LỄ HỘI CHÙA BÁI ĐÍNH NĂM 2025

LỄ HỘI CHÙA BÁI ĐÍNH NĂM 2025

Chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình .

Hàng năm, lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu khai mạc vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Đây là một trong các lễ hội lớn nhất miền Bắc những ngày đầu xuân, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Lễ hội gồm có hai phần: 

Phần lễ: gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội: có các hoạt động mang tính chất văn hóa tâm linh như: rước kiệu, viết thư pháp; các trò chơi dân gian; thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố Đô, tổ chức các hoạt động triển lãm tranh ảnh văn hóa nghệ thuật giới thiệu về chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An. Đại biểu, tăng ni và du khách cùng tham gia nghi lễ thả chim phóng sinh, cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, no ấm.

Lễ hội Bái Đính hàng năm luôn thu hút đông đảo khách du lịch đến tham gia. Du khách đến đây không chỉ chiêm bái, dâng hương lễ Phật mà còn du xuân, vãn cảnh, chiêm ngưỡng cảnh sắc kỳ vĩ, hòa mình cùng không gian thiêng rộng lớn, thanh tịnh nơi cõi Phật.

Từ 03/02/2025 - 27/04/2025

Khám Phá Ninh Bình

Khu du lịch Tam Cốc

Tam Cốc – Bích Động thường được biết đến với những cảnh đẹp nên thơ, thanh bình nhưng không kém phần mỹ miều, làm say đắm lòng người – nơi được ưu ái bằng những cái tên đầy ví von “Nam thiên đệ nhị động” hay “Vịnh Hạ Long trên cạn.” Sẽ thật là một thiếu sót nếu bạn không dành thời gian du lịch Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình, bởi đây là một điểm đến tuyệt vời. Phải nói Tam Cốc – Bích Động mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng. Nhưng nếu bạn muốn chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, tràn trề sức sống trải dài trên dòng sống uốn lượn như một dải lụa mềm mại, mang đến cho bạn cảm giác trong veo, tươi mới, đắm chìm trong hương vị của đất trời, của sông nước, của thiên nhiên thì dịp sau Tết vào độ tháng 1, tháng 2 là thời điểm thích hợp. Còn nếu bạn muốn chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp của tạo hóa với những nét chấm phá xen lẫn của màu vàng lúa chín, hòa quyện với màu xanh núi rừng và xa xa điểm xuyến bằng những con thuyền nhẹ trôi vô cùng thơ mộng thì tầm cuối tháng 5, đầu tháng 6 – khi mùa hạ đã về là dịp thích hợp để thưởng thức vẻ đẹp của Tam Cốc – Bích Động. Một kinh nghiệm du lịch Tam Cốc – Bích Động đó là bạn có thể đi rồi về trong ngày, để tiết kiệm thời gian – hãy xuất phát từ sáng sớm vừa được hít hà không khí ban mai, vừa có một chuyến đi trọn vẹn vì Tam Cốc – Bích Động chỉ cách trung tâm Hà Nội tầm 110km, cũng chính vì vậy hành lý bạn mang theo chỉ cần một vài đồ dùng đơn giản như áo khoác mỏng phòng khi vào đi thuyền vào hang nhiệt độ thấp cùng với hơi nước sẽ gây cảm giác lành lạnh. Bạn cũng có thể mang thêm ô để dùng trong lúc ngồi thuyền trên sông. Thêm nữa, tốt nhất bạn nên mang giày bệt để thuận tiện cho quá trình di chuyển và tham quan thoải mái. Ngoài ra bạn có thể mang thêm chút đồ ăn nhẹ để dùng khi đói. Có hai lựa chọn cho bạn, một là bạn tự túc di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô hay xe máy để chủ động trong suốt quá trình du lịch Tam Cốc – Bích Động, hoặc nếu bạn đi nhóm đông người và muốn có cơ hội vừa tham quan vừa tản bộ thì có thể đón xe đi Ninh Bình từ bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Để chuyến đi thuận lợi thì các bạn nên thống nhất trước phương tiện, thời gian di chuyển cũng như tôn trọng sự đúng giờ. Để chiêm ngưỡng và hòa mình vào vẻ đẹp Tam Cốc Bích Động, bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất là đi thuyền. Và nếu bạn là một người ưa chụp ảnh, mong muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ, những khung cảnh nên thơ thì hãy trao đổi và nhờ sự giúp đỡ của những người lái thuyền. Kinh nghiệm và sự thông thạo địa hình của họ sẽ giúp bạn ghi lại những tấm hình kỉ niệm. Một lưu ý nữa là bạn nên căn thời gian để chuyến đi được trọn vẹn vì thời gian ngồi thuyền khi du lịch Tam Cốc – Bích Động cũng chiếm gần 3h đồng hồ, tránh việc phải ngồi thuyền vào giờ trưa lúc có nắng to, hay quá tối muộn khi mặt trời đã lặn. Và chắc chắn là sẽ rất tuyệt nếu bạn tìm được một chỗ ngồi lý tưởng để ngắm mặt trời lặn ở đây, ánh hoàng hôn chan hòa bao bọc cả những cánh đồng, cả những dòng sông như câu chuyện gắn bó, sẽ chia của tự nhiên với con người nơi đây. Đến với Tam Cốc – Bích Động bạn nhất định sẽ có những giây phút thư giãn tuyệt vời và đáng nhớ.

