Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê

Thuyết minh tự động

Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê

Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của miền đồi núi huyện Đak Đoa, Gia Lai. Nơi đây mang trên mình sự hùng vĩ, hoang sơ của những thửa ruộng mênh mông, bạt ngàn. Vì thế trong hành trình du lịch Gia Lai, bạn đừng bỏ lỡ điểm đến hấp dẫn này nhé. Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê thuộc địa phần xã Trang, huyện Đak Đoa, Gia Lai. Toàn bộ cánh đồng có diện tích khoảng 50 hecta là nơi canh tác lúa nước của người dân làng Kol và làng Ghè. Mỗi năm, người dân sẽ canh tác hai vụ lúa, ngoài ra còn trồng xen kẽ vụ ngô. Theo lời kể của người dân xã Trang thì Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê hình thành từ khoảng 45 năm trước. Sau giải phóng, bộ đội và cán bộ đã về đây hướng dẫn dân làng cách canh tác lúa nước để có đủ nguồn lương thực phục vụ cuộc sống. Thế nhưng vì khu vực này chỉ toàn địa hình đồi núi khó giữ nước, đất dễ xói mòn, bạc màu nên bà con đã đắp bờ làm thành ruộng bậc thang để dễ dàng canh tác. Đến hiện nay, Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê gồm hàng trăm thửa ruộng với các kích thước khác nhau, nằm dọc theo hai triền núi thoai thoải, tạo nên vẻ đẹp nức lòng người, đặc biệt là vào mùa lúa chín. Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê sở hữu vẻ đẹp rất bình dị và mộc mạc. Nơi đây không hùng vỹ như ruộng bậc thang Sapa hay Mù Cang Chải do địa hình thoai thoải, độ cao chỉ khoảng 500m so với mực nước biển. Các thửa ruộng tại đây cũng chia thửa khá nhỏ, nhiều hình thù khác nhau chứ không chạy dài như ở khu vực Tây Bắc. Thời điểm đẹp nhất của Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê là vào mùa lúa chín. Lúc này những thửa ruộng sẽ nhuộm lên một màu vàng trù phú và rực rỡ, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Đặc biệt, người dân Gia Lai canh tác hai vụ mỗi năm theo đặc trưng thời tiết nên khi lúa chín sẽ chín rộ đồng loạt, tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ và trải dài hơn 50 hecta vô cùng đẹp mắt. Người dân tại đây rất nhiệt tình và thân thiện với các đoàn khách ghé đến tham quan, du lịch. Bạn có thể thoải mái leo dọc theo những con đường mòn nhỏ, xem người dân gặt lúa, trò chuyện cùng họ để hiểu hơn về đời sống của đồng bào nơi đây. Tuy nhiên vì địa hình của của Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê chỉ dốc nhẹ nên khi lên hình sẽ không được đẹp mắt. Vì vậy, nếu muốn chụp những hình ảnh ấn tượng thì bạn phải leo lên đỉnh núi hoặc chụp bằng flycam mới thấy được sự rộng lớn và hùng vỹ. Nằm ở cuối Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê sẽ là dòng thác Đôi hoang sơ, tuyệt đẹp. Thác gồm hai dòng chảy song song nhau, men theo vách núi đổ xuống phía dưới. Nguồn nước của thác Đôi được hình thành từ suối Đak Ơi và A Dit. Suối chảy xuyên qua Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê, đến vách núi thì tạo thành hai ngọn thác song song, cách nhau 20m. Nước từ thác đổ xuống vắt vẻo giữa vực sâu khoảng 150m, tạo thành khung cảnh mềm mại như mái tóc thiếu nữ mượt mà rũ xuống. Tuy không hùng vĩ như Thác Kty hay thác Kleng nhưng thác Đôi vẫn mang trên mình vẻ đẹp rất riêng biệt. Tuy nhiên, lượng nước của thác Đôi không quá dồi dào. Vào giai đoạn mùa khô thì suối Đak Ơi và A Dit sẽ cạn dòng khiến Thác Đôi thiếu nước. Hiện nay, chỉ còn ngọn thác bên tay trái từ suối Đak Ơi là vẫn còn chảy đều, còn ngọn thác bên tay phải đã gần như khô cạn, chỉ còn dấu vết dòng chảy vẫn in hằn trên vách núi.

