Nhắc đến du lịch Thái Nguyên thì hang Phượng Hoàng chắc chắn là điểm đến bạn không thể nào bỏ lỡ. Nơi đây đã được đầu tư xây dựng Khu du lịch Hang Phượng Hoàng với đầy đủ cơ sở vật chất, chỗ để khách tham quan gửi xe, ăn uống, nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, vị trí nằm bên cạnh Quốc lộ 1B cũng rất đắc địa, bạn có thể dễ dàng kết hợp lịch trình tham quan hang Phượng hoàng vài giờ đồng hồ rồi di chuyển đến điểm du lịch tiếp theo. Hang Phượng Hoàng nằm trên đỉnh núi cùng tên, nổi tiếng với những khối thạch nhũ đẹp mắt, hình thù độc đáo. Bên cạnh hang còn có dòng suối Mỏ Gò trong veo, mát lành. Vì vậy mà nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến khám phá, trải nghiệm. Hang Phượng Hoàng cách thành phố Hà Nội khoảng hơn 130km. Với các đoàn bạn trẻ chuyên đi phượt thì khoảng cách này rất thích hợp cho chuyến đi cuối tuần. Chạy xe máy bạn sẽ mất khoảng hơn 3 tiếng di chuyển, có thể khởi hành vào chiều thứ 7, vui chơi một ngày rồi về vào chiều chủ nhật. Nếu không, bạn cũng có thể đi xe khách từ Hà Nội lên Thái Nguyên rồi thuê xe máy đi chơi vi vu, khám phá mảnh đất thanh bình này. Là địa phương còn khá mới trên bản đồ du lịch Việt Nam nên những điểm đến tại Thái Nguyên có điểm chung ở sự hoang sơ, dân dã, chi phí cho ăn ở, đi lại cũng sẽ rẻ hơn những nơi khác. Còn với những bạn từ các tỉnh xa của miền Nam và miền Trung thì cách di chuyển nhanh chóng nhất là mua vé máy bay ra Nội Bài, Hà Nội. Sau đó từ Hà Nội đi lên Thái Nguyên. Chuyến đi này bạn có thể kết hợp ghé thăm thêm các điểm đến ở cả Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Ninh, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp và thiên nhiên của vùng núi Đông Bắc. Theo một số người dân địa phương, tên gọi hang Phượng Hoàng bắt nguồn từ việc bên trong hang có rất nhiều khối đá và nhũ thạch với các hình thù kỳ ảo. Điều này khiến họ liên tưởng đến hình ảnh chim phượng hoàng tung cánh uy nghi và đầy sức mạnh. Vì thế mà cái tên hang Phượng Hoàng ra đời. Tuy nhiên, còn có một truyền thuyết khác gắn liền với tên gọi của hang động này nữa. Tương truyền rằng ngày xưa có một cặp chim phượng hoàng chọn ngọn núi này để sinh sống. Chúng ở trong hang sinh được hai quả trứng, chim bố đi tìm thức ăn còn chim mẹ thì phụ trách ở nhà ấp trứng. Rồi một ngày tai họa ập đến, đôi chim này bị trời trừng phạt. Chim bố đi kiếm ăn trở về thấy vợ mình đã hóa đá. Chim bố đau buồn nhưng vẫn hi vọng vợ mình sẽ sống lại, cứ như thế chờ đợi cho đến khi kiệt quệ mà ra đi theo. Thế nên trong hang núi này mới xuất hiện những khối thạch nhũ hình chim phượng hoàng, chính là minh chứng cho chuyện tình bất hạnh của đôi chim. Hang Phượng Hoàng được tạo hóa ban tặng cho vẻ đẹp rất độc đáo với ba tầng riêng biệt. Tầng thứ nhất gọi là tầng thượng, mọi người vẫn quen gọi là hang Dơi. Tầng này nằm trên cùng, dễ vào nhất và cũng được nhiều du khách khen ngợi nhất. Ở đây có rất nhiều khối thạch nhũ lạ mắt, ánh đèn chiều vào càng trở nên lung linh, huyền ảo. Tầng thứ hai là tầng giữa, có tên gọi là hang Sáng. Cấu trúc của tầng giữa khá độc đáo với ba cửa từ các phía cùng nhiều lỗ thông ra bên ngoài. Vì vậy là ánh sáng mặt trời có thể lọt qua, rọi xuống lòng hàng lung linh. Đến đây vào khoảng buổi trưa, những tia nắng chiếu xuống cực xinh để bạn tha hồ chụp ảnh. Tầng thứ ba cũng là tầng sâu nhất, được gọi là hang Tối. Có tên gọi này là vì ánh sáng mặt trời không thể nào lọt xuống tới đây. Không gian hang Tối khá âm u, tịch mịch nên cũng ít khách tham quan xuống tới. Hang Phượng Hoàng mát mẻ quanh năm, dù ngoài trời có nắng gắt thế nào thì nhiệt độ bên trong hang cũng chỉ ở mức 15°C mà thôi. Vì thế nên bước vào hang bạn sẽ thấy cực kỳ khoan khoái và thoải mái, giống như bước vào một căn phòng máy lạnh mà lại không bị tù túng, bí bách.
Thái Nguyên
Từ tháng 1 đến tháng 12
1168 lượt xem
Thác Nặm Rứt - nơi được ví như một nàng công chúa ngủ trong rừng đang là một trong số những địa danh du lịch ở Thái Nguyên được giới trẻ "đổ xô" khám phá dịp hè này. Điểm "hút khách" của thác là không gian thiên nhiên xanh, trong lành và vẻ xinh đẹp mơ màng của thác nước tự nhiên ở vùng đất huyền thoại xứ trà. Con thác Nặm Rứt thuộc địa phận xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), do đó nếu lựa chọn địa điểm này để tránh nóng thì hành trình khám phá nơi đây sẽ không quá vất vả. Du khách có thể đi bằng xe máy hay ôtô tùy từng nhu cầu, sở thích riêng để thực hiện hành trình khám phá và đi phượt Nặm Rứt theo hướng quốc lộ 3 hoặc theo quốc lộ 1 để dịch chuyển từ Hà Nội về Thái Nguyên. Ngoài ra, nếu xuất phát từ Hà Nội, không muốn di chuyển bằng các phương tiện khác, du khách cũng có thể lựa chọn tàu hỏa - một sự lựa chọn thú vị để khám phá cung đường Hà Nội - Thái Nguyên. Nếu đi theo tuyến đường tỉnh lộ 242, du khách sẽ được nhìn ngắm rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Điển hình là những ngọn đồi thanh vắng hay con sông Rong/Nghinh Tường xinh đẹp uốn lượn. Nổi bật nhất là những đồi chè mướt mắt tạo cho du khách cảm giác được lạc vào thế giới xanh mát mà chỉ có ở vùng đất Thái Nguyên huyền thoại. Trên cung đường tới thác Nặm Rứt, du khách sẽ nhìn thấy dòng sông Rong/ Nghinh Tường nổi tiếng với làn nước trong xanh. Dọc theo con sông này là hình ảnh những chiếc thuyền đánh cá nhỏ đang miệt mài thả lưới. Tất cả tạo nên cảnh sắc thiên nhiên rất cuốn hút mà ai nhìn cũng thấy mê. Xúc cảm được ngắm nhìn bức tranh sơn thủy nơi đây sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên rộng mở, vui vẻ và yêu đời hơn. Sau khi đi theo cung đường này, du khách sẽ tới thác Nặm Rứt Thái Nguyên - nơi được ví như một nàng công chúa ngủ trong rừng. Ẩn sâu trong vách núi nên thác Nặm Rứt Thái Nguyên sở hữu vẻ đẹp rất đặc biệt, nguyên sơ và cuốn hút. Vào mùa mưa, giữa vùng núi non hùng vĩ, trên đỉnh núi đá vôi có nhiều cây rừng, những dòng nước trắng xóa ào ào đổ xuống dòng sông Nghinh Tường tạo nên thác lớn. Bốn bề xung quanh con thác này là rừng núi bao bọc, tiếng nước đổ nghe thật vui tai. Nếu tới đây vào mùa thu, du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh dòng nước đổ từ trên cao trắng xóa cả một vùng trời. Tất cả hòa vào nhau tạo nên một bản nhạc hòa tấu vô cùng thú vị của vùng rừng núi Thái Nguyên này. “Hình ảnh những dòng nước trắng xóa đổ xuống cho ta cảm thấy thư giãn, thảnh thơi. Nơi đây không chỉ mang lại cảm xúc bình yên và tĩnh lặng mà còn tạo cho tôi cảm giác chỉ có thiên nhiên và con người bao bọc lấy nhau mà không hề có tiếng ồn ào, xô bồ, tấp nập của cuộc sống mỗi ngày. Vẻ đẹp mơ màng của Nặm Rứt sẽ khiến tôi bị cuốn hút và chỉ muốn ở mãi không rời” - chị Trần Tuyết Nhung (Trần Nhân Tông, Hà Nội) bày tỏ. "Nặm Rứt chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ cuối tuần của những đôi chân ham đi" - anh Nguyễn Thắng, du khách đến từ Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ. Đồng thời anh Thắng cho hay, so với những ai yêu thích được tham gia những chuyến đi du ngoạn và khám phá vẻ xinh đẹp của thiên nhiên kỳ thú thì thác Nặm Rứt sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Chúng ta sẽ được khám phá rất nhiều điều thú vị ở nơi đây, bởi con thác này rất kỳ ảo và có hình thù đặc sắc, đó là sự đan xen của rất nhiều dòng thác khác nhau nước phun xuống bọt tung trắng xóa mờ mờ ảo ảo xinh như tiên cảnh. Tất cả tạo nên những dòng phun nước nhỏ chảy xuống phía dưới trông càng trở nên quyến rũ và thú vị. Dọc theo bờ sông là những tảng đá to nhấp nhô để khách tham quan có thể ngồi câu cá, ngắm cảnh. Tới đây bạn sẽ thấy cuộc sống tách biệt tuyệt đối với thế giới bên ngoài. Cũng theo chị Nhung, nếu vào mùa khô, ở Nặm Rứt nước chỉ đủ để ngấm qua những mảng rêu trên vách đá, rơi xuống dòng sông xanh tạo sự lấp lánh khắp mặt sông dưới ánh nắng vàng tạo cho khung cảnh của Nặm Rứt trở nên đẹp, lạ hiếm thấy. Nếu khám phá thác Nặm Rứt Thái Nguyên vào mùa khô, nước tại thác chỉ có một dòng nước nhỏ duy nhất. Tuy nhiên, vào mùa này, du khách cũng có thể tham gia trải nghiệm câu cá hay ngồi trên những tảng đá có kích thước to tại con thác Nặm Rứt Thái Nguyên này để ngắm cảnh. Được ngồi ngắm cảnh và hít thở bầu không khí xanh trong nơi đây cũng khiến du khách cảm thấy thư thái tâm hồn hơn. Đặc biệt, khung cảnh nơi đây sẽ mang lại cảm giác thoải mái và khoan khoái hơn. Bạn sẽ cảm thấy tới đây là một quyết định đúng đắn cho kỳ nghỉ của mình và những người thân.
