Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu; lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông. Không chỉ là thắng cảnh đẹp mà du khách không thể bỏ qua trong danh sách những địa điểm du lịch Hà Nội mà đây còn là nơi gắn liền với truyền thống lịch sử tâm linh của thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm có hai đảo nổi: Đảo Ngọc nằm ở phía bắc hồ, có cầu Thê Húc uốn cong bắc ngang nối ra đảo. Giữa hồ là đảo Rùa nhỏ hơn, bên trên là ngọn tháp Rùa cổ kính trăm tuổi trầm mặc giữa bốn bề long lanh sóng nước. Vào 3 ngày cuối tuần các đường phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ trở thành phố đi bộ với nhiều hoạt động hấp dẫn như âm nhạc đường phố, các trò chơi dân gian…. thu hút rất đông du khách. Nằm trên đảo Ngọc, đền Ngọc Sơn không chỉ là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội mà còn là nơi thờ thần Văn Xương, ngôi sao chủ về văn chương khoa cử và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Xung quanh đền là quần thể di tích kiến trúc mang nhiều giá trị lịch sử và ý nghĩa nhân văn gồm cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba. Sự kết hợp giữa quần thể đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo nên một tổng thể kiến trúc cổ kính hài hòa, đăng đối giữa con người và thiên nhiên. Ở cạnh Hồ Gươm là các phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường,… nơi du khách có thể tham quan, khám phá cuộc sống, văn hóa và con người cũng như nét ẩm thực độc đáo của Hà Nội. Tượng đài Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Chí Linh trên đường Đinh Tiên Hoàng. Đây là công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu ở hồ Hoàn Kiếm nhằm tôn vinh vị vua đã có công khai sáng kinh thành Thăng Long. Nằm bên bờ hồ, tháp Hòa Phong là di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân sau khi đã bị người Pháp phá hủy để lấy đất xây bưu điện. Xung quanh hồ có hằng hà sa số món đồ mà các bạn có thể mua về để làm quà cho bạn bè cũng như người thân chẳng hạn như đồ thủ công, những món quà nhỏ xinh xắn, quần áo, giày dép, các món đặc sản ở Hà Nội như bánh cốm, ô mai… Phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Đường, chợ Đồng Xuân… là một số địa chỉ uy tín và chất lượng để các bạn thỏa sức mua sắm. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì các bạn nên đi mua sắm vào buổi chiều vì các cửa hàng ở đây rất kiêng việc khách hàng đến vào buổi sáng để hỏi đồ nhưng lại không mua gì.
Hà Nội
Từ tháng 1 đến tháng 12
1512 lượt xem
Quảng trường Ba Đình nằm ngay ở trung tâm thủ đô Hà Nội tại số 2 Hùng Vương, Điện Bàn, quận Ba Đình. Quảng trường Ba Đình chính là nơi mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Quảng trường mở cửa cho du khách vào tham quan từ 5 giờ đến 22 giờ mỗi ngày. Tổng thể quảng trường có chiều chiều dài dài khoảng 320 mét và chiều rộng khoảng 100 mét với 210 ô cỏ. Ở trung tâm quảng trường có một cột cờ với chiều cao 25 mét. Xung quanh Quảng trường Ba Đình có nhiều công trình quan trọng như: Lăng Bác, bảo tàng Hồ Chí Minh, phủ Chủ tịch, chùa một cột, khu nhà sàn và ao cá Bác Hồ. Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Quảng trường Ba Đình, Hà Nội là từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm. Trong những tháng này, thời tiết ở Hà Nội khá mát mẻ và không quá oi bức. Điều này giúp cho các hoạt động tham quan và khám phá Quảng trường Ba Đình cũng như các địa điểm khác ở thủ đô thêm thuận lợi. Bên cạnh đó, vào những tháng cuối năm quang cảnh Hà Nội vô cùng thơ mộng. Khi du lịch Quảng trường Ba Đình bạn sẽ được nhìn ngắm thêm những loài hoa đặc trưng. Sự chuyển biến từ mùa thu sang đông rồi đến mùa xuân mang đến một vẻ đẹp rất riêng của đất thủ đô. Khi đã đến Quảng trường Ba Đình, bạn đừng quên chụp những bức ảnh để làm kỷ niệm. Dù là thời điểm nào thì khung cảnh rộng lớn nơi đây cũng sẽ mang đến những khung hình đẹp mắt. Nếu đi vào buổi sáng hoặc buổi chiều thì sẽ có được ánh sáng tự nhiên. Còn nếu đến Quảng trường Ba Đình buổi tối bạn có thể tận dụng ánh sáng từ các cột đèn chiếu sáng để giúp bức ảnh thêm đẹp mắt. Lăng Hồ Chủ Tịch chính là một trong những view chụp ảnh được rất nhiều du khách yêu thích khi đến đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng tìm được những góc chụp đẹp khác. Nên sử dụng những thiết bị có ống kính góc rộng để có thể bắt trọn được vẻ đẹp toàn cảnh của quảng trường. Nằm ngay phía sau Quảng trường Ba Đình, lăng Hồ Chủ Tịch là nơi bạn nên ghé thăm. Lăng mở cửa từ các ngày trong tuần trừ thứ hai và thứ sáu. Thời điểm mở cửa trong ngày sẽ có sự khác biệt giữa từng thời điểm trong năm. Công dân Việt Nam khi vào lăng sẽ không mất phí, riêng đối với khách du lịch nước ngoài thì sẽ là 25.000 VND một lượt. Tổng thể kiến trúc của lăng Hồ Chủ Tịch được xây dựng theo hình khối vuông với 3 lớp, cao 21,6 mét và rộng 41,2 mét. Với kết cấu vững chắc, lăng Hồ chủ tịch có khả năng chống chịu được bom đạn, lũ lụt và động đất. Phía bên ngoài lăng có hàng cột được ốp đá và dòng chữ “CHỦ TỊCH HỒ - CHÍ - MINH” màu đỏ nổi bậc. Phủ chủ tịch là nơi mà Bác Hồ từng ở sinh hoạt, làm việc và diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử. Được xây dựng theo lối kiến trúc tân cổ điển của Pháp vào năm 1902, phủ chủ tịch có tất cả 30 phòng với thiết kế đối xứng. Bên cạnh những họa tiết, trang trí độc đáo, màu sơn vàng cũng là một yếu tố để giúp cho phủ chủ tịch thêm phần nổi bậc. Trong khuôn viên phủ chủ tịch Hà Nội có rất nhiều khoảng xanh. Đi dưới những tán cây, du khách có được cảm giác thanh bình giữa trung tâm thủ đô sôi động. Nội thất bên trong phủ chủ tịch được giữ gìn gần như nguyên vẹn từ khi Bác Hồ còn sử dụng cho đến nay. Chủ yếu là những món đồ gỗ đơn giản. Tương tự như lăng Bác, phủ chủ tịch cũng không nhận khách tham quan vào thứ hai và thứ sáu. Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1990, đây sẽ là một điểm tham quan hết sức thú vị trong hành trình du lịch Quảng trường Ba Đình của bạn. Đến với bảo tàng, bạn sẽ được tìm hiểu về đời sống và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lưu giữ nơi lưu giữ những tài liệu, hình ảnh bức tượng và vật dụng lịch sử liên quan đến cuộc đời của Bác. Khám phá bảo tàng Hồ Chí Minh du khách không chỉ được tìm hiểu về một nhân vật lịch sử vĩ đại của đất nước, mà còn được tham quan và khám phá một công trình kiến trúc đặc biệt với những khu triển lãm trưng bày đầy sáng tạo, sinh động.
Hà Nội
tháng 9 đến tháng 3
1888 lượt xem
Đền Bà Chúa Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Đền thờ lâu đời này nằm bên bờ hồ rộng lớn quanh năm một màu xanh ngọc phẳng lặng. Phía sau đền là hệ thống núi cùng các hang động thạch nhũ tuyệt đẹp làm nức lòng du khách. Năm 2009, Động Thác Bờ trong cụm di tích đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin và Du Lịch công nhận là Di tích Danh thắng Quốc Gia. Tương truyền, Đền Bà Chúa Thác Bờ thờ hai vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà (không rõ tên) người dân tộc Dao. Hai bà đã có công dưới thời Lê Lợi, giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ dẹp loạn. Sau khi hai bà mất, thường hiển linh giúp người dân an toàn vượt qua con thác nổi tiếng hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng ngày ấy. Nhân dân biết ơn lập đền thờ hai bà nhằm tỏ lòng thành kính và mong muốn hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ khỏi nguy hiểm khi đi qua dòng nước. Bạn nên đến đền vào khoảng thời gian từ 7/1 đến hết tháng 3 (âm lịch) bởi đây là thời điểm có nhiều lễ hội náo nhiệt nhất. Đền Bà Chúa Thác Bờ sở hữu hệ thống 38 pho tượng, trong đó có 2 pho tượng đồng thờ hai bà . Đền thờ có tượng lớn nằm ở trong hang động quanh năm khô ráo, mát mẻ. Xung quanh hang là những cột thạch nhũ lung linh, huyền ảo trong ánh điện lờ mờ càng tạo nên vẻ linh thiêng, cuốn hút của động thờ. Du khách muốn dâng hương trước hết đến Đền Trình rồi sau đó lên Đền Chúa. Tuy nhiên, hai khu đền này lại nằm ở hai “hòn đảo” khác nhau nên du khách buộc phải đi thuyền khoảng 20 phút để đến nơi. Đặt chân lên đền lại là thử thách hơn 100 bậc thang để lên đến chốn thờ cúng. Điểm đặc biệt tại Đền Bà Chúa Thác Bờ là lưng tựa vào núi và mặt hướng ra hồ nước bao la, bát ngát một màu xanh ngọc bích. Chính cảnh đẹp này đã thu hút rất nhiều du khách tìm đến đền để dâng hương và vãn cảnh. Sau khi dâng hương xong, bạn có thể di chuyển ra những địa điểm gần đó thuộc Thung Nai để thưởng thức các món ngon của Hòa Bình. Các loại thực phẩm đều đảm bảo của “nhà trồng” nên vô cùng tươi ngon và mang đậm dấu ấn đặc sản riêng biệt. Một số món ăn không thể bỏ qua bao gồm cá sông Đà, thịt lợn Mường, rau đồ, rượu men lá,...
Hòa Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1201 lượt xem
Sở hữu diện tích rộng rãi lên đến 350 ha, Thác Thăng Thiên là một phận của dãy Viên Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng tầm 60km. Đường đi đến Thác Thăng Thiên khá dễ, lộ trình lại ngắn cùng cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, vì vậy, không quá ngạc nhiên khi nơi đây nhanh chóng trở thành điểm tham quan, dã ngoại được nhiều người yêu thích. Nếu có ý định đến Thác Thăng Thiên, bạn có thể đi bằng xe khách hoặc xe máy đều được. Nếu đi bằng xe máy, đừng quên lưu lại lộ trình MIA.vn tiết lộ ngay sau dây nha: Đại lộ Thăng Long - Cao tốc Hòa Lạc Hòa Bình - ĐT446 - đường 6 (AH13) - Quốc lộ 6. Từ đây, đi thêm một đoạn ngắn nữa là bạn sẽ đến được Thác Thăng Thiên. Nhiều bạn từng đến đây đã chia sẻ rằng, thời điểm lý tưởng nhất để bạn bắt đầu hành trình thưởng ngoạn, khám phá Thác Thăng Thiên rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Lúc này là mùa hè, trời trong, không mưa, phù hợp để bạn tham gia các hoạt động vui chơi,dã ngoại ngoài trời. Rời xa chốn thị thành náo nhiệt, hành trình về với Thác Thăng Thiên sẽ xoa dịu, vỗ về tâm hồn bạn. Khung cảnh tại Thác Thăng Thiên rất đẹp với con nước tuôn đổ ào ạt từ trên cao tung bọt trắng xóa. Giữa làn sương mờ, không gian tại thác dường như thêm phần lãng mạn hơn. Thác Thăng Thiên được chia thành nhiều tầng thú vị, với mỗi tầng đều được làn nước che phủ tạo cảm giác huyền bí. Càng lên tầng cao hơn, đường lại khá trơn trượt, thế nên nếu có ý định lên đến đỉnh, bạn nên di chuyển thật chậm để đảm bảo an toàn. Ngay bên dưới chân thác là lòng hồ quanh năm đầy nước mát lành. Nước trong hồ trong veo, lại không quá sâu nên phù hợp để bạn bơi lội. Xung quanh hồ là những hòn đá muôn hình vạn trạng, rất phù hợp dành cho ai muốn có bức ảnh check-in trong hành trình du lịch Hòa Bình. Ẩn mình sâu giữa lòng rừng già, thế nên, ẩm thực tại Thác Thăng Thiên chủ yếu là những món sản vật của chốn non cao. Sau hành trình vi vu tắm mát, thưởng ngoạn phong cảnh, bạn có thể nạp lại năng lượng với hàng loạt món ăn nổi bật, ví như rau rừng, cơm lam, thịt trâu nấu lá nồm, chả cuốn lá bưởi, thịt lợn mạn, cá nướng, cá suối chiên giòn, v.v.