Gia Lai 248 lượt xem Từ tháng 11 đến tháng 04

Ngày cập nhật : 18/12/2024

Điểm du lịch cùng thành phố

Công viên Đồng Xanh

Công viên Đồng Xanh trong mắt khách du lịch được xem như một Tây Nguyên thu nhỏ, một điểm đến tham quan. Công viên Đồng Xanh thuộc thôn 5, xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nơi đây được xem là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và khám phá bản sắc văn hóa vùng Bắc Tây Nguyên, do Công ty Cổ phần văn hóa - du lịch Gia Lai đầu tư xây dựng. Với diện tích khoảng 8 hecta, công viên Đồng Xanh nằm trải dài trên cánh đồng lúa nước An Phú và trong bản làng của người dân tộc Gia Rai, Ba Na... Chính vì vậy mà kiến trúc nhà sàn, nhà dài, nhà rông, nhà mồ, nhạc cụ T’rưng nước và những bức tượng được tạo nên đều mô phỏng, tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt và xản xuất của đồng bào các dân tộc. Chùa Một Cột được xây dựng ở công viên Đồng Xanh theo nguyên mẫu của “Tây Thiên Nhất Trụ” tại Hà Nội cả về tỷ lệ lẫn kiến trúc. Do đó, khi tới đây tham quan, hình ảnh này sẽ giúp người lữ hành gợi nhớ về một trong những công trình kiến trúc tâm linh thiêng và đáng tự hào của người Việt. Điểm xuyết xung quanh là tượng Phật Quan Âm cứu khổ cứu nạn, lầu Thần tài, cổng Tam quan và hai con voi bằng đá tượng trưng cho nghệ thuật săn bắt, thuần dưỡng voi rừng của cư dân bản địa Tây nguyên cùng bốn bên là các loại cây quý được bố trí hài hòa, đẹp mắt. Tại đây, còn có công viên nước với hồ tạo sóng đầu tiên ở Tây nguyên, khu vườn thú mini với nhiều chim muông, thú qúy như Đà điểu, Nai, Beo, Gấu, cá Sấu… cùng hệ thống nhà nghỉ với những bungalow phục vụ khách có nhu cầu nghỉ dưỡng… Bên cạnh những thiết kế mang đậm bản sắc văn hóa khi du lịch Tây Nguyên, điểm dừng chân này cũng được đầu tư xây dựng các công trình văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn, hướng về đất Tổ để tưởng nhớ công ơn các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Cụ thể, du khách sẽ cảm thấy an yên và tự tại khi thành kính bái lạy trước đền thờ Quốc tổ Hùng Vương. Ngôi đền này có quy mô lớn nhất miền Trung và Tây nguyên, được xây dựng với lối kiến trúc truyền thống gồm mái nhà rông cách điệu cao 18m. Trong điện là tượng Quốc tổ Hùng Vương uy nghiêm, được tạc bằng gỗ cao 6m, nặng gần 3 tấn sơn son thiếp vàng. Và phía trước điện là tượng 18 vị Vua Hùng uy nghi, tạo nên một không gian hoành tráng nhưng cũng thật trang nghiêm. Tại công viên Đồng Xanh có sự xuất hiện của thân gỗ hóa thạc đã thu hút không ít sự chú ý từ khách du lịch. Được biết, gỗ hóa thạch này lớn tuổi nhất Việt Nam với niên đại hàng trăm triệu năm với đường kính hơn 1m và dài hàng chục mét. Thân gỗ hóa thạch lớn như chiếc linga đặt bên cạnh mái nhà rông, biểu tượng văn hóa Tây Nguyên. Thân gỗ này được tìm thấy ở miệng núi lửa xã Chư A Thai, huyện Ajun Pa, tỉnh Gia Lai. Theo như được người trước kể lại, những cánh rừng cổ thụ ở Gia Lai qua hàng triệu năm bị chôn vùi dưới dòng nham thạch núi lửa tạo nên loại gỗ hóa thạch tuyệt đẹp. Và các nhà khoa học cũng đã chứng minh, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai vốn tồn tại hàng chục ngọn núi lửa. Cùng với quá trình biến đổi địa chất hàng triệu năm, gỗ hóa thạch được tạo nên từ sự phân hủy của các chất hữu cơ trong thân gỗ diễn ra suốt một thời gian dài đó. Người Tây Nguyên cho rằng, gỗ hóa thạch là một loại hình trang sức rất tuyệt vời, có kết cấu như thạch anh nên rất cứng, có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ. Với những khúc to, gỗ hóa thạch có thể cưa ra làm bàn, ghế vì nó không bị mưa gió hay thời tiết làm mục nát, hư hỏng. Không những thế, gỗ hóa thạch còn mang đến may mắn, bình an, sức khỏe và trường thọ cho người sở hữu. Những biểu tượng đặc trưng cho nền văn hóa bản là hình ảnh những ngôi nhà rông, nhà dài, nhà sàn, nhà mồ, tượng nhà mồ, nhạc cụ T’rưng nước, đài cảnh Tây nguyên. Đặc biệt là tượng Vua Nước (Pờ Tau La) và Vua Lửa (Pờ Tau Pui) - hai biểu tượng quan trọng trong tín ngưỡng tự nhiên của các dân tộc Tây nguyên. Cùng với đó là tượng chàng Djông đi tìm nữ thần Mặt Trời. Tất cả đã tạo nên một sắc thái sinh động nhưng vô cùng chân thực về cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của đồng bào dân tộc. Thêm vào đó, hình ảnh chiếc chiêng đồng lớn nhất Việt Nam với đường kính 2,5m, nặng 700kg chắc chắn sẽ khiến khách du lịch thích thú. Đây là tác phẩm thực hiện bởi các nghệ nhân làng đúc đồng Phước Kiều, như mở ra một không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đi tiếp vào bên trong, quan sát một cách tổng thể, du khách sẽ bắt gặp một hệ thống nhà nghỉ bungalow được xây dựng bên hồ cá, vườn hoa cùng một công viên nước và hồ tạo sóng, hồ sen với những hòn non bộ cùng khu vườn nhiều muôn thú: đà điểu, nai, beo, gấu, cá sấu... Hòa cùng bầu không khí trong lành, thoáng đãng ở công viên Đồng Xanh khi du lịch Tây Nguyên, bạn còn có thể khám phá và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn như: du thuyền, đạp vịt, câu cá... Hoặc du khách cũng có thể cùng gia đình, bạn bè của mình ghé vào khu dịch vụ ẩm thực - nhà hàng đặc sản truyền thống dân tộc để thưởng thức các món ăn nổi tiếng nơi đây như: cơm lam, rượu cần, rượu ghè, thịt rừng nướng...

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

224 lượt xem

Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê

Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của miền đồi núi huyện Đak Đoa, Gia Lai. Nơi đây mang trên mình sự hùng vĩ, hoang sơ của những thửa ruộng mênh mông, bạt ngàn. Vì thế trong hành trình du lịch Gia Lai, bạn đừng bỏ lỡ điểm đến hấp dẫn này nhé. Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê thuộc địa phần xã Trang, huyện Đak Đoa, Gia Lai. Toàn bộ cánh đồng có diện tích khoảng 50 hecta là nơi canh tác lúa nước của người dân làng Kol và làng Ghè. Mỗi năm, người dân sẽ canh tác hai vụ lúa, ngoài ra còn trồng xen kẽ vụ ngô. Theo lời kể của người dân xã Trang thì Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê hình thành từ khoảng 45 năm trước. Sau giải phóng, bộ đội và cán bộ đã về đây hướng dẫn dân làng cách canh tác lúa nước để có đủ nguồn lương thực phục vụ cuộc sống. Thế nhưng vì khu vực này chỉ toàn địa hình đồi núi khó giữ nước, đất dễ xói mòn, bạc màu nên bà con đã đắp bờ làm thành ruộng bậc thang để dễ dàng canh tác. Đến hiện nay, Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê gồm hàng trăm thửa ruộng với các kích thước khác nhau, nằm dọc theo hai triền núi thoai thoải, tạo nên vẻ đẹp nức lòng người, đặc biệt là vào mùa lúa chín. Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê sở hữu vẻ đẹp rất bình dị và mộc mạc. Nơi đây không hùng vỹ như ruộng bậc thang Sapa hay Mù Cang Chải do địa hình thoai thoải, độ cao chỉ khoảng 500m so với mực nước biển. Các thửa ruộng tại đây cũng chia thửa khá nhỏ, nhiều hình thù khác nhau chứ không chạy dài như ở khu vực Tây Bắc. Thời điểm đẹp nhất của Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê là vào mùa lúa chín. Lúc này những thửa ruộng sẽ nhuộm lên một màu vàng trù phú và rực rỡ, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Đặc biệt, người dân Gia Lai canh tác hai vụ mỗi năm theo đặc trưng thời tiết nên khi lúa chín sẽ chín rộ đồng loạt, tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ và trải dài hơn 50 hecta vô cùng đẹp mắt. Người dân tại đây rất nhiệt tình và thân thiện với các đoàn khách ghé đến tham quan, du lịch. Bạn có thể thoải mái leo dọc theo những con đường mòn nhỏ, xem người dân gặt lúa, trò chuyện cùng họ để hiểu hơn về đời sống của đồng bào nơi đây. Tuy nhiên vì địa hình của của Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê chỉ dốc nhẹ nên khi lên hình sẽ không được đẹp mắt. Vì vậy, nếu muốn chụp những hình ảnh ấn tượng thì bạn phải leo lên đỉnh núi hoặc chụp bằng flycam mới thấy được sự rộng lớn và hùng vỹ. Nằm ở cuối Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê sẽ là dòng thác Đôi hoang sơ, tuyệt đẹp. Thác gồm hai dòng chảy song song nhau, men theo vách núi đổ xuống phía dưới. Nguồn nước của thác Đôi được hình thành từ suối Đak Ơi và A Dit. Suối chảy xuyên qua Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê, đến vách núi thì tạo thành hai ngọn thác song song, cách nhau 20m. Nước từ thác đổ xuống vắt vẻo giữa vực sâu khoảng 150m, tạo thành khung cảnh mềm mại như mái tóc thiếu nữ mượt mà rũ xuống. Tuy không hùng vĩ như Thác Kty hay thác Kleng nhưng thác Đôi vẫn mang trên mình vẻ đẹp rất riêng biệt. Tuy nhiên, lượng nước của thác Đôi không quá dồi dào. Vào giai đoạn mùa khô thì suối Đak Ơi và A Dit sẽ cạn dòng khiến Thác Đôi thiếu nước. Hiện nay, chỉ còn ngọn thác bên tay trái từ suối Đak Ơi là vẫn còn chảy đều, còn ngọn thác bên tay phải đã gần như khô cạn, chỉ còn dấu vết dòng chảy vẫn in hằn trên vách núi.