Thái Nguyên
Tháng 4 đến tháng 10
1099 lượt xem
Thái Nguyên được xem là vùng đất “thủ đô gió ngàn” trong thời kỳ kháng chiến. Đến với nơi đây, chúng ta có cơ hội tìm về cội nguồn của loài người với Mái đá Ngườm Thần Sa, với núi Đuổm hoang sơ kỳ vĩ, đắm mình trong câu chuyện tình lãng mạn của nàng Công, chàng Cốc… Và một trong những địa chỉ không thể bỏ qua chính là Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - nơi lưu giữ bản sắc cộng đồng dân tộc Việt. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm ở số 1 Đội Cấn, thành phố Thái Nguyên. Bảo tàng được thành lập năm 1960 với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Việt Bắc. Năm 1990 đổi tên thành Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam và trở thành 1 trong 7 Bảo tàng quốc gia Việt Nam. Được xây dựng trên một khuôn viên rộng đến 40.000m² cạnh dòng sông Cầu thơ mộng, tại điểm giao nhau của các đường Đội Cấn, Hoàng Văn Thụ, Bắc Kạn và Cách mạng tháng Tám, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là một công trình kiến trúc quy mô, tầm cỡ mang nhiều tính nghệ thuật, đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình kiến trúc đợt 1 năm 2006. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển với hàng trăm cuộc nghiên cứu, sưu tầm, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đang quản lý gần 30.000 tài liệu, hiện vật có giá trị, là cơ sở để hoàn thiện hệ thống trưng bày trong nhà cũng như ngoài trời, phục vụ tốt nhu cầu tham quan của công chúng. Bước vào khuôn viên Bảo tàng, chúng ta sẽ dừng chân tại Gian long trọng. Nơi đây giới thiệu những nét khái quát về văn hoá Việt Nam. Ở tiền sảnh lớn, chúng ta được ngắm nhìn chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu cuả dân tộc Việt Nam. Người ôm ba em bé, đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam. Bức tượng thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của Bác với các cháu thiếu nhi ba miền, đồng thời thể hiện chính sách thống nhất, đa dạng và đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Sau tượng Bác Hồ là bức phù điêu lớn được tạc bằng gỗ mô phỏng các lễ hội tiêu biểu truyền thống các tộc người từ Bắc vào Nam: Múa khèn trong phiên chợ vùng cao, múa sư tử trong hội xuân vùng thung lũng, lễ hội Ka Tê của đồng bào Chăm, lễ hội đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên và hội đua ghe ngo của đồng bào Nam Bộ. Tiếp đó, du khách sẽ lần lượt tham quan hệ thống 5 phòng trưng bày gồm: Trưng bày và giới thiệu về văn hoá các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (Kinh, Mường, Thổ, Chứt). Đồng bào sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh cá. Trong đời sống tâm linh có tục thờ cùng ông bà tổ tiên và các nghề thủ công truyền thống phát triển ở trình độ cao; Trưng bày và giới thiệu các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y). Đồng bào sống chủ yếu ở nhà sàn, trồng lúa trên các thung lũng, ven sông suối, với hệ thống dẫn nước bằng mương, phai, lái, lín, cọn nước. Các nghề thủ công rèn, dệt vải khá phát triển với các sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt họ có đời sống tinh thần phong phú với nhiều điệu xoè và bài hát then độc đáo; Trưng bày và giới thiệu văn hoá các tộc người thuộc 3 nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn), Ka Đai (La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo) và Tạng Miến (Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La). Đồng bào giỏi canh tác trên nương rẫy và ruộng bậc thang. Chợ phiên là nơi thể hiện rõ bản sắc văn hoá vùng cao, văn hoá ẩm thực, văn hoá mặc, nghệ thuật thêu thùa, in hoa, biểu diễn âm nhạc, múa khèn... Trưng bày giới thiệu văn hoá 21 tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié Triêng, H'rê, Kháng, Khơ Me, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Mnông, Ơ Đu, Mạ, Rơ Măm, Tà Ôi, Xơ Đăng, Xtiêng). Đồng bào cư trú rải rác ở khu vực Tây Bắc, Miền -Tây Nguyên và Nam Bộ. Đời sống kinh tế chủ yếu canh tác nương rẫy, những nương rẫy có độ cao tương đối lớn, đồng canh tác theo phương pháp chọc lỗ tra hạt. Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, chùa của dân tộc Khơ Me; nghề thủ công đan lát và lễ hội văn hoá cộng đồng là những nét văn hoá độc đáo của cư dân Môn - Khơ Me; Trưng bày và giới thiệu văn hoá các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo (Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru) và ngôn ngữ Hán (Hoa, Ngái, Sán Dìu). Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo cư trú tập trung trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và dải đất ven biển Miền Trung; Văn hoá Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ. Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hán cư trú trên cả ba vùng Bắc, Trung, Nam; Văn hoá Hán mang đậm nét phụ hệ. Mỗi phòng trưng bày với hệ thống tài liệu và hiện vật phong phú, đa đạng đã tái hiện một cách chân thực cảnh quan cư trú và đời sống văn hoá 54 dân tộc anh em, từ cực bắc Hà Giang đến vùng đất mũi Cà Mau với những hình ảnh gần gũi như: các phiên chợ vùng cao, cảnh săn bắt voi rừng, hình ảnh chọc lỗ bỏ hạt của người dân tộc phía bắc, lễ hội cồng chiêng của người Ê đê, Ba na ở Tây nguyên; sông nước của đồng bào Nam bộ; các nghề thủ công truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hóa trong trang phục, âm nhạc, ẩm thực, lễ hội trong sản xuất lao động…. Điểm nhấn đặc biệt của Bảo tàng là hệ thống trưng bày ngoài trời với không gian 6 vùng văn hoá: Núi cao phía Bắc, Thung lũng, Trung du - Bắc Bộ, Miền Trung - Ven biển, Trường Sơn - Tây Nguyên, và Đồng Bằng Nam Bộ sẽ mang lại những trải nghiệm hết sức thú vị cho du khách. Mỗi vùng văn hoá đều có không gian tổ chức lễ hội, có cấu trúc cảnh quan mang tính đặc trưng vùng miền và một ngôi nhà cụ thể, mang tính nguyên gốc làm điểm nhấn giới thiệu các giá trị văn hoá Việt Nam tới du khách. Tại đây, du khách cũng dễ dàng tận mắt nhìn thấy nhiều dụng cụ vốn rất quen thuộc từ xưa của dân tộc như cái cối xay lúa đan bằng nan tre, cái cày bằng cây thô sơ, những mái nhà lợp tranh, vách đất… Có thể nói Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên như “mái nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Khách đến tham quan sẽ có dịp chiêm ngưỡng một bức tranh toàn cảnh, tìm hiểu về cội nguồn, truyền thống, văn hóa các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước. Cùng với Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, Căn cứ cách mạng an toàn khu ATK, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn cho mọi du khách trong và ngoài nước.
Thái Nguyên
Từ tháng 1 đến tháng 12
1148 lượt xem
Định Hóa (Thái Nguyên) - nơi cách đây 76 năm (năm 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Trung ương Đảng và Chính phủ lựa chọn là nơi lập an toàn khu (ATK), nơi ra đời những quyết sách quan trọng, mang tính bước ngoặt của Đảng ta trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hành trình về những địa danh lịch sử trong quần thể khu di tích vào những ngày mùa Thu lịch sử, mỗi người dân Việt Nam sẽ cảm nhận được những dấu ấn lịch sử và những lời Bác Hồ dạy còn vang vọng đâu đây. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến ATK Định Hóa, đó là một vùng đất bán sơn địa với địa hình rừng núi xen lẫn cánh đồng, con suối, bản làng của đồng bào dân tộc Tày. Thung lũng Chợ Chu được bao bọc bởi những triền núi đá trập trùng tựa như chiến hào vững chãi, kiên cố. Ở nơi đây, khi dừng chân vào rạng sáng ngày 20/5/1947, Bác Hồ đã nhận thấy những thuận lợi của địa hình để lựa chọn những địa điểm hoạt động bí mật. Bác Hồ khẳng định: “Có nhân dân tốt, có cơ sở chính trị tốt là ở nơi đó “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh, lui có thể giữ). Đặc biệt, khi chọn đồi Tỉn Keo ở thôn Nà Lọm, xã Phú Đình (Định Hoá) để làm nơi lập căn cứ, Bác khẳng định: “Trên có núi, dưới có sông/Có đất ta trồng, có bãi ta chơi/Tiện đường sang Bộ Tổng/Thuận lối tới Trung ương/Nhà thoáng, ráo, kín mái/Gần dân, không gần đường”. Vì vậy, trong tổng thể hàng trăm di tích thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, địa điểm nào cũng gắn với hình ảnh Bác Hồ, các đồng chí trong Trung ương Đảng và Chính Phủ cùng những sự kiện lịch sử trong những năm tháng kháng chiến gian khổ. Những địa danh lịch sử đã để lại dấu ấn trong khu di tích ATK Định Hóa như: Chợ Chu, Chùa Hang, đồi Khau Tý, thác Khuôn Tát, đèo De, núi Hồng, Điềm Mặc, suối Đình, Định Biên, Bảo Biên, đồi Pụ Đồn, Tỉn Keo, những ngôi nhà sàn Bác ở và làm việc, nhà trưng bày AKT… Trong những hoạt động cách mạng tại ATK Định Hoá, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đã vạch ra đường lối chiến lược cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Đặc biệt, Bác đã soạn thảo “Sửa đổi lối làm việc”, chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để thông qua kế hoạch chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954, quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ, gian khổ của dân tộc. Trong những ngày tháng gian khổ của cuộc kháng chiến, bài thơ “Cảnh khuya” của Bác đã ra đời nơi núi rừng Định Hoá: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa/Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ/Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Ngày nay, tại Chùa Hang (Thị trấn Chợ Chu), bàn thờ Bác được đặt ở vị trí trang trọng với niềm kính yêu vô hạn. Chính tại đây, Bác Hồ đã từng ở vào năm 1950 để chỉ đạo chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954.
Thái Nguyên
Từ tháng 1 đến tháng 12
1157 lượt xem
Nằm tại tỉnh Thái Nguyên, khu du lịch Hồ Núi Cốc là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của khu vực phía Bắc. Khu du lịch sinh thái rộng lớn này cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 16 kilomet, và các trung tâm Hà Nội khoảng 70 kilomet. Hồ Núi Cốc là một hồ nhân tạo, có diện tích đến 25 hecta, với 89 đảo lớn nhỏ trong hồ, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Cùng với chuyện tình hồ Núi Cốc của chàng Cốc và nàng Công đầy cảm động, khiến nơi đây càng trở nên thu hút hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, khu du lịch còn có nhiều điểm tham quan độc đáo cho bạn khám phá. Thái Nguyên là một tỉnh phía Bắc Việt Nam, vậy nên thời tiết ở đây cũng thay đổi theo 4 mùa trong năm. Theo kinh nghiệm của Klook, du lịch Hồ Núi Cốc đẹp nhất là vào tháng 3 đến tháng 9. Vào khoảng thời gian này, thời tiết Thái Nguyên nhiều nắng, ít mưa, rất thích hợp để tham gia các hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian khu du lịch Hồ Núi Cốc tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật, giải trí, tạo ra một không khí sôi động cho nơi đây. Các tháng còn lại rơi vào mùa đông, là mùa lạnh ở Thái Nguyên, không thích hợp cho các hoạt động giải trí, khám phá ngoài trời. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng có thiên nhiên trong lành thì Hồ Núi Cốc vẫn là một lựa chọn phù hợp. Đến Hồ Núi Cốc, bạn có thể tham gia các trải nghiệm như: Vui Chơi tại Công Viên Nước, thưởng thức biểu diễn nhạc nước, thăm vườn động vật hoang dã, thăm quan các hang động,... và còn nhiều trải nghiệm hấp dẫn khác.
