Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Điểm du lịch

Việt nam

Dinh thự Họ Vương – Biệt thự Vua Mèo

Dinh thự Vua Mèo hay còn được biết đến với cái tên Dinh thự họ Vương, tọa lạc tại thung lũng Sà Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 125km và cách cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng chỉ 15km. Căn nhà cổ này gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của 2 cha con người Mông là Vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình (hay Vương Chí Thành). Ông Vương Chính Đức (1886 - 1962) là người đứng đầu chế độ thổ ty phong kiến miền núi của dân tộc Mông nên còn được gọi với cái tên đầy quyền lực là Vua Mèo. Còn con trai ông là người đi theo con đường cách mạng, nhờ những cống hiến cho đất nước nên được bầu làm đại biểu Quốc hội 2 nhiệm kỳ đầu tiên. Công trình được bắt đầu xây dựng vào năm 1898 và chính thức hoàn thành vào năm 1907, tiêu tốn một khoảng tiền khổng lồ là 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 150 tỷ VNĐ ngày nay. Dinh thự được thiết kế và xây dựng bởi những người thợ Vân Nam Trung Quốc kết hợp với đồng bào người Mông, tạo ra một công trình rộng hơn 1200m2 trên diện tích khoảng 3000m2. Nhờ lịch sử lâu đời và giá trị văn hóa không thể bàn cãi, Dinh thự Vua Mèo đã được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia năm 1993, sau gần 1 thế kỉ tồn tại. Ngoài ra dinh thự này cũng mất đến 5 năm để khởi công xây dựng bởi và tất cả đều được xây dựng bằng sức người chứ không hề dùng phương tiện máy móc gì. Dinh thự Vua Mèo nằm dưới chân một thung lũng được bao bọc phía trên bằng một vùng đất cao. Với kiểu địa thế này, toàn bộ công trình được bảo vệ bởi những cánh cung núi gọi là thế mai rùa, hỗ trợ phòng thủ rất tốt trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Trải qua hơn trăm năm tồn tại, mọi thứ trong dinh thự vẫn vẹn nguyên như ngày đầu, tạo sự kích thích với mọi người đến đây để khám giá ít nhất một lần trong đời. Kiến trúc bên trong dinh thự vô cùng độc đáo, là sự kết tinh của 3 nền văn hóa khác nhau gồm người Mông, người Pháp và người Trung Quốc. Công trình gồm 4 căn nhà ngang, 6 căn nhà dọc chia thành 3 khu vực tiền dinh (dành cho lính canh và nô tì), trung dinh và hậu dinh (là nơi ở và làm việc) với 64 buồng nhỏ chia thành 2 tầng. Để đáp ứng được tiêu chí kiên cố, những người thợ xây đã sử dụng đá xanh để xây dựng giúp dinh thự đứng vững trước kẻ thù và thời gian. Mái vách và cột trụ được làm bằng gỗ để tôn thêm sự uy nghiêm và uyển chuyển cho những căn phòng. Một vật liệu nữa được sử dụng là đất nung dùng cho việc xây các mái ngói để tạo hình dễ hơn nhưng không kém phần chắc chắn. Cho đến tận ngày nay, Dinh thự Vua Mèo là một trong số ít những công trình đáp ứng tất cả các yêu cầu về nơi ở, làm việc và trở thành một căn cứ phòng thủ mỗi khi có chiến sự xảy ra. Dù có sự kết hợp của 3 nền văn hóa trong kiến trúc nhưng nhiều người nhận xét rằng dinh thự họ Vương vô cùng hài hòa, uyển chuyển nhịp nhàng như thành một khối thống nhất mà không hề gò bó, khiên cưỡng. Thêm vào đó, tuy là công trình được xây dựng trên một khu đất lên tới 3000m2 nhưng Dinh thự không hề to lớn hay đồ sộ như nhiều người vẫn hình dung vì nó được cấu tạo từ những phân khu nhỏ, mang nét giản dị, mộc mạc của văn hóa kiến trúc dân gian. Kiểu thiết kế với nguyên tắc trong thấp ngoài cao khiến cho tổng thể Dinh thự càng gần gần gũi với cảnh vật xung quanh hơn nữa. Nhìn chung, đa số nội thất và vật dụng gắn liền với Vua Mèo khi còn sống đều được lưu giữ và bảo quản tốt đến tận ngày nay. Duy chỉ có một số ghế và đồ gỗ được làm bằng thông đá, về sau đã được nhà nước ta thay đổi bằng gỗ lim và gỗ nghiến để không bị mai một dần theo thời gian. Các cấu kiện gỗ mang bản sắc văn hóa địa phương đậm đà bằng cách khắc những hoa văn hình bông hoa bản địa như đào, anh túc… Những trụ nhà thì được chế tác sao cho giống quả của cây thuốc phiện, là loại cây mà Vua Mèo kinh doanh để làm ra tiền xây dinh thự. Một số vật dụng bị ảnh hưởng bởi phương tây có trong công trình này có thể kể đến như bồn tắm sữa dê bằng đá, cửa sổ chớp kính bên cạnh lò sưởi, lối ra vào thì được làm bằng đá hoa cương kết nối bằng khung hoa sắt đậm chất kiến trúc Pháp. Tồn tại cùng kiến trúc độc đáo của Dinh thự Vua Mèo là những câu chuyện xung quanh được lưu truyền từ khi nó được xây dựng đến mãi về sau. Tương truyền rằng, nơi ở ban đầu Vua Mèo Vương Đức Chính là trong một chân núi cao cạnh một hẻm núi lớn. Được sự gợi ý của một thuộc hạ về việc chỗ ở không hợp phong thủy, họ Vương nghe theo và tìm thầy am hiểu thiên văn, địa lý để nhanh chóng tìm nơi vừa có địa thế thuận lợi, vừa có phong thủy tốt. Ông đã sai lính sang tận bên đất Trung Hoa để mời Trương Chiếu, một người giỏi xem tướng để xây dựng nhà cửa, sang tìm địa điểm xây dựng dinh thự. Sau một thời gian suy xét kĩ lưỡng, thầy đã chọn Sà Phìn làm nơi ở mới cho Vua Mèo. Trương Chiếu quả quyết rằng thứ được thung lũng Sa Phìn bao quanh kia là một quả đồi hình con rùa, xây dựng trên lưng rùa sẽ giàu sang phú quý, cũng là mảnh đất mà anh hùng quy tụ. Một giai thoại bí ẩn khác liên quan đến Dinh thự Vua Mèo là vào thời người con Vương Chí Sình. cả nhà họ Vương đã bị yểm bùa bởi một thầy phong thủy người Hán, đến mức suýt chút nữa không có người nối dõi tông đường. Theo đó, Vua Mèo khi còn sống bị chứng đau lưng, đã thử qua rất nhiều thần y và phương thuốc tứ phương mà không khỏi. Một ông thầy người Hán phán rằng mộ của cha ông đang chôn trên lưng rồng, có tội nên bề trên quở trách. Tin lời, Vua Mèo di dời ngôi mộ đến một địa điểm khác mà ngờ rằng bị người Hán chơi xấu, bịa chuyện để hãm hại. Vì phạm chuyện cấm kỵ, những người vợ đầu tiên của Vua Mèo đều không thể sinh con. Đến người vợ thứ 4 mới sinh ra được một người con trai, đặt tên là Vương Duy Thọ.