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

249 lượt xem

Suối đá cổ làng Vân

Gia Lai vốn đã rất nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hoang sơ và tự nhiên bậc nhất của nước ta. Bên cạnh những điểm tham quan nổi tiếng như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thì Suối đá cổ làng Vân là một ví dụ điển hình cho những vẻ đẹp mới được phát hiện tại vùng đất này.Suối đá làng Vân là một ghềnh đá hàng triệu năm tuổi cùng dòng nước chảy róc rách tách những trụ đá thành hai bờ, thuộc thị trấn Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai và cách thành phố Pleiku khoảng 45km. Khác với Thác Bàu Cạn, những trụ đá ở suối đá này hình lục lăng xếp chồng lên nhau. Chúng trải dài suốt khoảng 1km hai bên dòng suối chảy rì rào, tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo có một không hai.Suối đá cổ làng Vân cảnh sắc đơn sơ, mộc mạc, bao quanh là rừng núi mênh mông, bên cạnh lối mòn là con suối chảy róc rách. Còn gì tuyệt vời hơn khi được thư giãn tại đây với những người thân thiết, hoặc đơn giản là tìm một chút yên bình giữa những bộn bề cuộc sống. Mùi của cây cỏ, cảm giác trong lành của dòng suối bảo đảm sẽ đưa bạn rời xa nơi thành phố ồn ào, náo nhiệt để về với thiên nhiên yên ả. Những trụ đá hình lục lăng cứ xếp chồng và san sát nhau tạo thành một hình tổ ong độc đáo không thể rời mắt. Ở giữa hai bờ lại có dòng suối róc rách chảy len qua khe đá mang một cảm giác bình yên và thư giãn. Mọi giác quan của bạn như đang được vẻ đẹp độc nhất của Suối đá cổ làng Vân dỗ dành, được thư giãn trong vòng tay của thiên nhiên. Bên cạnh những địa điểm tham quan đậm chất Tây Nguyên như Làng văn hóa du lịch Plei Ốp thì Suối đá cổ làng Vân với vẻ đẹp độc đáo, mới lạ sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những shoot hình của bạn. Những gam màu tươi sáng, cảnh vật tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc nhưng lại cực kỳ hút mắt sẽ là những yếu tố giúp những bức ảnh của bạn trở nên khác biệt. Còn gì bằng có thể lưu lại những kỉ niệm với gia đình, bạn bè, người thương của mình ở những địa điểm thú vị đúng không nào? Suối đá cổ làng Vân không chỉ là nguồn cung cấp nước cho người dân ở làng Vân mà còn là nơi tắm mát, vui chơi của trẻ em nơi đây mỗi mùa lễ hội. Suối đá cổ đã gắn liền với đời sống con người nơi đây từ thế hệ này qua thế hệ khác. Có người còn cho rằng tiếng suối chảy qua các ghềnh đá là tiếng của Yàng, tức thần linh. Vì chỉ có thần linh mới tạo ra được những trụ đá lạ mắt như thế. Càng ngày, Suối đá cổ làng Vân được mọi người biết đến nhiều hơn, người dân nơi đây lại càng yêu và tự hào vì cảnh đẹp quê hương mình hơn.

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

365 lượt xem

Ghềnh đá cổ Mang Yang

Ghềnh đá cổ Mang Yang còn được biết đến với tên gọi khác là bãi đá cổ ở làng Đôn Hyang. Ghềnh đá này nằm ở hạ lưu của Nhà máy Thủy điện H’Chan, thuộc địa phận làng Đôn Hyang, xã Đê Ar, huyện Mang Yang, Gia Lai. Ghềnh đá được phát hiện trong quá trình khai thác và xây dựng nhà máy thủy điện. Chỉ trong một thời gian ngắn, những hình ảnh chụp tại đây đã cực hot trong các group review Gia Lai. Rất nhiều bạn trẻ đổ về đây để được tận mắt chiêm ngưỡng loại địa hình độc đáo này cũng như check-in với background siêu ấn tượng. Tại Gia Lai hiện nay có ba bãi đá cổ nổi tiếng là Ghềnh đá cổ Mang Yang, Suối đá cổ làng Vân và thiên đường đá lục lăng tại làng Kông Yang. Cả ba bãi đá này đều có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu địa chất, giúp các nhà khoa học có thể tìm hiểu thêm nhiều điều mới mẻ về quá trình hình thành khu vực Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Cùng với đó, dựa theo tài liệu chuyên môn và đánh giá của các nhà địa chất học thì Ghềnh đá cổ Mang Yang có hình thức cấu tại và niên đại tương đồng với Gành Đá Đĩa của tỉnh Phú Yên. Ghềnh đá cổ tại Mang Yang được cấu tạo từ những khối và thanh đá lục lăng tương đối đều đặn, hình dáng khá giống nhau, sắp xếp xen kẽ theo hướng vuông góc. Cấu trúc tại đây dễ khiến chúng ta liên tưởng đến một tổ ong khổng lồ, có nhiều chỗ gồ ghề độc đáo. Đá thì có màu lem luốc như vừa trải qua một vụ cháy lớn, màu sắc không đồng đều, chỗ đậm chỗ nhạt rất đặc biệt. Nếu đoạn suối đá tại làng Vân từng có khoảng thời gian dài nằm ẩn mình dưới những tán lá cổ thụ thì Ghềnh đá cổ Mang Yang lại chịu tác động từ dòng chảy của sông Ayun. Con sông này chảy rất xiết, đặc biệt là vào mùa mưa, lượng nước cùng sức nước có khả năng bào mòn rất lớn. Hàng trăm thanh đá trải qua nhiều thế kỷ liên tục bị dòng chảy mài mòn, cộng thêm những biến đổi địa chất và quá trình phong hóa đã tạo nên cảnh quan đặc sắc như ngày hôm nay. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học thì bãi đá cổ này có nguồn gốc từ magma núi lửa phun trào. Vốn dĩ, đá magma có độ cứng khủng khiếp nên sức mạnh dòng chảy đã mài láng bề mặt bên ngoài, khiến các khối đá trông như liền đặc vào nhau tạo thành từng mảng lớn với cấu trúc lục giác y như tổ ong. Ở nhiều vị trí, các khối đá cổ còn tạo thành những vùng lõm lớn, thậm chí bị nước xuyên thủng hình thành lỗ hổng có đường kính rộng đến cả mét. Từ đó mà địa hình có thêm nhiều hốc, hang đá đủ loại với các hình dáng và kích thước khác nhau. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể biết bên dưới đập nước hoặc lòng đất liệu còn có bao nhiêu khối đá cổ. Tuy nhiên, theo đánh giá và suy luận của các nhà địa chất học thì phần Ghềnh đá cổ Mang Yang lộ thiên hiện tại có lẽ chỉ là một phần của bãi đá. Qua thời gian, những biến đổi địa hình có thể giúp chúng ta khám phá thêm nhiều điều thú vị hơn nữa vẫn còn đang bị vùi lấp dưới lòng đất.