Thái Nguyên
Từ tháng 3 đến tháng 9
1235 lượt xem
Đến với Mẫu Sơn, du khách không chỉ được ngắm những đám mây bồng bềnh quấn quanh các ngọn núi mà còn cả những thửa ruộng bậc thang vàng óng vào vụ thu hoạch. Mẫu Sơn là một trong số ít những địa điểm tại Việt Nam xuất hiện băng tuyết vào mùa đông, tạo nên những bức tranh đa màu sắc vô cùng ấn tượng. Mẫu Sơn nằm trên địa bàn 3 xã: Công Sơn, Mẫu Sơn huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, với tổng diện tích 10.470 ha. Khu vực cao nhất của dãy núi Mẫu Sơn cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 180 km, nằm sát với đường biên giới Việt – Trung. Đây là vùng núi cao nhất của tỉnh Lạng Sơn và ở khu vực Đông Bắc nước ta, độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với với mặt nước biển, bao gồm một quần thể khoảng 80 ngọn núi lớn, nhỏ. Các đỉnh núi cao nhất là Phia Pò (Núi Cha) cao 1.541m, đỉnh Phia Mè (Núi Mẹ) cao 1.520m. Khí hậu Mẫu Sơn mang nét đặc thù của vùng á nhiệt đới và ôn đới với nhiệt độ trung bình trong năm là 15,6 độ C với 2 mùa rõ rệt. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 16 - 21 độ C. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có nhiệt độ trung bình từ 7,2 - 13,2 độ C, năm lạnh nhất tới -5 độ C, thường xuyên có sương mù bao phủ, có băng tuyết vào những ngày giá rét. Đây là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn, nơi nghỉ dưỡng lý tưởng thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch mỗi năm Nhiều người cứ nghĩ lên Mẫu Sơn du lịch phải vào mùa hè mới đẹp. Ngoài tắm thác, họ có thể cắm trại trong các khu rừng nguyên sinh với không khí trong lành, mát mẻ. Nhưng đi một vài lần du khách mới ngỡ ra, ở đây vẻ đẹp bốn mùa. Nếu như mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa hoa lê, mận, đào nở bung khoe sắc, thì mùa thu với những dải sóng vàng ruộng bậc thang kỳ vỹ, rừng cây nguyên sinh chuyển sắc và mùa đông là những ngọn núi, bản làng e ấp trong mây. Du khách đến Mẫu Sơn vào tháng 4 - 5 hàng năm sẽ bắt gặp cảnh người dân làm đất, cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang xen kẽ các triền đồi và giữa các khu rừng hồi. Vào khoảng tháng 6, Mẫu sơn trở thành điểm du lịch lý tưởng để tránh nóng ,trong ảnh là cảnh tắc đường 3 km trong ngày khai mạc Liên hoan du lịch Mẫu Sơn diễn ra vào tháng 6/2019. Ngoài tắm thác, cắm trại trong các khu rừng tận hưởng không khí trong lành, du khách có thể chiêm ngưỡng cẩm tú cầu, loài hoa đặc trưng trên Mẫu Sơn nở vào mỗi dịp hè. Từ tháng 7 đến tháng 8, những thửa ruộng bậc thang đã vào vụ thu hoạch, tạo nên bức tranh mùa vàng ấn tượng, Mùa mây đẹp nhất ở Mẫu Sơn là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Bởi khoảng thời gian này, nhiệt độ vô cùng lý tưởng cho sự tích tụ của mây. Nhìn từ trên cao, Mẫu Sơn hiện ra với những dải núi đồi trùng điệp, xen kẽ là những thung lũng nhỏ hẹp. Có đỉnh núi mẹ cao 1.520 m, vào mùa đông, Mẫu Sơn luôn chìm trong mây. Mây quấn quanh các ngọn núi. Mây sà xuống khu rừng nguyên sinh, chui vào kẽ lá. Mây lùa theo gió. Không những thế, mây mùa này rất tĩnh, bạn có thể chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt đẹp được tạo nên bởi hàng ngàn đám mây. Mẫu Sơn quanh năm đều đẹp nhưng mùa xuân có thể nói là khiến lòng người ngất ngây. Lúc này núi mang dáng hình của nàng công chúa kiều diễm đang thay chiếc áo rực rỡ sắc màu. Những bông hoa đào đỏ rực dịu dàng lại nồng thắm có chút say mê nhưng càng quyến rũ khiến cho du khách đã đặt chân tới vào mùa xuân không khỏi ngỡ ngàng. Hoa đào Mẫu Sơn là hoa đào cánh đơn, mỏng manh và đặc biệt hơn đào ở bất cứ nơi nào khác, chúng có sức sống lạ kỳ, bám sâu vào những vách đá rồi chịu khí hậu khắc nghiệt nhất, uống sương gió mà lớn lên, chỉ đợi đến mùa xuân để khoe sắc thắm ngọt ngào giữa chốn đại ngàn.
Lạng Sơn
Từ tháng 1 đến tháng 12
1185 lượt xem
Động Nhị Thanh nằm trên đường Nhị Thanh thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là một phần của quần thể di tích nổi tiếng bậc nhất xứ Lạng bao gồm: động Nhị Thanh, Tam Thanh, thành nhà Mạc và núi Tô Thị. Động ghi dấu ấn bởi những khối thạch nhũ kỳ vĩ ngàn năm tuổi, cũng là một trong những điểm đến tâm linh hút du khách tại thành phố Lạng Sơn. Động Nhị Thanh có chiều dài khoảng 500 m, do danh nhân Ngô Thì Sĩ phát hiện khi làm quan Đốc trấn tại đây. Hang động khá rộng, bên trong nhiều lối đi lớn nhỏ khác nhau, giữa động có suối Ngọc Tuyền chảy qua. Khu di tích động Nhị Thanh có 2 phần chính là chùa Tam Giáo và Động Nhị Thanh. Chùa Tam Giáo thờ 3 vị: Phật Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử, nằm bên phải, ẩn trong núi đá, ở vị trí cao hơn so với cửa động. Ban thờ danh nhân Ngô Thì Sĩ nằm tại lối vào cửa động. Phía bên trên vách có khắc một bức chân của của ông trong tư thế ngồi dựa vào vách đá. Động Nhị Thanh hiện còn lưu lại rất nhiều văn bia đá khắc trên vách động, nội dung chủ yếu ca ngợi phong cảnh, con người, quá trình phát hiện tôn tạo động của các bậc tiền nhân. Động Nhị Thanh rất dễ khám phá. Đường đi lối lại bên trong rộng rãi, dễ đi, càng vào sâu bên trong, đường càng rộng. Những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng rủ xuống từ trên trần động, vách động khiến cho hang động mang vẻ hoang sơ, bí ẩn. Khu vực “Sân khấu” nằm tại phần giữa, có phần nền bằng phẳng rộng rãi, phía trên trần có những cửa “Thông thiên” thông ra bên ngoài đón ánh sáng tự nhiên. Đây được coi là nơi đẹp nhất của động. Những khối thạch nhũ xuất hiện khắp nơi, được đặt tên riêng theo hình dạng và cảm hứng từ những tích truyện xưa.
Lạng Sơn
Từ tháng 1 đến tháng 12
1200 lượt xem
Đền Bắc Lệ cổ được xây dựng vào năm 1919, nằm trên đồi cao, cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10 km. Cũng giống như bất cứ Đền thờ Mẫu nào, đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và thờ các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ nhưng ở đây có nét riêng là đặc biệt coi trọng việc thờ các vị thần gắn liền với địa phương như Mẫu thượng ngàn, chầu bé, cô bé... những vị thần cung cấp của cải nơi núi rừng, vì vậy Đền Bắc Lệ gần gũi với tín ngưỡng dân gian, thân thiện với người dân bản địa, thậm chí Đền còn trở thành nơi sinh hoạt của cộng đồng. Đến đây, du khách sẽ có cảm giác như được tắm mình trong khung cảnh hoang sơ của miền sơn cước để thấy lòng mình thanh thản hơn, như hòa mình vào thiên nhiên để tạm quyên đi lo toan thường nhật. Anh Nguyễn Văn Tuấn, một du khách ở Hà Nội nhiều năm thường xuyên đi lễ Đền Bắc Lệ tâm sự: “ Tôi là một người mà khi nào có điều kiện đều về Đền Bắc lệ để lễ….Thật tình tôi cảm nhận đây là nét văn hóa rất thuần Việt. Nếu mà các cơ quan hay nhà Đền quản lý đúng hướng thì rất là tốt, tránh làm sao mê tín dị đoan…” Đến với Bắc Lệ, du khách dễ dàng nhận thấy thiên nhiên thật khéo ban tặng cho Bắc Lệ một không gian hữu tình giữa núi rừng. Người đi lễ không chỉ để thắp hương, dâng sớ, cầu lộc, cầu tài, bình an, cầu công thành danh toại mà còn để ngắm cảnh miền sơn cước. Tuy trải qua 5 lần tu bổ và tôn tạo nhưng những kiến trúc xưa vẫn còn nguyên vẹn và mang đậm dấu ấn điêu khắc dân gian. Các hàng cột bằng gỗ liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho Đền sự ấm cúng, linh thiêng. Là nơi du lịch tâm linh của xứ Lạng được nhiều du khách thập phương hành hương về bái lễ, nhưng không gian chật hẹp của Đền hiện nay không còn đáp ứng nhu cầu của du khách, hơn nữa đường vào Đền lại nhỏ hẹp gây cản trở cho việc du khách thập phương đến tham quan. Ban Quản lý di tích đang trình hồ sơ xin Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cấp giấy phép công nhận Đền Bắc Lệ là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia để xứng tầm với nơi tâm linh của xứ Lạng. Theo quan niệm của người dân, Bắc Lệ là một trong hai ngôi Đền thờ Mẫu linh thiêng của quốc gia, nên có nhiều du khách trong và ngoài nước về hành lễ cầu may. Lễ hội chính của Đền Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20/9 âm lịch nhưng với sự độc đáo của phong cảnh sơn thủy hữu tình, Bắc Lệ lúc nào cũng đông khách thập phương đến vãn cảnh, hành lễ.
Lạng Sơn
Từ tháng 1 đến tháng 12
1113 lượt xem
Chợ Đông Kinh là nơi trao đổi buôn bán của các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ đến các công thương lớn giữa hai ranh giới Việt - Trung. Chợ cũng là trung tâm mua bán kinh doanh lớn nhất thành phố Lạng Sơn. Chợ hoạt đông buôn bán cả ngày, luôn luôn nhộn nhịp đông đúc, đặc biệt là vào tháp chạp và tháng giêng, thời điểm diễn ra các lễ hội của thành phố Lạng Sơn và trên địa bàn cả tỉnh Lạng Sơn. Chợ được bao quanh bởi 4 trục đường chính: Phai Vệ, Nguyễn Tri Phương, Bà Triệu và Nguyễn Du nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. Chợ có 3 tầng với các tầng là mỗi mặt hàng khác nhau: tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang. Có thể nói, với vị trí gần biên giới Việt - Trung nên chợ Đông Kinh cực kỳ nhiều mặt hàng và mẫu mã. Nơi đây được mệnh danh là "Thiên Đường Mua Sắm" của các tín đồ cuồng shopping, khách hàng không cần lo lắng về hầu ba của mình vì chợ Đông Kinh bán đồ gia cả vừa phải, không đắt đỏ. Đa phần các nguồn gốc tại đây đều có xuất xứ Trung Quốc và Việt Nam. Nhắc đến ẩm thực tại Lạng sơn, đặc biệt là tại chợ Đông Kinh thì quý khách chắc chắn không thể bỏ lỡ các món ăn đặc sản nơi đây: bánh cuốn trứng, bánh áp chao, phở chua, bánh bao, lợn quay, cơm lam,... Các món ăn này được bày bán trong chợ hoặc phía bên ngoài chợ, do đó quý khách có thể dễ dàng tìm mua và nếm thử hương vị đặc trưng của khu chợ Việt - Trung này. Vì chợ bày bán đa dạng hàng hóa nên hãy cẩn thận và tinh tế trong việc trả giá bởi không có một quy chuẩn hay mức giá cố định. Đặc biệt, với các món hàng Trung Quốc, bạn cần đánh giá và xem xét kỹ lưỡng trước khi mua, tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ngoài những món hàng xuất xứ từ Trung Quốc thì tại chợ Đông Kinh cũng bày bán rất nhiều mặt hàng xuất xứ 100% từ Việt Nam như nhựng món đồ thổ cẩm được làm thủ công trực tiếp bằng đôi tay của người dân tộc thiểu số. Đó là những món quà tuyệt vời mà bạn có thể mua về làm quà cho người thân và bạn bè.