Hòa Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1271 lượt xem
Cách xa nhịp sống ồn ào của thành phố, Mai Châu nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và thanh bình. Nằm trong lòng vùng núi Tây Bắc, nơi đây chính là một bức tranh tuyệt đẹp về sắc màu thiên nhiên lẫn những nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Mai Châu có những con đường mòn uốn lượn qua những cánh rừng xanh, những thửa ruộng bậc thang ngả vàng, hay những ngôi nhà gỗ truyền thống thấp thoáng giữa không gian hùng vĩ. Không chỉ là một vùng đất thiên nhiên tuyệt đẹp, Mai Châu còn là bảo tàng văn hóa phong phú của dân tộc Thái. Nơi đây, những nét văn hóa truyền thống vẫn được bảo tồn và chăm sóc kỹ lưỡng, từ những bức tranh vải tay mềm mại đến những món đồ gỗ điêu khắc tinh xảo. Nghệ thuật truyền khẩu của dân tộc Thái vốn đã và đang trở thành niềm tự hào của cả đất nước Việt Nam. Mai Châu là một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km về phía Tây Bắc. Với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và nét văn hóa đặc trưng của dân tộc bản địa, đây là một điểm đến hấp dẫn cho những du khách yêu thích khám phá và trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như tận hưởng bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng của miền núi Việt Nam. Từ tháng 10 đến tháng 2 là một trong những thời điểm đẹp nhất để du lịch Mai Châu. Đây là thời điểm không khí trở nên se lạnh, hoa đào và hoa mận nở rộ. Cảnh sắc huyền ảo của những cánh hoa trắng làm cho vùng đất trở nên thơ mộng. Chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút vào vẻ đẹp tự nhiên bình yên của Mai Châu vào mùa này. Hơn thế nữa, nếu bạn là người yêu thích không gian lãng mạn, hay luôn muốn hòa mình vào bầu không khí se se lạnh thì mùa đông là thời điểm tuyệt vời để đến Mai Châu và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ. Từ tháng 3 đến tháng 4 cũng là mùa đẹp để đến Mai Châu. Ở thời điểm này, hoa ban nở rộ trên khắp vùng đất Mai Châu. Bên cạnh đó, thời tiết trong khoảng thời gian này thường mát mẻ và dễ chịu, rất thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động ngoài trời như trekking hay thưởng thức cảnh quan đẹp của vùng Tây Bắc. Nếu bạn muốn trải nghiệm sự tươi mới và rạng rỡ của mùa xuân, cùng với hương thơm dịu nhẹ của hoa ban nở rộ thì tháng 3 và tháng 4 là thời điểm lý tưởng để đến thăm Mai Châu và tận hưởng những cảnh quan độc đáo của mùa này.
Hòa Bình
Từ tháng 10 đến tháng 2
1240 lượt xem
Thung Nai trong nhiều năm gần đây là điểm đến quen thuộc mỗi dịp cuối tuần của những người yêu thích bình yên, tránh ồn ào, khói bụi. Là một xã thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Thung Nai nằm trong lòng hồ sông Đà, cách trung tâm thành phố 25 km và Hà Nội khoảng 110 km. Với sự kết hợp hoàn hảo của núi, đảo và hồ nước trong xanh, Thung Nai mang đến vẻ đẹp thơ mộng và những phút giây thư thái. Thung Nai trong nhiều năm gần đây là điểm đến quen thuộc mỗi dịp cuối tuần của những người yêu thích bình yên, tránh ồn ào, khói bụi. Là một xã thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Thung Nai nằm trong lòng hồ sông Đà, cách trung tâm thành phố 25 km và Hà Nội khoảng 110 km. Cái tên Thung Nai khiến nhiều người liên tưởng đến một thung lũng với những chú nai nhởn nhơ gặm bỏ. Theo người dân địa phương kể lại, nơi đây xưa kia từng là nơi sinh sống của nhiều loài nai rừng. Hình ảnh thơ mộng của những chú nai vàng ngơ ngác trong ánh nắng chiều trên những triền dốc, soi bóng xuống dòng sông Đà được người dân dùng để đặt tên cho vùng đất này. Ngày nay đến với Thung Nai tuy không còn những chú nai rừng nhưng vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn của núi non, sông nước nơi đây dường như vẫn vẹn nguyên. Để khám phá “thung lũng nai vàng” này chỉ có thể dùng thuyền hoặc đi bộ. Gửi lại xe bên bờ, chiếc thuyền máy sẽ đưa du khách dạo một vòng trên lòng hồ thủy điện. Trong cái gió lồng lộng thổi từ mặt hồ, khung cảnh Thung Nai đẹp như tranh vẽ hiện ra trước mắt. Một hồ nước rộng được bao bọc bởi những dãy núi trùng trùng điệp điệp. Trong lòng hồ, hàng trăm “hòn đảo” lớn nhỏ nhấp nhô tựa những kiệt tác thiên nhiên kỳ vĩ. Lênh đênh trên mặt nước, chiếc thuyền máy luồn lách qua những núi đá nhô lên, tạo cảm giác như đang thưởng ngoạn “Hạ Long trên cạn”. Là sự kết hợp hoàn hảo của sông hồ và đá núi, động Thác Bờ là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Thung Nai. Động nằm sâu trong lòng núi và khá hoang sơ, nhưng phong cảnh bên trong thì tuyệt mỹ. Cả rừng nhũ đá đua nhau mọc lên, vươn xuống, với những hình thù kỳ lạ. Sau mùa nước dâng, du khách vào động có thể thưởng ngoạn hàng đàn cá bơi lội tung tăng trong làn nước nông, trong vắt. Ngay gần động là đền Bà chúa Thác Bờ. Mặc dù đền khá nhỏ và nằm cheo leo trên dốc núi nhưng nơi đây thu hút rất đông du khách khắp nơi về chiêm bái. Với nhiều người dừng chân lại đền là dịp thưởng thức vẻ đẹp Thung Nai từ góc nhìn trên cao với mây trắng bồng bềnh, thấp thoáng ẩn hiện những bản người dân tộc. Một điều thú vị ở đây là khi nước sông Đà cạn, du khách lên đền phải leo lên những bậc đá dốc ngược, đôi lúc bị chùn chân. Nhưng vào mùa nước lên, dâng ngập bậc, du khách ghé đền chỉ việc bước từ thuyền xuống. Nếu đi vào chủ nhật, bạn đừng quên ghé chợ nổi Thác Bờ. Không quá ồn ã tấp nập nhưng là nét văn hóa rất đặc trưng của người Mường ở Thung Nai. Thung Nai trong nhiều năm gần đây là điểm đến quen thuộc mỗi dịp cuối tuần của những người yêu thích bình yên, tránh ồn ào, khói bụi. Là một xã thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Thung Nai nằm trong lòng hồ sông Đà, cách trung tâm thành phố 25 km và Hà Nội khoảng 110 km. Cái tên Thung Nai khiến nhiều người liên tưởng đến một thung lũng với những chú nai nhởn nhơ gặm bỏ. Theo người dân địa phương kể lại, nơi đây xưa kia từng là nơi sinh sống của nhiều loài nai rừng. Hình ảnh thơ mộng của những chú nai vàng ngơ ngác trong ánh nắng chiều trên những triền dốc, soi bóng xuống dòng sông Đà được người dân dùng để đặt tên cho vùng đất này. Ngày nay đến với Thung Nai tuy không còn những chú nai rừng nhưng vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn của núi non, sông nước nơi đây dường như vẫn vẹn nguyên. Để khám phá “thung lũng nai vàng” này chỉ có thể dùng thuyền hoặc đi bộ. Gửi lại xe bên bờ, chiếc thuyền máy sẽ đưa du khách dạo một vòng trên lòng hồ thủy điện. Trong cái gió lồng lộng thổi từ mặt hồ, khung cảnh Thung Nai đẹp như tranh vẽ hiện ra trước mắt. Một hồ nước rộng được bao bọc bởi những dãy núi trùng trùng điệp điệp. Trong lòng hồ, hàng trăm “hòn đảo” lớn nhỏ nhấp nhô tựa những kiệt tác thiên nhiên kỳ vĩ. Lênh đênh trên mặt nước, chiếc thuyền máy luồn lách qua những núi đá nhô lên, tạo cảm giác như đang thưởng ngoạn “Hạ Long trên cạn”. Là sự kết hợp hoàn hảo của sông hồ và đá núi, động Thác Bờ là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Thung Nai. Động nằm sâu trong lòng núi và khá hoang sơ, nhưng phong cảnh bên trong thì tuyệt mỹ. Cả rừng nhũ đá đua nhau mọc lên, vươn xuống, với những hình thù kỳ lạ. Sau mùa nước dâng, du khách vào động có thể thưởng ngoạn hàng đàn cá bơi lội tung tăng trong làn nước nông, trong vắt. Ngay gần động là đền Bà chúa Thác Bờ. Mặc dù đền khá nhỏ và nằm cheo leo trên dốc núi nhưng nơi đây thu hút rất đông du khách khắp nơi về chiêm bái. Với nhiều người dừng chân lại đền là dịp thưởng thức vẻ đẹp Thung Nai từ góc nhìn trên cao với mây trắng bồng bềnh, thấp thoáng ẩn hiện những bản người dân tộc. Một điều thú vị ở đây là khi nước sông Đà cạn, du khách lên đền phải leo lên những bậc đá dốc ngược, đôi lúc bị chùn chân. Nhưng vào mùa nước lên, dâng ngập bậc, du khách ghé đền chỉ việc bước từ thuyền xuống. Nếu đi vào chủ nhật, bạn đừng quên ghé chợ nổi Thác Bờ. Không quá ồn ã tấp nập nhưng là nét văn hóa rất đặc trưng của người Mường ở Thung Nai. Theo con thuyền chậm chậm rẽ nước, chiếc cối xay gió sừng sững trên hòn đảo nhỏ thu hút ánh nhìn của bất kỳ ai qua lại. Đây giống như lời mời gọi của khu nhà nghỉ ở giữa hồ. Bởi thế, dù đi về trong ngày hay nghỉ lại qua đêm, thì phần lớn khách du lịch đến với Thung Nai đều muốn ghé lại khu đảo nhỏ này cho bằng được, để tận mắt chiêm ngưỡng chiếc cối xay gió tưởng chừng như chỉ có ở Hà Lan, hay trong tiểu thuyết “Don Kihote - nhà quý tộc tài ba xứ Manta” nổi tiếng. Không chỉ lạ mắt, cối xay gió ở đây còn sở hữu mộ điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt mình ra xa, thu toàn bộ bức tranh thủy mặc Thung Nai vào trong tầm mắt. Nếu lên “cối” vào lúc sáng sớm, bạn sẽ thấy Thung Nai chìm trong làn sương mờ ảo, còn lúc nắng lên, mặt hồ trong xanh ánh lên màu vàng lấp lánh. Ngoài phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, những bữa tiệc đặc sản của người Mường đã trở thành điểm nhấn ở Thung Nai. Đó là bữa cơm với cá suối, gà đồi và rau rừng lạ miệng.
Hòa Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1200 lượt xem
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành thì đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979 tại TP Hoà Bình. Nơi những chuyên gia của Liên Xô cùng hàng vạn kỹ sư, công nhân trong đó có nhiều người là thầy trò xuất thân từ Khoa Công Trình - Trường đại học Thủy Lợi có những năm tháng không thể nào quên, với sự quyết tâm, khát khao cháy bỏng mong muốn làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà. Trên công trường quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó, cao điểm có đến 4 vạn công nhân làm việc. Dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu điện, thiếu nước, công việc vất vả, hiểm nguy, nhưng nhiệt huyết của tuổi trẻ lao động đã thúc giục những bàn tay, khối óc của các kỹ sư, công nhân biến dòng sông thành nguồn điện sáng. Mọi người không quản khó khăn, gian khổ, hăng say lao động tới 3 ca, 4 kíp, trắng đêm "vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”. Những khẩu hiệu lao động giờ đây đã trở thành huyền thoại như "Cao độ 81 hay là chết” đã thể hiện tinh thần làm việc khẩn trương, hăng say, vượt khó của thế hệ trẻ trên công trường. Những nỗ lực, cố gắng vượt mọi thời gian, mọi địa hình hiểm trở của con người đã được đền đáp xứng đáng. Ngày 31/12/1988, tổ máy đầu tiên của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện lên hệ thống, báo hiệu một thời khắc lịch sử của đất nước và ngành Điện lực Việt Nam. Đến ngày 4/4/1994, tổ máy thứ 8 cũng là tổ máy cuối cùng của nhà máy chính thức hoàn thành, tổng công suất lắp đặt là 1.920 MW. Ngày 24/12/1994, đất nước ta phấn khởi chào mừng sự kiện trọng đại là ngày khánh thành NMTĐ Hòa Bình trên sông Đà, đánh dấu kết quả của 15 năm lao động quên mình vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc của hàng vạn cán bộ, công nhân viên và chuyên gia trên công trường lần đầu tiên thi công, xây dựng một công trình vĩ đại của thế kỷ XX. Sau hơn 30 năm vận hành, đến năm 2021, nhà máy đã cung cấp cho đất nước tổng sản lượng trên 250 tỷ kWh, hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước của tỉnh hơn 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TĐHB tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc chống lũ, bảo đảm an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.Với hồ chứa dung tích lớn lên đến 10 tỷ mét khối nước, dung tích chống lũ ước đạt 5,6 tỉ mét khối, thủy điện Hòa Bình đã góp công lớn trong việc phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn cho toàn bộ vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Từ khi đưa vào hoạt động nhà máy Thủy điện Hòa Bình đến nay, vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã không còn xảy ra hiện tượng ngập lụt nữa. TĐHB đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 (khi hồ chứa đã đầy) lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ.