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

191 lượt xem

Thác Ba Tầng

Thác Kon Bông (Thác Ba Tầng) nằm trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là điểm đến tuyệt vời mà bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Gia Lai. Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng giữa không gian núi rừng bao la, con thác này trở thành nơi dừng chân lý tưởng của nhiều bạn trẻ. Thác Kon Bông (Thác Ba Tầng) tọa lạc tại địa phận xã Đắk Rong, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai và thuộc khu vực quản lý của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nổi tiếng. Sở dĩ được gọi là Thác Kon Bông vì ngày xưa có một người con gái xinh đẹp, da trắng như bông và vô cùng dịu dàng. Hằng ngày, người con gái ấy đều đến đây để gội đầu, chải tóc nên người dân trong vùng đã đặt tên cho thác nước là Kon Bông. Bên cạnh đó, nơi này còn được đồng bào dân tộc Ba Na gọi là Thác Ba Tầng vì dòng nước thác chảy xuôi xuống theo ba bậc đá trông giống như dải lụa trắng mềm mại. Không dựng đứng như Thác K50, Thác Kon Bông (Thác Ba Tầng) nằm lọt thỏm trong một lòng chảo khổng lồ, bao bọc xung quanh là những vách đá cheo leo và nhiều cây cổ thụ lâu năm. Cảnh quan thiên nhiên nơi núi rừng Kon Ka Kinh đã góp phần tạo nên dáng vẻ kỳ ảo, bí ẩn của dòng thác này. Con thác đứng sừng sững và hiên ngang giữa rừng già khiến bất cứ ai cũng liên tưởng đến một bức tranh sơn thuỷ thơ mộng và vô cùng tráng lệ. Từng tầng thác nước xếp chồng lên nhau trông như những dải lụa thướt tha, càng nhìn càng thấy say đắm lòng người. Trong tiềm thức của người dân địa phương, Thác Kon Bông (Thác Ba Tầng) không chỉ là địa điểm để ngâm mình thư giãn sau khi làm việc trên nương rẫy mà nơi đây còn chứa đựng biết bao điều linh thiêng của tạo hoá. Muốn tham quan Thác Kon Bông (Thác Ba Tầng), bạn sẽ phải trekking băng qua đoạn đường mòn xuyên rừng dài khoảng 4,5km. Khác với trekking Thác K50, cung đường này không có nhiều dốc đứng nên khá dễ đi. Trong suốt quãng đường, bạn sẽ được ngắm nhìn những cây cổ thụ kỳ vĩ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Đến đầu làng Kon Bông, bạn sẽ ngay lập tức nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm hòa cùng tiếng chim hót líu lo như một bản nhạc giao hưởng mùa xuân. Khi đến được khu vực có những vách núi sừng sững dựng đứng, bạn có thể dừng chân, tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn và ăn nhẹ bên dòng suối trong vắt. Sau khi lấy lại sức, bạn tiếp tục với cuộc hành trình vượt qua vô số tảng đá lớn nhỏ để đến với Thác Kon Bông (Thác Ba Tầng). Trên đường đi tới thác, bạn sẽ có cơ hội khám phá Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh - Một trong năm Vườn Quốc gia tại Việt Nam được công nhận là Di sản ASEAN. Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn có đa dạng các loài động, thực vật quý hiếm sinh trưởng trong hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim đặc trưng. Càng đến gần thác, địa hình rừng càng thêm hiểm trở, khó đi. Tuy nhiên, bạn sẽ có thể thấy được hệ thống thuỷ văn vô cùng phong phú với mạng lưới sông suối và thác ghềnh dày đặc. Qua khỏi chặng đường mòn, bạn sẽ nhìn thấy Thác Kon Bông (Thác Ba Tầng) hiện ra trước mắt với vẻ đẹp kỳ vĩ và vô cùng thơ mộng. Chiều cao của thác lên đến 40m và chiều rộng khoảng chừng 25m. Con thác đổ từ trên cao, tung bọt nước trắng xóa bên những phiến đá rồi nhẹ nhàng xuôi theo từng bậc thang. Dòng nước từ tầng cao chảy xuống các tầng thấp hơn và xô vào ghềnh đá trông như những dải lụa trắng bồng bềnh, mềm mại giữa rừng già. Không chỉ được thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, bạn cũng có thể ngâm mình, tắm suối và tổ chức các buổi dã ngoại, cắm trại trên những bãi đá ngay bên dưới chân thác. Nếu kiên nhẫn đi men theo những tán cây rừng và leo lên đỉnh thác, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của chốn đại ngàn. Từ đây phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể thấy được bản làng nhỏ bé với những mái nhà tranh, nhà sàn nằm nép mình trong cánh đồng mênh mông. Đó là nơi ở của đồng bào dân tộc Ba Na, những người đã sinh sống giữa núi rừng huyện K’Bang từ bao đời nay. Thác Kon Bông (Thác Ba Tầng) vẫn luôn sừng sững, hiên ngang giữa bạt ngàn rừng xanh trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, chờ đợi dấu chân người đến khám phá. Nếu có dịp về với huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai, bạn đừng quên ghé thăm dòng thác huyền thoại này để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ của tạo hoá và tận hưởng bầu không khí trong lành nơi núi rừng Tây Nguyên nhé!