Lạng Sơn
Từ tháng 1 đến tháng 12
1114 lượt xem
Đền mẫu Đồng Đăng ở Lạng Sơn là một ngôi đền linh thiêng, có giá trị to lớn cả về mặt tôn giáo, lịch sử và tín ngưỡng. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến về du lịch văn hoá tâm linh mà bạn không thể bỏ qua khi đến xứ Lạng. Đền mẫu Đồng Đăng thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nơi đây được đánh giá là một trong những ngôi đền linh thiêng thờ mẫu bậc nhất của người dân Việt Nam. Từ thời xa xưa, ngôi đền còn được với cái tên “Đồng Đăng Linh Tự”. Theo những ghi chép lịch sử, đền Mẫu Đồng Năm vốn là một ngôi chùa nằm ở mái đá sát chân núi. Vì nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, nên được người dân từ khắp nơi trên cả nước đến hành hương, không gian thờ cúng ngày càng chật hẹp. Từ đó, người dân địa phương đã di chuyển ngôi chùa đến vị trí hiện nay. Người dân lưu truyền từ xa xưa, Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng, có tên là Quỳnh Hoa. Bà vốn có duyên nợ với trần gian nên thường xuyên hiển linh để giúp đỡ bà con, triều đình thời Hậu Lê đã sắc phong bà là công chúa Liễu Hạnh, Thượng đẳng Phúc thần. Vào một ngày, bà ngao du và dừng chân ở mảnh đất Lạng Sơn - nơi có cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình. Công chúa đã thấy một ngôi chùa bị bỏ hoang ở trong khu rừng rậm rạp, tượng Phật không có ai hương khói. Sau đó công chúa gặp Phùng Khắc Khoan và nhắc nhở Trạng Bùng tu sửa ngôi chùa. Sau đó ngôi chùa đã được tu sửa lại và trở thành nơi thờ Phật, thờ Mẫu linh thiêng. Đền Mẫu Đồng Đăng sở hữu khuôn viên rộng rãi, nằm sát chân núi. Phần Cổng tam quan được xây dựng với kiến trúc thời xưa hoành tráng, cửa được xây vòm cuốn, có một cửa chính và 2 cửa phụ. Cổng được trang trí nhiều họa tiết, hoa văn đặc sắc. Đỉnh của cổng tam quan có đặt chuông đồng và khánh đồng. Đến đây bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đền mẫu Đồng Đăng, bỏ lại sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố mà bạn đang sống. Về xứ Lạng, vừa tham quan ngôi chùa cổ kính và linh thiêng, vừa tận hưởng những phút giây thư giãn, thoải mái. Chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm thú vị, có một tinh thần vui vẻ, khoẻ khoắn.
Lạng Sơn
Từ tháng 1 đến tháng 12
1180 lượt xem
Ải Chi Lăng là một địa điểm du lịch nổi tiếng, nếu đến Lạng Sơn chắc chắn bạn không thể bỏ qua địa danh này. Nơi đây gắn liền với những dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, nó còn sở hữu vẻ đẹp núi non hùng vĩ được thiên nhiên ban tặng. Ải Chi lăng là di tích lịch sử ghi sâu vào tiềm thức người dân Việt Nam, nó xuất hiện trong thơ ca và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nằm cách Hà Nội khoảng 150km, ải có quy mô rộng lớn, đồ sộ chạy dài gần 20km. Nó nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Từ trên cao nhìn xuống Ải Chi Lăng hiện lên với những núi đá cao chót vót, điển hình là dãy núi đá Kai Kinh ở phía Tây và núi Bảo Đài nằm ở phía Đông. Tất cả tạo nên một khung thành vững chắc bảo vệ an toàn cho biến giới phía Bắc của Việt Nam, hỗ trợ người Việt bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chống giặc ngoại xâm từ xa xưa tới nay. Ải Chi Lăng cùng quân và dân ta trải qua bao thăng trầm lịch sử, chặn đứng những cuộc viễn chinh từ phương Bắc tràn sang. Cửa ải gắn liền với những hoạt động quân sự từ thời Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn… vang danh lịch sử. Ngoài những dấu ấn di tích về mặt lịch sử, đến tham quan Ải Chi Lăng bạn còn được tận mắt ngắm một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, pha chút thơ mộng nhưng cũng thật gần gũi, thân thương. Đặc biệt là những non cao hun hút, địa thế hiểm trở với những chiến lũy hình thang có “một không hai” trên thế giới. Chắc chắn đây sẽ là địa điểm du lịch tuyệt vời cho các hoạt động trải nghiệm và khám phá lịch sử Việt Nam các thời kỳ. Và cũng là cơ hội được thả mình thư giãn với thiên nhiên mát mẻ, trong lành. Bên cạnh đó, bạn còn được trải nghiệm những món ăn tuyệt vời đặc trưng của người dân Lạng Sơn như lợn quay, vịt quay.
Lạng Sơn
Từ tháng 1 đến tháng 12
1101 lượt xem
Thành nhà Mạc là điểm đến gắn liền với lịch sử, phản ánh chế độ phong kiến thời xưa. Địa điểm này cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 150km, thu hút lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm. Các bức tường thành được bồi bắp kiên cố, vững chắc, qua bao nắng mưa vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên hiện nay, các bức tường thành đã được phá dỡ dần, chỉ còn lại đoạn khoảng 300m. Thành nhà Mạc có vị trí đắc địa, nằm ngay tại phường Tam Thanh của TP Lạng Sơn. Bức tường tựa lưng vào 3 ngọn núi hùng vĩ Tô Thị, Mạc Kính Cung và Lô Cốt. Đây cũng đều là những danh lam thắng cảnh thu hút nhiều du khách đến tham quan. Đứng từ trên đỉnh tường thành chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ phía bên dưới, bạn sẽ được chứng kiến toàn thành phố Lạng Sơn bên dưới thật thơ mộng. Năm 2010, Thành nhà Mạc bắt đầu được tỉnh đầu tư, tu sửa để phát triển thành điểm du lịch, tham quan. Để chiêm ngưỡng các ngọn núi hùng vĩ, bạn cần leo 100 bậc tam cấp quanh sườn núi để lên đỉnh. Bức tường phía Bắc có kích thước dài 54m, cao 4m, được xây dựng với nhiều lỗ châu mai bí mật để tiêu diệt quân địch. Phía Động có kích thước dài 75km với 7 cửa công, 15 lỗ châu mai. Nhắc lại về lịch sử, bức tường thành này được Mạc Kính Cung cho xây dựng lên từ thế kỷ XVI, đến giữa XVII thì hoàn tất. Mục đích để chống lại vua Lê – chúa Trịnh, do đó, công trình được xây dựng cực kỳ bề thế, kiên cố, các khối đá được kết nối với nhau bằng mật ong, mật mía, cực kỳ chắc chắn. Năm 1962, nơi đây được cấp chứng nhận di tích lịch sử và sau đó bắt đầu trải qua các đợt tu bổ để đón khách tham quan. Du khách có thể ghé thăm công trình lịch sử này quanh năm để tận mắt chứng kiến những giá trị lịch sử và các câu chuyện bí ẩn đi kèm. Tuy nhiên, để có những trải nghiệm tốt nhất, bạn nên tránh đi vào mùa đông. Bởi nhiệt độ vùng núi Lạng Sơn vào thời điểm này khá thấp. Do đó, nhiều người sẽ không thể chịu được sự lạnh giá nơi đây. Khi có kế hoạch ghé thăm điểm đến này, bạn hãy ghi nhớ những kinh nghiệm sau để chuyến đi được trọn vẹn: Nên đi giày thể thao hoặc các loại giày mềm, thuận tiện di chuyển. Bởi địa hình nơi đây khá hiểm trở, phải leo các bậc tam cấp, đặc biệt rất trơn nếu trời mưa. Trang phục lựa chọn cần thoải mái, nếu là nữ bạn nên mặc quần áo thay vì váy để di chuyển nhanh và an toàn. Khi lên đến đỉnh Thành nhà Mạc, nhiệt độ có thể sẽ xuống thấp hơn, đặc biệt là mùa đông. Nên bạn cần mặc đủ ấm và mang phòng áo khoác để không bị lạnh. Nên di chuyển đến thăm công trình vào buổi sáng sớm để tránh tình trạng đông đúc, xô đẩy nhau gây mất an toàn. Bạn có thể chuẩn bị thêm đồ ăn và nước uống để khi lên đến đỉnh thành dừng lại bổ sung năng lượng cho cơ thể, tránh mất sức vì di chuyển đi bộ dài. Đối với những du khách đam mê check in cần chọn các địa điểm an toàn, tuyệt đối không di chuyển sang các rìa núi rất dễ xảy ra sơ sót.
Lạng Sơn
Từ tháng 1 đến tháng 10
1076 lượt xem
Núi nằm ở trung tâm phía đông phường Vĩnh Trại, Lạng Sơn. Trước khi qua con sông Kỳ Cùng, bạn sẽ thấy thấp thoáng xa xa có ngọn núi với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Đó chính là núi Phai Vệ Lạng Sơn. Nhìn từ xa, ngọn núi Phai Vệ nổi lên ngay giữa lòng thành Phố Lạng sơn, giữa những ngôi nhà trùng điệp mái ngói đỏ. Cũng chính vì vậy mà ngọn núi này còn được gọi là "hòn non bộ của Lạng Sơn". Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nhưng ngọn núi vẫn tồn tại sừng sững, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Núi Phai Vệ là di tích khảo cổ có giá trị văn hóa lịch sử lớn nhất của Lạng Sơn. Bên trong ngọn núi này là hai di chỉ hang đá có dấu vết cổ sinh vật. Hai hang đá này có niên đại khoảng 10.000 năm và khoảng gần 5000 năm. Giờ đây khi kết hợp với ánh đèn chiếu huyền ảo, những khối thạch nhũ trong hang trở nên cực kỳ sinh động và lung linh, hấp dẫn khách du lịch tới tham quan khám phá. Hiểu được giá trị lịch sử và tiềm năng du lịch đó, chính quyền nơi đây đã có nhiều biện pháp để trùng tu và gìn giữ những nét đẹp hoang sơ độc đáo này. Cột cờ núi Phai Vệ có thể coi là một trong những biểu tượng nổi tiếng của thành phố Lạng Sơn. Nằm trên núi Phai Vệ với độ cao khoảng 80m, cột cờ này bao gồm 535 bậc đá được xây dựng chắc chắn. Toàn bộ cột cờ được xây dựng bằng các vật liệu có tính bền như bê tông ốp đá. Lan can cầu thang đi lên được dựng giả giống những thân tre xanh trông khá giống Vạn Lý trường thành. Có lẽ vì hình ảnh ngọn tháp cờ sừng sững cùng với bậc thang uốn khúc khá giống với Vạn Lý trường thành. Nên nơi đây được mệnh danh là Vạn Lý trường thành phiên bản thu nhỏ của Việt Nam. Bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đến trung tâm thành phố Lạng Sơn. Sau đó gửi xe và đi bộ lên núi. Việc di chuyển lên cột cờ cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Bạn sẽ thấy mát mẻ và dễ chịu ngay khi leo xong núi bởi luồng không khí trong lành mát mẻ khi ở trên núi. Với vị trí cao và nằm ngay giữa trung tâm thành phố, bạn có thể đứng ngay trên các bậc thang phía cao để ngắm toàn cảnh Lạng Sơn thơ mộng. Cả thành phố như thu gọn trong tầm mắt. Ấn tượng nhất có lẽ là khung cảnh về đêm khi ánh đèn lung linh của đường phố, nhà cửa trải rộng mênh mông ngay dưới chân. Buổi tối đèn cũng thắp sáng tại Cột Cờ với gần 1000 bóng đèn Led được cài cắm. Dưới các bậc thang, trong hang đá và xung quanh núi cũng đều được bày trí đèn rất đẹp mắt. Khiến Cột cờ trông như một ngọn đuốc sáng, thắp sáng và tỏa ra cả thành phố. Cả núi Phai Vệ toát lên một vẻ đẹp ảo mộng dưới tiết se se lạnh của đêm tối. Bạn có thể đến núi Phai Vệ vào bất cứ thời gian nào trong năm. Bởi cảnh quan ở đây không có nhiều phụ thuộc quá vào thời tiết. Tuy vậy, bạn nên kết hợp đi nhiều điểm du lịch trong cùng một chuyến du lịch Lạng Sơn. Mốc thời gian hoàn hảo nhất là lễ hội như hội động Tam Thanh vào rằm tháng giêng hàng năm. Bạn có thể kết hợp thăm núi Phai Vệ và đi lễ chùa đầu năm, cùng với những danh thắng như động Tam Thanh, ải Chi Lăng, Chùa Giếng... rất tiện lợi.