Tháng 5 đến tháng 10

Khu di tích cố đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư là một quần thể kiến trúc đặc sắc ở tỉnh Ninh Bình, đã được UNESCO công nhận là một trong 4 vùng lõi thuộc quần thể di sản Thế giới Tràng An. Nơi đây cũng được nhà nước xếp hạng là quần thể kiến trúc, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng, cần được hết sức gìn giữ. Với bề dày lịch sử hơn 1000 năm, nơi đây đã cùng trải qua biết bao thăng trầm biến chuyển của dân tộc, là nơi lưu giữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại cũng như trở thành minh chứng lịch sử cho đất nước ta tự ngàn đời. Tuy nhiên cho dù đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng Hoa Lư vẫn còn giữ được những dấu vết lịch sử của nó. Đó là những bức tường thành vững chãi, là hai ngôi đền thờ vưa Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành uy nghiêm được xây dựng mô phỏng kinh đô Hoa Lư xưa. Các bạn có thể đến Hoa Lư vào bất kì thời điểm nào trong năm đều được. Tuy nhiên mùa xuân là thời điểm đẹp nhất cũng như rất nhiều lễ hội được tổ chức, thế nên đây là thời điểm thích hợp dành cho bạn nếu muốn tham gia và trải nghiệm không khí nhộn nhịp, đông đúc của những lễ hội này. Còn nếu là người thích yên tĩnh, muốn tận hưởng không gian thanh bình của nơi đây thì bạn có thể lựa chọn đi vào những ngày còn lại. Từ trong quá khứ, Hoa Lư đã là đế đô thật nguy nga, tráng lệ. Những núi đồi mọc lên trùng điệp xung quanh vòng đai kinh đô như bức tường thành vững chãi. Con sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên vô cùng thuận lợi. Toàn bộ khu di tích lịch sử – văn hóa Cố đô Hoa Lư, bao gồm vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích như động Thiên Tôn, chùa Bái Đính, đều nằm trong hệ thống núi đá vôi ở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trực thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, giáp ranh giới hai huyện Gia Viễn và Hoa Lư. Nơi đây cách phía Nam thủ đô Hà Nội khoảng gần 100km. Cố đô Hoa Lư là một quần thể kiến trúc, và mỗi kiến trúc lại mang một nét riêng, tất cả làm nên vẻ cổ kính và hào hùng của di tích lịch sử thời xưa. Các dấu tích lịch sử vẫn còn lưu lại tại quần thể di tích rất đa dạng và phong phú, gồm các kiến trúc tường thành, hoàng thành, hang động, đền chùa, lăng mộ và nhiều loại công trình kiến trúc khác có giá trị lịch sử và văn hóa cao. Đặc biệt nhất, tại đây vẫn còn hai di tích là đền vua Đinh và đền vua Lê. Đây là hai di tích được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 với nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đá vô cùng kì công và đặc sắc. Con đường vào đền vua Đinh dẫn du khách đi dưới tán những hàng cây phượng vĩ ven đường. Người ta gọi Hoa Lư là kinh thành đá và đền vua Đinh, vua Lê cũng sử dụng nhiều chất liệu từ đá. Ví dụ như khi bước vào sân đền, du khách sẽ thấy long sàn bằng đá tảng và hai con nghê chầu cũng được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Vào hậu cung, du khách sẽ thấy tượng thờ vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên tảng đá xanh. Đền vua Lê nằm cách đền vua Đinh 50m cũng cùng chung cấu trúc như thế. Cách đền vua Lê 200 m, là chùa Nhất Trụ, được xây từ đời vua Lê Đại Hành, trước cửa chùa có cột đá, cao 4,16 m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật. Nằm ngay cạnh là khu di tích gắn liền với câu chuyện của công chúa thứ ba của vua Đinh Tiên Hoàng đã nhảy xuống giếng tự vẫn chứ không theo chồng phản tặc chống lại vua cha. Ngôi đền này thờ cô công chúa ấy. Vào ngày 8/3 – 10/3 hàng năm là thời điểm diễn ra lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư nhằm tôn vinh các vị vua và anh hùng dân tộc đã xây dựng và phát triển nên kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt vào thế kỉ X. Lễ hội Cố đô Hoa Lư bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Bên cạnh phần lễ thì phần hội với các trò chơi đậm nét truyền thống như đua thuyền, đấu vật, hát chèo… được diễn ra trong không khí vô cùng tưng bừng, náo nhiệt. Khi đến khu di tích này bạn cần lưu ý những điều sau. Hoa Lư Ninh Bình là địa điểm du lịch tâm linh, vì thế khi đến đây bạn cần phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Đến thăm đền vua Đinh, vua Lê các bạn cần phải nhẹ nhàng trật tự để giữ gìn sự tôn nghiêm cũng như thắp hương để tỏ lòng thành kính với các vị vua đã có công với nước. Cần phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của ban quản lý di tích hoặc hướng dẫn viên nếu đi theo đoàn. Phải vứt rác đúng nơi quy định, không được xả rác bừa bãi. Nếu tự đi thì bạn nên xem trước bản đồ để thuận tiện hơn cho chuyến hành trình khám phá của mình. Các bạn có thể trực tiếp trò chuyện với các cụ trong ban quản lý di tích đền để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, giá trị văn hóa, kiến trúc… của khu di tích. Nếu muốn được tận mắt ngắm nghía, chiêm ngưỡng những công trình vô cùng có giá trị lịch sử cũng như giá trị kiến trúc thì hãy mau tới với cố đô Hoa Lư Ninh Bình-một công trình mang ý nghĩa lịch sử hết sức lớn láo mà thế hệ cha ông ta đã bỏ công gìn giữ và bảo tồn đến tận bây giờ. Hãy cùng về nơi đây để thăm lại cố đô xưa, sống lại với những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc.