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

464 lượt xem

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ đầy nắng gió luôn gắn liền với những địa danh thiên nhiên hoang sơ, ngoạn mục. Nơi có những cánh rừng già xanh mướt, thảo nguyên thơ mộng, những ngọn thác trắng xoá và những hồ nước bạt ngàn,..Vườn quốc gia Kon Ka Kinh chính là một trong những địa điểm sinh thái du khách đến để tận hưởng mảng xanh kỳ vĩ của thiên nhiên. Đến với Kon Ka Kinh du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tuyệt tác của thiên nhiên. Với hệ thống sông, suối, thác, ghềnh được tạo hoá ban tặng như thác 95, thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng,... mang vẻ đẹp vừa hoang dại, vừa thơ mộng. Đây không chỉ là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng phù hợp cho những chuyến nghỉ dưỡng tận hưởng không gian xanh bình yên. Mà còn là cơ hội để những tín đồ mê phiêu lưu khám phá hệ sinh thái đa dạng và những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Ba Na nơi đây.Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh toạ lạc tại phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, nằm cách thành phố Pleiku 50km. Với diện tích rộng lớn phân bố trải dài trên phạm vi các xã Đắk Roong, Kroong, Kron Pne của huyện K’Bang; Hà Đông huyện Đak Đoa; và xã Ayun, huyện Mang Yang. Có độ cao hơn 1.748m so với mặt nước biển, vườn quốc gia Kon Ka Kinh được xem là nóc nhà của tỉnh Gia Lai. Đây là khu rừng đặc dụng Việt Nam nơi bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài thực vật hạt trần. Nhiều du khách tìm đến Kon Ka Kinh để hòa mình vào thiên nhiên xanh tươi, tận hưởng một kỳ nghỉ dưỡng bình yên giữa lòng núi rừng. Chỉ với một khoản phí nhỏ bạn có thể thỏa thích vui chơi, check in trong khu du lịch sinh thái này.Gia Lai thuộc vùng Tây Nguyên khí hậu khá ôn hòa, mát mẻ. Đặc biệt, tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh nơi sở hữu thảm thực vật khổng lồ, các thác nước lớn làm không khí nơi đây lúc nào cũng mát mẻ. Leo đến đỉnh Kon Ka Kinh bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn và không gian mát lành, thật sự sảng khoái. Với khí hậu mát mẻ quanh năm và không khí trong lành, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là nơi lý tưởng cho nghỉ ngơi, an dưỡng. Khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn khám phá khu du lịch này là vào mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 10). Đây là lúc thời tiết khô ráo, ít mưa thuận lợi cho việc di chuyển, leo núi và khám phá hồ nước, ghềnh thác. Bạn cũng có thể đến đây vào những ngày tháng 1 đến tháng 4, lúc này thời tiết sẽ hơi ẩm ướt, tuy nhiên lượng nước tại các sông suối sẽ dồi dào, khu rừng sẽ trở nên đầy sức sống hơn.Trong khu vực Vườn quốc gia bạn có thể bắt gặp rất nhiều ngọn thác hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng, có thể kể tên như như Thác 95, Thác Kon Bông, thác Đak Kơ Bưng…Trong số đó, thác 95 được đánh giá là hùng vĩ và nổi bật nhất trong khu rừng bởi độ cao ẩn tượng tầm 40m. Đứng trước dòng thác, bạn có thể ngắm dòng nước ào ạt đổ tràn đầy sự mãnh liệt, ồn ã. Và bắt đầu liên kết vào dòng suối dần xuôi theo những khúc cua dịu dàng, uốn mình dưới những tán lá cây xanh thẳm trong khu rừng già. Một bức tranh thiên nhiên hiện ra tuyệt đẹp và đầy chất thơ, chắc chắn sẽ khiến cho những tâm hồn yêu thích sự nguyên sơ và hoang dã không thể nào quên trải nghiệm tuyệt vời này. Một hoạt động mà bất cứ du khách nào cũng muốn thực hiện khi đến vườn quốc gia Kon Ka Kinh là chinh phục đỉnh núi cùng tên. Ngọn núi cao nhất Kon Hà Nừng nằm trên đỉnh Kon Ka Kinh luôn là khát khao của những tín đồ mê khám phá thiên nhiên. Đỉnh núi nằm ở độ cao 1.748m so với mực nước biển, được mệnh danh là “nóc nhà Gia Lai”. Dãy núi này có nhiều cung leo núi trên nhiều dạng địa hình để chinh phục được đỉnh núi là cả một quá trình đòi hỏi sự bền bỉ và sức khỏe ổn định. Sau một khoảng thời gian, được đặt chân đến đỉnh Kon Ka Kinh du khách sẽ tận hưởng được cảm giác khó tả. Tại một vị trí đặc biệt, ngắm nhìn cảnh quan đầy ấn tượng của màu xanh tươi tốt, tận hưởng bầu không khí cực trong lành và thoáng đãng. Ngoài khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của vườn quốc gia, đến đây du khách còn ấn tượng hơn hết với văn hoá truyền thống của bản làng Tây Nguyên. Hãy một lần được trải nghiệm cuộc sống mộc mạc, dân dã của người bản địa. Cùng đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của núi rừng và tìm hiểu về những nét văn hoá đặc trưng của anh em dân tộc miền núi. Đến với vườn quốc gia tại Gia Lai du khách thích thú với việc khám phá phong tục tập quán và những món ăn đậm đà bản sắc núi rừng vốn được lưu giữ từ muôn ngàn đời ở nơi rừng thiêng bao la này. Nếu bạn đến vào đúng những dịp diễn ra Lễ hội Mừng lúa mới Kon Tum hay Lễ hội Puh Hơ Drih... bạn còn có thể thỏa thích tham gia và hòa vào không khí đặc sắc của các lễ hội.