Lạng Sơn
Từ tháng 1 đến tháng 12
1139 lượt xem
Chùa Thạch Long được mệnh danh là “chùa thiêng trong hang đá”, tọa lạc tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Đây là ngôi chùa linh thiêng tại miền Bắc với nhiều câu chuyện cổ tích huyền ảo. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVIII với nhiều câu chuyện tâm linh, đồng thời nó còn gắn liền với một thời kỳ lịch sử khốc liệt của dân tộc. Vào ngày 02/11/2011, chùa Thạch Long đã được UBND tỉnh Bắc Kạn trao bằng công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cổ truyền cấp tỉnh. Hiện nay, ngôi chùa vẫn thu hút được sự quan tâm của các du khách hành hương phương xa tìm đến. Chùa Thạch Long ở Bắc Kạn nên chủ yếu khí hậu quanh năm thoáng mát và dễ chịu, nên bạn có thể đi du lịch Bắc Kạn vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm lý tưởng nhất để đến Bắc Kạn đó chính là vào mùa hè (từ tháng 5 - 7) bởi thời điểm này bạn sẽ chiêm ngưỡng được những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu nhất. Đến chùa Thạch Long vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 bạn sẽ cảm nhận được sự khác nhau giữa 2 kiểu không khí khi ở trong hang và ngoài hang, đồng thời bạn đến vào thời điểm này cũng dễ dàng đi đến chùa Thạch Long. Ngôi chùa hiện vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện cổ tâm linh, theo người dân ở Bắc Kạn, ngày xưa, người dân xã Vi Hương - Bạch Thông xuôi dòng sông Cầu rước tượng Phật Thích Ca về bằng thuyền thờ Hoa Sơn. Tượng Phật rất nặng nên khi ngược lên Vi Hương, đến vằng Bó Mi, xã Cao Kỳ thì thuyền cứ xoay tròn không đi được.Cho đến khi trời đã tối, người đi rước tượng phải căng lều ngủ lại Bó Mi để sang hôm sau tính tiếp. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, những người đi rước tượng hốt hoảng không thấy Đức Phật đâu, họ đành thắp một bó nhang to và khấn mong được biết Đức Phật đang ở đâu sẽ lập đền thờ cúng ở đấy. Chưa kịp dứt lời thì nhang khói bay sang bên kia bờ sông, luồn mãi vào trong hướng núi. Đi theo hướng khói ấy, họ đã phát hiện tượng Phật đã ngự tọa tại chỗ cao nhất trong một hang động tuyệt đẹp và rộng rãi. Cảm thấy sự huyền bí của Đức Phật, người dân xây dựng chùa ngay tại đây, và đặt tên là Thạch Long (Rồng Đá), ý muốn nói đây là ngôi chùa nằm trong hang đá thiêng. Chùa Thạch Long được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVII nên cũng đã phần nào chứng kiến được lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chùa Thạch Long vào thời gian đó còn được bộ đội ta sử dụng làm kho cất vũ khí. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã đến thăm nơi này 3 lần. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, chùa đã trở thành trạm vận chuyển vũ khí và kho vũ khí bí mật của quân đội ta khi chiến đấu. Tới năm 1986, chùa Thạch Long mới được chính quyền sở tại và người dân địa phương phục hồi phần nào. Hiện nay chùa được xem là công trình tiêu biểu nhằm đáp ứng cho mong muốn sinh hoạt về văn hóa tinh thần người dân.
Bắc Kạn
Tháng 5 đến tháng 7
1069 lượt xem
Thác Đầu Đẳng là một trong những biểu tượng của du lịch Bắc Kạn, thu hút du khách bằng vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng không kém phần nên thơ. Bắt nguồn từ dòng sông Năng, len qua những vạt rừng, vách đá, nơi đây quả thật là bức tranh nhiên ấn tượng, điểm đến lý tưởng cho các chuyến nghỉ mát cuối tuần. Thác Đầu Đẳng là con thác được hình thành bởi dòng sông Năng, thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể, cách trung tâm thị trấn Chợ Rã, Bắc Kạn chừng 16 km. Dòng sông len hỏi dưới ngọn núi đá vôi Lũng Nam, tạo thành động Puông. Khi chảy đến bản Hua Tạng của xã Nam Mẫu thì bị chặn lại bởi hàng trăm tảng đá lớn nhỏ. Ở vị trí này, địa hình có độ dốc tầm 500 m, nhờ đó mà sinh ra thác nước Đầu Đẳng hùng vĩ và ấn tượng như ngày nay. Thác nước đổ mạnh xuống hẻm sông Năng, luồn qua các tảng đá vôi khổng lồ xếp chồng lên nhau. Thác được chia thành 3 đoạn, đoạn đầu tiên nước đổ từ trên cao xuống với lực mạnh và khá khúc khuỷu. Đoạn thác thứ 2 nước rẽ thành 2 dòng khác nhau, đoạn thứ 3 nước chảy êm đềm, mang vẻ đẹp mộng mơ, cuốn hút du khách. Không chỉ nổi tiếng nhờ cảnh sắc trời ban, thác Đầu Đẳng Bắc Kạn còn có ý nghĩa to lớn với nền nông nghiệp địa phương. Hàng năm, dòng nước của con thác này sẽ chuyên chở một lượng lớn phù sa từ thượng nguồn về làm cho cây cối, ruộng đồng thêm phần xanh tốt. Giờ đây, cùng với Hồ Ba Bể, thác nước Đầu Đẳng là điểm du lịch Bắc Kạn hấp dẫn mà du khách không nên bỏ qua. Thông thường, khi đi du lịch, du khách sẽ kết hợp tham quan Hồ Ba Bể và thác Đầu Đẳng. Do đó, bạn phải chọn những thời điểm phù hợp để khám phá được trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ở cả 2 địa điểm này. Mùa đông, thời tiết ở đây khá lạnh, mùa hè và mùa thu sẽ có những cơn mưa bất chợt. Chính vì vậy, nếu có cơ hội, du khách nên đến thác vào các tháng mùa xuân, cảnh đẹp mà thời tiết cũng khá thuận lợi. Nếu muốn chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của con thác và cần ánh sáng đẹp để chụp hình thì buổi sáng là thời gian lý tưởng nhất để khởi hành. Thác Đầu Đẳng là một những danh thắng nổi tiếng nhất ở Bắc Kạn, có sức hút đặc biệt đối với du khách. Dòng nước từ trên cao đổ xuống, va chạm với đá tạo nên tiếng động vang dội, cách vài km vẫn có thể nghe rõ. Đến gần hơn với con thác, du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp kỳ vĩ của thác nước và phong cảnh núi rừng. Từ dưới nhìn lên, nước tung bọt trắng xóa, tạo nên những hình ảnh lấp lánh, đẹp đến nao lòng. Vào những ngày đẹp trời, ánh nắng sẽ chiếu xuyên qua mặt nước làm cho bọt nước trông giống hệt những viên kim cương được cất dấu dưới đáy dòng thác. Cảnh tượng ấy khiến không ít du khách phải thốt lên kinh ngạc vì cái đẹp hoang dại pha chút huyền ảo, hiếm có vô cùng. Bao quanh con thác Đầu Đẳng là rừng núi bạt ngàn, xanh mướt, tạo nên bầu không khí trong lành, thoáng đãng. Cây cối mọc len lỏi giữa những vách núi hùng vĩ minh chứng cho sức sống mãnh liệt đến khó tin. Dòng nước tuôn xối không một phút giây ngơi nghỉ, đổ xuống dòng sông Năng, luồn qua cả những tảng đá vôi lớn xếp chồng thành thạch trận. Hai bên bờ là những hàng cây xanh tốt, toả bóng mát khắp cả một vùng.
Bắc Kạn
Tháng 4 đến tháng 10
1058 lượt xem
Động Puông là địa danh du lịch nổi tiếng tọa lạc tại Vườn Quốc gia Ba Bể, đây là một hang luồn karst thuộc núi đá vôi Lũng Nham trên sông Năng ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Động Puông nằm ở phía Bắc của vườn Quốc gia Ba Bể và cách trung tâm thị trấn Chợ Rã tầm 5km. Động Puông được tạo nên do sông Năng chảy xuyên qua dưới núi đá vôi Lũng Nham. Động Puông có chiều dài 300 m, trần động cao hơn 20m và rộng trung bình 30m cùng khung cảnh thiên nhiên kỳ bí. Đặt chân vào bên trong, du khách sẽ được chứng kiến nhiều vách đá dựng đứng cao chót vót cùng các thạch nhũ với hình thù, màu sắc vô cùng đặc biệt. Đây cũng là nơi sinh sống của 23 loài dơi với số lượng lên đến hàng vạn. Động Puông thuộc vườn Quốc gia Ba Bể với nhiều dãy núi đá và các cánh rừng bao bọc xung quanh, lại có thêm hồ Ba Bể đóng vai trò như một chiếc ‘điều hoà không khí’ nên đã giúp nơi đây sở hữu thời tiết mát mẻ quanh năm. Nếu định du lịch tại vườn Quốc gia Ba Bể và ghé động Puông thì du khách nên đến vào mùa hè (tháng 5 đến tháng 9), lúc này bạn sẽ cảm nhận được tốt nhất sự thanh mát tại đây. Ngoài ra từ mùng 9 đến 11 tháng Giêng âm lịch, tại Ba Bể còn diễn ra lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày nữa, nếu có dịp thì nhớ phải sắp xếp tham gian nha. Khác với nhiều hang động, để du lịch động Puông du khách buộc phải đi bằng thuyền vào bên trong, lý do là động Puông được hình thành do sông Năng chảy xuyên qua dưới núi đá vôi Lũng Nham. Khi di chuyển gần đến gần động, bạn sẽ thấy ngay cửa hang không quá lớn, tuy nhiên lại ngập tràn sự hoang sơ. Được khám phá hang động trên những chiếc thuyền độc mộc, lênh đênh từ từ di chuyển vào cửa động chắc chắn sẽ rất thú vị. Vào bên trong động Puông, du khách sẽ lập tức được chứng kiến sự kỳ vĩ của những dải thạch nhũ đa dạng hình thù rũ từ trên cao xuống, cùng với đó là hệ thống những vách đá cao lớn hoang sơ. Không gian bên trong cực kỳ rộng rãi, kết hợp với làn nước bên dưới tạo nên cảm giác rất mát mẻ. Nếu bạn chưa biết thì động Puông có chiều dài lên đến 300m, vòm hang cao hơn 20m. Khi càng di chuyển vào sâu thì không gian động Puông sẽ càng tối lại, ánh sáng yếu dần đi. Lúc này bạn sẽ cần đến một chiếc đèn pin để nhìn rõ khung cảnh xung quanh mình. Từ đây du khách sẽ thấy rõ hơn nhiều khối thạch nhủ đổ dọc xuống như thác, nhiều khối đá xám xịt đa dạng hình thù xếp chồng lên nhau rất kỳ lạ. Chưa hết, trong lòng động Puông còn có một bãi bồi khá bằng phẳng, thuyền có thể đến và neo lại giúp du khách đi vào bên trong động dễ dàng. Động Puông gồm 2 động liền nhau là Động Trên và Động Dưới hay còn có tên khác là Puông Tềnh và Puông Tẩu. Đường đi tại đây rất dễ di chuyển, cũng nhờ vậy mà rất nhiều bức ăn check-in “nghìn Like” đã ra đời tại đây. Hiện nay, động Puông là địa danh du lịch được rất nhiều du khách lựa chọn ghé thăm. Đến đây ngoài động Puông, du khách còn có thể lựa chọn tham quan thêm nhiều địa danh khác tại vườn quốc gia Ba Bể như là hồ Ba Bể, thác Đầu Đẳng, động Hua Mạ, đền An Mã, thác Bạc Bản Vàng,...