Hà Giang

Từ tháng 1 đến tháng 12

1379 lượt xem

Thung Lũng Sủng Là

Nếu đã một lần đến với Hà Giang, hay thậm chí là nhìn qua những bức ảnh trên Internet bạn cũng sẽ thấy được một Hà Giang với sức hấp dẫn không tưởng được. Không chỉ là bởi vì cảnh sắc núi rừng thiên nhiên nơi đây mà còn là vì con người với những nét đẹp của văn hóa. Thung lũng Sủng Là được biết đến là một thung lũng xinh đẹp nhất thuộc địa phận của cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm trên quốc lộ 4C nối các thị trấn của tỉnh Hà Giang và Sủng là chỉ cách huyện Đồng Văn hơn 20Km, được biết với rất nhiều biệt danh như là “ốc đảo”, “thung lũng nơi đá nở hoa” hay là “đóa hoa rực rỡ đầy quyến rũ của cao nguyên đá”. Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự hài hòa của thiên nhiên thơ mộng và con người địa phương, dường như hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh xinh đẹp giữa núi trời. Được hình thành trên địa hình chênh vênh của đá tai mèo đầy hiểm trở, nhưng với sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường của các chồi hoa đã vươn lên tạo cho thung lũng một cảnh sắc ngọt ngào mê hoặc lòng người. Hiện nay, thung lũng Sủng Là được xem là địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang không chỉ với người Việt mà còn là du khách nước ngoài. Hơn hết với sự xuất hiện trong bộ phim “Chuyện của Pao”, thung lũng Sủng Là trở nên ngày càng nổi tiếng và được nhiều người yêu thích. Khi đến với thung lũng Sủng Là, thứ bạn cảm nhận được đầu tiên đó chính là không khí vô cùng trong lành, dễ chịu, hơn hết là sự yên bình đến lạ của thung lũng. Thứ ấn tượng nhất đối với bạn có thể là sự hùng vĩ của những dãy núi đá tai mèo dựng đứng tạo nên sự hoang sơ của nơi đây. Xa xa bạn sẽ thấy được những cánh đồng lúa xen giữa những dãy núi và những người dân chân chất, mộc mạc đang trên đồng làm việc. Thung lũng Sủng Là với đá tảng lớn lại còn vút cao, đất đai chỉ toàn là sỏi đá nhiều nên rất khó khăn cho cây cối phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, khi đến đây bạn sẽ choáng ngợp bởi không gian thiên nhiên đầy sắc màu của hoa cỏ. Đặc biệt là vào khoảng tháng 10 và tháng 11 bạn sẽ thật sự ấn tượng với vẻ đẹp của những đóa hoa tam giác mạch. Được biết đến là loài hoa đặc trưng của Hà Giang nên hầu như ở bất kỳ ở đâu cũng có rất nhiều loài hoa này, nhưng ngay tại Sủng Là bạn có thể ngắm nhìn những bông hoa tam giác mạch đua sắc rực rỡ. Ngoài ra bạn còn có thể đến thung lũng vào khoảng tháng 12 để có thể ngắm nhìn được vẻ đẹp của hoa cải trắng hay cải vàng. Đây chắc chắn là khung cảnh bắt mắt không kém gì tam giác mạch. Hay bạn cũng có thể đến vào những tháng đầu năm để ngắm nhìn những bông hoa đào rừng đua nở, ngập tràn hương thơm của thiên nhiên. Thiên nhiên đã ban tặng cho Sủng Là một cảnh sắc tuyệt vời giữa núi trời hùng vĩ và cỏ cây hoa lá mỏng manh, một sự đối lập nhưng lại vô cùng hài hòa. Đã đến với thung lũng Sủng Là thì bạn không nên bỏ qua việc ghé thăm làng văn hóa Lủng Cẩm - một ngôi làng nhỏ xinh bao gồm hơn 60 hộ gia đình đang sinh sống tại xã Sủng Là, huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Ngôi làng có lịch sử hơn 100 năm và hiện nay là địa điểm du lịch văn hóa cộng đồng thu hút rất nhiều khách du lịch tìm đến trải nghiệm. Khi đã đến đây bạn sẽ được hòa mình vào những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây, bạn sẽ được mặc những trang phục dân tộc nhiều màu sắc và họa tiết hấp dẫn, bên cạnh đó bạn còn được trải nghiệm vào những điệu nhảy và những bài hát sôi động của bữa tiệc hoặc lễ hội. Đến đây bạn còn được tham quan và ngắm nhìn vẻ đẹp của các căn nhà của người H’Mông với lan can bằng gỗ, bức tường và mái ngói đã nhuộm màu rêu phong của thời gian. Nếu đã từng xem qua bộ phim “Chuyện của Pao” 2005 thì chắc chắn có 1 nơi mà bạn chắc chắn phải ghé thăm khi đến với thung lũng Sủng Là. Đó chắc chắn chính là nhà của Pao, nơi được sử dụng làm bối cảnh của bộ phim. Đây cũng chính là địa điểm check in mà rất nhiều bạn trẻ yêu thích khi đến Sủng Là. Căn nhà này được xây dựng rất mộc mạc, với khoảng sân trước nhà và hàng rào được làm bằng đá và chiếc ngói âm dương vô cùng đẹp mắt. Nơi đây còn trồng những cây mận và đào nên vào dịp đầu năm bạn sẽ ngắm được những đóa hoa rực rỡ trước cửa nhà. Nơi đây sẽ là địa điểm rất phù hợp cho bạn khi đã đến với thung lũng Sủng Là, nơi đây bạn có thể hóa thân vào không gian cổ kính, mộc mạc như trong phim, hoặc cũng có thể sử dụng bộ trang phục sặc sỡ tạo điểm nhấn cho bức ảnh của bạn. Điều bạn cần khi đến với Sủng Là là một tinh thần tốt nhất và một chiếc điện thoại hoặc máy ảnh dung lượng để bạn có được những bộ ảnh tuyệt vời có một không hai.

Hà Giang

Từ tháng 1 đến tháng 12

1444 lượt xem

Rừng thông Yên Minh

Yên Minh là thị trấn cách thành phố Hà Giang khoảng 100km về phía Đông Bắc, men theo quốc lộ 4C từ Cán Tỷ lên trung tâm phố huyện chạy qua 3 xã: Bạch Đích, Na Khê, Lao Và Chải. Cung đường Yên Minh kéo dài 50km từ Quản Bạ, hai bên đường thông mọc thẳng tắp, trải dài hàng chục km, đón chào những phượt thủ bằng những con đường quanh co, uốn lượn cùng làn sương mờ mờ ảo ảo phía xa xa. Khung cảnh rừng thông Yên Minh ngút trời, những trảng cỏ xanh và làn sương mù lãng đãng cùng bầu không khí trong mát khiến du khách có cảm giác tâm hồn trở nên thoải mái, tinh thần dễ chịu, như được đi vào một “Đà Lạt thứ hai”. Đi giữa rừng thông nghe tiếng rì rào, ngân nga vài câu hát khiến người ta yêu đời hơn, lòng thư thái cùng hoà vào thiên nhiên, tận hưởng cảm giác được ở một thiên đường xanh yên bình trên mặt đất. Ngắm nhìn rừng thông Yên Minh từ trên cao xuống, cảm giác như bạn vừa được đi trên mình một con sóng với những khúc uốn quanh, mềm mại. Đặc biệt là, bên cạnh những ngọn núi cao có những con sông trải dài lên tới thượng nguồn. Sự kết hợp hài hoà giữa sông núi mây trời sẽ giúp bạn có thêm nhiều những trải nghiệm hấp dẫn và cảm nhận vẻ đẹp trữ tình đặc biệt của mảnh đất nơi này. Theo như kinh nghiệm du lịch Hà Giang, xuôi về phía đồng bằng, cách trung tâm huyện Yên Minh khoảng tầm 12hm còn có một thảo nguyên xanh ở Lao Và Chải. Nơi này mang một nét đẹp lãng mạn, là một điểm dừng chân trên con đường phượt rừng thông Yên Minh, cũng chính vì lẽ đó mà thảo nguyên xinh xắn, thơ mộng này trở thành một địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng của bao cặp đôi. Là một điểm du lịch Hà Giang vừa độc đáo như khung cảnh Đà Lạt lại vừa thơ mộng, yên bình và êm ái đến nôn nao cả cõi lòng, rừng thông Yên Minh sẽ là một trải nghiệm khó quên với mỗi du khách.

