Mau

Tháng 11 đến tháng 4 hằng năm

1181 lượt xem

Khu Vườn Chim

Có thể nói Cà Mau là tỉnh duy nhất có vườn chim nằm ngay giữa lòng thành phố. Vườn chim độc đáo này nằm trong khuôn viên Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc Phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Với khuôn viên rộng, nhiều cây xanh thoáng, mát rượi, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cà Mau không chỉ là nơi tưởng nhớ Bác, mà còn là điểm đến tham quan du lịch Cà Mau hấp dẫn du khách gần xa. Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm nhiều công trình như: Gian thờ Bác Hồ (nơi tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Bác); Nhà sàn Bác Hồ; Vườn chim (với diện tích hơn 3ha, số lượng chim lưu trú ước trên 12.000 cá thể); Nhà trưng bày, chiếu phim (phục vụ nhu cầu tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh);… Được phối kết hợp hài hòa với hệ thống cây xanh, hoa kiểng mang đến cảm giác mát mẻ và thoáng đãng. Đặc biệt, khu vực này có nhiều cá thể chim, cò,… về từng đàn, lưu trú đông đúc tạo nên một vườn chim độc nhất vô nhị nằm giữa lòng thành phố. Hằng năm, cứ vào dịp Tết, chim chóc lại tụ hội về đây như đã hò hẹn tự bao giờ. Khung cảnh vườn chim trong tiết xuân thật trữ tình, thơ mộng. Chiều chiều, tiếng hót gọi bạn, tiếng đập cánh xôn xao cả khu rừng. Theo kết quả kiểm đếm của Viện Tài nguyên và Môi trường (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Điểu học Hoàng gia Nhật Bản vào tháng 4/2018, vườn chim này có khoảng 6.603 cá thể chim với khoảng 53 loài chim khác nhau. Tuy nhiên, số lượng chim trong vườn dao động theo từng mùa trong năm. Vào thời kỳ cao điểm nhất, vườn có hơn 10.000 cá thể chim đến làm tổ, sinh sản và định cư tại vườn chim nhân tạo giữa lòng thành phố Cà Mau. Phần lớn các loại chim này là chim cò (cò trắng, cò bợ, cò ngàng), chim cồng cọc, chim vạc, chim điêng điển ( còn gọi lại chim cổ rắn) và chim diệc xám Nếu có dịp du lịch Cà Mau, đây sẽ là địa chỉ tham quan gần nhất và thú vị đối với mọi du khách. Chỉ cách một con mương không đầy 6m, du khách sẽ tận mắt chứng kiến hàng vạn chim, cò, cồng cộc, le le, vạc, cúm núm, gà nước… bay sà xuống những thửa rừng đước, bờ tre đậu đông nghẹt. Sân chim này đã tồn tại hàng chục năm nay, luôn được địa phương bảo vệ cẩn thận, chu đáo. Mặc cho phố xá và những công trình xây dựng đua nhau phát triển xung quanh, vườn chim vẫn tồn tại như là nét đặc thù quý giá của một thành phố vùng tận cùng phí Nam Tổ Quốc.