Bắc Kạn
Tháng 5 đến tháng 9
1105 lượt xem
Động Nàng Tiên toạ lạc trong núi Phja Trạng thuộc tại xã Lương Hạ ( huyện Na Ri). Nằm cách trung tâm tỉnh Bắc Kạn hơn 50km. Nhìn từ phía xa, Động Nàng Tiên tựa như một thiếu nữ đang ngủ say. Động Nàng Tiên nằm sâu trong lòng núi tầm 60m, cửa động rộng 6m và cao 6m, hang động có chiều cao khoảng 30-50m. Xung quanh hang động được bao trùm bởi cây cối nên khi tiến từ ngoài vào hang động du khách sẽ cảm nhận được một bầu không khí mát mẻ, dễ chịu và hương thơm thanh mát, nhẹ nhàng của cây cỏ. Khi tiến vào động, du khách sẽ phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp ảo diệu do những thạch nhũ và cột đá tạo ra. Động Nàng Tiên được biết đến nhờ vẻ đẹp hoang sơ được thiên nhiên ban tặng và những câu chuyện truyền thuyết huyền bí về 7 nàng tiên. Những yếu tố đó đã tô vẽ nên một hang động huyền ảo, thần bí nổi tiếng tại Việt Nam như bây giờ. Bạn có thể ghé thăm Động Nàng Tiên vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vì xung quanh hang động là cây cối nên bầu không khí ở đây luôn mát mẻ dù là những ngày có nắng gắt. Nhưng hãy lưu ý nếu bạn muốn ghé thăm Động Nàng Tiên từ tháng 5 đến tháng 10 bạn phải chú ý theo dõi dự báo thời tiết, vì trong những tháng này tỉnh Bắc Kạn thường có mưa, sẽ gây ảnh hưởng đến hành trình tham quan Động Nàng Tiên của bạn. Khi tiến vào cửa hang động, bạn sẽ như đang tiến vào một thế giới khác hoàn toàn. Bóng tối bên trong hang động đối ngược với ánh sáng bên ngoài sẽ làm các giác quan của bạn trở nên nhạy cảm hơn. Bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng tiếng róc rách của dòng nước chảy, cảnh vật mờ ảo do hơi nước mang lại, bầu không khí dịu nhẹ… Lối vào trong của Động Nàng Tiên được bao bọc bởi những phiến đá mang cảm giác mát lạnh. Nhìn lên trên trần hang động, bạn sẽ thấy được những thạch nhũ hình thành cách đây hàng triệu năm về trước. Có những thạch nhũ đã xuất hiện từ rất lâu, như những tháp đá chảy ngược từ trên trần hang động chạm đến dưới lòng đất tạo thành những cột đá vững chắc làm cho hang động nơi đây càng thêm phần kiên cố. Đi sâu vào bên trong là không gian trung tâm rộng lớn của Động Nàng Tiên. Được bao quanh bởi các hang động nhỏ bé khác làm cho khung cảnh nơi đây càng thêm lung linh, huyền ảo. Các thạch nhũ, phiến đá với hình dáng lạ mắt được hình thành từ lâu đời trên trần hang động sẽ làm bạn liên tưởng đến những đoá hoa tuyệt đẹp. Mọi ngóc ngách trong Động Nàng Tiên đều gắn liền với một câu chuyện mang đầy nét huyền bí và ảo mộng. Có thể nói đến như “Ao tiên”, theo truyền thuyết lưu truyền thì đó là nơi mà các tiên nữ dùng để tắm và nô đùa hằng ngày. Đi qua “ Ao tiên” bạn sẽ nhìn thấy những bậc thang trũng đọng nước tuỳ vào thời tiết mà lượng nước đọng bên trong nhiều hay ít, khung cảnh đó sẽ làm bạn cảm thấy như đang lạc vào các thửa ruộng bậc thang của người dân miền núi cao. Đó có thể là lý do nơi đây được gọi là “Ruộng tiên”, nơi mà các nàng tiên sẽ trồng trọt và thu hoạch vụ mùa. Tiên cảnh huyền ảo nhất có lẽ phải kể đến “Buồng tiên”, nơi đây được tạo nên bởi vô số nhũ thạch có đủ hình dáng và màu sắc rực rỡ khác nhau và đặc biệt là chỉ có một lối đi. Nhìn thấy tất cả khung cảnh đó bạn sẽ lập tức liên tưởng tới nơi đây là phòng ngủ của các tiên nữ chốn bồng lại tiên cảnh. Vẻ đẹp mờ ảo này còn được tìm thấy ở những khối thạch nhũ lấp lánh đang rũ xuống mặt đất trông giống những mái tóc óng ả, mượt mà của các nàng tiên xinh đẹp.
Bắc Kạn
Tháng 5 đến tháng 10
1203 lượt xem
Vườn quốc gia Ba Bể nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 200 km, là địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên và thích khám phá. Xứng danh “bảo vật của núi rừng Bắc Kạn”, vườn Ba Bể luôn khiến du khách phải trầm trồ, mê mẩn mỗi khi có dịp chiêm ngưỡng. Đến đây, bạn sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, ngắm nhìn hệ sinh thái động thực vật đa dạng hay thú vị hơn là thưởng thức những món ngon mang phong vị địa phương. Vườn Quốc gia Ba Bể trực thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, nằm trải dài trên 5 xã Quảng Khê, Khang Ninh, Cao Trĩ, Cao Thương và Nam Mẫu. Được mệnh danh là “bảo vật của núi rừng Bắc Kạn”, nơi đây nổi tiếng với nhiều danh thắng đẹp. Trong đó, nổi bật hơn cả vẫn là Hồ Ba Bể - một trong hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và thế giới. Vườn Ba Bể sở hữu hệ sinh thái đa dạng với hơn 1.000 loài thực vật cùng 80 loài thú quý hiếm. Bên cạnh sự đa dạng về mặt sinh học, khu vườn Quốc gia này còn thu hút du khách bằng vẻ đẹp mộng mơ hiếm nơi nào có được. Hiện nay, ở Ba Bể đang phát triển rất nhiều loại hình du lịch, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Vườn Ba Bể được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh và dãy núi đá, quanh năm mát mẻ. Do đó, thời điểm lý tưởng nhất để bạn đi du lịch vườn Quốc gia Ba Bể là vào các tháng mùa hè. Còn nếu bạn muốn tận hưởng không khí lễ hội náo nhiệt và tham gia các trò chơi dân gian thì có thể đi vào tháng Giêng, tầm từ mùng 9 – mùng 10 Tết. Là danh thắng nổi tiếng thế giới, vườn Ba Bể vừa là khu bảo tồn sinh quyển lớn vừa là Ramsar ngập nước trên núi đá vôi. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống hang động kỳ vĩ, hệ động thực vật đa dạng và quý hiếm. Nếu có dịp ghé thăm khu vườn Quốc gia này, du khách đừng quên list địa điểm bao gồm: Động Puông, Đảo Bà Goá, Thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, Hồ Ba Bể, Động Hua Mạ, Hang Thẳm Phầy.
Bắc Kạn
Từ tháng 1 đến tháng 12
1073 lượt xem
Hồ Ba Bể là khu du lịch sinh thái nổi tiếng của vùng Đông Bắc Việt Nam với nhiều phong cảnh kỳ thú và đa dạng về sinh học. Đến với Hồ Ba Bể, du khách sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, được thưởng thức những món ăn truyền thống, được khám phá bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây… Hồ Ba Bể cách thành phố Bắc Kạn 70km về phía Tây Bắc, nằm ở trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; phía Đông Bắc giáp xã Cao Trĩ và Khang Ninh; phía Đông Nam giáp xã Nam Cường và xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới tổ chức tại Mỹ công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Hồ được hình thành cách đây khoảng 200 triệu năm về trước do một biến động địa chất lớn, làm sụt lún các dãy núi đá vôi tạo thành, được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi xen lẫn sa thạch cổ và các cánh rừng nguyên sinh. Địa chất và địa mạo của khu vực Hồ hết sức phức tạp dẫn đến sự tạo thành các phong cảnh đẹp ngoạn mục với cấu trúc địa chất và đất đai có một không hai, điều đó kéo theo sự hình thành của nhiều hệ sinh thái khác nhau. Qua khảo sát cho thấy sự pha trộn phức tạp của các hệ sinh thái Các-xtơ (hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn) điển hình và hệ sinh thái phi Các-xtơ trong sự hài hòa với các hệ sinh thái sông hồ. Sự đa dạng về địa chất và sinh học như vậy khó có thể bắt gặp ở các nơi khác trên thế giới. Hồ Ba Bể nằm ở cánh cung sông Gâm, địa hình gồ ghề và cắt xé bởi các ngọn núi cao từ 1.400m đến 1.600m và xen kẽ là các thung lũng. Hồ được nước của hai con sông chảy vào là sông Chợ Lèng và sông Nam Cường rồi chảy ra sông Năng, đổ xuống thác Đầu Đẳng. Hồ Ba Bể được hợp thành từ 03 hồ có tên là Pé Lèng, Pé Lù và Pé Lầm. Hồ có chiều dài hơn 08km, nơi rộng nhất là 02km, diện tích mặt nước khoảng 500ha, độ sâu trung bình 20m, có những nơi sâu đến 35m, có nhiều loài thủy vật và cá nước ngọt sinh sống, trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam như cá Chép Kình, cá Rầm Xanh, cá Chiên… Nước Hồ Ba Bể trong xanh, quanh năm mát mẻ, toàn cảnh hồ như một bức tranh thủy mặc, in đậm bóng núi, lồng lộng mây trời, nhìn như một chiếc gương khổng lồ phản chiếu những dãi núi uốn lượn vùng cung ẩn hiện trên mặt nước. Trên mặt Hồ có nhiều đảo nhỏ xinh đẹp như Đảo Bà Góa, đảo An Mạ… Xung quanh Hồ là các bản nhà sàn của người Tày. Sau một ngày dạo chơi trên Hồ, du khách có thể dừng chân ở những nơi này để cùng cảm nhận cuộc sống ấm áp, đậm tình mến khách của bà con dân bản. Khi lựa chọn nghỉ ngơi trên những ngôi nhà sàn rộng rãi và thoáng mát, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn truyền thống của người dân miền núi, nhấp chén rượu thơm mùi ngô nếp, hòa mình vào những khúc đàn tính, điệu then, câu sli, slượn, được nghe sự tích Hồ Ba Bể với truyền thuyết về Đảo Bà Góa, thuyền độc mộc… Hồ Ba Bể khoác trên mình sự hùng vĩ của núi rừng, và một nét duyên dáng, mềm mại với làn nước hòa quyện cùng trời đất, núi rừng bao quanh, lúc xanh rêu, lúc xanh lam, khi lại lẫn sắc vàng của bóng cây, khi lại sắc trắng của những đám mây… Nếu một lúc nào đó bạn cần chút bình yên, cần sự tĩnh lặng thì hãy tới Ba Bể. Nơi đó sẽ không làm bạn thất vọng. Ba Bể như một viên ngọc bích giữa núi đồi Đông Bắc, thật trong lành, tinh khiết và thanh tao.