Hà Giang

Từ tháng 1 đến tháng 12

1497 lượt xem

Thị trấn Phó bảng – Yên Minh

Đồng Văn từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước khi nó sở hữu cho mình muôn vàn cảnh đẹp và đặc biệt hơn nữa là cột cờ Lũng Cú, một biểu tượng hết sức thiêng liêng của đất nước Việt Nam. Nhưng đó chưa phải là tất cả của Đồng Văn. Nằm ẩn sâu trong lớp lớp đất đá tai mèo có một thị trấn nhỏ mang tên phó bảng. Nơi đây là một vùng đất ít người biết đến, dù bị năm tháng lãng quên thế nhưng nó vẫn giữ trọn vẹn được nét hoang sơ, cổ kính và yên bình đến lạ thường. Trước đây khi nhắc tới Phó Bảng người ta thường nghĩ ngay đến một trung tâm buôn bán cần sa và ma túy sầm uất nhất Hà Giang nhưng sau khi được giải tỏa nơi này lại nằm thu mình và có một cuộc sống gần như khép kín với thế giới bên ngoài. Do vị trí địa lý ẩn sâu trong lớp đất đá chính vì thế đường lên Phó Bảng khá khó khăn và hiểm trở. Ta có thể bắt đầu đi từ phố cổ Đồng Văn ngược lại khoảng 17 km. Với những khúc đường đèo hiểm trở chênh vênh khi một bên là vực sâu, một bên là núi cao bạn hãy nắm vững tay lái chú ý biển báo và những chiếc gương lồi gắn hai bên đường. Nếu như chưa có một kinh nghiệm nào về du lịch đường đèo thì lớp học cho dân phượt có lẽ là một lựa chọn thích hợp nhất mà bạn phải chuẩn bị trước khi lên đường. Mặc dù cung đường khó khăn nhưng du khách cũng đừng quá lo lắng và sợ hãi bởi trên đường đi bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi non hùng vĩ duy nhất chỉ có tại Hà Giang hay như cứ coi đây là một thách thức mà bạn đặt ra cho bản thân mình để chạm đến những giới hạn cao hơn trong cuộc sống. Sau quãng đường dài di chuyển, thị trấn Phó Bảng mở ra trước mắt ta một khung cảnh tựa như đang lạc vào một miền quê của đất nước Hàn Quốc xa xôi. Vốn được mệnh danh là nàng thiếu phụ ngủ trên cao nguyên đá Đồng Văn, khi bước vào Phó Bảng bạn sẽ cảm nhận được một khung cảnh bình yên với nhịp sống nhẹ nhàng, thanh thản. Những ngôi nhà trình tường bên trên là mái âm dương với màu rêu cổ kính, bức tường đất vàng ngà pha chút nâu đỏ. Khung cửa sổ cũ kỹ, bức vách với những vết nứt tưởng như sắp sập xuống nhưng lại hết sức vững chắc trước phong ba bão tố của đất trời Hà Giang, treo trên đó là những câu đối đỏ và chiếc đèn lồng có khắc chữ của đồng bào dân tộc Hoa đã bạc màu theo năm tháng. Những thứ lâu đời tưởng như không sử dụng được giờ đây dưới bàn tay tài hoa của đồng bào dân tộc sinh sống ở mảnh đất này đã tạo nên một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ hiếm có tại vùng núi cao Tây Bắc. Với phó bảng bốn mùa đều có một nét đẹp riêng biệt nhưng có lẽ mùa thu là mùa mà nơi đây đẹp và hoàn hảo nhất. Thu sang thị trấn khoác lên mình một vẻ đẹp hoang tàn nhuốm màu ký ức nhưng ẩn chứa sâu bên trong là sức sống tràn trề, mãnh liệt. Tận hưởng bầu không khí trong lành tại một vùng đất bình yên, ngắm nhìn những đồi hoa tam giác mạch nồng nàn, đi lang thang du ngoại ở ven đường của thị trấn nhỏ cùng một chiếc máy ảnh trên tay chắc chắn bạn sẽ có những phút giây thật tuyệt vời trên mảnh đất ngủ quên này. Không chỉ có vẻ đẹp mới làm lay động lòng người, thị trấn Phó Bảng còn để lại một dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lòng du khách bởi nét giản dị, chất phát của người dân nơi đây. Sống tại phó bảng chủ yếu là đồng bào dân tộc Hoa và người Mông. Đến với nơi đây bạn chắc chắn sẽ không thể kìm lòng được khi nhìn thấy ánh mắt sáng ngời của đồng bào dân tộc. Họ là những người dù sống trong nghèo khó, tối tăm nhưng cũng không bao giờ bị tha hoá, biến chất bởi đồng tiền và sự hào nhoáng xa hoa nơi thành thị mà sống một cách chậm rãi thong thả và cần cù lao động. Ngày này qua ngày khác dù trời đất và con người có biến động như thế nào nhưng nếp sống của đồng bào dân tộc vẫn đi trên một quỹ đạo nhất định. Những thanh niên trai tráng vẫn vác gùi đi làm rẫy, những người phụ nữ tần tảo địu con trên lưng mà không quên công việc của mình. Thi thoảng ta lại nhìn thấy mấy đứa trẻ nhỏ quần áo lấm lem nhưng trong ánh mắt lại toát lên sự trong trẻo, hồn nhiên hoang dại mà tràn đầy sức sống như những bông hoa tam giác mạch mọc trên triền núi đá khô cằn. Với một khung cảnh hoang sơ cổ kính ít người biết đến, một đồng bào dân tộc có nếp sống giản dị thanh tao tất cả đã tạo nên thị trấn nhỏ Phó bảng yên bình. Dù không nổi tiếng như những địa danh khác của Đồng Văn nhưng nơi đây đã giữ được những nét văn hóa truyền thống lâu đời. Đó là món quà vô cùng quý báu mà người dân Phó Bảng đã giữ gìn cho Hà Giang nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung. Chính vì thế chúng ta hãy góp phần chung tay để bảo vệ một nét đẹp đang dần bị phai nhòa theo năm tháng.