Hòa Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1220 lượt xem
Cửu thác Tú Sơn bao gồm 9 dòng thác, mỗi dòng thác lại sở hữu vẻ đẹp đặc trưng của riêng mình, vừa có nét riêng biệt vừa lại hòa quyện vào nhau tạo nên danh thắng tuyệt đẹp làm bao người ngất ngây, mê mẩn. Trong đó bao gồm thác tình Âu Cơ, thác Tiên Tắm, thác Trải Chiếu Quan Lang, thác nàng Út Lót, thác Bạc, thác Trượng Phu, tháng Thượng Ngàn, thác Mẫu và thác Thiên Ngọc Thạch. Cửu thác nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Bôi, thuộc xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình và cách trung tâm thủ đô Hà Nội tầm 60 km. Chính vì thế, đây là điểm hẹn lý tưởng để người dân Hà thành và các tỉnh lân cận được dịp rời xa phố thị xô bồ, lạc bước đến chốn thiên nhiên nguyên sơ trong những kỳ nghỉ lễ ngắn ngày hay những ngày nghỉ cuối tuần. Rảo bước trên con đường mòn quanh những dòng thác ấy, bạn sẽ ngỡ như đang thực hiện một chuyến trekking đầy thú vị trong khu rừng nguyên sinh với không gian thơ mộng và bầu không khí trong lành, thoáng đãng. Đâu đó bạn còn bắt gặp một vài bông hoa dại khoe sắc thắm, vài chú sóc nhỏ trên những hàng cây xanh rì. Bạn sẽ còn lắng nghe tiếng thác chảy ầm ầm vang vọng, râm ran tiếng chim líu lo. Cảnh vật đẹp xinh sẽ khiến bạn hào hứng hơn, đoạn đường dài cũng chẳng còn mệt mỏi nữa. Tiếp tục hành trình lần lượt khám phá các thác nước khác nhau, bạn sẽ được bắt gặp những dòng thác đẹp mê hồn, ẩn chứa vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên. Các thác nước này đã tô điểm cho không gian hoang sơ thêm phần nên thơ, lung linh, hữu tình. Khung cảnh ấy không chỉ khiến bạn thêm hào hứng, rạo rực khám phá thiên nhiên, mà còn kết nối bạn và thiên nhiên, càng gắn kết và thân thuộc hơn nữa. Những buổi sớm mai, quang cảnh quanh những thác nước trở nên mờ ảo, huyền diệu biết mấy, cứ khiến những người lữ khách phương xa ngẩn ngơ chiêm ngưỡng. Khi mặt trời ló dạng ban phát những vạt nắng vàng ươm thì những sắc nước của những dòng thác lại phảng phất một sắc vàng nhè nhẹ, rồi đến chiều tà hoàng hôn buông xuống nó lại đổi thay sang sắc hồng lung linh. Có lẽ lúc thác nước đẹp nhất là những khi dải cầu vồng rực rỡ sắc màu bắc ngang qua những “dải lụa bạc”, tỏa rực cả một vùng trời. Thác Âu Cơ nằm ở thượng ngàn trên đỉnh Tú Sơn với độ cao khoảng 1300 m so với mực nước biển. Với dòng thác này, lữ khách phương xa sẽ ngỡ như được chiêm ngường dải lụa bạc óng ánh giữa đại ngàn, như mái tóc dài óng mượt của nàng thiếu nữ. Những bụi nước li ti lấp lánh rực sáng cả một góc rừng và thấp thoáng những hình ảnh mờ ảo, mơ màng sau những ngọn thác. Thác tình Âu Cơ đổ vào hồ Lạc Long Quân, cạnh đó còn khối đá tròn khổng lồ, gắn với truyền thuyết về chuyện tình muôn thuở giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân cùng 100 người con, chia nhau lên rừng, xuống biển. Nếu có dịp đặt chân lên vườn thượng uyển ở độ cao hơn 1.000 m trong cửu thác Tú Sơn, du khách còn được dịp có thể thỏa sức chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên hữu tình, thả hồn theo những ngọn gió vi vu. Khi ấy, bạn hẳn sẽ lâng lâng những cảm xúc tươi mới, dịu êm và cảm thấy bình yên ngay cả giữa chốn rừng núi hoang sơ. Du khách cũng có thể dừng chân, bước vào những căn chòi nhỏ nghỉ ngơi, thưởng thức bữa trưa và chợp mắt thư giãn trong ít phút để sẵn sàng cho chặng đường khám phá kế tiếp. Cứ như thế sẽ không quá khó để bạn chinh phục được 9 thác nước đẹp tuyệt của xứ Mường này đấy!
Hòa Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1285 lượt xem
Lũng Vân nằm ở đỉnh cao nhất của xứ Mường Bi. Chính vì vậy mà nơi đây được mệnh danh là “nóc nhà xứ Mường”. Bị cách trở bởi giao thông, có lẽ chính bởi vậy mà Lũng Vân giữ nguyên được nét đẹp hoang sơ vốn có từ thời xa xưa. Du khách đến đây không chỉ có cơ hội ngắm nhìn thiên nhiên núi rừng, mà còn được tận hưởng không gian trong lành, dễ chịu, giúp bạn có cảm giác thư thái và thoải mái vô cùng. Con đường để khám phá Lũng Vân tuy khó đi nhưng luôn tạo được sức hút kỳ lạ của bất kỳ phượt thủ nào. Có lẽ bởi những áng mây trời lởn vởn xung quanh người lữ khách, xen lẫn là khung cảnh thiên nhiên núi rừng. Tất cả tạo nên một bức tranh hư ảo tuyệt đẹp. Đặc biệt, du khách có thể lên đến vị trí cao nhất ở Lũng Vân để được chiêm ngưỡng cảnh mây bay vào lúc sáng sớm, khi mặt trời còn chưa lên cao. Buổi sáng ở Lũng Vân gió mát và ánh nắng dịu nhẹ, mây trắng chờn vờn ở khắp các đỉnh núi, bản làng... Khi mặt trời lộ diện, những tia nắng xuyên thẳng những tầng mây mù dày đặc tràn xuống thung lũng. Những giọt sương sớm ngày đông đọng trên những phiến lá xanh mướt của những thửa ruộng bậc thang tựa như những viên ngọc bích sáng lấp lánh. Màu trắng của mây, màu vàng của ánh nắng điểm tô màu xanh của ngàn cây cỏ hòa làm một. Tất cả tạo nên bức tranh thơ tuyệt diệu giữa miền sơn cước chỉ có ở Lũng Vân. Bên cạnh trải nghiệm “săn mây”, du khách còn thích thú với các hoạt động khám phá khác như leo núi cô Tiên, trek đồi U Bò, tận hưởng cảm giác tắm suối Mó hay hòa mình vào thiên nhiên trong lành. Không chỉ vậy, khách du lịch còn có cơ hội gia sinh hoạt văn hoá cộng đồng, hay thậm chí được trải nghiệm làm những công việc hàng ngày của người dân xứ Mường như cấy lúa, gặt lúa, thu hoạch hoa quả. Đây cũng là cơ hội để hiểu sâu hơn về bản sắc văn hoá và cuộc sống vùng miền nơi đây. Lũng Vân được biết đến là điểm “Săn Mây” lý tưởng. Vậy nên đến du lịch Lũng Vân vào mùa nào đẹp nhất trong năm? Đây chính là câu hỏi của rất nhiều khách du lịch. Lũng Vân được mệnh danh là “nóc nhà xứ Mường” đẹp nhất là vào thời điểm sau tết đến tháng 4 hàng năm bởi đây là thời điểm có nhiều mây nhất. Những áng mây lững lờ trôi bao phủ từ chiều tối cho đến sáng hôm sau. Và phải tới trưa bạn mới thấy mây trời quang hẳn. Hơn nữa, đây cũng chính là thời điểm người dân xứ Mường vào vụ cấy trên khắp các thửa ruộng bậc thang trải dài. Nên theo kinh nghiệm của nhiều phượt thủ, đi du lịch Lũng Vân Hòa Bình vào thời điểm tháng 4 là tốt nhất cho việc săn mây. Hoặc nếu không cần săn mây, bạn hãy chọn thời điểm mùa lúa chín vàng ở Lũng Vân vào tháng 8, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Hòa Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1302 lượt xem
Mộc Châu có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với thời tiết ôn hòa, quanh năm có hoa trái. Tháng 1, cao nguyên có màu xanh của những đồi chè nảy lộc, hoa đào, hoa mận, hoa mơ, mai anh đào... Từ giữa tháng 5, mận bắt đầu chín rộ, người dân vào vụ thu hoạch mận, đổ bán cho các thương lái miền xuôi. Mùa hè không có hoa, cũng không phải mùa dâu tây nhưng nơi đây lại rất thích hợp để dã ngoại bởi không khí trong lành và nhiều hoạt động ngoài trời. Mùa hồng chín ở Mộc Châu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Trong đó, mùa hồng giòn thường có sớm hơn, từ tháng 8 đến tháng 10, còn từ tháng 10 đến cuối năm là mùa của hồng chát. Mùa cải trắng ở Mộc Châu bắt đầu vào tháng 11. Tháng 12, hoa dã quỳ vàng rực rỡ tô điểm cho cao nguyên. Mộc Châu cách Hà Nội gần 200 km. Nếu đi bằng xe máy, bạn nên đi theo đường quốc lộ 6 cũ bởi dọc đường có rất nhiều cảnh đẹp nhưng nên lưu ý tay lái bởi đường xuống cấp cũng khá nhiều. Quãng đường đi mất khoảng 4-5 tiếng. Trên đường đi, bạn sẽ qua cung đường chữ S thuộc huyện Vân Hồ. Hầu hết phượt thủ đều dừng lại ngắm cảnh và check-in tại đường cong mềm mại hình chữ S này. Còn nếu đi xe khách, bạn có thể chọn các tuyến đi Sơn La từ bến xe Mỹ Đình hoặc Yên Nghĩa, sau đó xuống ở Mộc Châu với giá vé xe chất lượng cao khoảng 200.000 đồng. Nếu tự lái ôtô, bạn không cần quá lo lắng vì đường to, dễ đi dù nhiều đèo dốc. Lưu ý, chạy đúng tốc độ và chú ý làn khi vượt. Vào mùa hè, đường ít sương mù nhưng tầm nhìn hạn chế khi trời mưa. Đoạn có thể nhiều mây mù là đường từ đoạn Thung Khe. Mộc Châu có khá nhiều nhà nghỉ. Tuy nhiên, để có được phòng ở chất lượng trong mùa cao điểm, bạn vẫn nên gọi điện đặt trước. Ở đây có hình thức nhà nghỉ sinh thái (có núi đồi, hồ nước, nhà sàn) hoặc nhà nghỉ cộng đồng kiểu homestay. Giá của một phòng khoảng 200.000 - 300.000 đồng một đêm nhưng cũng có rất nhiều nhà nghỉ có mức giá thấp hơn. Vài homestay "chill" gợi ý là MAMA's House, Le Chalet du Lac, Fairy House Mộc Châu, House By Lake, The Nordic Village, Mộc Châu Retreat... Giá phòng từ 300.000 đến 1.000.000 đồng một đêm. Để khám phá hết Mộc Châu, bạn có thể đi nhanh trong 2 ngày. Nếu có thời gian nhiều hơn khoảng 3-4 ngày là tuyệt nhất, bạn sẽ có nhiều thời gian để tìm ra những góc máy đẹp để chụp ảnh hoặc rẽ sang các khu vực du lịch nổi tiếng lân cận như Thung Nai, Mai Châu, thủy điện Hòa Bình... Các địa điểm bạn có thể ghé qua: Rừng thông Bản Áng, Thung lũng mận Mu Náu, Vường hoa Hướng Dương, Đổi chè Mộc Châu, Thác Chiềng Khoa, Thác Nàng Tiên, Thác Dải Yếm, Đồng cỏ 68, Làng Nguyên Thủy, Đỉnh Pha Luông. Các quán ăn, nhà hàng nằm dọc theo trung tâm thị trấn đoạn quốc lộ 6 đi qua. Ngoài các đặc sản như mận, trà hay sữa, Mộc Châu còn nổi tiếng là nơi ăn ngon. Những món ăn không thể bỏ qua khi tới đây là bê chao, cá suối rán, cá lăng đủ món, lẩu cá hồi, tiết canh heo, thịt trâu gác bếp, rau chấm nước sốt lòng cá hay cơm ngũ sắc. Muốn ăn thịt bê sữa, bạn có thể tìm các nhà hàng Đông Hải, Xuân Bắc 181, Nam Hưng 70, hay Lan Hồng 64, Bê Quán Mộc Châu... Món ăn lạ miệng nên thử là lẩu sữa tươi Mộc Châu. Nước dùng được ninh từ xương và các loại rau củ, thêm một lượng sữa vừa phải được thêm vào sao cho có đủ màu trắng sữa và vị thơm dịu, thêm ngô cho ngọt. Khi lẩu bắt đầu sôi, lớp sữa phía trên bắt đầu đóng váng, có vị béo và thơm. Đây cũng là lúc nước lẩu ngon nhất. Trong hai năm trở lại đây, Mộc Châu còn nổi tiếng là nơi tạo ra dâu tây có chất lượng không thua kém Nhật Bản hay Hàn Quốc do trồng bằng công nghệ Nhật. Mùa đông sẽ là mùa thu hoạch dâu tây tại các trang trại với những khu vườn ngập dâu chín đỏ mọng, vị chua ngọt thanh mát và nếu ăn kèm với sữa chua Mộc Châu thì rất dễ gây "nghiện". Vào mùa hè, sau mùa mận sẽ là mùa dưa gang với những trái thơm ngọt. Bạn có thể mua chè, sữa, táo mèo, ngô, rượu ngô... về làm quà từ các địa điểm: ngã ba 73 gần thị trấn, tiểu khu 32 và Bó Bun, ngã ba 70, ngã ba vườn đào, tiểu khu Chiềng Bi. Mộc Châu thường có nắng ấm vào ban ngày, nhưng nhiệt độ ban đêm khá thấp và có sương mù. Bạn cần mang đủ quần áo ấm để đảm bảo sức khỏe, kiểm tra đèn xe trước khi khởi hành. Không xả rác, dẫm lên các luống cải của đồng bào hoặc leo trèo trên cây, bẻ cành đào rừng, cành mận, hoa...