Tháng 1 đến tháng 12

Nhà Thờ Phát Diệm

Đã từ lâu, Nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh chung của bà con giáo dân trong vùng Kim Sơn, mà còn là công trình kiến trúc đặc sắc thu hút du khách gần xa đến tham quan, chiêm ngưỡng. Bởi đây không chỉ là một công trình kết hợp hài hoà, đặc sắc giữa nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây mà còn là một kỳ tích của thế hệ cha ông để lại cho đời sau. Nhà thờ đá Phát Diệm được Chánh xứ Phát Diệm Phêrô Trần Lục (tức Cụ Sáu) - người được bổ nhiệm làm Chánh xứ Phát diệm vào năm 1865 cho xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19 sau nhiều năm nghiên cứu, hoàn chỉnh phác thảo họa đồ và tập trung tài lực, vật lực. Nhà thờ được làm bằng chất liệu chủ yếu là đá và gỗ. Trên từng phiến đá, phiến gỗ như nở hoa khoe sắc với các đường nét khắc trạm tinh xảo. Đáng chú ý nhất là nghệ thuật điêu khắc đá vô cùng mềm mại, uyển chuyển, có những mảnh đá chỉ dày 3,5cm. Cả khu kiến trúc gồm có 9 vỉ kèo với 9 giai thợ khác nhau, do vậy mỗi vỉ kèo mang một nét văn hoá riêng biệt, thể hiện khiếu thẩm mỹ phong phú của những người thợ thủ công lành nghề. Hơn nữa, nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá mà không cần đến lõi bê tông cốt thép. Phần khó nhất của công trình này là việc xử lý nền móng. Do Kim Sơn vốn là vùng đất bãi bồi lầy lội nên Chánh xứ Phê rô Trần Lục phải cho khai thác và vận chuyển hàng ngàn tấn đá từ một quả núi ở Thanh Hóa đưa về chống lún, trong đó có những khối đá nặng đến 20 tấn. Đồng thời, cụ Lục cũng cho khai thác và vận chuyển hàng mấy trăm cây gỗ lim từ rừng núi Nghệ An về xây dựng công trình. Tuy nhiên, điều làm cho các nhà nghiên cứu văn hóa, kiến trúc sư say mê ở quần thể Nhà thờ Phát Diệm, là kiểu kiến trúc đình chùa phương Đông kết hợp hài hòa với lối kiến trúc Gôtic của phương Tây. Cụ Sáu là người đã thiết kế, sáng tạo ra nhà thờ với những chi tiết vô cùng mới lạ. Cũng có thể do cụ không phải là người theo đạo Thiên chúa mà theo đạo Phật nên trong bản thiết kế của mình, cụ đã có sự kết hợp rất tài tình giữa kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc mái uốn cong như mái đình trong đạo phật. Tinh hoa nghệ thuật ở nhà thờ đá Phát Diệm còn thể hiện rõ sự hài hòa giữa nghệ thuật chạm khắc đá và nghệ thuật chạm khắc gỗ của Việt Nam như biểu tượng thánh giá (biểu trưng đạo Công giáo) ngự trên đài sen (biểu trưng Phật giáo), những chữ “vạn” của nhà Phật khắc trên mấy đóa hoa mân côi, các phù điêu đá, gỗ chạm khắc hình ảnh Chúa Jesus và các vị thánh; trong đó các vị thánh trang phục theo kiểu Việt nhìn thật sống động mà gần gũi, quen thuộc như xem tranh dân gian; cột đá chạm hình hoa sen biểu hiện các giai đoạn “sinh - lão - bệnh - tử” theo triết lý nhà Phật. Ấn tượng hơn nữa là Nhà thờ Trái tim Đức Mẹ được tạo dựng hoàn toàn bằng đá, cung thánh sơn son thếp vàng chói lọi với nhiều hoa văn, họa tiết chạm trổ tinh tế, công phu nhưng vẫn tạo cảm giác thật dịu dàng, yên bình bởi thiết kế bình dị và quen mắt theo nguyên lý Dịch học của phương Đông “trời tròn, đất vuông”. Nơi đây còn có một câu Kinh thánh được chạm khắc lên đá bằng Việt ngữ thời sơ khai. Có thể nói, Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm là sự giao thoa, sự kết hợp hài hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống phương Đông. Công giáo mang đức tin đến cho con người nhưng phong cách kiến trúc, không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tạo nên sự bình an, che chở, đây cũng là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa công giáo và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam từ rất sớm.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Khu du lịch Tràng An