Hà Giang

Từ tháng 1 đến tháng 12

1362 lượt xem

Phố cổ Đồng Văn

Thị trấn Đồng Văn nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi phủ mây phong của cao nguyên đá. Chỉ có khoảng vài chục ngôi nhà nằm rải rác quanh khu trung tâm và xen kẽ vào những vách đá dựng đựng ở giữa trời xanh. Vẻ đẹp của phố cổ Đồng Văn được nổi lên như một bức tranh thủy mạc, trữ tình với đủ những tông màu của thiên nhiên cùng hội tụ. Những ngôi nhà cổ được người dân địa phương dựng lên liền kề bên vách núi như một sự thử thách của sức mạnh, ý chí quyết tâm của con người trước tạo hóa. Phố cổ Đồng Văn được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ XX, trải qua những biến thiên của lịch sử, thăng trầm của thời cuộc dường như khu phố vẫn như được nét quyến rũ, hoang sơ của buổi ban đầu. Phố được dựng lên bởi người Tày, người Mông và cả người Hoa. Ngày nay, khi đến du lịch Hà Giang bạn sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà được thiết kế theo lối nhà dài, nhà mái lợp ngói âm dương. Qua thời gian, phố cổ Đồng Văn đón nhiều cư dân khác nhau đến sinh sống và làm ăn. Điều này đã làm cho khu phố có sự dung hòa, tổng hợp và tiếp biến nhiều hình thái văn hóa của các sắc dân khác nhau. Đến với phố cổ Đồng Văn, bạn không chỉ được xem những chiếc đèn lồng được giăng như mắc cửi trên các tuyến phố mà còn tận mắt chứng kiến những phiên chợ vùng cao với những tiếng khèn, điệu nhạc và sản vật tiêu biểu của vùng cao nguyên đá. Vào những đêm cuối tuần, không gian trong các quán chợ trở nên rộn rã bằng tiếng hát câu hò của những đôi trai gái. Họ trao nhau điệu múa, câu hò giao duyên bên ánh lửa bập bùng của phiên chợ tình vùng cao. Phố cổ Đồng Văn không chỉ là một địa chỉ giao thương của người dân trong vùng mà nó đã trở thành một “trung tâm thương mại” của một vùng cao nguyên rộng lớn. Không chỉ có người dân địa phương, người dân ở các vùng lân cận mà ngay cả những người đi buôn bán ở miền xuôi cũng muốn lên đây mua bán sản vật. Du lịch Hà Giang đến với phố cổ Đồng Văn cũng là địa chỉ tổ chức những lễ hội tryền thống của người Tày, Mông và đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng núi Tây Bắc. Trong những trang phục truyền thống các thiếu nữ người Mông, Tày, Pu Péo, Lô Lô… tay trong tay với điệu nhạc trao duyên. Điểm nhấn của khu phố cổ là chợ Đồng Văn, chợ được xây bằng nguyên liệu chủ yếu là đá từ năm 1920, qua gần một thế kỷ đến nay khu chợ vẫn còn giữ gìn nét văn hóa khá nguyên vẹn. Để ngắm phố cổ Đồng Văn từ trên cao bạn hoàn toàn có thể thu gọn toàn bộ khung cảnh của khu phố trong tầm mắt. Những dãy nhà được xếp thành hình chữ U lợp ngói âm dương chay dọc theo triền núi. Nếu hỏi thử xem du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Thì hãy đến Hà Giang trong mùa hoa tam giác mạch, bạn hoàn toàn có thể đắm mình trong không gian của núi rừng và những triền đồi trắng dãy một màu, cùng mùi hương ngát dịu của loài hoa nức danh vùng Tây Bắc này. Ở phố cổ Đồng Văn khi đêm về, bạn có thể ghé vào một quán cafe để thưởng thức vị ngon của cafe và lắng nghe từng tiếng gió rít bên những triền đồi vang vọng lại. Mùi hương của loài hoa tam giác mạch sẽ ru bạn đắm chìm trong sự mê mẫn của tiếng khèn, tiếng sáo và những ánh lửa bập bùng trong tiếng nhạc du dương. Về tổng thể phố cổ Đồng Văn có kiến trúc theo kiểu người Hoa là khá phổ biến, chủ yếu lợp ngói âm dương, vì kèo được thiết kế chắc chắn. Đặc biệt, đá dường như là nguyên liệu chủ yếu và trở nên phổ biến trong xây dựng. Những cối đá, tường đá, cột đá được đầu tư xây dựng nên không gian cảnh quan các tuyến phố rất gần gũi với thiên nhiên, ít bị tác động của bàn tay con người. Hầu như mỗi ngôi nhà ở khu phố cổ điều có treo đèn lồng, có lẽ đây là nét văn hóa riêng có của đồng bào thiểu số và hình ảnh của ngọn lửa cũng giúp xua tan đi cái lạnh buốt của vùng cao nguyên đá về đêm. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang, thì mỗi năm, tỉnh Hà Giang điều tổ chức nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn truyền thống của đông bào thiểu số tại Đồng Văn, trong đó phải kể đến “Đêm phố cổ”. Đến với đêm phố cổ các bạn sẽ có cơ hội xem những chiếc váy thổ cẩm, những chiếc đèn lồng, những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Hà Giang, một vùng đất du lịch ấn tượng với nhiều địa chỉ văn hóa, lịch sử vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặt chân đến đây, cũng là đến với vùng đất của trời mây non nước trữ tình, mọi thứ điều rất hoang sơ. Vùng đất của những cánh đồng hoa Tam giác mạch, của món Thắng cố, của thổ cẩm thiêu tay và tiếng khèn của đôi lứa trao duyên trên phố cổ Đồng Văn – cao nguyên đá.

Hà Giang

Từ tháng 1 đến tháng 12

1520 lượt xem

Mã Pí Lèng

Đèo Mã Pí lèng tại Hà Giang còn có tên gọi khác là Mả Pí Lèng hay Mã Pỉ Lèng có nghĩa “sống mũi con ngựa”. Mã Pì Lèng được mệnh danh là một trong những cung đường đèo tử thần của vùng núi đất Bắc, vì những đường cong hiểm trở, thách thức tay lái. Đèo tọa lạc trên quốc lộ 4C, xã Pả Vi và Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thuộc một trong những con dốc cao và hiểm trở nhất vùng núi Đông Bắc, cũng là cái tên nằm trong danh sách “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam đáng để chinh phục. Nằm ở độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển, và dài khoảng 20km (nối liền thị trấn phố cổ Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc), Mã Pí Lèng uốn cong và quấn quanh ngọn núi như một con trăn trắng. Men theo cung đường này, bạn sẽ đi qua được thêm nhiều bản làng hay địa danh nổi tiếng như Pả Vi, Sín Cái… Hà Giang đẹp quanh năm. Mỗi mùa đều có một bản sắc riêng. Cũng như nước hoa, không có mùi hương nào là thơm nhất, chỉ có mùi hương phù hợp nhất. Và MIA.vn đã lập ra một danh sách liệt kê một số đặt điểm của Hà Giang qua từng tháng cho bạn rồi đây. Tháng 1-3 là mùa hoa mận, hoa đào. Nếu bạn yêu thích màu hồng của loài hoa này chắc chắn đừng bỏ qua. Tháng 4 là thời điểm chợ tình Khâu Vai diễn ra. Phiên chợ độc đáo mỗi năm đều chỉ tổ chức một lần vì thế, nếu thích thú với lễ hội này thì bạn cũng nên đến Hà Giang vào tháng 4. Tháng 9 chính là mùa mà những ruộng bậc thang ở Hà Giang nhuộm vàng ươm sắc vàng của lúa chín đẹp như tranh vẽ. Tháng 10, 11 mùa hoa tam giác mạch – Loài hoa lãng mạn chỉ có mặt ở vùng đất Đông Bắc. Tháng 12 mùa hoa cải, và nếu nhiệt độ đủ thấp thì còn sẽ có cả tuyết rơi đấy nhé. Dám cá rằng dù có là phượt thủ hay không thì bạn cũng đã từng nghe đến danh tiếng của con đèo Mã Pì Lèng này. Đây chính là một trong “tứ đại đỉnh đèo” mang vẻ đẹp vừa hoang sơ, hiểm trở nhưng lại quyến rũ và cuốn hút lạ kỳ. Mã Pì Lèng khó chinh phục. Vì vậy mà làm mọi người càng khao khát thêm để có thể một lần vượt qua được hết những cung đường ngoằn ngoèo, quanh co với xung quanh là núi đá tai mèo cao, dựng đứng và vực sâu thẳm. Nằm chênh vênh giữa ngọn núi, nên bạn cũng sẽ đi qua đến 9 khúc cua quanh co “rùng rợn” khi một bên tay lái sẽ là vực thẳm sâu hun hút. Cung đường lại hẹp, đôi khi chỉ đủ chỗ cho một chiếc xe. Ấy vậy mà trên đường đi bạn cũng có thể ngắm nhìn được con sông Nho Quế xanh và uốn lượn như một dải lụa. Sông biến đổi theo mùa cực kỳ đặc biệt. Đây cũng là một góc check-in huyền thoại cho giới trẻ ưa thích mạo hiểm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi đến mỏm đá nằm cheo leo giữa vách núi – Nơi sẽ bắt trọn được toàn cảnh núi rừng hùng vĩ và sông nước bạt ngàn. Trên đường lên đỉnh Mã Pì Lèng cũng sẽ còn có cả những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín sẽ trở nên vàng ươm, bát ngát cả một vùng núi đất Đông Bắc. Ngoài ra, tùy mỗi mùa mà không gian bên dưới sẽ là màu trắng tinh khôi của hoa cải, hoa mận hay màu đỏ nổi bật của các loại hoa khác. Ấm thực Đông Bắc có một sức lôi cuốn kỳ lạ và đặc biệt. Các món ăn có thể kể đến như thắng cố, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… đều là những đặc sản mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch Hà Giang. Ngoài ra, bạn đã nghe đến rêu nướng chưa? Hương vị của món ăn này có 1-0-2, ăn xong đảm bảo sẽ gây nghiện nặng đó nha. Đa phần vì thời tiết giá rét nên các món ở Hà Giang cũng là món nướng và nhâm nhi thêm chút rượu cần để trải nghiệm được trọn vẹn nhất văn hóa ăn uống của vùng đất địa đầu Tổ quốc này.

