Cầu Long Biên nối liền giữa quận Long Biên, Hoàn Kiếm và Ba Đình. Cây cầu chính là biểu tượng của Hà Nội. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm vắt ngang qua dòng sông Hồng. Cây cầu đã từng nằm ở trong top 2 cây dài nhất thế giới, chỉ sau cây cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, cầu Long Biên Hà Nội đã cùng dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ. Cây cầu đã chứng kiến biết bao sự kiện, dấu mốc lịch sử hào hùng, đáng nhớ. Cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng đẹp và ý nghĩa của Thủ đô Hà Nội. Cây cầu vẫn luôn in đậm trong kí ức và trở thành niềm tự hào dân tộc. Cầu Long Biên có nét kiến trúc vô cùng độc đáo với chiều dài 2.290m qua sông, 896m cầu dẫn với 19 nhịp dầm thép và 20 trụ cao vững chắc. Khi khánh thành, cây cầu được ví von như “Tháp Eiffel nằm ngang” với thiết kế hài hòa, tỉ mỉ. Cây cầu có chiều rộng 4,75m với 3 làn đường. Hai làn hai bên dành cho ô tô, xe máy, xe đạp di chuyển rộng 2,6m, luồng phía ngoài cùng dành cho người đi bộ rộng 0,4m. Làn ở giữa là làn đường sắt, dành cho tàu hỏa rộng 1,75m. Cây cầu được xây dựng theo kiến trúc nổi tiếng của Pháp, do công ty Daydé & Pillé (Paris, Pháp) lên thiết kế và xây dựng. Kỹ thuật thi công cầu hiện đại, đảm bảo về độ an toàn và tính thẩm mỹ cao. Toàn bộ cầu được làm từ thép chất lượng cao, được xếp tầng chặt chẽ với nhau tạo nên tổng thể hài hòa, ấn tượng. Từ xa, cây cầu giống như một con rồng khổng lồ uốn lượn, mềm mại, nằm bắc ngang qua dòng sông chảy xiết. Thời gian qua đi, sự tàn phá của chiến tranh để lại vô cùng nặng nề, nhưng cây cầu vẫn ở đó, vẫn hiên ngang. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của dân tộc Việt Nam, cùng dân tộc trải qua biết bao sự kiện, cột mốc lịch sử quan trọng. Cây cầu đánh dấu từng bước tiến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cây cầu vẫn luôn đồng hành với dân tộc ta trong những ngày đấu tranh chống xâm lược gian khổ, khó khăn. Và cho đến khi chứng kiến những giây phút hân hoan, phấn khởi khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Hãy cùng nhìn lại các sự kiện lịch sử cầu Long Biên: Ngày 2/9/1945: Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, cây cầu trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác trong niềm vui sướng, hân hoan. Tháng 10/1954: Trong ngày giải phóng Thủ đô, chiếc cầu vẫn hiên ngang, sừng sững chứng kiến niềm vui, sự tự hào của dân tộc. Năm 1965-1968: Trong chiến dịch Sấm Rền, cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ. Ngày 10/9/1972: Trong chiến dịch LineBacker II, cầu bị ném bom 4 lần, làm hỏng 1500m cầu và 2 trụ lớn bị cắt đứt gây thiệt hại nặng nề. Ngày 30/12/1972: Khi Mỹ buộc ngừng ném bom Hà Nội, công nhân tiến hành sửa chữa đường sắt trên cầu. Năm 1975: Trong ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một lần nữa cầu Long Biên lại cùng nhân dân ta chứng kiến niềm vui hân hoan, tự hào này. Cầu Long Biên đã cùng chứng kiến và đồng hành với người dân Việt Nam trong suốt một chặng đường dài. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, giờ đây cây cầu không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là người bạn đồng hành vô cùng thân thiết với mỗi người dân Việt Nam.
Hà Nội 1683 lượt xem Tháng 1 đến tháng 12
Ngày cập nhật : 11/03/2023