Bắc Kạn
Từ tháng 1 đến tháng 12
1182 lượt xem
hác Lăn nằm cách trục quốc lộ số 2 km rất thuận tiện cho du khách đến vãn cảnh, thư giãn sau cuộc hành trình khám phá bí ẩn của động Tiên. Từ km 57 tuyến đường Tuyên Quang - Hà Giang rẽ trái về thác lăn, du khách có dịp đi qua những dãy nhà sàn sinh sắn lúc ẩn lúc hiện nằm xên kẽ vời những cánh rừng nguyên sinh, nơi đuôi của thác nước đi qua là những vườn cam vàng óng ả. Càng đi sâu vào chân thác sự hùng vĩ của thiên nhiên làm cho người ta có cảm nhận như lác vào một thế giới cổ tích. Thiên nhiên khéo ban tặng cho con người những gì tinh túy của trời đất - thác nước như một giải lụa trắng vắt qua 9 bậc đá tượng trưng cho 9 cung bậc của tình yêu thế nên người dân ở đây gọi Thác lăn là thác 9 tầng hay thác tình Yêu. Đến thác Tình yêu mọi mệt nhọc tan biến hết thay vào đó là một cảm giác thư thái dễ chịu. Dưới làn nước trong xanh là những chú cá khuy mình tròn thân dài như một cô thiêu nữ thẹn thùng nằm ẩn mình trong các kẽ đá rêu phong, trên cao là những nhánh lan rừng nằm rủ mình xuống mặt nước. Cá Khuy là giống cá cực kỳ quý hiếm mà người dân ở đây gọi là giống cá thần. Khi ánh bình minh buổi sáng lấp ló trên đỉnh thác các loại cá khuy, Cá Bảm, tôm càng, cua đá bơi lội tung tăng đùa rỡn với con người và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ bí ẩn. Có thể nói rằng đến thác Lăn để chiêm ngưỡng cảnh đẹp hoang sơ của thiên nhiên ban tặng. Đến lập nghiệp ở chân thác tình Yêu trên 20 năm cho đến hôm nay ông Nguyễn văn Tiếp - Một nông dân ở thôn 3 Thống Nhất mới thấm thía hết những giá trị mà thác Lăn đem lại cho con người thác lăn vừa là cảnh đẹp tự nhiên , vừa là nguồn cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và trong tương lai nếu biết khai thác sử dụng hợp lý thác Lăn còn là nguồn cung cấp thủy điện quý giá phục vụ cho cuộc sống của con người. Thác Lăn là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn được huyện Hàm Yên đưa vào chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, vấn đề quan trọng ở đây là đảng bộ chính quyền và nhân dân địa phương xã yên Phú phú phải làm tốt hơn nữa trong công tác bảo quản giữ gìn như tích cực bảo vệ rừng đầu nguồn giữ trong lành môi trường sinh thái để thác Lăn giữ nguyen vẻ hoang sơ mà thiên nhiên đã ban tặng.
Tuyên Quang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1122 lượt xem
Trong nắng sớm, những vườn lê đơm hoa trắng tinh khôi ở xã Hồng Thái (Na Hang) đẹp tựa dải pha lê khổng lồ làm nao lòng du khách. Tiết xuân ấm áp cũng là dịp vườn lê bung nở hoa rộ nhất, đẹp nhất. Dù thời tiết mờ ảo bởi sương giăng dầy đặc hay trong xanh nắng vàng, được lẫn mình vào những vườn lê tuyệt đẹp ở Hồng Thái đều cho ta cảm giác tuyệt diệu chẳng muốn rời xa. Xưa, cây mận mọc hoang dã trong rừng, quả không to, màu sắc không bắt mắt nhưng ngon bởi vị chua dôn dốt, vỏ giòn và ngọt đậm. Gái Thượng Lâm duyên dáng, dịu dàng, chịu thương chịu khó. Vẻ đẹp thiên phú của người con gái Tày và đôi tay cán bông xe sợi, dệt vải, thêu thổ cẩm đã làm nên nét đẹp văn hóa ngàn đời nay của đồng bào nơi đây. Thật ngạc nhiên, hai vùng đất cách nhau cả trăm cây số, mà câu ca vẫn đưa con người và thiên nhiên đến gần nhau. Câu ca khiến đồng bào thêm tự hào, yêu quý thiên nhiên, con người miền núi xứ Tuyên. Mận và lê đã có từ xa xưa trên đất Hồng Thái, một miền đất nhiều mây trắng, lắm núi cao và lạnh hơn các vùng khác của Tuyên Quang đến vài độ. Cư dân sinh sống trên những triền núi cao, canh tác trên ruộng bậc thang chủ yếu là người Dao Tiền. Ngoài ra còn có đồng bào Mông, Tày. Sức lao động sáng tạo, cần mẫn từ đời này nối tiếp đời khác của họ đã tạc nên bức tranh quê hương miền sơn cước. Bấy lâu nay, quả mận và lê chỉ là thứ ăn chơi, đãi khách, biếu người thân, bạn bè. Rất ít khi là sản phẩm hàng hóa. Cây sống khiêm nhường trên nương đồi hay dốc núi. Xuân về, mỗi cây một dáng vẻ, dâng hiến cho đời mùa hoa trắng muốt, tinh khôi. Hình như chỉ khi cây diện áo mới, người ta mới giật mình nghĩ đến cây, đến vòng quay của tạo hóa. Hơn chục năm trở lại đây, khi du lịch phát triển, lê và mận đã trở thành điểm sáng của vùng đất này. Nhất là khi Ruộng bậc thang Hồng Thái được công nhận là Danh thắng Quốc gia, cây lê đã được bà con chú tâm phát triển, chăm sóc. Những rừng lê vài ha đất tới cả trăm cây được chăm chút, tỉa cành, đầu tư hệ thống tưới nước. Cả một con đường hoa lê, dài tới 6 km, ngót 1.000 cây từ bản Khau Tràng đi thôn Nà Mụ. Mới ngày nào lê được bà con bứng trồng dọc theo con đường bê tông uốn lượn, nay lê đã trổ hoa trắng cả góc trời. Những thân cây, cành lê mốc trắng, xù xì từng mảng địa y cộng sinh, đã nứt ra những chùm nụ bé xinh. Chúng xúm xít, chen chúc bên nhau, lóng lánh tựa chùm xà tích bạc của các thiếu nữ Dao. Muôn hạt mưa li ti, đậu hờ trên cánh mỏng. Mây và sương như dải khăn voan cũng tìm đến đây trú ngụ. Bầu trời trắng đục xà xuống thấp hơn. Chúng mang hơi nước cho cây. Dưới gốc cây, cỏ vừa kịp non xanh. Sắc trắng của hoa, màu xanh của cỏ, dường như chúng đang chạy đua với mùa Xuân. Không ít du khách bất chợt thốt lên câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: “Cỏ non xanh rợn chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Cuối tháng 2, đầu tháng 3 là thời tiết đang rộ hoa. Từng cành hoa, chen nối nhau tựa cây cầu màu trắng vắt vẻo giữa không trung. Trên những thảm hoa, những chú ong mê mải kiếm mật, đã vô tình thụ phấn, kết trái cho cây. Khi người làm vườn quét vôi cho từng gốc cây, cây lê lúc này nhìn giống như cô gái Dao chân quấn xà cạp trắng, vừa bước lên từ cánh ruộng Khau Tràng. Đây đó, bên gốc cây lê là những mảng đá mốc meo, rêu mọc xung quanh. Đá đứng, nằm quây quần quanh gốc. Lạ thay, thứ cứng rắn, khô khốc lại hòa quyện cùng với hoa lê tinh khiết, trong ngần. Lang thang quanh bản, chúng ta sẽ gặp những mái ngói âm dương. Nhà người Dao rộng rãi, ấm áp như tấm lòng mình. Những ngôi nhà gần gụi, ở lưng núi, trên độ cao thấp khác nhau, tụ lại thành bản. Đồng bào dùng chung một nguồn nước. Mạch nước từ núi cao, quanh năm tuôn chảy, róc rách về bản, rồi chia đến mọi nhà. Nước tưới mát cho cây vườn, đồng ruộng. Hoa lê thắp sáng trên mái ngói thâm trầm, hay mái ngói làm ngời lên sắc hoa lê?. Trang phục của người Dao Tiền cũng vậy, giữa màu chàm tối, nổi lên điểm sáng của hàng khuy bạc. Thời gian trôi đi, trái lê âm thầm lớn lên, cho đến khi được thu hoạch, lại khiêm tốn trong màu nâu giản dị. Bạn có thể ngược dốc núi để khám phá những cây chè Shan tuyết cổ thụ. Tuổi cây có đến cả trăm năm. Muốn thu hoạch chè, người dân phải trèo lên cây, vin cành, hái búp. Lớp vỏ ngoài thân cây mốc trắng. Có cây một vòng tay ôm không xuể. Thời tiết lạnh giá, cây chè phải mặc thêm lớp áo ấm, đó là lớp địa y loang lổ. Chè vượt qua sương lạnh, gió rét, để quanh năm cho búp.