Hà Giang

Từ tháng 1 đến tháng 12

1443 lượt xem

Cột Cờ Lũng Cú

Là biểu tượng đánh dấu điểm cực Bắc của Việt Nam, cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng, thuộc một xã nhỏ ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ở độ cao 1.470m so với mực nước biển, đây là một trong những địa điểm check in của nhiều bạn trẻ, đồng thời còn là điểm chinh phục của hầu hết tất cả các khách du lịch đến với Hà Giang. Để đến được cột cờ Lũng Cú bạn cũng cần phải sắp xếp đến Hà Giang du lịch, và cần phải có một lịch trình cụ thể, sớm nhất để tham quan nơi này vì cột cờ cách khá xa so với đoạn đường núi gần 200km. Nếu bạn muốn đến Hà Giang du lịch và ngắm nhìn được khung cảnh xinh đẹp nơi này thì một số thời điểm thích hợp nhất mà bạn nên cân nhắc chính là: Từ tháng 1 đến tháng 3: Vào khoảng thời gian này hoa mận, hoa đào, hoa cải vàng sẽ nở rộ, bạn sẽ chiêm ngưỡng được biệt danh “miền đá nở hoa” là như thế nào, nên đến đây vào thời gian này bạn sẽ được tham quan và tận hưởng những cảnh hoa đua nhau nở cực đẹp mắt. Bạn cũng có thể đến vào tháng 5 mùa nước đổ hay tháng 6 - 8 là khoảng mùa hè với thời tiết khô ráo, dễ dàng di chuyển và thuận lợi hơn trong việc tham quan cột cờ Lũng Cú. Hoặc bạn cũng có thể đến Hà Giang vào tháng 10 - 12 để tham quan cột cờ đồng thời đây là khoảng thời gian mùa hoa tam giác mạch nở trên cao nguyên đá Đồng Văn, bạn sẽ ngắm nhìn được những khung cảnh tuyệt vời nhất vào thời gian này. Điều đầu tiên khi bạn muốn đến tham quan cột cờ Lũng Cú Hà Giang là phải có một tấm vé máy bay đi Hà Nội. Sau khi đã đến Hà Nội rồi thì việc bạn cần làm sau đó là tìm cho mình một chiếc xe khách để đến thành phố Hà Giang của tỉnh Hà Giang, từ đây bạn cũng có thể thuê cả xe máy hoặc ô tô để lên đến Lũng Cú. Còn nếu bạn đang ở khu vực các tỉnh miền Bắc, bạn có thể lựa chọn đi xe khách, xe máy hoặc ô tô để đến cột cờ Lũng Cú theo đường quốc lộ 4C để đến Quản Bạ sau đó từ đây sẽ lên đến Đồng Văn. Nếu đã đến Đồng Văn rồi bạn chạy thẳng sẽ đến xã Sà Phìn, tiếp tục đi đến bạn sẽ gặp một ngã ba nếu đi thẳng bạn sẽ đến phố cổ Đồng Văn còn nếu ngược lại sẽ hướng về Lũng Cú. Được xây dựng trên đỉnh núi Rồng, nên để lên được đỉnh núi bạn cần trải qua 839 bậc thang, được chia làm 3 chặng, ở mỗi chặng sẽ có khu nhà chờ để du khách có thể nghỉ chân hoặc ngắm cảnh phía dưới núi. Sau khi leo hơn 800 bậc thang, bạn chắc chắn sẽ sững người đến tự hào khi chứng kiến cột cờ Lũng Cú với lối kiến trúc được xây dựng theo hình bát giác, có chiều cao 33.15m và lá cờ Tổ quốc 54m2 luôn tung bay trên đỉnh núi Rồng. Xung quanh thân cột cờ là hình mặt trống đồng Ðông Sơn và dưới chân cột cờ là tám tấm phù điêu minh họa cho các thời kỳ lịch sử vẻ vang của đất nước. Từ trên cột cờ nhìn xuống, bạn sẽ có cảm giác như được ngắm nhìn bờ cõi nước Nam ta trong tầm mắt. Được cảm nhận được không khí se lạnh của núi rừng Đông Bắc. Đứng ở núi Rồng, cảm giác như núi rừng Đông Bắc hòa cùng mây trời cao rộng, không những vậy, chỉ cần ngước mắt nhìn lên là hình ảnh tự hào dân tộc lại càng nâng cao lên với màu sáng tươi của lá quốc kỳ thiêng liêng tung bay. Vừa tạo cảm giác tự hào vừa lại hưng phấn khi chinh phục được đỉnh cao của một cột mốc lớn.

Hà Giang

Từ tháng 1 đến tháng 12

1574 lượt xem

Hồ Đại Lải

Để đến khu du lịch Đại Lải, bạn nên đi vào mùa hè, khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9. Đây là lúc thích hợp để đi tránh nóng, Đại Lải sẽ có nắng đẹp vào ban ngày và se se lạnh vào ban đêm, không khí luôn được điều hoà vì xung quanh có rất nhiều rừng xanh bao bọc, cực kì thích hợp với các hoạt động vui chơi ở đây như đua thuyền, đạp vịt, du thuyền quanh hồ. Đại Lải cách Hà Nội khoảng 60km nên có thể đi đến đây bằng ô tô hoặc xe máy khá dễ dàng và thuận tiện. Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn đi theo hướng quốc lộ 2, sau khi đi qua điểm soát vé Thăng Long-Nội Bài, đến ngã tư đầu tiên thì rẽ trái, đến chặng Xuân Hoà thì rẽ phải rồi đi thẳng tiếp khoảng 10km là đến nơi. Vì khoảng cách cũng không xa nên bạn có thể đi bằng xe máy, nhưng cần chú ý trên đường đi để đảm bảo an toàn cho bản thân. Hồ Đại Lải rộng 525 ha, xung quanh bát ngát màu xanh của cả một rừng cây phòng hộ. Từ bãi tắm dưới hồ có thể lên đỉnh núi Thằn Lằn ở phía nam để ngắm cảnh từ trên cao, xa xa là dãy núi Tam Đảo huyền ảo. Bên cạnh đó, du khách có thể đi thăm những làng bản của người Sàn Dìu để khám phá thêm về phong tục tập quán, thưởng thức các món ăn dân tộc vô cùng đặc sắc và thú vị. Đảo Ngọc, hay còn có tên gọi khác là đảo Chim, nằm giữa lòng hồ Đại Lải là nơi tụ họp của hàng trăm loài chim khác nhau từ khắp nơi bay về, khiến cho nơi đây giống như một bức tranh thiên nhiên đầy sống động mà hiếm nơi nào có được. Đến Đại Lải, bạn có thể tham gia vào rất nhiều những hoạt động thú vị ngoài trời như tắm hồ, đạp vịt, đi thuyền tới tham quan các đảo xung quanh hồ Đại Lải, ngắm cảnh chụp hình và đến thăm vùng rừng núi xanh mát. Các bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên khi được vẫy vùng trong làn nước mát hay vừa thảnh thơi đạp vịt vừa ngắm cảnh non nước mây trời. Vì du lịch Đại Lải Vĩnh Phúc gần đây rất phát triển nên các nhà nghỉ cũng mọc lên khá nhiều. Để tìm kiếm một nơi ở lại qua đêm dịch vụ tốt, giá cả hợp lí cũng không quá khó khăn, tuy nhiên bạn nên đặt phòng trước vì rất dễ bị hết phòng. Đặc biệt gần đây có khu resort Flamingo Đại Lải cũng được rất nhiều người ưa chuộng vì sự kết hợp giữa cảnh sắc thiên nhiên với kiến trúc do con người sáng tạo. Ngoài những đồ ăn ngon còn có các dịch vụ, trò chơi vô cùng hấp dẫn. Bạn được tận hưởng mọi thứ theo chuẩn khách sạn 5 sao và hơn thế nữa : hồ bơi, bida, tenis, sân golf, thuyền, vườn… tuy nhiên giá cả cũng khá cao so với những nơi nghỉ ngơi khác.