Quần thể Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Tràng An nằm trên địa bàn nhiều huyện của tỉnh Ninh Bình. Đây là di sản “kép” duy nhất của nước ta được UNESCO công nhận. Quần thể di sản này gồm liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động - cố đô Hoa Lư - rừng đặc dụng Hoa Lư. Trong quần thể ấy, cố đô Hoa Lư tọa lạc ở phía Bắc; Tam Cốc - Bích Động nằm ở phía Nam; còn khu du lịch Tràng An nằm ở vị trí trung tâm. Từ trung tâm thành phố Ninh Bình, du khách chỉ cần đi thêm khoảng 8km là có thể tới đây. Mỗi mùa xuân - hạ - thu - đông, Tràng An lại khoác lên mình một tấm áo mới. Và mỗi thời điểm trong năm, du khách đều tìm thấy những điều đáng khám phá nơi đây: Mùa xuân, du khách được hòa mình vào những lệ hội đặc sắc như: Lễ hội Tràng An (giữa tháng 3 âm lịch); hội Cờ Lau (mồng 8 - 10 tháng 3 âm lịch). Mùa hè nơi đây đẹp mê hồn với đồng lúa chín vàng hay đầm sen ngát hương thơm. Mùa thu, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, rất lý tưởng cho những hoạt động tham quan, khám phá ngoài trời. Mùa đông, Tràng An ẩn hiện trong làn sương mờ ảo tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Đến khu du lịch Tràng An, du khách có thể viếng thăm các địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng như: Đền Trình - nơi thờ phụng 4 vị công thần nhà Đinh. Đền Trần Ninh Bình: Ngôi đến được lập bởi vua Đinh Tiên Hoàng để thờ thần Quý Minh - vị thần trấn cửa ải phía nam tứ trấn Hoa Lư. Đền Tứ Trụ - nơi thơf 4 vị đại thần dưới triều Đinh có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân để dựng nên nhà nước Đại Cồ Việt. Phủ Khống - nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh. Hành cung Vũ Lâm - địa điểm check-in không ai muốn bỏ lỡ. Những hang động huyền bí: Hang Địa Linh với chiều dài gần 1500m và hệ thống nhũ đá hóa thạch. Hang Nấu Rượu với mạch nước ngầm sâu hơn 10m và hàng trăm vò rượu được chưng cất từ chính mạch nước ngầm này. Hang Bói - nơi phát lộ dấu tích của người tiền sử cách đây khoảng một vạn năm. Hang Sáng – hang Tối, hang Ba Giọt cũng là những hang động đáng để du khách tham quan. Với địa hình sông nước, thuyền là phương tiện đi lại chủ yếu ở khu du lịch Tràng An. Du khách có thể chọn đi thuyền truyền thống với 3 tuyến xuất phát từ bến thuyền gồm: Tuyến 1: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Tối – Hang Sáng – Hang Nấu Rượu – Đền Trần – Hang Ba Giọt – Hang Seo – Hang Sơn Dương – Phủ Khống – Chùa Báo Hiếu – Hang Khống – Hang Trần – Hang Quy Hậu – trở lại bến thuyền. Tuyến 2: Bến thuyền – Hang Lấm – Hang Vạng – Hang Thánh Trượt – Đền Suối Tiên – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – trở lại bến thuyền. Tuyến 3: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Mây – Suối Tiên – Hang Địa Linh – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – trở lại bến thuyền. Ngoài ra, khu du lịch cũng cung cấp dịch vụ chèo thuyền Kayak với 2 tuyến chính: Tuyến 1: Bến thuyền - Đền Trình - Cổng Tam Quan - Cửa hang Tối - Cửa hang Quy Hậu - Núi Ngọc. Tuyến 2: Bến thuyền - Bến Đảo Kong - Thủy Đỉnh - Hành Cung Vũ Lâm.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Chùa Bái Đính