Gia Lai

Từ tháng 01 đến tháng 06

689 lượt xem

Quảng trường Đại Đoàn Kết

Nhắc đến Gia Lai nói riêng hay Tây nguyên nói chung, ấn tượng đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta là những cánh rừng cao su bạt ngàn hay các nương rẫy thẳng cánh cò bay. Nhưng ít ai biết rằng có một địa điểm nữa cũng góp phần làm nên tên tuổi của tỉnh Gia Lai đó là quảng trường Đại Đoàn Kết nằm tại trung tâm thành phố Pleiku. Quảng trường Đại Đoàn Kết được xem như là nơi giao thoa giữa các yếu tố chính trị, lịch sử, kiến trúc, văn hoá của Tây Nguyên. Thể hiện rõ tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nếu có dịp du lịch Gia Lai, bạn đừng quên ghé nơi đây nhé.Quảng trường Đại Đoàn Kết hay còn được người dân Pleiku gọi là quảng trường lớn với diện tích hơn 12ha. Nơi đây toạ lạc tại trung tâm thành phố và là điểm đến mà người dân thường ra đi bộ, tập thể dục vào các buổi trong ngày. Điểm nhấn đáng chú ý của quảng trường là bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại được đặt chính giữa. Tượng cao gần 11 mét, đặt trên một bệ bê tông cốt thép ốp đá xanh ra bên ngoài cao 4.5 mét. Tượng có trọng lượng khoảng 16 tấn và được đúc bằng đồng nguyên khối. Điểm đặc biệt của tượng đồng này là nó có một khung xương như người thật được làm bằng thép không gỉ. Đây là bức tượng tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất thế giới được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn Bá Đua tại xưởng thép của sân bay Gia Lâm trong hơn 2 năm ròng. Đằng sau bức tượng là một bia đá có khắc lên bức thư mà Bác gửi tới đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam được long trọng tổ chức tại chính phố núi Pleiku này vào năm 1946. Mùa khô Tây Nguyên thường rơi vào khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau nên bạn có thể ghé tham quan Quảng trường Đại Đoàn Kết vào thời gian này. Bên cạnh quảng trường, bạn còn có thể đến khám phá thác H’Mun hoặc thác Yon Tok để trải nghiệm sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên. Bên cạnh đó, nếu bạn là người yêu mến cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, Gia Lai lúc nào cũng có thể chiêu đãi bạn cảnh đẹp có một không hai đó là đồi cỏ hồng Gia Lai hoặc đồi cỏ hồng ở Chư Sê. Nếu có dịp đến đây, bạn nhất định không nên bỏ qua.Buổi lễ khánh thành bức tượng kiệt tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được diễn ra tại quảng trường Đại Đoàn Kết vào ngày 09 tháng 12 năm 2012 với không khí tôn nghiêm, ấm cúng, tự hào của tất cả người dân Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung. Hình ảnh bức tượng người cha già kính yêu của dân tộc này gợi nhớ lên tình cảm của Người với nhân dân Việt Nam, nhắc nhở rằng Người vẫn luôn ở đó, dõi theo và đồng hành cùng con dân đất Việt. Phía sau lưng Bác là phù điêu bằng đá được cách điệu dựa trên núi rừng Tây Nguyên trập trùng, hùng vĩ càng làm tôn lên vẻ đẹp, sự trang nghiêm. Bức tượng cực kỳ có ý nghĩa với nhân dân Tây Nguyên nói riêng và người dân cả nước nói chung vì đó là một biểu tượng của của một con người với lối sống đẹp đẽ và cao thượng, rất xứng đáng được noi theo và học tập. Bên cạnh tượng Bác, quảng trường còn sở hữu một tác phẩm cũng đặc sắc không kém đó là bức phù điêu được xếp lại bằng 54 trụ đá bazan, thể hiện cho 54 dân tộc anh em đất Việt. Xung quanh quảng trường còn có quần thể công trình như Bảo tàng Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, Bảo tàng cổ vật Gia Lai, tượng anh hùng núp... càng làm cho quảng trường Đại Đoàn Kết trở thành một địa danh kết tinh của văn hoá, lịch sử không chỉ của Tây nguyên mà còn cả nước Việt.

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

757 lượt xem

Núi Đá Pleiku

Nằm sát phố thị cao nguyên sầm uất, núi đá núi đá Pleiku đang trở thành điểm check-in cực HOT với tín đồ xê dịch khi đến với thành phố cao nguyên này. Đến thăm núi đá để tận hưởng không khí mát lành đặc trưng và khung cảnh hoang sơ, vắng lặng đẹp mê hồn chính là trải nghiệm mà bạn chớ nên bỏ lỡ. Xứ đất đỏ Bazan Gia Lai luôn khiến người ta phải lưu luyến bởi vẻ đẹp trong trẻo vô ngần với những cánh rừng đại ngàn xanh thẳm, những con đường đất đỏ, những ngọn thác kỳ vĩ hay những buôn làng bình dị. Gia Lai giờ đây đã trở thành một điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch của nhiều tín đồ xê dịch với hàng loạt điểm check-in mới và núi đá Pleiku chính là một trong các điểm đến mới đang được check-in rần rần thời gian qua. Ngọn núi hoang sơ này được ví như một “đồi vọng cảnh” tuyệt đẹp, nơi bạn có thể ngắm trọn thành phố Pleiku và tận hưởng một khoảng trời mê hoặc rất riêng. Núi đá Pleiku nằm ở phía Tây của thành phố Pleiku, cách trung tâm chỉ khoảng 3km thuộc địa phần Ia Đêr, huyện Ia Grai. Nơi này trước đây từng là một cứ điểm quân sự quan trọng nên còn gọi là đồi pháo binh 37. Tên gọi núi đá khởi nguồn từ nguồn gốc nơi đây từng là một mỏ khai thác đá và hồ nước rộng lớn trên đỉnh núi còn lại cho đến ngày nay chính là một dấu tích còn sót lại của mỏ đá ngày xưa.Đến nay, người dân địa phương vẫn quen gọi nơi này là núi đá Pleiku và dân xê dịch cũng gọi tên theo. Nhắc về núi đá Pleiku, các bậc cao niên vẫn thường kể những câu chuyện huyền bí, cũng bởi vậy mà nơi này lại càng có thêm sức hấp dẫn với những toins đồ xê dịch tò mò. Từ trung tâm thành phố nếu muốn lên núi đá Pleiku bạn chỉ cần đi theo con đường Nguyễn Văn Cừ, rẽ phải sẽ thấy một con đường dẫn lên núi. Đường di chuyển khá hiểm trở vì có đá lởm chởm, tuy nhiên, đoạn đường này không quá dài, chỉ khoảng 200m nên sẽ không khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.Nếu như trước đây, địa danh núi đá với người dân địa phương đơn thuần chỉ là một miền đất hoang vắng để chăn thả gia súc thì thời gian gần đây, núi đá Pleiku đã trở thành điểm dừng chân cho những tín đồ xê dịch đam mê khám phá. Núi đá có địa thế hoàn hảo để bạn quan sát bốn bề, từ ngọn núi này bạn có thể ngắm nhìn trung tâm thành phố với khoảng cách rất gần, rừng thông thơ mộng trải dài về phía Bắc xã Ia Dêr xanh mướt mát mắt và ấn tượng nhất chính là view ngắm hồ nước từ trên cao. Hồ nước này nằm lọt thỏm giữa những ngọn đồi xung quanh với làn nước trong vắt soi bóng núi. Không chỉ đơn thuần là một “đồi vọng cảnh” mà núi đá Pleiku cũng có vẻ đẹp rất riêng, hoang sơ nhưng cũng rất bình dị.Nếu đến núi đá vào khoảng tháng 10, 11 hằng năm bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những thảm hoa dã quỳ đẹp hoang dại. Khoảng thời gian cuối năm, người Pleiku thường gọi núi đá là đồi uyên ương vì các cặp đôi thường rủ nhau lên đây ngắm cảnh, tâm sự cũng như chụp ảnh, tận hưởng cái lạnh sảng khoái những ngày gió mùa về. Nếu như ban ngày, ngắm cảnh từ núi đá Pleiku bạn sẽ thấy những mảng màu đa dạng thì khi đêm về, từ ngọn núi đá này, bạn sẽ được ngắm nhìn một vùng cảnh sắc thật khác. View thành phố Pleiku nhìn từ núi đá trong màn đêm rất đẹp, những ánh đèn lung linh, huyền hảo. Lúc này, Pleiku không có dáng vẻ huyên náo, tấp nập của một trong những thành phố lớn nhất Tây Nguyên nữa mà không gian thành phố nhìn từ núi đá trở nên thật huyền ảo giữa màn đêm. Lên núi đá Pleiku, trải nghiệm đầu tiên bạn sẽ tận hưởng ngay mà chẳng cần ai mách bảo đó chính là phóng tầm mắt thật xa để chiêm ngưỡng vùng cảnh đẹp bốn bề, hít thở không khí trong lành, man mát đặc trưng của phố núi. Trên núi đá có một hồ nước ngọt lớn, nước trong vắt, đây chính là địa điểm lý tưởng để câu cá và tận hưởng những phút giây thư giãn, an tĩnh nên nếu như có sở thích câu cá thì bạn chớ nên bỏ lỡ trải nghiệm này khi check-in núi đá Pleiku. Cảnh sắc trên núi rất đẹp nên nơi đây cũng là thiên đường sống ảo lý tưởng dành cho bạn, trên núi đá có rất nhiều địa điểm check-in đẹp, nhất là những góc có view hướng về thành phố. Địa hình núi đá ở Pleiku không quá dốc mà thoai thoải, có nhiều chỗ bằng phẳng nên nơi đây rất thích hợp cho các hoạt động dã ngoại, camping. Bạn có thể tự chuẩn bị lều trại, bếp nướng hoặc thuê trong thành phố rồi mang lên núi. Cuộc vui bên đống lửa trại trên núi đá, ăn uống trò chuyện cùng bạn bè và ngắm thành phố về đêm chắc chắn sẽ là khoảnh khắc đầy ý nghĩa với bất kỳ ai. Núi đá Pleiku không phải là nơi phô bày trọn vẹn vẻ đẹp của xứ đại ngàn Gia Lai nhưng lại là một điểm đến tuyệt vời để bạn ngắm nhìn một Pleiku thật khác, bình yên, không vội vã và có chút gì đó rất thơ.Hãy đến với núi đá để đắm chìm trong khung trời ảo diệu của phố núi mờ sương bạn nhé.