Sơn La
Tháng 1 đến tháng 12
1264 lượt xem
Với diện tích 6.915m2, Hang Dơi chứa đựng trong mình một mạch nước ngầm không bao giờ cạn. Cái tên Hang Dơi vốn bắt nguồn từ việc xưa kia có những đàn dơi lớn ở lại đây sinh sống và làm tổ nhưng hiện tại chúng đã rời đi nơi khác. Tuy nhiên, cái tên Hang Dơi vẫn được người dân ở đây gọi cho tới hiện tại như một cái tên thân thuộc từ lâu. Phía trên trần của hang động là những vòm đá cao rủ xuống tại thành những khối nhũ lung linh huyền ảo. Những khối thạch nhũ này tạo thành nhiều hình thù kỳ thú như ông tiên, bà tiên, các con vật… Tất cả tạo nên một cảnh vật vừa lung linh vừa hùng vĩ. Đây là một địa điểm mà khi đi du lịch Mộc Châu bạn không nên bỏ qua! Tương truyền rằng, ngày xưa có một con rồng thiêng, khi bay qua vùng đất này, thấy núi non nơi đây hùng vĩ, khí hậu lại mát mẻ nên đã hạ mình ẩn xuống Hang Dơi và trú ngụ ở đây. Chính vì vậy, dãy núi này có nhiều màu sắc rất huyền bí như: màu trắng ngần lúc ban mai, xanh biếc lúc trưa rồi lại chuyển hồng lúc chiều, cuối cùng là màu tím lúc hoàng hôn. Người dân ở đây thường bảo nhau đấy là do thân rồng đang bao quanh núi. Về sau, khi con rồng chết đi, nó đã nhả ra 7 viên ngọc để trả ơn. 7 viên ngọc chính là 7 ngọn núi đã tạo nên hang Dơi sau này. Nhờ những câu chuyện truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác khiến cho nơi đây càng trở nên hấp dẫn và khiến cho nhiều du khách tò mò muốn đến đây để kiểm chứng. Từ khi bước vào từ cửa hang, ánh sáng hắt vào trong hang sẽ làm cho bạn cảm thấy như mình đang lạc vào một chốn thần tiên với những mảng tối, sáng khác nhau. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ các khối nhũ đá vôi rủ xuống tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ thú. Hơn nữa, những khối đá này còn có nhiều hình thù khác nhau tạo khiến du khách thấy hứng thú khi liên tưởng. Đặc biệt nhất là khối đá hình một cặp nam nữ yêu nhau ở hồ nước cạn giữa động, là điểm nhấn khiến ai cũng phải trầm trồ. Trong động, ngoài những hình thù được tạo nên từ những khối đá vôi còn có rất nhiều cây đa mà mà rễ của nó tạo thành những hình thù ở dưới đất như hình con voi, con hổ... Một điều đặc biệt nữa của Động Sơn Mộc Hương là phần giữa hang vòm cao hơn những chỗ khác trong động, có bức mành đá chắn ở lối vào, đây được gọi là buồng “công chúa”, cũng là một điểm thu hút ở nơi đây. Hang Dơi vừa là nơi tham quan vừa là nơi thám hiểm với rừng núi và cây cối mọc xung quanh, vậy nên du khách cần chú ý một số điều sau: Vì hang nằm ở nơi có rừng cây rậm rạp nên du khác nên mặc những trang phục kín và thoải mái để vừa có thể leo núi mà vừa tránh bị cồn trùng hay muỗi cắn.Nên mang thêm cả kem xịt muỗi để đảm bảo an toàn, nhất là với trẻ em. Khi đi tham quan Động Sơn Mộc Hương, bố mẹ cần để ý đến sức khỏe của con mình khi leo núi và tham quan động, sau đó, đưa ra những giải pháp kịp thời nếu trẻ quá mệt hoặc quá hiếu động mà chạy nhảy lung tung.
Sơn La
Từ tháng 1 đến tháng 12
2050 lượt xem
Giữa lòng thành phố có ngọn đồi mang tên Khau Cả nằm soi mình bên dòng suối Nậm La, nơi đây còn lưu giữ chứng tích lịch sử Nhà Tù Sơn La - minh chứng của một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên cường đã bị đầy ải bởi thực dân Pháp giam cầm, và bảo tàng Sơn La nơi trưng bày nhiều hiện vật quý, giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá của cộng đồng 12 dân tộc đoàn kết cùng nhau xây dựng Sơn La thành tỉnh giàu có của Việt Nam. Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2. Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Với lối thiết kế như vậy, mùa hè những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá, rét thấu xương thịt vào mùa đông cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại chế độ tàn bạo của thực dân phong kiến. Phong trào đấu tranh đã làm kẻ địch bất ngờ, chúng lồng lộn tìm đủ mọi cách đàn áp, bắt bớ những người Việt Nam yêu nước hòng dập tắt phong trào cách mạng. Mặt khác tăng cường xây dựng và mở rộng thêm hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó chúng đặc biệt chú ý đến nhà tù Sơn La. Năm 1940, Nhà tù Sơn La được mở rộng thêm một trại giam lớn để giam thêm tù nhân và đưa một số tù nhân nữ lên Sơn La nhưng âm mưu đó đã không thực hiện được. Như vậy, qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản. Bằng chế độ nhà tù cực kỳ hà khắc và những thủ đoạn tra tấn vô cùng hiểm ác, kẻ thù tưởng sẽ tiêu diệt được tinh thần và thể xác của những chiến sĩ cách mạng nhưng chính tại nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng, rèn luyện ý chí và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng những chiến sỹ, đảng viên cộng sản trung kiên, nổi bật nhất là vai trò của đồng chí Tô Hiệu và bao đồng chí trung kiên khác. Trải qua 2 lần tàn phá bằng bom của giặc, di tích xưa giờ đã xiêu vẹo, hầu như chỉ còn là một bãi gạch tan hoang, những bức tường nhà ngục đổ nát là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù. Còn lại nguyên vẹn là cây đào Tô Hiệu, biểu tượng gắn với tên tuổi người Bí thư Chi bộ kiên trung của nhà tù vẫn trổ hoa rực rỡ khi mùa xuân về... Năm 1952, khi thực dân Pháp rút khỏi Sơn La, đã ném bom nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng, lần 2 vào năm 1965, đế quốc Mỹ đã dánh phá Thị xã Sơn La phá hủy một phần của nhà tù. Năm 1980, Bảo tàng Sơn La tiến hành phục chế lại lần thứ nhất: San lấp hố bom, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh; lần thứ 2, vào năm 1994, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ. Năm 1994, Bảo tàng Sơn La đưa ra ý định phục chế lại toàn bộ khu di tích lại như nguyên dạng ban đầu, nhưng không sưa tầm được đầy đủ hồ sơ, nên không đủ cơ sở khoa học để khôi phục lại toàn bộ mà chỉ xây các bức tường lên cao một chút để khách tham quan có thể hình dung được cấu trúc của khu nhà tù Sơn La. Mỗi năm, tại di tích lịch sử nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập….Chắc hẳn, một lần nào đó du khách đến với Sơn La, về với núi rừng Tây Bắc để được trải nhiệm, hồi tưởng lại cuộc chiến tranh diễn ra hơn một thế kỷ đã qua; Với sự lãnh đạo tài tình của đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc…Đã để lại cho hậu thế hôm nay một đất nước thanh bình.
Sơn La
Từ tháng 1 đến tháng 12
1156 lượt xem
Sở hữu độ cao ấn tượng so với mực nước biển là 2.000 m, đỉnh núi nằm ở khu vực biên giới Việt - Lào và nhận được sự yêu thích của nhiều khách du lịch đến tham quan trong thời gian những năm gần đây. Sau khi đến trung tâm huyện Mộc Châu bạn cần di chuyển thêm 40 km để đến được chân núi. Ngoài tên gọi đỉnh Pha Luông, du khách còn có thể dùng tên Bờ Lung để nói về điểm du lịch này. Khi đến đây bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác chinh phục đỉnh núi với độ cao ấn tượng. Đặc biệt, là cảm giác được ngắm nhìn khung cảnh mọc trong từ trên cao vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ mà không phải ở đâu cũng có. Với những người yêu thích khám phá và đam mê bộ môn mạo hiểm thì đây sẽ là điểm đến tuyệt vời. Bạn còn có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của vùng cao miền Bắc và thư giãn sau những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống tại đây. Đối với những bạn trẻ thì đây là điểm check in lý tưởng và “săn mây” siêu đỉnh vào buổi sáng sớm. Mang đặc trưng khí hậu của miền Bắc với bốn mùa thay đổi rõ rệt, du khách có thể đến đỉnh Pha Luông bất kỳ thời gian nào trong năm. Bởi nơi đây vào mỗi thời điểm sẽ mang vẻ đẹp riêng biệt và ấn tượng riêng cho khách du lịch. Tuy nhiên, vì đường lên đỉnh núi có độ cao đến 2000m và khó khăn, nên du khách hãy chọn thời gian du lịch từ tháng 3 đến tháng 4. Đây là thời điểm có nắng ấm và không có mưa, thuận tiện cho việc leo núi an toàn hơn cũng như giúp quá trình ngắm cảnh. Một trong những điểm check-in nổi tiếng khi chinh phục đỉnh Pha Luông, đó chính là mỏm đá có hình dáng độc đáo. Sự bao quát trong không gian và cảnh vật, cùng mỏm đá chìa hẳn ra phía ngoài càng làm cho tấm hình của bạn thêm ấn tượng. Du khách không cần lo lắng bởi đá có kích thước khá lớn và dày dặn, cần lưu ý khi check-in vào trời mưa do dễ trơn trượt. Ngoài những trải nghiệm về cảnh vật và bầu không khí tại đỉnh núi, du khách còn có cơ hội khám phá thêm về phiên chợ đặc trưng của người Lào. Bạn có thể tìm thấy những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, món ăn đặc sản tại Mộc Châu, thịt khô,... làm quà cho người thân hoặc bạn bè sau chuyến đi. Mặc dù là một điểm du lịch thu hút và mang vẻ đẹp hoang sơ, ấn tượng cho khách du lịch. Nhưng đỉnh Pha Luông khá khó chinh phục, nên ngoài kinh nghiệm bạn cũng cần biết một số lưu ý sau: Với độ cao 2000m, khi đến đỉnh núi bạn sẽ thấy nhiệt độ giảm xuống nhanh chóng. Đặc biệt, nếu đến vào mùa Đông thì mức nhiệt càng thấp nên bạn cần mang theo quần áo giữ ấm, khăn, nón len, bao tay,... Nhằm tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể bị ảnh hưởng. Trong quá trình leo núi bạn nên sử dụng giày chuyên dụng dành cho leo núi, không nên đi giày bệt hoặc dép vì có thể gây trơn trượt và nguy hiểm trong quá trình di chuyển. Du khách lên cân nhắc kỹ về sức khỏe và khả năng vận động của mình trước khi quyết định leo núi Pha Luông. Với những người mắc các bệnh về tim mạch thì không nên di chuyển lên núi. Trước khi thực hiện quá trình chinh phục đỉnh núi, bạn nên ăn nhẹ và uống nước để có thêm năng lượng cho bản thân. Tuyệt đối không tự ý vứt rác bừa bãi trong quá trình di chuyển hoặc tham quan đỉnh núi. Luôn mang theo giấy tờ tùy thân để xuất trình làm thủ tục tại đồn biên phòng.