Vĩnh Phúc

Từ tháng 1 đến tháng 12

2347 lượt xem

Khu du lịch Đại Nam

Khu du lịch Đại Nam được khởi công xây dựng vào năm 1999 và đến năm 2008 thì chính thức mở cửa khai trương đón khách. Đây là khu du lịch ghi nhận rất nhiều kỉ lục như khu du lịch có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, bức trường thành dài nhất, sở hữu đền thờ lớn nhất, núi nhân tạo dài nhất, biển nhân tạo lớn nhất, vườn thú thiết kế mở đầu tiên tại Việt Nam. Được chia thành 5 khu vực chính bao gồm trường đua, đền thờ, vườn bách thú, biển nhân tạo, khu vui chơi giải trí với các trò chơi được xếp theo cấp phổ thông, cảm giác mạnh và mạo hiểm khám phá. Khu vực trường đua Đại Nam là một công trình phức hợp đầu tiên ở mảng thể thao tại Việt Nam với sự kết hợp của 5 loại hình: đua ngựa, đua mô tô, go-kart, jet-ski và biểu diễn fly-board. Tất cả cơ sở hạ tầng của trường đua đều được xây dựng theo tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt bộ môn go-kart (bước đi cơ bản để tham gia được giải đua xe F1 chuyên nghiệp) lần đầu xuất hiện tại Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút được sự tò mò của khách du lịch. Một trong điểm nổi bật khác của khu du lịch Đại Nam chính là đền Đại Nam rộng 9 ha và có cửa chính hướng về Hoa viên Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây cũng là nơi diễn ra các lễ hội tầm cỡ quốc gia, tiêu biểu phải kể đến lễ chào mừng Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc – VESAK cùng các màn trình diễn đặc sắc vào các dịp đại lễ. Ngoài đền Đại Nam, khu du lịch này còn sở hữu một mô hình vườn thú mở được ghi nhận là mô hình đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với chủng loại đa dạng, có cả những loài thú quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng như hổ Đông Dương, Nai Cà-Tông,… Khu du lịch Đại Nam cũng sở hữu một bãi biển nhân tạo thực sự ấn tượng, thu hút đông đảo các gia đình đưa con trẻ đến đây vui chơi, hòa mình vào làn nước trong xanh vào những dịp lễ hay ngày cuối tuần. Ngoài khu vực biển còn có các lâu đài được nước biển bao quanh cùng các đảo nhỏ và hệ thống tạo sóng mang lại cảm giác chân thật nhất cho du khách như ở biển tự nhiên. Khách du lịch đã đến khu du lịch Đại Nam thì khó lòng mà bỏ qua khu vui chơi giải trí với hơn 40 trò chơi ở nhiều cấp độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Diện tích rộng lớn của khu vực trò chơi cùng với số lượng đa dạng của các loại hình trò chơi nơi đây hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những giây phút nghỉ ngơi tuyệt vời nhất tại đây.

Bình Dương

Từ tháng 1 đến tháng 12

1514 lượt xem

Địa Đạo Củ Chi

Nhắc tới Sài Gòn người ta thường nghĩ tới một thành phố hiện đại, nhộn nhịp bậc nhất cả nước mà ít ai nhớ rằng Sài Gòn cũng mang nhiều dấu ấn lịch sử của riêng mình. Địa đạo Củ Chi chính là một minh chứng rõ ràng cho điều đó. Có tới địa đạo Củ Chi mới thấu hiểu phần nào sự hào hùng của lịch sử Việt Nam. Địa đạo Củ Chi nằm cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70 km. Đây là nơi thu nhỏ lại trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống suốt 30 năm đem lại độc lập tự do cho tổ quốc. Khu du lịch gồm 2 phần cách nhau 13km: Địa đạo Bến Dược nằm thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi và địa đạo Bến Bình thuộc xã Nhuận Đức và Khu địa đạo chính. Địa đạo Củ Chi có chiều dài lên đến khoảng 250 km, từ đường “xương sống” địa đạo tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, bao gồm các công trình: đường hầm, chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, bếp, giếng nước, kho dự trữ…Các công trình ăn thông với nhau hoặc có thể độc lập chấm dứt tùy địa hình. Một số nhánh của địa đạo đổ ra sông Sài Gòn để đề phòng trường hợp nguy kịch có thể vượt sông qua căn cứ Bến Cát ( Bình Dương). Trong lòng địa đạo Củ Chi tối và thiếu không khí, nhiều đoạn du khách phải khom lưng mới có thể đi được. Tùy từng khu vực địa hình địa đạo có thể có tới 2,3 tầng. Tầng gần mặt đất nhất của địa đạo cách mặt mất khoảng 3m có thể chống được sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, một số nơi sâu hơn có thể chống được bom nhỏ. Một số cửa hầm được thiết kế thành các ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Xung quanh cửa hầm cũng được bố trí nhiều hầm chông, hố mìn. Nhờ vào kiến trúc chằng chịt,biến hóa linh hoạt nơi đây đã che chở cho biết bao cán bộ, nhân dân Sài Gòn trong thời kì kháng chiến chống giặc. Dù cho địch đã dùng rất nhiều biện pháp nhằm triệt phá địa đạo như: dùng nước phá, dùng đội quân “chuột cống, dùng chó nghiệp vụ,.. Nhưng tất cả đều thất bại. Ngoài di tích lịch sử đặc biệt địa đạo Củ Chi, ở đây còn có nhiều hoạt động vui chơi khác hấp dẫn như: bắn súng thể thao quốc phòng, bắn súng sơn, bơi lội, chèo thuyền trên hồ hay thuê xe đạp vòng quanh địa đạo. Đi vòng quanh khu du lịch địa đạo Củ Chi cũng là một trải nghiệm đáng thử. Ở đây không khí trong lành, không ồn ào như nội thành Sài Gòn, đem lại cho bất kì ai tới đây một cảm giác thư thái.

TP Hồ Chí Minh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1385 lượt xem

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Ho chi minh Opera House có địa chỉ tại số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1. Là một trong những công trình tại tp Hồ Chí Minh thuộc loại lâu đời theo lối kiến trúc Tây Âu đầy hoa mỹ. Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc, văn hóa tiêu biểu của thành phố hiện nay. Mặt tiền của nhà hát thì hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi. Còn ở bên cạnh là hai khách sạn lớn là Caravelle và Continental. Với vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện mà còn là một địa điểm du lịch lý thú thu hút rất nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng. Nhà hát lớn Sài Gòn còn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội. Tác giả của tòa kiến trúc cổ kính này chính là các kiến trúc sư Ernest Guichard, Eugène Ferret và Félix Olivier. Được xây dựng vào năm 1900 theo lối kiến trúc “flamboyant” của thời Đệ tam cộng hòa Pháp. Cửa mặt tiền của nhà hát lớn chịu ảnh hưởng rõ nét nghệ thuật của Bảo tàng Petit Palais xuất hiện cùng năm tại Pháp. Bên trong thì được thiết kế tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt ra còn có thêm 2 tầng lầu với sức chứa lên tới 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất của nhà hát đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống lại với mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 vô cùng đẹp mắt. Hệ thống các ô cửa vòm với dãy lan can nhô cao được thiết kế mang đậm nét kiến trúc cổ điển Pháp. Trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử thì cho tới nay, Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị hư hại phần nào. Mãi đến năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo lại nhưng được sử dụng làm Hạ Nghị viện của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Và sau năm 1975, nhà hát được quay trở lại chức năng ban đầu của nó là tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Để nhân dịp 300 năm Sài Gòn – Gia Định thì vào năm 1998, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định tiến hành tu bổ lại nhà hát lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu. Cho nên, các trang trí và điêu khắc nổi ở mặt tiền như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa… đều đã được phục chế nguyên trạng so với trước đó gần 100 năm. Bất kể bạn là người thích tìm hiểu về văn hóa hay chỉ đơn giản là được ngắm nhìn những công trình kiến trúc đẹp. Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm dừng chân không thể thiếu của bạn trong chuyến du lịch vòng quanh Sài Gòn. Một công trình kiến trúc tuyệt đẹp đã góp phần làm tăng thêm vẻ sang trọng và duyên dáng cho Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc thăm quan và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kích của nhà hát lớn thì du khách có thể ghé qua khách sạn Continental Sài Gòn. Một trong những khách sạn cổ xưa nhất ở Sài Gòn với tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nơi đây đã từng đón tiếp rất nhiều nguyên thủ, chính khách từ khắp nơi trên thế giới.