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

790 lượt xem

Đập Tân Sơn

Gia Lai không chỉ đầy nắng và gió mà còn sở hữu những thắng cảnh tuyệt đẹp. Nằm ngay gần phố núi Pleiku nhộn nhịp có một không gian xanh mướt được rất nhiều tín đồ du lịch yêu thích đó chính là đập Tân Sơn. Nơi đây là không gian xanh đúng nghĩa với dải nước xanh ngọc trải dài hai bên là những cánh rừng thông mướt mắt. Đắm chìm trong không gian tuyệt đẹp ở đập nước Tân Sơn chính là một trải nghiệm thú vị giúp hành trình vi vu phố núi Gia Lai của bạn thêm thi vị. Đập nước Tân Sơn hay còn được gọi là hồ thủy lợi Tân Sơn nằm ở xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, cách trung tâm thành phố Pleiku 25 km về phía Bắc. Đập này nằm ngay trên cung đường đến với núi lửa Chư Đăng Ya nên cũng là điểm đến cực hot thu hút tín đồ du lịch.Đập được xây dựng vào năm 2007, đến năm 2010 thì chính thức đưa vào sử dụng, nơi này được ví như “bầu sữa mẹ” cung cấp nước cho cả một vùng rộng lớn. Trong các hoạt động nông nghiệp của người dân nơi đây thì đập Tân Sơn luôn đóng vai trò điều tiết và tạo sự hài hòa cho cảnh quan tự nhiên trong vùng. Hồ thủy lợi tại con đập này sẽ dự trữ một lượng nước rất lớn vào mùa mưa để phục vụ hoạt động canh tác nông nghiệp khi Gia Lai bước vào mùa khô. Do không nằm gần khu dân cư nên ở đập nước Tân Sơn là những mảng xanh bao trùm vô cùng mát mắt. Nằm tựa lưng vào ngọn Tiên Sơn hùng vĩ nên đập nước này sẽ hứng trọn những nguồn nước quý giá từ hàng trăm con rạch, sông suối từ trên núi chảy về. Người ta thường ví Tân Sơn như một chiếc túi khổng lồ chứa đầy “nguồn nước trời”. Mặt hồ rộng khoảng 18k, trải dài mênh mông khiến cho bao lữ khách như bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tưởng như giản đơn nhưng cực kỳ hấp dẫn. Vào mùa mưa, nguồn nước dồi dào, con đập mang vẻ đẹp trù phú, xanh tươi đầy trong trẻo và bình yên. Vào mùa khô, lòng hồ khô cạn, trơ lên những dải đất đỏ và những tảng đá lớn với màu rêu xanh đẹp mắt. Những nhánh thông được ngâm kỹ dưới lòng hồ trong mùa mưa, khi nước rút sẽ lộ ra những nhánh xám bạc trơ trọi mang đến cho khung cảnh hồ vẻ ma mị đầy cuốn hút. Đứng ở phía đập chính và hướng tầm mắt ra xa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của cỏ cây, hoa lá hòa quyện với mênh mông sóng nước dập dìu. Hai bên bờ đập là rừng thông xanh mướt soi bóng xuống lòng hồ, màu nước xanh tựa ngọc bích, lấp lánh vỗ đôi bờ. Ở phía bên kia đập nước Tân Sơn là những vùng nước nhỏ nơi thung lũng là những đám cỏ đuôi chồn, những vạt hoa xuyến chi hay đóa ngũ sắc len lỏi đua nhau khoe sắc, tạo một vùng cảnh quan đầy thơ mộng. Khung cảnh ở đập thủy lợi Tân Sơn càng trở nên đẹp mắt hơn, với những cánh đồng lúa trải dài, những rừng thông thơ mộng. Vào mùa lúa chín, nơi này biến thành thiên đường sống ảo kỳ diệu cho du khách với những mảng màu tuyệt đẹp.Khi đến đập thủy lợi Tân Sơn ngoài ngắm cảnh bạn có thể tranh thủ check-in với những góc cực đẹp từ cây cầu ra giữa hồ, bờ kè của đập, rừng thông, đồi hoa gần hồ…Ở mỗi góc bạn sẽ được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp riêng với những mảng màu thiên nhiên đầy lôi cuốn. Du lịch Gia Lai và đến với Tân Sơn, du khách sẽ được tận hưởng một khung cảnh yên ả và thơ mộng cùng với đó là cảm giác thoải mái khi được hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ríu rít bên hồ. Mặc dù không quy mô như những con đập thủy lợi lớn nhưng Tân Sơn mang trong mình vẻ đẹp riêng vừa hấp dẫn vừa quyến rũ đến mê hoặc. Dừng chân ở đập Tân Sơn vào một ngày đầy nắng, chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên giao hòa, kỳ thú của nơi này, bạn sẽ thấy tâm hồn mình như được hồi sinh để có những phút giây bình yên đúng nghĩa.