Sơn La
Từ tháng 3 đến tháng 4
1234 lượt xem
Hồ Tiền Phong Sơn La là địa danh tiêu biểu của nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ, nhưng lại vô cùng lãng mạn nơi núi rừng Tây Bắc. Ghé thăm vùng đất này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong thủy hữu tình và tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên, có nhiều trải nghiệm thú vị khi đi du thuyền trên mặt hồ. Nằm giữa thảo nguyên bao la, hồ Tiên Phong ngàn gió và nắng ấm đã làm say lòng bao du khách. Hồ Tiền Phong Sơn La là thuộc địa bàn xã Mường Bom, huyện Mai Sơn. Địa danh nằm ngay sát trục đường Quốc lộ 6, cách 23km về thị xã Sơn La, cách 7km về thị trấn Hát Lót và cách 2km để tới sân bay Nà Sản. Đây là vị trí đắc địa của núi non hùng vĩ. Là nơi được bao quanh bởi thiên nhiên tươi đẹp – giữa thảo nguyên ngút ngàn. Phía Đông và phía Bắc là hai dãy núi trùng điệp nối tiếp nhau hùng vĩ. Phía Đông là cao nguyên Nà Sản đầy ắp các loại trái cây và ngút ngàn đồi chè xanh ngát. Tất cả đã tạo nên phong cảnh hữu tình, thiên nhiên cuốn hút, mang lại những giây phút thư thái và bình yên, níu chân người lữ khách. Cảnh sắc hồ Tiền Phong được tạo nên từ con đập Tiền Phong bằng đất và kiên cố bởi những mảng bê tông vững chắc. Đập Tiền Phong cao 23m, chân rộng 120m2 và dài 120m. Tới đây, du khách được tận mắt chứng kiến khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với một màu xanh biếc trải dài. Mặt hồ bao la màu xanh ngọc bích, đằng xa xanh thẳm những cánh rừng nhiệt đới và cảnh sắc mây trời thăm thẳm. Thiên nhiên dìu bước, lòng người không muốn rời khỏi khung cảnh non nước hùng vĩ Tiền Phong. Du thuyền là trải nghiệm hấp dẫn du khách khi đến thăm hồ Tiền Phong Sơn La. Vừa lững lờ trên mặt nước và thu vào tầm mắt thiên nhiên tuyệt diệu thì còn gì tuyệt vời hơn. Bạn có thể lựa chọn chèo thuyền bằng tay, thuyền đạp chân hoặc thuyền máy tùy theo sở thích. Nhiều du khách cũng lựa chọn câu cá giữ thiên nhiên tuyệt đẹp. Hãy cứ làm theo cách mình thích, thả hồn vào thiên nhiên để cảm nhận thời gian chậm trôi, lưu giữ những cảm xúc tuyệt vời nhất. Nhìn từ xa, đảo nổi giống như mai một con rùa đang lênh đênh giữa mặt hồ. Cảnh quan nơi đây lúc nào cũng xanh mướt một màu xanh tươi mát từ những thảm cỏ non và hàng đây vi vu gió. Gió đưa hơi nước mát lành và sảng khoái cho hòn đảo nhỏ. Khám phá đảo nổi, du khách sẽ được thả hồn vào thiên nhiên tươi mát nơi đây, thưởng thức không khí trong lành và bình yên nhất của cuộc đời.
Sơn La
Từ tháng 1 đến tháng 12
1185 lượt xem
Ngoài cái tên Dải Yếm, ngọn thác này còn được gọi là “thác Nàng” hay “thác Bản Vặt”. Thác bắt nguồn từ hai khe nước Bó Co Lắm và Bo Ta Cháu, nằm ở vị trí hợp lưu của suối Vặt và suối Bó Sập, thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu. Tương truyền rằng hơn 700 năm trước, có một đôi trai gái yêu nhau thắm thiết. Nhưng vì chiến tranh, cả hai phải chia cắt. Chàng trai ra trận, còn cô gái ngày ngày đến bên dòng thác chờ người yêu trở về. Một hôm, trời mưa bão, nước dâng ngập cả ngọn thác. Cô gái bị cuốn trôi, chỉ còn lại tín vật tình yêu là chiếc khăn thêu vương lại gần thác nước. Dân bản tiếc thương nên đã đặt tên cho thác là “Dải Yếm”, theo tiếng Thái cổ nghĩa là “Sợi Yêu”. Cũng bởi truyền thuyết cảm động này nên dòng thác đã trở thành nơi “chứng duyên” và là điểm đến lý tưởng cho rất nhiều cặp tình nhân. Hiện nay, thác đang được bảo tồn và chịu sự quản lý bởi Khu du lịch thác Dải Yếm. Giống như một người con gái đang tuổi yêu đương, thác nước Dải Yếm có lúc nhẹ nhàng, êm đềm nhưng cũng có lúc dữ dội và cuồng nhiệt. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp hoang dã pha lẫn chút mộng mơ của con thác, bạn nên đến đây vào mùa nước đổ. Khoảng thời gian từ tháng 4 – 9 chính là thời lúc vời nhất để ngắm thác. Lúc này, suối chảy xiết, lượng nước đổ về rất lớn, tạo thành một tấm màn trắng xóa, đầy mê hoặc, khiến người xem phải choáng ngợp và thích thú. Nhưng nếu muốn nhìn thấy một điều gì đó nhẹ nhàng, trầm lắng hơn, bạn cũng có thể tham quan thác vào mùa khô. Khi đó, con thác sẽ trở nên dịu dàng và đầy mộng mơ. Tiếng suối chảy róc rách hòa cũng giọng hót líu lo của những chú chim từ rừng sâu, tất cả hòa quyện vào nhau, tạo thành một khung cảnh đậm ý thơ. Nhưng nếu muốn nhìn thấy một điều gì đó nhẹ nhàng, trầm lắng hơn, bạn cũng có thể tham quan thác vào mùa khô. Khi đó, con thác sẽ trở nên dịu dàng và đầy mộng mơ. Tiếng suối chảy róc rách hòa cũng giọng hót líu lo của những chú chim từ rừng sâu, tất cả hòa quyện vào nhau, tạo thành một khung cảnh đậm ý thơ. Trải nghiệm đầu tiên mà bất cứ du khách nào cũng không thể bỏ qua đó là chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác Dải Yếm. Thác có độ cao hơn 100m, được chia tách thành hai nhánh rõ rệt: thác phía trên rộng khoảng 4.000 m2 với 9 tầng tượng trưng cho 9 bậc tình yêu, còn thác phía dưới nhỏ hơn (diện tích tầm 300 m2) và gồm 3 tầng. Hai cụm thác cách nhau khoảng 200m, thi nhau ngày đêm chảy xiết, nhìn từ xa trông giống như một dải yếm đào mềm mại uốn lượn quanh vách núi. Với vẻ đẹp kỳ ảo đậm nét thi thơ, ngọn thác này đã trở thành địa điểm tham quan, dã ngoại, check in chụp ảnh của rất nhiều du khách, đặc biệt là giới trẻ.
Sơn La
Từ tháng 1 đến tháng 12
1134 lượt xem
Cánh đồng Mường Lò thuộc địa phận thị xã Nghĩa Lộ, nằm trên Quốc lộ 32, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 80km về phía Tây. Cánh đồng bao la rộng lớn, thẳng cánh cò bay chính là nguồn sống của đồng bào dân tộc Thái, cũng là cái nôi của văn hóa ẩm thực cùng những điệu múa xòe cổ truyền thống đặc trưng của miền đất này. Nếu Tú Lệ, Mù Cang Chải đã vô cùng nổi tiếng với du khách thì Mường Lộ hiện nay vẫn chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên nơi đây sở hữu vẻ đẹp rất riêng mà MIA.vn muốn gợi ý bạn ghé đến chinh phục. Bạn có thể tiện đường đi Mù Cang Chải bằng Quốc lộ 32 thì sẽ đi qua Cánh đồng Mường Lò để khám phá. Đến với Mường Lò, du khách sẽ bất ngờ vì vẻ đẹp quá đỗi thanh bình và êm ả. Những nếp nhà nhỏ bình dị, những rặng cây cao lớn, những người dân ngày ngày làm việc cần cù, tất cả tạo nên một miền đất tuyệt đẹp. Mường Lò có địa hình như một lòng chảo khổng lồ, thuộc địa phận thị xã Nghĩa Lộ cùng một vài xã khác thuộc huyện Văn Chấn. Từ trên cao nhìn xuống, nơi đây được ôm trọn bởi dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, sắc vàng của lúa chín và sắc xanh của cây cối đồi núi đan xen vào nhau trải rộng đến tận chân trời. Vùng lòng chảo Mường Lò là nơi cư trú của hơn 10 dân tộc anh em bao gồm Thái, Mường, Kinh, Tày, Nùng, Mông… Chính vì thế tạo nên một vùng văn hoá đặc sắc với những nét đan xen độc đáo có một không hai. Từ lâu, người dân đã gọi cánh đồng Mường Lò là vùng đất của gạo trắng nước trong cùng hương vị thơm lừng của của món nếp Tú Lệ. Thung lũng lúa Mường Lò hiện nay đang là vựa lúa rộng lớn thứ 2 của vùng Tây Bắc, chỉ sau Mường Thanh thuộc tỉnh Điện Biên, cung cấp nguồn lương thực rất lớn cho người dân tại đây. Với kinh tế còn nhiều hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, Mường Lò có vai trò rất lớn đối với đời sống của người dân. Nổi tiếng là miền đất “gạo trắng, nước trong”, Mường Lò đã trở thành cảm hứng đi vào nhiều tác phẩm thơ ca. Với vẻ đẹp ngây ngất lòng người, mỗi mùa đều hiện lên trước mắt du khách với những màu sắc riêng, vẻ đẹp riêng. Do diện tích Cánh đồng Mường Lò rất rộng lớn, lại thuộc địa phận nhiều địa phương nên tạo nên khung cảnh vô cùng đặc biệt. Cùng một thời điểm nhưng mỗi xã sẽ có lịch canh tác khác nhau. Bên này là Nghĩa Lộ lúa đã ngả chín vàng thì ở Văn Chấn cánh đồng vẫn xanh rì. Vì thế tạo nên cảnh quan của những thửa ruộng đan xen vào nhau rất đặc sắc. Mỗi sáng khi bình minh lên, những tia sáng đầu tiên chiếu xuống cả cánh đồng rộng lớn. Hình ảnh những người nông dân vác cuốc vác liềm ra đồng làm cỏ, gặt lúa, tiếng cười đùa nói chuyện vang vọng cả một vùng trời. Khi trời ngả dần về chiều, những cô cậu bé lùa trâu về chuồng, những bông lúa lấp lánh dưới ánh hoàng hôn, một vẻ đẹp vừa thanh bình vừa kì diệu khiến lòng người nôn nao. Đến mùa thu hoạch, những xe trĩu nặng lúa gạo đang người dân trở về nhà. Bỏ lại phía sau là những thửa ruộng ngập trong rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái, khô vàng dưới ánh nắng mặt trời. Đến đây mùa này, bạn còn có cơ hội tham gia những lễ hội mừng lúa mới của người dân địa phương, thưởng thức rất nhiều món ăn ngon cùng những ché rượu thơm lừng.