1. Du lịch chùa Bái Đính thời điểm nào đẹp nhất? Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch vào mùa xuân thời tiết nơi đây vô cùng ấm áp cũng là thời điểm đẹp nhất để đi Bái Đính Tràng An. Bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính. 2. Di chuyển đến chùa Bái Đính như thế nào? Bạn có thể tham khảo một số cách phổ biến để di chuyển đến chùa Bái Đính sau đây: - Đi bằng xe máy: Để hạn chế chi phí bạn có thể chủ động di chuyển bằng xe máy đến Ninh Bình. Với cách này, bạn di chuyển theo Quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố sau đó đi theo biển chỉ dẫn để đến Bái Đính. - Đi bằng xe khách: Từ Hà Nội có thể bắt các chuyến xe khách đi Ninh Bình từ các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Giá vé khoảng tầm khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/ người. Dừng chân tại bến xe Ninh Bình, bạn tiếp tục bắt xe bus hoặc taxi khoảng 130.000 VNĐ/lượt để tới khu chùa Bái Đính. - Đi bằng tàu hỏa: Với cách này, bạn lên tàu từ Hà Nội và xuống ở ga Ninh Bình. Từ đây bạn có thể đi xe bus hoặc bắt taxi để đến Bái Đính. Giá vé tàu dao động khoảng 70.000 – 120.000 VNĐ/người tùy theo hạng chỗ ngồi. 3. Di chuyển tại chùa Bái Đính như thế nào? Những du khách lựa chọn đi xe điện sẽ đợi xe tại khu vực nhà chờ, sau đó di chuyển 3.5km đường nhựa để đến thẳng cổng Tam Quan Chùa Bái Đính. Giá vé xe điện từ bãi xe đến cổng Tam Quan cấp nhật mới nhất 2022 là: Giá vé xe điện chùa Bái Đính dành cho người lớn: khoảng 30.000đ/vé/lượt ⇔ khoảng 60.000đ/vé khứ hồi. Giá vé xe điện dành cho trẻ em: Dưới 1m miễn phí vé, trên 1m tính như người lớn. 4. Giá vé tham quan chùa Bái Đính. Bạn sẽ cần phải thuê dịch vụ thuê hướng dẫn viên cho chùa Bái Đính là khoảng 300.000 đồng cả chùa mới và chùa cổ là khoảng 500.000 đồng. Vé lên Bảo tháp Chùa Bái Đính là khoảng 50.000 đồng. 6. Du lịch chùa Bái Đính ăn gì? Bạn có thể tham khảo một số địa điểm ăn ngon khi du lịch chùa Bái Đính được nhiều người ghé tới dưới đây: Miến lươn bà Phấn: 999 Trần Hưng Đạo, Thanh Bình, Ninh Bình. Nhà hàng Luận Nhàn: Xóm 4, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Nhà hàng Thăng Long: Tràng An, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Nhà hàng Nhà Sàn Vân Long: Xã Gia Vân, Huyện Gia Viễn, Gia Vân, Gia Viễn, Ninh Bình. 7. Lưu ý khi du lịch chùa Bái Đính Tuy chùa Bái Đính là một địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau để có thể có một chuyến đi du lịch trọn vẹn nhất nhé: Vì trong suốt hành trình tham quan chùa các bạn sẽ đi bộ khá nhiều đấy, vì vậy bạn nên đi những đôi giày thể thao thay vì bạn đi những đôi cao gót sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn. Nếu như muốn mua đồ lưu niệm thì hãy đợi khi xuống núi hãy mua. Vì nếu bạn mua trong khuôn viên chùa sẽ có giá "cắt cổ" đấy. Hãy mang theo vài đồng lẻ để quyên góp, cầu may mắn cho bản thân, gia đình. Nếu bạn đi dịp đầu xuân thì nên mang theo ô để đề phòng có những cơn mưa phùn nặng hạt nhé. Nguồn: https://63stravel.com/