Gia Lai

Từ tháng 04 đến tháng 06; Từ tháng 11 đến tháng 12

682 lượt xem

Thác Hang Én

Thác Hang Én - Một trong những kỳ quan thiên nhiên độc đáo của du lịch Gia Lai, không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch mạo hiểm mà còn là minh chứng cho vẻ đẹp hoang sơ và bí ẩn của vùng núi Tây Nguyên. Nằm ẩn mình giữa các cánh rừng nguyên sinh, thác Hang Én mang trong mình một vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiều du khách. Thác Hang Én tọa lạc tại xã H’Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 50km về phía Đông Nam. Để đến được thác, du khách thường phải vượt qua những con đường gập ghềnh, uốn lượn qua các cánh rừng xanh bạt ngàn, tạo cảm giác như đang bước vào một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Điểm đặc biệt của thác là vị trí của nó nằm trong lòng một hang động lớn, với nước từ trên cao đổ xuống tạo thành một màn nước bọt trắng xóa và tạo ra âm thanh rì rào đặc trưng của thác nước. Tên gọi "Hang Én" không phải là một cái tên ngẫu nhiên. Theo truyền thuyết địa phương, hang động nơi thác nước chảy qua từng là nơi trú ẩn của hàng nghìn con én trong mùa di cư. Những chú én này, với tiếng hót đặc trưng và hình dáng nhỏ bé, đã tạo nên một phần không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên của khu vực. Chính vì vậy, người dân địa phương đã gọi tên thác theo loài chim này. Khi đặt chân đến thác Hang Én, điều đầu tiên khiến bạn phải trầm trồ chính là vẻ đẹp hùng vĩ và nguyên sơ của nó. Thác có chiều cao khoảng 60m, với dòng nước từ trên cao đổ xuống ào ạt, tạo ra một màn sương mù huyền bí. Màu sắc của nước thác thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày và thời tiết, nhưng thường mang đến một màu xanh ngọc bích mê hoặc. Xung quanh thác là những vách đá dựng đứng và các tảng đá lớn được bao phủ bởi rêu phong. Khu vực này còn được rừng nguyên sinh bao bọc với hệ thực vật phong phú và đa dạng. Những cây cổ thụ cao lớn, các loài hoa rừng và cây dại tạo nên một cảnh quan vô cùng tươi mát. Không khí ở đây luôn trong lành, mát mẻ, khiến cho bất kỳ ai cũng cảm thấy thư giãn và dễ chịu khi đến gần. Để đến được chân thác, du khách thường phải thực hiện một chuyến trekking dài khoảng 3-4 giờ. Đường đi khá khó khăn với nhiều đoạn dốc và gập ghềnh, nhưng những cảnh đẹp trên đường đi sẽ làm cho cuộc hành trình trở nên đáng giá. Cảm giác vượt qua thử thách và đến được điểm cuối cùng để chiêm ngưỡng thác nước hùng vĩ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Thác Hang Én là một địa điểm lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia và những người yêu thích thiên nhiên. Với vẻ đẹp hoang sơ và những ánh sáng kỳ ảo của màn nước và sương mù, bạn sẽ có cơ hội chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp và đầy cảm xúc. Ngoài ra, việc ngắm nhìn thác từ các góc độ khác nhau cũng mang đến những trải nghiệm thị giác phong phú. Nếu bạn muốn tận hưởng vẻ đẹp của thác Hang Én một cách trọn vẹn hơn, hãy thử cắm trại qua đêm gần khu vực thác. Cắm trại giữa thiên nhiên hoang dã, dưới ánh sao và âm thanh của thác nước chảy sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm độc đáo và đặc biệt. Đồng thời, bạn có thể chuẩn bị các bữa ăn đơn giản và thưởng thức chúng trong không khí trong lành của vùng núi. Một số lưu ý trước khi chinh phục thác K50, bạn cần đặt lịch trước với nơi đăng ký kiểm lâm thuộc khu bảo tồn Kon Chư Răng. Tìm hiểu dự báo thời tiết trước khi đi, tránh thời gian có mưa nhiều. Chuẩn bị đồ thiết yếu cho chuyến băng rừng như lều, túi ngủ, lương thực, nước uống cho hai ngày... "Phần thưởng" đợi bạn trong chuyến đi chắc chắn là cảnh đẹp ấn tượng khó diễn tả. Điều quan trọng hãy luôn là một phượt thủ có ý thức chung tay bảo vệ môi trường, vẻ đẹp nguyên sơ của rừng đại ngàn và ngọn thác “nàng tiên của rừng thiêng”

Gia Lai

Từ tháng 01 đến tháng 06

672 lượt xem

Khám Phá Gia Lai

GIAO LƯU VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG ĐÀ LẠT

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 18h00 - 21h00

300,000 đ

Đặt tour

TOUR NGOẠI THÀNH ĐÀ LẠT

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

CHINH PHỤC LANGBIANG – CRAZY HOUSE – THÁC DATANLA

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

500,000 đ

Đặt tour

Check in những địa điểm HOT tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

Tour Khám Phá Địa Điểm Mới 2024 Tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 8h00 - 16h00

600,000 đ

Đặt tour

Săn mây đón Bình minh tại Đà Lạt

Điểm đến : Lâm Đồng

Lịch trình : 4h00 - 10h00

400,000 đ

Đặt tour

3 ĐẢO DELUXE

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h00 - 15h00

550,000 đ

Đặt tour

MINI BEACH - VỊNH SAN HÔ

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h00 - 15h00

650,000 đ

Đặt tour

Lặn biển SeaWalking

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h30 - 15h00

1,250,000 đ

Đặt tour

Điệp Sơn - Dốc Lết

Điểm đến : Khánh Hòa

Lịch trình : 8h - 16h30

680,000 đ

Đặt tour