TP Hồ Chí Minh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1532 lượt xem

Công viên nước Đầm Sen

Những ngày nắng nóng gay gắt thì ai cũng mong muốn được thả mình trong làn nước trong xanh mát lành. Tới công viên nước Đầm Sen bạn có thể xua tan mọi mệt mỏi trong cuộc sống mà công viên nước Đầm Sen giá vé không tưởng sẽ là địa điểm du lịch lý tưởng cho mọi du khách trong những ngày Sài Gòn “thiếu thốn” những cơn mưa. Với không gian hài hòa được kết hợp với những dòng sông đầy lãng mạn làm tan đi những lo lắng buồn phiền đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho một ngày mới. Đến với Công viên nước Đầm Sen, các bạn sẽ cảm nhận ngay về một ốc đảo xanh mát tọa lạc ngay giữa lòng thành phố. Với 36 thiết bị trò chơi dưới nước hiện đại cùng một hồ tạo sóng mát lạnh rộng 3000m2 hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm giác thư giãn thú vị. Công viên nước hiện đại rộng 3000m2 với công nghệ tạo sóng hiện đại và 31 trò chơi đầy thử thách. Du khách sẽ được trải nghiệm không gian mát lạnh như nằm trong ốc đảo xanh tọa lạc giữa lòng Sài Gòn. Đắm mình vào những làn sóng khỏe khoắn mà đầy lãng mạn để xua đi những mệt mỏi, gánh nặng cuộc sống. Nạp lại năng lượng cho một tuần làm việc mới. Khi đến Công viên nước Đầm Sen, bạn sẽ được trải nghiệm những trò chơi sau: Hồ Thiếu Nhi, Hồ Tạo Sóng, Máng Trượt Phao 3 – Boomerang, Massage Tia Nước, Siêu Tốc – Kamizake, Lốc Xoáy – Tornado,.. và nhiều trò chơi khác.

TP Hồ Chí Minh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1499 lượt xem

Làng Hoàng Trù

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2km, cùng thuộc xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15km. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù rộng 3.500m2, gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Bác Hồ, ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ. Vào dịp Tết Mậu Dần năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết gặp một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó tên là Nguyễn Sinh Sắc, vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 4 tuổi. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Được sự dạy bảo của cụ Hoàng Đường, Nguyễn Sinh Sắc càng học càng thông minh, nổi tiếng khắp vùng. Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho con gái đầu lòng Hoàng Thị Loan. Năm 1883, hai người thành hôn, ra ở riêng trong ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngôi nhà là nơi chứng kiến người học trò Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách, chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của người vợ và sự ra đời của những người con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân trường Nghệ, năm 1895, vào kinh đô Huế để ôn luyện và đưa cả vợ con theo. Sau khi sinh người con thứ tư (năm 1900), bà Hoàng Thị Loan qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng 2-1901). Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng Trù sinh sống. Tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự thi và đậu Phó bảng, được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt). Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt làng Hoàng Trù trở về quê nội - làng Kim Liên để vinh quy bái tổ. Khu di tích Hoàng Trù với ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính tại nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao, để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của đất nước Việt Nam và của nhân loại.

Nghệ An

Từ tháng 1 đến tháng 12

1357 lượt xem

Hang Thẩm Ồm

Hang Thẩm Ồm đặt ở độ cao 15m so với mực nước biển, cửa hang ở hướng Đông Bắc. Nơi đây kỳ vĩ với những hóa thạch và huyền bí cần được khám phá. Hang Thẩm Ồm nằm ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, cách đường 48 khoảng 7km. Nơi này được xem là chứa đựng nhiều hiện vật quý giá của người Việt cổ, lưu giữ nền văn hóa lâu đời. Đi tham quan Hang Thẩm Ồm không chỉ là dịp để tìm hiểu lịch sử mà còn trải nghiệm nền văn hóa cổ xưa. Hang miễn phí và hoạt động cả ngày, nên hãy dành thời gian tới đây để khám phá những điều thú vị tại địa điểm này. Năm 1975, Hang Thẩm Ồm được phát hiện và khai quật. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật quý giá, từ đồng, đá, tới xương răng động vật hóa thạch, phản ánh cuộc sống của người Việt cổ. Người Thẩm Ồm được coi là những con người hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. Phiên âm tiếng Thái, “Thẩm Ồm” có nghĩa là hang lớn. Nơi đây thường thu hút nhiều du khách tới tham quan hàng năm. Hang Thẩm Ồm được xem như một tuyệt tác thiên nhiên độc đáo của Nghệ An. Hãy dành thời gian đến địa điểm này để tự mình khám phá, trải nghiệm và cảm nhận vào một ngày gần nhất. Khi đặt chân đến Hang Thẩm Ồm, Quỳ Châu, Nghệ An, bạn sẽ cảm nhận ngay vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên rừng núi. Tiếng chim hót rộn ràng và không khí mát lành sẽ làm cho chuyến đi của bạn thêm phần hấp dẫn. Bên trong hang là hiện tượng đặc biệt của phong hóa do nước chảy xói mòn trên núi đá vôi. Mỗi bước di chuyển, bạn sẽ bắt gặp thạch nhũ, vách đá lớn, cùng với hình thù đa dạng, độc đáo. Tất cả tạo ra cảm giác như có sự ban tặng đặc biệt từ tạo hóa. Đến với hang này, bạn sẽ được thưởng thức những món ẩm thực dân dã như hoa chuối, quả nhâm, rau dún, măng, nhộng ong rừng, châu chấu thơm ngon đậm đà. Đừng quên mang theo những sản phẩm đặc sản Nghệ An làm quà biếu người thân sau chuyến du lịch nhé.