Đang cập nhật

Vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích là 25.000ha và cũng là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Đặc trưng của Cúc Phương là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm cùng quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Có không ít loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao đã được phát hiện và bảo tồn tại đây, trong đó nổi bật là loài voọc mông đen trắng được xem là biểu tượng của rừng Cúc Phương. Thời điểm thích hợp nhất để đến vườn quốc gia Cúc Phương là vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5), lúc này thời tiết trong rừng rất mát mẻ. Tránh đi vào mùa mưa bởi lúc này đường trơn cũng như có rất nhiều muỗi và vắt, sẽ làm ảnh hưởng tới những trải nghiệm khi du lịch. Đặc biệt đến với vườn quốc gia Cúc Phương vào tháng 5 là thời điểm bướm ở rừng Cúc Phương nở rộ nhất. Với số lượng cá thể có thể lên tới hàng triệu con cùng đua nhau khoe sắp ngợp trời, khiến cho nơi đây giống như một “rừng bươm bướm” tuyệt đẹp như trong chốn thần tiên. Động người xưa: Hay còn có tên là hang Đắng. Đây là nơi lưu giữ những dấu tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là một di sản quý của vườn Cúc Phương. Hang Con Moong: Bởi bên ngoài cửa hang có một khối đá lớn nhô ra trông giống hình con thú nên được đặt tên là hang Con Moong (hang con thú theo tiếng Mường). Đây cũng là nơi cư trú của người tối cổ, đồng thời cũng là di chỉ khảo cổ quan trọng được xếp dạng di tích quốc gia. Động Trăng Khuyết: nhìn từ xa nhìn cửa động có hình trăng khuyết, động nằm ở sâu phía trong rừng. Đỉnh Mây Bạc: Đỉnh mây bạc có độ cao 648m, từ đỉnh ta có thể ngắm nhìn bao quát toàn cảnh khu vườn quốc gia cùng với cố đô Hoa Lư và chùa Bái Đính. Tuy nhiên đường lên đỉnh Mây Bạc có nhiều dốc đá khá khó đi, thế nên nơi đây chỉ thích hợp với những người có sức khỏe tốt. Hồ Yên Quang – động Phò Mã: đi ngược ra đường Nho Quan khoảng 7km, đến cầu Tri Phương rẽ về phía Tây là đến hồ Yên Quang. Đi tiếp qua Thung lá tới chân dãy núi đá vôi là động Phò Mã. Động Phò Mã là công trình kiến trúc ảo diệu của thiên nhiên tạo hóa với vô số nhũ đá có hình thù thú vị. Những cây cổ thụ ngàn năm: rừng Cúc Phương có rất nhiều cây cổ thụ như: Cây Đăng cao 45m với đường kính 5m, cây Chò xanh ngàn năm có chu vi hơn 20 người ôm, cây sấu cổ thụ … Bản Mường: Cúc Phương cũng là nơi sinh sống của cộng đồng người Mường với nhiều nét văn hóa đặc trưng độc đáo như nhà sàn, ruộng bậc thang, khung dệt thổ cẩm… Trung tâm cứu hộ linh trưởng: Là nơi bảo tồn và nuôi dưỡng nhiều loài linh trưởng quý hiếm. Đến đây du khách sẽ không chỉ được quan sát vẻ đẹp của các loài linh trưởng mà còn được tìm hiểu nhiều hơn kiến thức về loài động vật này. Những điều cần lưu ý khi du lịch Vườn Quốc Gia Cúc Phương bao gồm: Cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như: mũ, giày đi rừng, thuốc men, băng gạc, đồ ăn thức uống…. trước khi tham Cúc Phương. Có thể mang theo ống nhòm để ngắm cảnh. Trong rừng có rất nhiều các loại muỗi vắt, vì thế có một mẹo để các bạn phòng tránh những con vật đáng ghét này là mua thuốc DEP (thuốc trị ghẻ ngứa) dạng kem bôi vào các khu vực nhạy cảm như đầu, gáy, cổ tay, cổ chân… Mùi khét của loại thuốc này chính là khắc tinh của các loài động vật trên.