Yên Bái
Từ tháng 1 đến tháng 12
1142 lượt xem
Bản Lìm Mông nằm tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái khoác lên mình vẻ đẹp xao xuyến lòng biết bao người. Bản Lìm Mông nằm ở nơi tận cùng của Yên Bái, được thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc đẹp đến ngất ngây cùng những cánh đồng lúa trải dài, xen kẽ là những mái nhà thấp thoáng ẩn hiện giữa chốn mây mù đẹp tựa thiên đường. Không hề ngoa khi nói Bản Lìm Mông chính là một trong những điểm tham quan, khám phá vô cùng thách thức những ai đam mê phượt. Với cung đường đi vô cùng hiểm trở và đầy những gian nan, thử thách, Bản Lìm Mông đáp lại sự kiên nhẫn của mọi người bằng khung cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn, không hề thua kém Thị trấn Tú Lệ ở Yên Bái. Giữa tháng 9 và tháng 10 chính là lúc thích hợp nhất để bạn đến khám phá Bản Lìm Mông. Lúc này cũng là lúc Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào mùa đẹp nhất. Đến đây vào thời điểm này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên Yên Bái khoác lên mình sắc áo vàng óng ánh, đẹp như bức tranh được vẽ nên từ chính đôi tay của Mẹ thiên nhiên. Nếu như đã bỏ lỡ mùa vàng Yên Bái, bạn cũng có thể đến khám phá Bản Lìm Mông vào khoảng tháng 5 đến tháng 6. Lúc này Yên Bái đang vào mùa nước đổ nên cảnh sắc thiên nhiên đẹp thơ mộng cực kỳ. Vào thời điểm này tại Bản Lìm Mông cũng vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn vì người dân bắt đầu í ới rủ nhau lên đồng cày cấy cho một mùa vụ mới đầy bội thu. Đến với Yên Bái mà bỏ lỡ cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Bản Lìm Mông thì quả là một thiếu sót cực kỳ lớn. Nằm ở tận cùng xứ mây mù, đường đến Bản Lìm Mông cũng vô cùng hiểm trở khiến nhiều phượt thủ đứng ngồi không yên, mong muốn xách balo lên để đến đây khám phá một trong những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Để đến được Bản Lìm Mông, từ Hà Nội bạn di chuyển theo hướng đi cầu Trung Hà. Đến Thanh Sơn (Phú Thọ) thì tiếp tục di chuyển thẳng qua Quốc lộ 32 hướng về tỉnh Yên Bái. Sau khi đến chân đèo Khau Phạ thì phải băng qua bản làng người Thái ở suối Nậm thì mới đặt chân đến được Bản Lìm Mông tọa lạc bên kia con suối. Ngay từ lúc còn trên cung đường đến với Bản Lìm Mông bạn đã có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp đầy ấn tượng của đèo Khau Phạ. Với độ cao lên đến 1200m so với mực nước biển, đèo Khau Phạ đẹp kỳ vĩ mang đến một thử thách không hề nhỏ cho những ai đang có ý định đến khám phá Bản Lìm Mông. Đứng từ trên đỉnh đèo, bạn sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng được cảnh sắc thiên nhiên của Bản Lìm Mông. Vẻ đẹp của núi rừng Yên Bái cứ thế được thu trọn vào trong tầm mắt. Đặc biệt là lúc Bản Lìm Mông vào mùa lúa chín, những cánh đồng lúa trải dài một màu vàng ươm vô cùng rực rỡ, tô điểm thêm cho bức tranh phong cảnh đẹp đến mê hồn người. Giới trẻ thường chọn đỉnh đèo này làm nơi ngắm Bản Lìm Mông, sống ảo và đặc biệt là đón khoảnh khắc hoàng hôn hoặc bình minh. Nếu như có ý định đến khám phá Bản Lìm Mông, một trong những việc bạn cần làm đầu tiên chính là kiểm tra thật kỹ lưỡng phương tiện di chuyển và nên đem đi bảo dưỡng nếu có thể. Đường đi đến bản vô cùng khó khăn, hiểm trở với nhiều đèo dốc, khúc cua tay áo nên nếu không cẩn thận rất dễ gặp phải rủi ro giữa đường. Đảm bảo một sức khỏe thật tốt trước khi lên đường vì đoạn đường đến đây không những xa mà còn muôn vàn gian nan, thử thách. Nếu không đủ tự tin để cầm lái thì bạn nên đi cùng với người có tay lái vững, có kinh nghiệm chạy xe đường dài cũng như quen thuộc với đường đi tại Yên Bái càng tốt. Nên xem trước dự báo thời tiết trước khi lên đường. Nếu thời tiết xấu thì nên cân nhắc thay đổi lịch trình đi những điểm khác rồi mới đến Bản Lìm Mông. Đặc biệt là không nên đổ đèo dốc vào ban đêm vì đường đi rất tối, vắng vẻ và cực kỳ nguy hiểm đối với những ai không quen thuộc đường xá Bản Lìm Mông. Ưu tiên những bộ đồ thoải mái, giày thể thao để thuận tiện di chuyển vì hầu hết người đến Bản Lìm Mông đều với mong muốn được khám phá nhiều nhất có thể. Địa hình nơi đây không thích hợp để diện những bộ váy, đầm quá cầu kỳ sống ảo.
Yên Bái
Từ tháng 9 đến tháng 10
1121 lượt xem
Tỉnh Yên Bái vốn được nhiều người biết đến nhờ vào vẻ đẹp ấn tượng của khung cảnh thiên nhiên đẹp hữu tình, nổi tiếng nhất có lẽ là Mù Cang Chải. Nhưng mấy ai biết được rằng, đây còn là nơi cất tiếng vọng âm vang không ngừng của thác Pú Nhu hùng vĩ, xinh đẹp. Thác Pú Nhu nằm trong bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải với dòng thác tạo nên những thanh âm du dương như lời kể tự hào về những con người chân chất, bình dị của vùng đồi núi cao hùng vĩ Tây Bắc. Con thác nằm cách trung tâm huyện Mù Cang Chải khoảng chừng 10km về phía Tây, được bắt nguồn từ những con suối ở trên những cánh rừng đầu nguồn thuộc Lào Cai, Sơn La đổ về. Với địa hình núi cao vô cùng ấn tượng tại đây đã biến dòng nước đấy trở thành dòng thác hùng vĩ, ấn tượng như bây giờ. Đặc biệt nhất phải kể đến là vào những mùa nước nổi, nước ở đây được bù đắp thêm lớp phù sa màu mỡ giúp cây cối tươi tốt, mang đến hương sắc tươi mới, tràn đầy sức sống. Thiên nhiên thật khéo léo khi bao bọc con thác xinh đẹp này một cách đầy tinh tế, chỉ để “lộ” âm vang hùng vĩ của dòng thác cho những bạn ở từ phía xa. Chính vì thế mà thác Pú Nhu lại trở nên bí ẩn hơn, khiến ai nấy cũng tò mò được khám phá khi chỉ vừa nghe những thanh âm đấy. Khi chưa kịp nhìn ngắm thác Pú Nhu thì bạn đã có thể ngây ngất trước vẻ đẹp thơ mộng của lối đi dẫn vào đấy rồi. Đoạn đường di chuyển khá dễ dàng, chỉ cần bằng qua con suối và cánh đồng ngô là bạn có thể tận hưởng cảm giác mát lạnh của dòng nước mát tại đây. Còn nếu bạn chọn di chuyển theo con đường lớn thì rất khó để chiêm ngưỡng dòng thác này. Bạn biết vì sao không? Bởi thiên nhiên đã ôm ấp con thác này bằng những cây rừng cao lớn, tạo nên sự ẩn nấp tinh tế cho con thác. Với độ cao khoảng chừng 200m, dòng thác được chia thành nhiều bậc chảy khác nhau. Đẹp nhất là vào những ngày nắng đẹp, dòng thác Pú Nhu chảy xuống tựa tấm vải lụa trắng phất phơ theo những giai điệu vui tươi của tiếng gió rì rào, tiếng chim hót trong khu rừng hoang sơ xung quanh. Nếu có dịp khám phá Mù Cang Chải vào những ngày thời tiết tuyệt đến thế, chắc hẳn bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi, âm hưởng hùng vĩ và đáng nhớ nhất là khoảnh khắc được thả hồn mình vào bầu không khí trong lành mà đất trời ban tặng cho nơi đây. Nằm hiên ngang giữa hai vách núi cao thẳng đứng, dòng thác Pú Nhu hiện ra tựa bức tranh thủy mặc. Hình ảnh ngọn núi cao hùng vĩ chẳng khác gì một vị tráng sĩ đang bao bọc, che chở nàng thiếu nữ xinh đẹp mang tên thác Pú Nhu qua bao thăng trầm cuộc sống. Xung quanh dòng thác còn có những tảng đá lớn phủ đầy lớp rêu tuy có phần ghê sợ, nhưng đấy cũng chính là điểm nhấn đặc biệt khiến bạn không thể rời mắt sự kỳ lạ đấy. Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm một nơi để trút đi mọi muộn phiền, được thư giãn cùng thiên thiên trong lành thì đây đích thực là nơi lý tưởng dành cho bạn. Với những gì mà thác Pú Nhu sở hữu, chắc hẳn bạn sẽ có chuyến đi thật đáng nhớ với khung cảnh tuyệt vời, ấn tượng tại đây. Bên dưới dòng nước chảy liên hồi của con thác còn có một hồ nước bí ẩn mang tên hồ Rồng. Theo như người dân ở đây kể lại, hồ nước này vô cùng linh thiêng bởi có một con rồng đang ngủ dưới lòng hồ, và tương truyền rằng dòng thác Pú Nhu chính là kết quả tuyệt mỹ được phun ra từ con rồng đấy. Tuy chỉ là một câu chuyện được truyền miệng cho đến ngày nay nhưng nó đã khiến cho mọi người không dám đằm mình dưới dòng nước này, bởi không một ai dám đánh thức giấc ngủ của con rồng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một câu chuyện truyền thuyết. Ngày nay, kh dịch vụ du lịch ở đây đã phát triển hơn nhiều, bạn hoàn toàn có thể được đảm bảo an toàn trong chuyến tham quan của mình. Vì thế, bạn vẫn có thể thỏa thích đằm mình tận hưởng dòng nước mát ở nơi đây mà không phải lo lắng quá nhé.
Yên Bái
Từ tháng 1 đến tháng 12
1162 lượt xem
Nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như "Hạ Long trên núi" là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà. Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên. Hồ rộng gần 20 nghìn ha mặt nước gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Đến với hồ Thác Bà, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn biển nước mênh mông, những đảo cây ngút ngàn soi bóng xuống mặt hồ xanh ngắt. Con người nơi đây cũng hết sức thân thiện và mến khách. Ai đã một lần ghé thăm hồ Thác Bà chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng và lưu luyến không quên một hồ Thác trong xanh, nên thơ và kỳ vĩ. Không chỉ cung cấp nguồn nước để phát điện lưới quốc gia, hồ Thác Bà còn là nơi điều hòa không khí trong lành và điểm dừng chân của các tour du lịch. Đến thăm hồ Thác Bà, khi di chuyển bằng tàu thủy, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành giữa mặt nước mênh mông, lung linh soi bóng những hòn đảo điệp trùng tưởng như vô tận, để quên hết những mệt mỏi ưu phiền của cuộc sống. Điểm đầu tiên du khách có thể đến thăm là khu vực Nhà máy Thủy điện Thác Bà, nơi có đền Thác Bà, đây là công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam sừng sững hiên ngang trên biển hồ. Được tận mắt tham quan công trình lịch sử của đất nước, nghe kể câu chuyện về những con người ngày đêm tận tụy xây dựng lên Nhà máy, mỗi du khách sẽ không khỏi xúc động và thêm tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang, sự hy sinh của thế hệ cha anh. Kết thúc hành trình tham quan Nhà máy Thủy điện Thác Bà, du khách còn có thể kết hợp đến thăm đền Mẫu Thác Bà - một địa điểm du lịch tâm linh cách đó không xa. Đền tọa lạc trên núi Hoàng Thi, với thế tựa lưng vào núi, nhìn ra sông Chảy theo hướng Đông Đông Bắc, xa xa là núi Cao Biền. Từ lâu, đền Mẫu Thác Bà đã nổi tiếng là chốn linh thiêng, được công nhận là Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh năm 2004. Du khách viếng thăm đền Mẫu thắp một nén nhang, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông... Động Thủy Tiên, nằm trong lòng núi đá dài khoảng 100m với những nhũ đá lấp lánh, trong đó có hình chín nàng tiên mỗi người một vẻ gắn với truyền thuyết tình yêu ly kỳ, hấp dẫn. Thăm động Xuân Long nằm ẩn trong núi đá, với những tượng đá tự nhiên và các nhũ đã gắn với những truyền thuyết mang màu sắc liêu trai. Cùng hệ thống hang động, du khách có thể lên núi Cao Biền, dãy núi lớn và dài nhất thắng cảnh hồ Thác Bà, đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt để ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất... Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa du khách sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại… và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ. Phong cảnh hữu tình, phong phú về nguồn lợi thủy sản, ven hồ còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa bản địa, trong đó, nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như Lễ hội mừng cơm mới của người Tày, Tết nhảy của dân tộc Dao... Đề với Làng Văn hóa Ngòi Tu - xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, nơi quần tụ của 5 dân tộc (chủ yếu là đồng bào Dao Quần trắng), du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống thư thái dưới những mái nhà sàn thấp thoáng giữa rừng cọ, tìm hiểu nghề đan rọ tôm truyền thống, ngắm những thiếu nữ Dao má đỏ hây hây trong trang phục dân tộc rực rỡ. Đặc biệt, mỗi khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa trại bập bùng, du khách sẽ được nghe những làn điệu dân ca say đắm lòng người và thưởng thức hương vị tinh tế của những món ăn như: cơm lam, nộm hoa chuối rừng, thịt gà nấu măng chua hay món gỏi cá, nộm tôm... Hầu hết, các bản làng ven hồ Thác giờ vẫn giữ được nét hoang sơ, cùng bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan... với nhiều lễ hội đặc sắc. Hiện nay thôn Ngòi Tu đã có nhiều hộ được đầu tư hoàn chỉnh đủ điều kiện để đón khách nước ngoài. Mỗi năm, thôn đã đón tiếp hàng trăm đoàn khách thăm quan, chủ yếu đến từ các nước Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển, Úc và Việt kiều. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham dự lễ hội đua thuyền độc đáo với tên gọi “Âm vang hồ Thác Bà” hay thăm làng bưởi Khả Lĩnh nổi tiếng. Và trong hành trình khám phá ấy, du khách cũng có thể thêm chút thời gian để đến với mảnh đất Lục Yên liền kề là vùng đá quý nổi tiếng cả nước, thăm Di tích lịch sử đền Đại Cại, hang Ma Mút, chùa São, núi Vua Áo đen... nơi mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những dấu vết của người Việt cổ. Được ví như vịnh Hạ Long trên núi - hồ Thác Bà hứa hẹn mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm tuyệt vời, khó quên.