Nghệ An

Từ tháng 1 đến tháng 12

2139 lượt xem

Bãi Biển Cửa Lò

Biển Cửa Lò trực thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Nơi đây cách thành phố Vinh khoảng 16km về phía Đông, và cách thủ đô Hà Nội 340km. Xưa kia, Cửa Xá – Lạch Lò được biết đến như một vùng hiểm yếu, có vị trí quân sự mang tính chiến lược. Trải qua dâu bể thăng trầm, biển Cửa Lò mới chính thức được định danh và trở thành điểm nhấn nổi bật trong ngành du lịch ở miền Duyên hải Bắc Trung Bộ. Cửa Lò có nhiều núi nhỏ, đỏa cùng bán đảo, ngoài ra vẫn có địa hình đồng bằng bằng phẳng. Bao bọc xung quanh là sông Cấm và sông Lam xinh đẹp, tạo nên một bức tranh sơn thủy đẹp mắt. Du lịch biển Cửa Lò là lựa chọn lý tưởng cho mọi gia đình để thư giãn và giải nhiệt vào những ngày hè oi ả. Du lịch biển bao giờ cũng hấp dẫn hơn vào những ngày nắng nóng, bởi lúc này bạn có thể tận hưởng sự sảng khoái khi hòa mình vào làn nước mát lạnh. Thời điểm lý tưởng nhất đến đến biển Cửa Lò là từ tháng 5 đến hết tháng 10. Vì đây là lúc Cửa Lò hưởng trọn ánh nắng mặt trời, tiết trời ấm áp, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn muốn chuyến đi được thoải mái và không quá nhiều người, hãy tránh đi vào những dịp Lễ lớn hoặc cuối tuần. Thế nhưng dù bạn đến vào bất kỳ thời gian nào, biển Cửa Lò vẫn rất đáng để trải nghiệm nhờ vẻ đẹp tuyệt vời cùng nhiều hoạt động thú vị. Bãi biển Cửa Lò được mệnh danh là một trong những nơi đẹp nhất Bắc Trung Bộ. Nơi đây thu hút nhiều tín đồ du lịch không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Mà còn ấn tượng bởi nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc và tiết mục bắn pháo hoa mãn nhãn khi kết thúc mùa du lịch ( độ khoảng cuối tháng 9). Đến với Cửa Lò, bạn có thể thưởng thức các món ngon sau. Mọc cua bể: Món ăn không chỉ đánh thức khứu giác và vị giác của mọi thực khách mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Mọc cua được chế biến kỳ công từ thịt cua và nhiều loại gia vị đi kèm, đảm bảo ăn một lần là không thể quên. Ghẹ hấp me: Tuy là món hải sản phổ biến, nhưng ghẹ hấp me ở Cửa Lò lại hấp dẫn mọi người bởi hương vị đặc trưng. Nước me sền sệt thơm mùi gia vị cùng phần ghẹ đã chiên rồi đem hấp tạo nên hương vị hấp dẫn, sẵn sàng làm siêu lòng mọi thực khách. Cháo nghêu: Dù là món ăn khá bình dị song để nấu được nồi cháo ngon cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp, Cháo nghêu khi ăn được trộn thêm với rau thơm để kích thích vị giác. Mực nhảy: Đây là món ăn đặc sản của Cửa Lò bởi độ tươi ngon của mực khi vừa được đánh bắt và chế biến ngay tại chỗ. Mực nhảy có thể hấp, nướng… dùng kèm nước chấm vô cùng hấp dẫn.

Nghệ An

Tháng 5 đến tháng 10

2744 lượt xem

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết dân gian, trong một giấc chiêm bao vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan Âm đang tọa trên đài sen tỏa ánh hào quang và mời nhà vua lên cùng. Tỉnh giấc chiêm bao nhà vua liền kể với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên. Trong sử sách có chép lại tại vị trí chùa Một Cột bây giờ có một cột đá phía trên có ngôi lầu ngọc, trong lầu ngọc có tượng Phật Quan Âm đã được dựng ở hồ nước vuông. Nhà vua thường lui tới tụng kinh niệm phật, cầu nguyện. Sau hoàng tử nối dõi tu sửa lại thành chùa và dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh cách 10 m về phía Tây Nam. Cụm di tích này được đặt tên Diên Hựu Tự với mong muốn “phước lành dài lâu”. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Đến năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một chiếc chuông lớn đặt tên là “Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân. Trong chiến tranh chống Pháp chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp cho đặt mìn phá hủy. Sau khi tiếp quản thủ đô Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghiên cứu lập dự án đại trùng tu xây dựng lại chùa Một Cột y như kiến trúc ban đầu. Đến năm 1955 chùa Một Cột Hà Nội được tôn tạo lại và bảo tồn cho đến nay. Bên cạnh vẫn còn ngôi chùa có cổng tam quan với bức hoành phi ghi ba chữ “Diên Hựu Tự”. Năm 1962, quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đến năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”. Kết cấu nguyên bản của chùa Một Cột được đỡ bởi các dầm gỗ bám chắc cột đá. Cấu trúc của chùa Một Cột hiện nay gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa. Cột trụ của chùa một cột được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau tạo thành khối trụ đứng có chiều cao 4 m chưa tính phần chìm phía dưới chân Đường kính cột đá rộng 1,2 m làm người nhìn có cảm giác “vững như bàn thạch”. Đài Liên hoa có hình vuông mỗi cạnh 3 m, chắn song bao lơn xung quanh, được đỡ bằng hệ thống cột quân vững chắc, phía dưới là những dầm gỗ lớn được gắn trực tiếp lên trụ đá một cách chắc chắn. Các mối mộng được đục chính xác đến từng ly khớp nối vừa khít với nhau tạo nên cấu trúc vô cùng vững chãi. Bên trong đài Liên Hoa được bài trí lộng lẫy sang trọng, có một án thờ bên trên đặt tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng. Xung quanh bày biện nhiều đồ thờ: đôi lục bình gốm sứ, bình cắm hoa sen, bộ ấm chén thờ, lư hương bằng đồng. Ban thờ được sơn son thiếp vàng trang trí nhiều họa tiết hình vân mây màu vàng. Trên trần phía trong cùng đặt tấm hoành phi nhỏ ghi 3 chữ vàng “Liên Hoa Đài” trên nên sơn đỏ. Mái chùa được lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian. Mỗi viên ngói như biểu hiện của sự kỳ công, tỉ mỉ của người thợ làm ra. Khi lợp ngói khó nhất công đoạn ghép ngói ở góc xối sao cho không hở một khe nào, vì đây là vị trí tiếp giáp giữa bốn cạnh của mái chùa thường có khe hở. Muốn lợp ngói ở vị trí này thuận tiện thì ngay từ công đoạn đóng sối ghép các mối mộng phải thực sự kín kẽ và ăn khớp nhau. Chùa Một Cột có bốn mái cong đầu đao vút lên trời hay còn gọi là “tàu đao”. Mái chùa được đỡ bằng hệ thống thanh bẩy vươn ra sát phía dưới. Trên đỉnh mái chùa đắp hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, đây là nét kiến trúc đặc trưng trong các chùa, chiền, đình, miếu. Hình lưỡng long uốn mình quay đuôi về phía nhau nhưng đầu đều hồi hướng về mặt nguyệt. Nét kiến trúc này biểu tượng cho sự sinh sôi, âm dương hài hòa. Đôi long tượng trưng cho khí dương, hình mặt nguyệt tượng trưng cho khí âm. Tổng lại thành con số ba của sự sinh sôi nảy nở, cũng vì lẽ đó khi đi chùa người ta hay thắp 3 nén nhang là biểu trưng cho 3 vật thể trong “lưỡng long chầu mặt nguyệt”. Đây là một hình ảnh mang đậm chất nhân văn trong kiến trúc nghệ thuật tâm linh của dân tộc. Hoa sen được xem như biểu trưng trong văn hóa Phật giáo, gợi đến cho người ta những đức tính lương thiện, kiên nhẫn, không nhiễm tạp, hành trực … Liên Hoa Đài được tạo tác theo hình tượng bông sen đặt trên trụ đá cao giữa lòng hồ Linh Chiểu như đang vươn mình hướng lên thoát khỏi thế tục. Một hình ảnh vô cùng thanh tao, thuần khiết và độc đáo. Hồ Linh Chiểu có tường hoa bao quanh trang trí bằng những họa tiết hình khối. Bên ngoài có đào thêm một hồ lớn nữa là hồ Bích Trì. Hồ Bích Trì thuộc trong khuôn viên chùa Diên Hựu nằm bên phải chùa Một Cột. Trước sân chùa Diên Hựu đựng tháp đá Bạch Tuynh, từ tháp đá có cầu nhỏ dẫn vào chùa Một Cột. Vào ngày rằm, mùng Một hàng tháng bạn quan lý tổ chức khánh tiết lau dọn và thực hành lễ cúng trong chùa. Người dân cũng hay đến tham quan và chiêm bái từ xa. Mùa hè chùa mở của đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, đến mùa đông đóng cửa tất cả các ngày thứ Hai và thứ Sáu trong tuần. Vào chùa tham quan không mất phí. Đến với chùa Một Cột người ta thường cầu cho trí tuệ viên mãn, sinh khí tràn đầy. Qua những nét kiến trúc nghệ thuật vô cùng nhân văn văn đẹp đẽ như sự tinh khôi thanh thoát của cánh sen biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Cột trụ hình trụ – dương khí nằm giữa hồ Linh Chiểu – âm khí kết hợp mang đến sự sinh sôi trường thọ nối tiếp.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

2035 lượt xem