Cà Mau

Từ tháng 1 đến tháng 12

1297 lượt xem

Mũi Cà mau

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2003 khi Khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi được chuyển thành Vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Đây là khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất nước ta, nơi tiếp giáp với biển Đông và biển Tây nên chịu ảnh hưởng cả hai chế độ thủy triều: bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây, là bãi đẻ của nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế, là điểm dừng chân của nhiều loài chim nước di cư trú đông. Hiện nay, vườn quốc gia Mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống rất phong phú đa dạng, với khoảng 28 cho đến 32 loài cây ngập mặn; khoảng 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài động vật bò sát, 139 loài cá khác nhau, với 9 loài lưỡng cư, 49 loài sinh vật phù du, và còn nhiều loài quý hiếm khác… Trong đó có hai loài nằm trong sách đỏ thế giới là khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), voọc bạc (Trachypithecus cristatus) và bốn loài có trong sách đỏ Việt Nam. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, phần trên đất liền thuộc địa phận hành chính của các xã: Đất Mũi, Viên An và Đất Mới, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau khoảng 100km và cách thành phố Hồ Chí Minh gần 400km. Vì khoảng cách khá xa nên phương tiện di chuyển hợp lý nhất là bằng ô tô hay xe khách. Lưu lý nếu bạn nào đi xe máy cần phải có sức khỏe và cần phải nghỉ ngơi dọc đường. Tại TP.HCM để đến với Cà Mau bạn có thể di chuyển bằng xe khách với hãng xe uy tín là Phương Trang, Giáp Diệp, Hưng Thịnh… thời gian di chuyển tầm 7-8 tiếng. Ngoài ra, bạn có thể đặt vé máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines với thời gian bay 1 tiếng. Tùy theo kinh phí bạn có mà chọn phương tiện di chuyển bằng xe hay máy bay. Từ Cần Thơ bạn có thể đi dọc theo tuyến QL1A qua các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, rồi đi tiếp khoảng 67km nữa là đến trung tâm TP Cà Mau. Bắt đầu từ TP Cà Mau bạn có thể thuê xe máy, ô tô đi thêm hơn 50km theo QL1A với thời gian hơn 1 giờ, du khách sẽ đến thị trấn Năm Căn. Từ đây, đi thêm hơn 50km theo đường Hồ Chí Minh mới mở là tới xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Khi du lịch Cà Mau đến với vườn quốc gia Mũi Cà Mau du khách sẽ phải ấn tượng bởi những điều thú vị có một không hai của vùng Đất Mũi này. Mỗi một điểm đến sẽ là một hành trình trải nghiệm mới độc đáo và sâu sắc. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có điểm du lịch Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau là vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc thiêng liêng mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được đến. Đến đây du khách được tham quan và chụp hình kỷ niệm tại các biểu tượng đặc trưng của Đất Mũi như Cột Mốc tọa độ GPS 0001, tiểu cảnh panô (hình ảnh con tàu), tham quan bờ kè chắn sóng, biểu tượng óc len, cá thòi lòi, cầu làng rừng, cột mốc điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh, Đền thờ Lạc Long Quân, Tượng Mẹ Âu Cơ, … Hay đi bộ lên những tầng cao tại công trình Cột Cờ Hà Nội để ngắm toàn cảnh rừng ngặp mặn Cà Mau, biển Đông rộng lớn, cụm đảo hòn khoai ẩn hiện từ phía xa. Cảnh rừng và biển hòa quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh đẹp, nên thơ hiếm nơi nào có được. Người dân Đất Mũi “bật mí” cho biết, Đất Mũi Cà Mau có nhiều hải vị của miền biển ban tặng. Nơi đây, có nhiều món ngon như ốc len xào dừa, ba khía rang me, cá dứa kho tộ, cá bóp nấu chua cơm mẻ, cá nâu kho trái giác, cá thòi lòi nướng muối ớt… Đặc biệt là cua, tôm Cà Mau nổi tiếng với vị ngọt bùi, thịt thơm và chắc nịch theo từng thớ thịt bởi sinh sống ở vùng đất bãi bồi ven biển, phù sa giàu khoáng chất và thức ăn phong phú. Một phần không thể thú vị hơn khi đến đất Mũi chính là thưởng thức những bữa ăn đậm chất Nam bộ dưới những mái nhà lợp lá dừa nước, chung quanh gió mát rười rượi với rượu trái giác, được mệnh danh là “vang Cà Mau” và nghe đờn ca tài tử, thì thật khó quên. Du khách còn có thể mua về làm quà cho người thân và bạn bè những sản phẩm đặc trưng của vùng Đất Mũi như: tôm khô, khô cá dứa, khô các loại, mắm ba khía, đũa đước, mật ong, những sản phẩm lưu niệm mang biểu tượng Đất Mũi…sau khi kết thúc chuyến du lịch Cà Mau.

Cà Mau

Từ tháng 1 đến tháng 12

1192 lượt xem