Yên Bái
Từ tháng 1 đến tháng 12
1313 lượt xem
Suối Giàng Yên Bái nằm ở độ cao khoảng 1.300 - 1.400 m so với mực nước biển, quanh năm được bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp mây trời, cộng thêm không khí luôn cực kỳ trong lành và mát mẻ khiến nơi đây trở thành địa điểm rất được du khách yêu thích, chọn làm nơi dừng chân. Bên cạnh đó, nơi đây còn có một điểm đặc sắc mà MIA.vn tin rằng khi nghe thôi là bạn đã muốn gói ghém đồ đạc lên Suối Giàng ngay lập tức, chính là bạn có thể cảm nhận được đủ bốn mùa trong năm chỉ trong… một ngày ở Suối Giàng. Nhắc đến Yên Bái là không thể không nhắc Suối Giàng, và nhắc đến Suối Giàng là không thể không nhắc đến chè Shan. Dừng ở đây một chút để MIA.vn kể chuyện cổ tích cho bạn nghe về loại chè đã gắn liền với Suối Giàng này. Sự tích kể lại rằng, ngày xưa có một nàng tiên đã gieo hạt xuống Suối Giàng và hạt giống thần này đã nảy mầm thành một cây xanh tươi tốt. Khi cây lớn lên, xòe lá tán rộng với những búp cây trắng muốt như tuyết. Lúc này, nhóm người Mông sinh sống tại đây đang chịu cảnh đói rét, họ đã sử dụng loại lá cây này để ăn, sau khi ăn xong thấy cơ thể khỏe mạnh hơn. Chính điều thần kỳ đó mà họ tin rằng trời đã giúp họ, vì thế họ quyết định lập bản làng tại đây sinh sống và gọi nơi này là Suối Giàng. Phải nói rằng những cây chè cổ thụ tại Suối Giàng cũng rất thần kì, chúng sống ở độ cao 1.400 mét so với mặt biển, cây "trẻ" ít tuổi cũng trên trăm năm, cây nhiều tuổi tới hơn 300 năm. Ấy vậy mà búp non vẫn lên xanh trên những thân chè xù xì, trắng mốc, bám chắc rễ trên sườn núi cheo leo, làm nên cảnh sắc vườn chè cổ thụ độc đáo. Ngoài ra những búp chè mập mạp ấy còn được phủ bởi một lớp trắng mờ nên được gọi là chè tuyết. Chè được hái, được sao bằng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người Mông. Chè Shan tuyết Suối Giàng rất độc đáo, tuy sinh sống ở vùng núi hoang sơ nhưng trong bát nước chè xanh lại hội tụ đủ vị ngon hàng đầu của các loại chè đẳng cấp trên thế giới. Khi đến nơi đây du lịch, có rất nhiều hoạt động dành cho bạn để tận hưởng không gian sống xanh- sạch- đẹp này, như nhắm mắt lại và phiêu diêu nghĩ về một bát nước chè thơm nồng, hoặc vô tư lự đánh một giấc ngủ say dưới tán cây chè to lớn, hay hòa mình cùng cuộc sống của người dân tại đây qua hoạt động hái chè, sao chè, cuối cùng thưởng thức nước chè là thành phẩm do chính tay mình cất công làm ra. Quả là một điểm đến lý tưởng để chúng ta “thải độc” những mệt mỏi, ưu phiền từ cuộc sống nơi phố thị phải không nào! Du lịch Suối Giàng ngoài thưởng thức chè Shan ra, nơi đây còn có rất nhiều món đặc sản của người dân tộc Mông đang chờ đón bạn thưởng thức như: mèn mén, Thịt trâu gác bếp Yên Bái, lợn cắp nách, rau rừng, rượu sắn, rượu ngô,... và những món ăn lạ vô cùng độc đáo, hòa quyện trong hương vị của chè cổ như thịt cuốn lá chè nướng, lá chè non ăn sống kèm các loại rau thơm. Ẩm thực giản dị mộc mạc nhưng lại có hương vị say lòng đến khó quên. Thử tưởng tượng yên vị ngồi bên chiếc bàn ăn bằng gỗ, giữa cái tiết trời se lạnh của ban đêm tĩnh mịch thưởng thức những xiên thịt nướng nóng hổi, kèm theo đó là vị thơm nồng của rau rừng, cay nóng của bát rượu và thỉnh thoảng “tráng” miệng bằng cái ngọt bùi của món mèn mén làm từ ngô xem, chắc chắn sẽ làm bạn rục rịch muốn làm ngay một chuyến đi đã đời quên lối về cùng hội bạn thân rồi.
Yên Bái
Từ tháng 1 đến tháng 12
1114 lượt xem
La Pán Tẩn là một xã vùng cao thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Với vị trí nằm trên đỉnh Khau Phạ, cao gần 2000 mét so với mực nước biển, xã La Pán Tẩn sở hữu bức tranh thiên nhiên cực kỳ đẹp với ruộng bậc thang, với núi đồi cao chót vót và nét văn hóa bản địa của đồng bào người H’mông. Từ thị trấn Mù Cang Chải về xã La Pán Tẩn khoảng 15km, du khách đi theo hướng Đông Bắc là dễ dàng đến nơi. Sau hành trình băng qua những cung đường đèo sát sườn núi, bạn sẽ đến với một miền đất xinh đẹp có đến 2200 ha diện tích ruộng bậc thang xếp thành tầng tầng lớp lớp. Xưa kia, xã La Pán Tẩn từng là một xã nghèo, là “thủ phủ” thuốc phiện khi có đến 80% dân số nghiện ngập. Tuy nhiên giai đoạn “đen tối” ấy đã dần qua khi xã được đầu tư đúng mức để phát triển du lịch. Đời sống cư dân địa phương đã khấm khá hơn. Năm 2007, La Pán Tẩn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích danh thắng cấp Quốc gia. Với vị trí đắc địa trên miền núi cao, khí hậu mát mẻ cùng nhiệt độ trung bình khoảng 19 độ C, nơi này trở thành điểm đến ở Mù Cang Chải được nhiều du khách yêu thích. Hành trình khám phá xã La Pán Tẩn mang lại cho bạn vô vàn trải nghiệm đáng nhớ cả về cảnh đẹp lẫn văn hóa, con người nơi đây. Nếu lần đầu tiên khám phá xã La Pán Tẩn, có lẽ bạn sẽ ngay lập tức choáng ngợp trước cảnh đẹp nơi đây. Trên hành trình về thăm xã vùng cao Tây Bắc này, du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của ruộng bậc thang điệp trùng bủa vây tứ phía. Là một trong những xã có ruộng bậc thang nhiều nhất Mù Cang Chải nên nhìn đâu bạn cũng thấy ruộng lúa điệp trùng. Thật khâm phục những người nông dân nơi đây, bằng sức người và nông cụ thô sơ có thể biến núi đồi trở thành những thửa ruộng xinh đẹp, uốn cong bên dưới những triền núi. Ruộng bậc thang nằm thoai thoải theo các sườn đồi, kéo dài ra tận bờ suối, len lỏi vào cả những bản làng. Đâu đâu cũng là ruộng lúa. Khám phá xã La Pán Tẩn, du khách có thể check in rất nhiều địa điểm đẹp của nơi đây. Trong đó đồi Mâm Xôi chính là tọa độ hot nhất mỗi mùa lúa chín. Ngọn đồi này được nâng đỡ bởi những thửa ruộng bậc thang bên dưới, bên trên có dáng tròn tựa một chiếc mâm dâng lên trờ. Mỗi mùa lúa chín vàng, đồi Mâm Xôi thu hút rất nhiều du khách đến check in, chụp ảnh. Theo kinh nghiệm đi Mù Cang Chải của nhiều du khách, đồi Mâm Xôi đẹp nhất vào sáng sớm bình minh khi nắng vàng vừa len nhẹ lên những thửa ruộng, chung quanh còn những làn sương trắng lờ mờ bao phủ, vẽ nên một bức tranh đẹp như tiên cảnh. Gần đồi Mâm Xôi có một lán gỗ nhỏ của người dân, là nơi mà du khách có thể ngồi ngắm cảnh và thỏa thích chụp ảnh. Vi vu La Pán Tẩn đúng mùa lúa chín vào tháng 9 – 10, du khách vừa được ngắm cảnh ruộng bậc thang tuyệt đẹp, vừa có cơ hội xem người dân thu hoạch lúa bằng phương pháp thủ công. Hình ảnh phụ nữ H’mông với chiếc lưỡi liềm nhỏ thoăn thoắt gặt từng khóm lúa trên đồng thật đẹp và bình dị làm sao. Về La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải, ngoài ruộng bậc thang, du khách còn có thể khám phá thác nước tuyệt đẹp ở đây. Đó là thác Pú Nhu có độ cao hơn 20 mét, đổ ầm ầm xuống hồ Rồng và tạo nên một khung cảnh hết sức hùng vĩ, bí ẩn. Quanh thác Pú Nhu là những tảng đá lớn nhỏ phủ đầy rêu phong, ra rừng cây cổ thụ xanh mướt êm đềm thật bình yên, thi vị. Đến thác Pú Nhu, bạn có thể dành thời gian ngắm cảnh đẹp, chụp ảnh hay cắm trại quanh bờ hồ. Người dân bản địa cho rằng hồ Rồng là nơi linh thiêng nên không ai xuống tắm. Tuy nhiên về sau khi các hoạt động du lịch ở địa phương được đẩy mạnh, du khách có thể trải nghiệm tắm thác để cảm nhận dòng nước mát lành nơi đây.
Yên Bái
Tháng 9 đến tháng 10
1142 lượt xem
Trong những năm gần đây, năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm, du khách khắp mọi miền tổ quốc đều đổ về Mù Cang Chải để chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp tuyệt vời của mảnh đất vùng cao này. Đến với nơi đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang, những biển mây trắng trên đỉnh đèo Cao Phạ mà còn được đắm mình vào những lễ hội văn hóa độc đáo của đồng bào Mông. Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Vùng đất này nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên 2.000m so với mặt biển. Đến Mù Cang Chải, du khách có thể đi đường Quốc lộ 32 bằng hai hướng. Nếu từ Hà Nội, sẽ lên Yên Bái, từ Yên Bái đến Mường Lò 70km, ngủ tại đây để sáng sớm mai đi xe từ Mường Lò, xế trưa sẽ đến Mù Cang Chải. Đoạn này dài gần 100km, nhưng hơn 80km là đường đèo dốc tiến lên liên tục, chừng nào leo đến độ cao 1.750m, sương mây mù mịt là sắp đến thị trấn Mù Cang Chải. Chặng giữa đèo có một miền đất phẳng, hãy nghỉ chân ở đây để thưởng thức thứ cơm lam nếp Tú Lệ dẻo thơm nức tiếng khắp vùng. Hướng thứ hai, du khách đi hết đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lên Sa Pa và qua đèo Ô Quy Hồ, sau đó qua Tân Uyên và Than Uyên của Lai Châu để tới Mù Cang Chải. Đến với Mù Cang Chải dù chỉ một lần, du khách cũng cảm nhận được sự trù phú của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp tình người. Đường lên Mù Cang Chải tuy xa và khó khăn song lại rất thú vị. Quang cảnh thay đổi liên tục trên đường, du khách chưa kịp ngắm hết những ngôi nhà sàn Thái trên cánh đồng Mường Lò rộng lớn với bạt ngàn hoa ban trắng đã được đến với những con đường quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi dốc đứng. Các vận động địa chất đã tạo cho Mù Cang Chải những đỉnh núi cao như: Púng Luông (2.985m), Phu Ba (2.512m), Mồ Dề (2.100m)… Qua đèo Khau Phạ (cao 2.100m), đây là đỉnh núi cao nhất trong "tứ đại đỉnh đèo" Tây Bắc được bao phủ trong biển mây bồng bềnh, khí hậu mát mẻ quanh năm. Đỉnh đèo Cao Phạ còn là địa điểm đẹp đứng thứ 4 trên thế giới để cho các phi công bay dù lượn, cho những ai ưa thích cảm giác mạnh, trò chơi mạo hiểm để chinh phục bầu trời và cùng được thỏa sức chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của đất trời từ trên không trung qua trò chơi dù lượn. Từ đây, cứ từ đèo này qua đèo khác, núi này qua núi khác, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thay đổi của độ cao, hai bên đường là những triền ruộng bậc thang đẹp mê hồn khiến mỗi chúng ta đều thấy choáng ngợp. Thị trấn Mù Cang Chải nhỏ xinh nằm gọn giữa hai sườn núi với những bản làng thanh bình dưới thung lũng xanh hay trên đèo Khau Phạ. Chiếm 90% dân số toàn huyện, người Mông ở Mù Cang Chải có 4 nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng); Mông Đu (Mông Đen); Mông Lình (Mông Hoa); Mông Si (Mông Đỏ), họ cư trú ở những sườn núi cao từ 800 đến 1.700m với những nét văn hóa đậm đà truyền thống, đặc sắc luôn thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Đến nơi đây, du khách có thể vào thăm các bản làng dân tộc Mông, khám phá nét văn hóa cũng như những phong tục tập quán nơi vùng cao Tây Bắc với nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc và sản vật nổi tiếng. Xem múa khèn, cùng trai gái Mông đi hội Sải Sán, trải nghiệm một số nghề thủ công truyền thống như: nghề rèn đúc, dệt vải bằng sợi lanh, làm đồ trang sức và thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào Mông. Đặc biệt du khách cũng không thể bỏ qua và nghé thăm bản Thái, chỉ cần đi qua cây cầu ở ngay trung tâm huyện (hướng về xã Chế Tạo nơi có khu bảo tồn loài sinh vật cảnh) rồi rẽ trái đi khoảng 1km sẽ tới bản Thái. Một bản nhỏ bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi. Ở đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái, nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức giao lưu, đốt lửa trại, múa xòe. Đến Mù Cang Chải, du khách được thưởng ngoạn vẻ đẹp của quần thể Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải với tổng diện tích 330 ha phân bố chủ yếu trên 3 xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn và Dế Su Phình, nơi đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Danh thắng Quốc gia từ năm 2007. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây đẹp tựa vân tay của trời, một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào Mông. Không phải chỉ mới bây giờ mà đã từ lâu lắm, cái vùng đất khắc nghiệt Mù Cang Chải với ý nghĩa “làng cây khô” trong ngôn ngữ Mông đã trở thành biểu tượng sức cần cù, sáng tạo bền bỉ của con người. Từ một vùng đất khô cằn hoang hóa, những người Mông giỏi trèo đèo vượt núi đã khéo vận dụng biến từng luống đất, từng vạt đồi thành những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, không chỉ đem lại nguồn lương thực nuôi sống cộng đồng mà còn điểm thêm nét nhấn nhá vào thiên nhiên, biến núi đồi hoang vu thành những kiệt tác độc đáo in đậm giá trị văn hóa truyền thống cùng kỳ công sáng tạo của người Mông. Những thửa ruộng cứ từng cấp, từng cấp ôm theo triền núi đồi. Khắp 13 xã, thị trấn của Mù Cang Chải chỗ nào cũng có ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang đẹp nhất vào tháng 5-6 khi những thửa ruộng vào mùa nước đổ và tháng 9-10 khi lúa nếp chín vàng óng ả trải dài khắp các triền đồi. Du khách đến Mù Cang Chải vào hai thời điểm này để được tận mắt chứng kiến những mâm xôi xanh, vàng hiện lên giữa bạt ngàn đồi núi. Dừng chân tại 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Su Phình, ở đâu du khách cũng nhìn thấy những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp trải rộng khắp các quả đồi. Du khách sẽ không khỏi ngưỡng mộ, trầm trồ, tán thưởng bức tranh thổ cẩm huy hoàng giữa đất trời do những người "nghệ sĩ nông dân" xứ Tây Bắc thêu dệt nên. Cả một vùng núi non trùng điệp này chính là bức tranh vùng cao Tây Bắc tuyệt đẹp được vẽ nên bởi trời xanh, mây trắng, những thửa ruộng cao và một cuộc sống đơn giản, bình dị mà chân thực đến từng ánh mắt, nụ cười.