Tuyên Quang
Tháng 2 đến tháng 3
1072 lượt xem
Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, thác Mơ Tuyên Quang có ba tầng thác trùng điệp đẹp tựa chốn bồng lai. Cảnh quan kỳ vĩ kết hợp với cảnh sắc núi rừng xung quanh rất thích hợp cho những ai yêu thích sự phiêu lưu pha chút mạo hiểm. Thác Mơ là một địa danh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang, cách trung tâm thị xã Tuyên Quang tầm 100km. Nhiều người còn gọi nơi đây với cái tên khác là thác Pác Ban do vị trí nằm trên núi Pác Ban. Thác nước chảy thành nhiều tầng tung nước trắng toát vẽ nên một khung cảnh hết sức hùng vĩ giữa đại ngàn rừng cây. Được biết khởi nguồn của suối Mơ ở Tuyên Quang được bắt đầu từ một dãy núi có độ cao lớn, độ che phủ tốt, lưu vực lớn chảy đến hạ lưu thì đổ xuống thành thác. Nếu quan sát bằng giác quan bình thường thì nước ở đây rất trong, không màu, không vị cũng không có mùi. Bởi thế mà người dân bản địa đã dùng nước là thác Mơ Tuyên Quang để sinh hoạt và đánh giá là chất lượng của nước rất tốt, ổn định. Cho dù vào mùa mưa thì nước vẫn không đục. Về sau này, nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh nên một số hộ gia đình cùng các công ty đã dùng nguồn nước sạch này để nuôi cá với chất lượng thơm ngon, năng suất tốt. Những người dân Tuyên Quang thường kể cho nhau nghe về một truyền thuyết thú vị về thác Mơ Tuyên Quang. Trước đây, ngọn thác này được đặt tên theo một thiếu phụ có nhan sắc kinh diễm nhất vùng và rất thủy chung, đó chính là cô Mơ. Chuyện kể lại rằng, ngay xưa ở dưới núi Pắc Ban chính là ngôi nhà sinh sống của vợ chồng nàng Mơ. Hàng ngày hai vợ chồng sống hạnh phúc với nhau bằng nghề hái thuốc. Nàng Mơ nổi tiếng với sắc vóc xinh đẹp, tính tình dịu dàng, làn da trắng bóc như hoa ban, đôi mắt trong veo như nước hồ, đôi môi hồng hào như hoa gạo. Có một hôm, người chồng đi hái thuốc trên núi mà mãi chẳng thấy trở về nhà, cô Mơ ở nhà thấp thỏm, nhớ thương chồng nên nàng quyết định đi lên đỉnh Pắc Ban để tìm chàng. Nàng cứ mải miết đi nhưng kỳ lạ là khi gần đến đỉnh thì bầu trời tối sầm lại khiến nàng phải dừng chân lại nghỉ ngơi. Khi tỉnh giấc thì đỉnh núi dường như cao hơn ngày hôm qua. Đi mãi cho đến một ngày đêm tối bao trùm khắp cả đỉnh núi mà nàng cứ tiếp tục đi. Bóng tối đã làm ngã xuống ở triền núi và thành một dòng thác. Từ xa đi tới du khách sẽ nghe được rõ tiếng nước đổ ào ào. Càng tiến lại gần thì không khí lạnh lan tỏa. Khi đến được thác bạn dường như đang được lạc vào một khung cảnh tiên giới. Thác nằm ẩn mình dưới chân núi, ngay dưới đó có một hồ nước trong xanh. Từ đây bạn sẽ ngồi xuống để tới thác. Ngồi trên con xuồng nhỏ, du khách có cơ hội được thả hồn mình thư giãn và ngắm cảnh sắc thiên nhiên mây, núi, cây, rừng "ôm ấp" nhau. Nếu nhìn từ dưới lên thì thác Mơ Tuyên Quang tung bọt trắng xóa giống hệt một chiếc bậc thang bắc cao lên trời. Thác được chia thành 3 tầng: Thác đầu tiên nước đổ rất mạnh, các con nước đua nhau quật dữ dội vào các khối đá nằm ngang tung bọt trắng xóa. Thác thứ hai chảy nhẹ nhàng, êm dịu hơn, từng dòng chảy rí rách luồn qua các kẽ đá. Ở trên những khối đá cao có nhiều lớp rêu xanh bao phủ. Ngay dưới chân thác sở hữu một hồ nước nhỏ trong xanh, người dân ở đây truyền tai nhau rằng đây chính là nước mắt nhớ thương chồng của nàng Mơ. Thác thứ 3 là nơi cao nhất của thác Mơ Tuyên Quang với các dòng nước khổng lồ chảy mạnh ngay dưới chân thác. Không khí ở đây lạnh hơn do hơi đá và hơi nước tạo nên sự kích thích, sảng khoái cho những vị khách ưa mạo hiểm.
Tuyên Quang
Tháng 4 đến tháng 10
1184 lượt xem
Suối khoáng Mỹ Lâm nằm tại xã Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 25km. Suối khoáng mỹ lâm phú lâm yên sơn Tuyên Quang được ví như một viên ngọc quý giữa rừng núi đầy hoang sơ, nơi mà bạn có thể tìm thấy sự yên bình và thanh tịnh trong từng cơn gió thoảng qua, từng cánh chim hót líu lo, từng con cá bơi lội trong suối. Khoáng nóng mỹ lâm có nguồn nước chứa nhiều khoáng chất và vi lượng có lợi cho sức khỏe. Nước khoáng Mỹ Lâm có tính axit yếu, pH dao động từ 6,5 đến 7,2, chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, magiê, sắt, kẽm và mangan. Nước suối khoáng Mỹ Lâm được cho là có tác dụng điều trị bệnh về xương khớp. Người bị các vấn đau lưng, đau khớp, viêm khớp được thuyên giảm, giúp tăng cường sức khỏe và giảm stress. Ngoài ra, khi đến với suối khoáng Mỹ Lâm, bạn còn được tham gia vào các hoạt động giải trí và thể thao. Bao gồm: bơi lội, đánh bóng, cắm trại, câu cá, leo núi, đi bộ đường dài và những trò chơi dân gian. Đây là cơ hội để bạn tận hưởng những phút giây thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên và đắm chìm trong không gian yên tĩnh. Suối khoáng Mỹ Lâm được biết đến từ thế kỷ XIX, khi các nhà thám hiểm Pháp khám phá và ghi nhận về tài nguyên khoáng chất của khu vực này. Trong những năm 1920, nước khoáng Mỹ Lâm đã được sử dụng để điều trị các bệnh lý của người dân địa phương. Trong những năm 1960, nước khoáng Mỹ Lâm đã được khai thác và sản xuất đại trà, và trở thành một thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam. Điều này đã giúp tăng cường sức khỏe cho những người dân sử dụng và cũng giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế cho khu vực này.
Tuyên Quang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1100 lượt xem
Đền Hạ Tuyên Quang là một công trình lâu đời, có kiến trúc đẹp với nghệ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo, tọa lạc giữa không gian u tịch, lưng tựa núi, mặt hướng ra dòng sông Lô lịch sử. Đền Hạ Tuyên Quang thờ ai : Mẫu Thượng ngàn, là nàng Phương Dung công chúa, con gái của vua Hùng. Tên gọi của Đền : Trải qua các thời kỳ lịch sử, Đền có các tên gọi khác nhau như: vào đời Lý gọi là đền Tam Kỳ, đời Trần có tên là đền Hiệp Thuận. Các thời này, Đền thuộc thôn Hiệp Thuận, xã Ỷ La. Đến thời hậu Lê mới có tên là Đền Hạ như ngày nay, và giữ tên chữ là “Hiệp Thuận linh từ”. Sự tích Đền Hạ Tuyên Quang : Tương truyền, hai công chúa được nhà vua cử đi thị sát phong tục tập quán ở địa phương, đến bến Tam Cờ thì dừng chân, đêm xuống gặp một cơn giông tố, hai công chúa đã bay về trời. Mỗi khi có mưa to gió lớn, dân làng đến cầu nguyện và thấy linh nghiệm, từ đó lập nên đền thờ này. Các mốc lịch sử Đền Hạ Tuyên Quang : Đền được xây dựng năm 1738. Đền trải qua đợt trùng tu lớn vào năm 1878. Đến năm 1991, đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Và năm 1994, Đền tiếp tục được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cổ. Đền có kiến trúc theo lối nội công ngoại quốc, hướng chính Đông nhìn thẳng ra sông Lô. Trước sân chầu là hệ thống cổng phụ gồm bốn trụ, trên mỗi đỉnh trụ là một con phượng đắp nổi. Cạnh sân chầu là hai miếu còn gọi là Lầu Cô. Tiếp đến là Lầu Tế, thờ Đệ nhị Thượng ngàn, sau là Tam phủ thờ Đệ nhất Thượng ngàn, gian chính bố trí hình chữ tam gồm ba cung. Trong cung, trên bệ thờ đặt một bộ đỉnh, cạnh bệ thờ treo chuông, khánh... Nghệ thuật kiến trúc cổ nổi bật của đền là chạm khắc gỗ công phu. Các cột, kèo, thượng lương, cửa võng, cửa xếp đều được chạm trổ tinh xảo, với đề tài là tứ linh và tứ quý. Trên thân cột chạm hình Long Giáng thủy cung. Đặc biệt những hình cây, hoa trên cửa võng mềm mại như tranh vẽ. - Giá trị nghệ thuật của các tượng thờ trong Đền cũng rất đáng chú ý. Nét mặt các pho tượng toát lên vẻ thanh tao mà uy nghiêm. Các tư thế của tay, các nếp khăn áo, các hình trang trí trên đồ thờ đều được bàn tay khéo léo của người thợ thể hiện rất sinh động. Trong Đền còn giữ được nhiều bảo vật lâu đời có giá trị nghệ thuật cao, nổi bật là quả chuông đồng, khánh cỡ lớn được đúc vào thời Lê, 3 pho tượng cổ cùng 20 đạo sắc phong của các triều Lê, Nguyễn. Nội dung các sắc phong vừa mang dấu ấn lịch sử vừa mang tính chất văn chương, ca ngợi phẩm chất cao quý và sự linh thiêng của các nương thần, phù trợ cho dân cho nước.
Tuyên Quang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1256 lượt xem
Núi Pắc Tạ là ngọn núi cao nhất huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang, sừng sững, uy nghiêm, thoắt ẩn, thoắt hiện trong mây vờn bên hồ thủy điện Tuyên Quang, núi Pắc Tạ là nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sỹ, du khách sáng tác thơ ca, hội họa và nhiếp ảnh. Núi Pắc Tạ còn có tên là núi “Xa Tạ” gắn liền với truyền thuyết từ xa xưa để lại. Xưa kia, tại một khu rừng rậm có rất nhiều loài thú dữ, trong đó voi là loài vật có sức khỏe nhưng lại khó thuần, dân bản tìm đủ mọi cách để thuần dưỡng voi dùng làm sức kéo chuyên chở hàng hóa. Năm đó, có giặc ngoại xâm vào xâm chiếm, bà con địa phương tập trung tất cả binh lực dồn cho cuộc chiến đấu giữ nước, trong đó có đàn voi đã được thuần dưỡng. Thế nhưng, trong đàn voi có một con voi đực to khỏe nhất đàn, không ai thuần dưỡng được. Bao nhiêu tướng lĩnh giỏi phải chịu bó tay trước con voi hung dữ. Trong bản có một người quản voi dũng cảm xin đảm nhận công việc này. Ngày đầu tiên, ông cho già trẻ, trai gái trong bản dùng đất đá chặn tất cả những dòng suối, khe lạch xung quanh vùng rừng voi sinh sống. Ba ngày sau voi đực khát nước, lúc này ông mới đổ rượu vào hõm đá cho voi uống thay nước. Năm ngày, rồi mười ngày, voi uống rượu thay nước, lâu dần thành quen với rượu và người quản tượng. Ông đã thuần dưỡng được chú voi đực hung dữ, có thể đặt bành lên lưng điều khiển voi làm theo mệnh lệnh. Từ đó người dân trong bản gọi là “voi rượu”. Đến ngày xuất trận “voi rượu” hùng dũng xông ra trận tiền phá tan đội hình quân giặc. Chiến thắng trở về, “voi rượu” được nhà vua phong làm “Voi Quận công” và mở yến tiệc linh đình chiêu đãi tướng sỹ. “Voi rượu” hút hết nậm rượu này đến nậm rượu khác. Say quá “voi rượu” tắt thở. Nhưng kỳ lạ thay, voi chết mà vẫn đứng sừng sững uy nghiêm, dáng vẻ hùng dũng như lúc xung trận. Đêm ấy trời mưa tầm tã, gió rít ào ào như bày tỏ niềm tiếc thương của dân bản đối với “voi rượu”. Sáng hôm sau người ta thấy cả voi và nậm rượu đã hóa đá, khối đá ấy mỗi ngày một lớn dần lên thành ngọn núi Pắc Tạ ngày nay. Vượt qua trở ngại về đường giao thông, du khách hãy một lần đến với huyện vùng cao Na Rang, Tuyên Quang, đến thăm núi Pác Tạ để khám phá vẻ đẹp đầy huyền bí, để thưởng thức trọn vẹn kiệt tác của tự nhiên ban tặng cho vùng đất này.
Tuyên Quang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1172 lượt xem