Tháng 3 đến tháng 8

Chùa Bích Động

Chùa Bích Động nguyên có tên “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng”, nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Năm 1774 chúa Trịnh Sâm trong một lần đến thăm nơi này mới đổi tên thành cái tên như ngày nay. Chùa Bích Động là kiểu chùa trong hang động rất phổ biến ở Ninh Bình. Một số chùa trong hang khác ở Ninh Bình như chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Kỳ Lân, chùa Hoa Sơn, chùa Cánh Diều, chùa Hang… Chùa vốn được hình thành từ năm 1428 và chỉ là ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi. Năm 1705, hai vị hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể gặp nhau kết nghĩa làm anh em. Hai nhà sư đều mong muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa. Đến đây, thấy hang Bích Động địa thế đẹp và đã có sẵn một ngôi chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành. Năm 1707, hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể đã đúc một quả chuông lớn, hiện còn treo ở Động Tối. Năm Giáp Ngọ 1774, chúa Trịnh Sâm đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh quanh chùa đều xanh tươi nên đã đặt tên cho chùa là Bích Động. Chùa Bích Động được dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút hoặc như hình cái đuôi con chim phượng, làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển như sóng nước thủy triều. Chùa Bích Động được dựng theo kiểu chữ “Tam”, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng. Điều độc đáo của chùa là núi, động và chùa bổ sung cho nhau ẩn hiện giữa những đại thụ, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên. Chùa Hạ có 5 gian xây trên một nền cao. Trong chùa thờ Phật, kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa là hai tầng mái uốn cong, gồm 8 mái. Các cột đá ở chùa Hạ đều bằng đá liền khối, không chắp nối, cao hơn 4m. Từ chùa Hạ bước lên 120 bậc theo đường hình chữ S là chùa Trung. Phía trước chùa là hai chữ “Bích Động” tạc vào vách núi. Đây là ngôi chùa độc đáo, một nửa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên. Chùa có 3 gian thờ Phật. Lễ Phật xong ở thượng điện, bước lên 21 bậc đá là đến động tối. Phía trên của mái chùa có mười chữ Hán màu vàng: “Già Lam Thần Đại Hùng Bảo Điện Nam Thiên Tổ” – “tất cả các vị sư tổ ở trời Nam này đều xuất phát từ chùa Bích Động ra đi”. Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Trung có cửu long phù giá. Hai tượng phía ngoài là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Phổ Hiền Bồ Tát, bên trong chính cung là tượng thờ A-nan-đà tôn giả. Lên chùa Thượng, du khách phải đi thêm 40 bậc đá theo sườn núi. Chùa Thượng còn gọi là chùa Đông, chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động. Từ chùa nhìn ra xa có 5 ngọn núi trông giống như 5 cánh sen, là Ngũ Nhạc Sơn, gồm núi Tầm Sặng, Gia Định, Con Lợn, Đầu Cầu và núi Hang Dựa. Chùa Bích Động là ngôi chùa trong hang độc nhất vô nhị ở Việt Nam, không nơi nào có thế đất, thế núi giống như vậy. Đứng ở chùa Thượng có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của Bích Động, cũng như của non nước Ninh Bình.