Yên Bái
Tháng 5 đến tháng 6
1348 lượt xem
A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Đây được gọi là mốc ngã ba biên giới nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao 1.864m so với mực nước biển, hàng năm đón khá nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc đến tham quan, chinh phục. Trước đây, A Pa Chải được coi là mốc khó chinh phục vì đường lên cột mốc khó khăn, phải vượt qua ba quả đồi cỏ tranh cao lút đầu người, băng qua rừng, lội suối, leo núi cao mất bốn đến năm tiếng từ đồn biên phòng mới lên tới nơi. Giờ đã khác. Năm 2018, tỉnh Điện Biên hoàn thiện xong con đường bê tông men theo các vách núi và xây bậc tam cấp, du khách chinh phục cột mốc dễ dàng hơn dù rằng vẫn phải đi bộ vài cây số đường bê tông nhỏ, dốc và leo 500 bậc thang để lên tới cột mốc. Cột mốc ngã ba biên giới đặt trên đỉnh núi có hình tam giác, có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Từ điểm cao của cực Tây Tổ quốc, nhìn ra xa là một không gian bao la, núi rừng hùng vĩ, trùng điệp. Cột mốc ba cạnh phân chia ranh giới ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc lung linh dưới nắng. Niềm xúc động và tự hào dân tộc trào dâng.
Điện Biên
Từ tháng 1 đến tháng 12
1168 lượt xem
Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Pá Khoang, TP. Ðiện Biên Phủ; cách quốc lộ 279 khoảng 8km và cách trung tâm TP. Ðiện Biên Phủ gần 20km về hướng Ðông Bắc. Theo ngôn ngữ của người dân tộc Thái, Pá Khoang có nghĩa là “rừng trúc”. Ông Quàng Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Pá Khoang cho biết: Trước kia quanh hồ trúc mọc nhiều vô kể, người Thái nơi đây có câu nói vui rằng “ngửa mặt lên thấy trời, cúi mặt xuống thấy trúc”. Người dân địa phương thường sử dụng cây trúc để làm cần câu cá và một số vật dụng sinh hoạt. Ngoài việc đảm bảo tưới tiêu cho 5.000ha cánh đồng Mường Thanh với 2 vụ lúa, hồ Pá Khoang còn điều hòa khí hậu, hạn chế những tác hại của mưa lũ, tích trữ nước cho hai công trình thủy điện Thác Bay và Nà Lơi. Với lợi thế đa dạng thảm thực vật, rừng quanh hồ phong phú các loại thú; nhiều loài thực vật, động vật nổi và dưới lòng hồ. Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ, tuyến đường vào hồ Pá Khoang đã được trải nhựa. Cũng vào thời điểm này đã khai trương 4 nhà nghỉ vừa sang trọng lẫn dân dã với gần 100 phòng; các bản văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú cũng được triển khai với tổng diện tích trên 1.000ha. Ðể đến hồ Pá Khoang, du khách có thể di chuyển từ quốc lộ 279 theo quốc lộ 279b vào địa bàn xã Mường Phăng. Hoặc có thể theo tuyến đường bộ phía đông nam của TP. Ðiện Biên Phủ đi qua xã Tà Lèng. Hai tuyến đường này đều dẫn du khách qua những con đường quanh co, uốn lượn ven hồ, thỉnh thoảng lại hiện ra sau tán rừng mặt hồ Pá Khoang trong xanh... Tham quan hồ Pá Khoang, du khách có thể bơi thuyền trên những gợn sóng lăn tăn, len lỏi vào tận cùng ngóc ngách của các đảo, khám phá điều kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Du khách cũng có thể đi bộ xuyên rừng thưởng ngoạn cảnh quan và ghé thăm các bản của người dân tộc Thái. Người dân nơi đây rất thân thiện và mến khách; du khách sẽ được mời tham dự những buổi giao lưu văn nghệ, thưởng thức nghệ thuật và các món ẩm thực, như: xôi, cơm lam, cá nướng, thịt hun khói... Vào mùa đông, sương mờ bảng lảng phủ khắp mặt hồ tạo nên một bức tranh thủy mặc huyền ảo. Mùa hè đến, mặt hồ trong xanh, hiền hòa soi bóng núi non, mây trời và rừng cây xanh thẫm. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Ðiện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Ðiện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu chung của quy hoạch là đến năm 2020 phát triển Khu Du lịch Ðiện Biên Phủ - Pá Khoang cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu Du lịch Quốc gia; đến năm 2030 thực sự trở thành Khu Du lịch Quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiên đại; là điểm nhấn, mốc son trên tuyến du lịch qua miền Tây Bắc, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế - xã hội tỉnh Ðiện Biên.
Điện Biên
Từ tháng 1 đến tháng 12
1157 lượt xem
Pha Đin tiếng Thái gọi là “Phạ Đin”, trong đó “Phạ” là trời, Đin là “đất”. Tên của con đèo này có nghĩa là nơi giao thoa giữa đất và trời - cái tên đủ để giúp người ta hình dung về sự xa xôi, hiểm trở ở đây. Đèo Pha Đin cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 100km. Đây được xem là ranh giới giữa 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La. Pha Đin tọa lạc trên độ cao 1000m so với mực nước biển, với tổng chiều dài khoảng 32km. Điểm khởi đầu của đèo cách TP Sơn La 66km, còn điểm cuối cách TP Điện Biên Phủ khoảng 84km. Pha Đin cùng với Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Mã Pí Lèng làm nên tứ đại đỉnh đèo huyền thoại của vùng cao Tây Bắc. Du khách phương xa muốn chinh phục đại đỉnh đèo này cần đến Hà Nội bằng xe khách, tàu hỏa hay tốt nhất là đặt vé máy bay đi Hà Nội. Từ sân bay Nội Bài, du khách có thể đặt xe đưa đón sân bay trên Traveloka để vào trung tâm thành phố. Từ Hà Nội, để đến Sơn La - điểm khởi đầu của đèo Pha Đin bằng xe khách giường nằm, limousine hay phượt bằng xe máy. Con đèo này nằm trên quốc lộ 6, nối liền hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Phượt thủ xuất phát từ Hà Nội sẽ di chuyển theo tuyến quốc lộ 6 qua cao nguyên Mộc Châu – Yên Châu – Mai Sơn – Thuận Châu là tới điểm khởi đầu của đèo Pha Đin. Còn nếu xuất phát từ TP Điện Biên Phủ, bạn sẽ đi theo quốc lộ 279 hướng đi huyện Tuần Giáo là tới. Mỗi mùa, đèo Pha Đin lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Nhưng mùa đẹp nhất ở Pha Đin là mùa xuân và mùa hạ. Mùa xuân là mùa hoa rừng khoe sắc. Nào là hoa đào hồng ứng, hoa mận trắng tinh, hoa ban rợp trời. Tháng 3 là mùa hoa ban nở rộ - loài hoa đặc trưng của tỉnh Điện Biên cũng là mùa được các phượt thủ đánh giá là đẹp nhất. Mùa hè ở các tỉnh đồng bằng nóng cháy da nhưng khí hậu ở Pha Đin mát mẻ, dễ chịu. Mùa đông kèm theo mưa phùn thời tiết lạnh giá và đường đi nguy hiểm hơn không phải mùa lý tưởng để chinh phục Pha Đin. Ngoài ra, từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa mưa ở Điện Biên. Trước khi bắt đầu hành trình bạn nên theo dõi sát diễn biến thời tiết. Bởi khu vực Pha Đin là núi đất đỏ chứ không phải núi đá vôi. Khi có mưa nhiều dễ xảy ra sạt lở cực nguy hiểm. Hầu hết du khách và phượt thủ đến đây để thỏa mãn máu phiêu lưu. Cung đường đèo hiểm trở và thiên nhiên hùng vĩ nơi đây như có sức thôi miên kỳ lạ. Từ xa nhìn lại, cung đường đèo chạy dài uốn lượn như sợi dây thừng lơ lửng giữa núi đồi. Địa thế nơi đây vô cùng hiểm trở với một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Điểm cao nhất của đèo Pha Đin cao 1.648m so với mực nước biển. Độ dốc của đèo từ 10% đến 19%. Cung đường đèo ngoằn ngoèo với 125 khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z nguy hiểm với bán kính đường cong dưới 15m. Đi từ điểm khởi đầu lên đến đỉnh đèo, từng bức tranh thiên nhiên từ từ mở ra, vừa hùng vĩ, ngoạn mục lại vừa thơ mộng. Dưới chân đèo lác đác bản làng. Lưng chừng đèo mây mờ giăng phủ. Từ dốc đèo nhìn xuống là thung lũng Mường Quài trải rộng mênh mông. Đến gần phía đỉnh đèo chỉ có bầu trời thăm thẳm và rừng núi hùng vĩ, bao la. Khi chinh phục Pha Đin, bạn đừng quên dừng chân ngắm cảnh tại thung lũng Ẳng Nưa hay check in tại Pha Đin Pass - một khu du lịch 50ha do hợp tác xã Pha Đin xây dựng. Sức sống hiện diện khắp cung đèo Pha Đin. Trên cung đường chinh phục, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những phiên chợ vùng cao khi đi qua địa phận xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hay xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Người dân họp chợ để mua bán nông sản, dược liệu, sản vật núi rừng. Du khách cũng có thể dừng chân để mua một ít mang về làm quà. Điều khiến đèo Pha Đin trở nên đặc biệt hơn so với 3 đại đỉnh đèo Tây Bắc còn lại chính là việc con đèo này gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ nổi tiếng năm châu, chấn động địa cầu. Trong kháng chiến chống Pháp, Pha Đin là tuyến đường bộ tiếp vận và vận chuyển pháo lên Điện Biên Phủ và đã trở thành biểu tượng của tinh thần quả cảm của 8.000 thanh niên xung phong. Để chặn đứng tuyến tiếp vận này, quân đội Pháp đã cho máy bay oanh tạc ròng rã 48 ngày đêm đường số 6. Trong đó, đèo Pha Đin và một trong 2 nơi hứng chịu nhiều mưa bom bão đạn nhất. Giờ đây, đèo Pha Đin đã được công nhận Di tích Quốc gia, là minh chứng cho lịch sử của dân tộc.
Điện Biên
Từ tháng 1 đến tháng 12
1194 lượt xem