Tháng 3 đến tháng 11

Khu bảo Tồn Thiên Nhiên Vân Long

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long cách trung tâm thành phố Ninh Bình 17 km về phía Đông Bắc, được UBND tỉnh Quyết định thành lập tháng 12 năm 2001, là một trong ba khu rừng đặc dụng của tỉnh Ninh Bình và nằm trong hệ thống hơn 100 khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Diện tích tự nhiên hơn 3.500 ha, trong đó diện tích thuộc khu bảo tồn quản lý là 2743 ha, trong đó phần đất ngập nước thường xuyên có diện tích khoảng hơn 400 ha. Đây được coi là khu đất ngập nước nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Vân Long là nơi tập trung nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn, có vị trí thuận lợi cho việc thăm quan du lịch, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với ý nghĩa “Vân” là mây, “Long” là rồng, Vân Long là nơi rồng mây hội tụ, cũng có nghĩa là nơi tụ thuỷ (vì mây và rồng đều là biểu hiện của nguồn nước). Cái tên “Vân Long” mang trong mình một ước mơ, một khát vọng của con người nơi đây về cuộc sống yên bình, mưa thuận, gió hoà “như rồng gặp mây”. "Vân Long" còn có nghĩa là rồng bay trong mây. Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình là các xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh ở phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình. Địa hình Vân Long bằng phẳng, độ chênh không quá 0,5m. Là khu vực có đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái núi đá vôi là nơi sinh sống của quần thể “Voọc quần đùi” lớn nhất Việt Nam. Rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127 họ. Đặc biệt có 8 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (1996) là kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán… Về động vật có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú; có 12 loài động vật quý hiếm như Voọc quần đùi (với số lượng lớn nhất ở Việt Nam), gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ, cày vằn,… Trong các loài bò sát có 9 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là rắn hổ chúa, kỳ đà, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn ráo thường, rắn sọc đầu đỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang, tắc kè. Điều đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc họ chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm, hiện còn rất ít ở Việt Nam. Cà cuống sống được thể hiện sự trong lành của môi trường nước, của không gian cảnh quan xung quanh. Khu du lịch sinh thái Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang rộng có giá trị như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh. Ở đây còn có Kẽm Chăm và đền thờ Mẫu, nơi thờ mẹ của bốn tướng Hồng Nương. Non nước Vân Long là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.

Từ tháng 1 đến tháng 12

Vườn chim Thung Nham

Là khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp trong quần thể Tràng An, vườn chim Thung Nham hay khu du lịch Thung Nham là nơi bạn nên đến ít nhất một lần trong đời. Khu du lịch vườn chim Thung Nham (hay còn gọi là Thung Chim) thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây nằm trong lõi quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng và rất gần với Tam Cốc Bích Động. Là một khu du lịch sinh thái trải rộng trên 334 ha, vườn chim Thung Nham có rất nhiều danh thắng đẹp nên thơ mà bạn không thể bỏ qua. Nếu không có nhiều thời gian, bạn nên tới ít nhất 3 địa điểm sau đây. Đầu tiên là hang Bụt. Hang Bụt là hang đá tự nhiên dài 500m thuộc khu du lịch vườn chim Thung Nham. Trong hang có thạch đá hình ông Bụt đang ngồi bên dòng sông ngầm rất đẹp. Hang tối và không có hệ thống đèn điện chiếu sáng, bạn sẽ cầm theo đèn pin để tham quan. Như đã nói ở đường đi Thung Nham Ninh Bình, bạn nên mua vé ở đò ở ngay cổng soát vé đầu tiên để tham quan hang Bụt. Tiếp theo là Động Vái Giời. Động Vái Giời là động nằm trên núi cao, rộng khoảng 5000 m2 với 3 tầng động chứa rất nhiều măng nhũ đá chia thành “Trần gian, Địa ngục và Thiên đường”. Có tích rằng đây là nơi lập đàn tế Trời của người xưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Các du khách tới vườn chim Thung Nham hầu như đều đi thăm động để cầu chúc chuyến tham quan bình an tốt đẹp. Để tham quan Động Vái Giời, sau khi đi qua cổng soát vé 500m, bạn rẽ phải để hướng lên động. Sau khi vượt qua thử thách 439 bậc thang đá, bạn sẽ tới được cửa động. Cuối cùng là Khu vường chim. Đây chắc chắn là điểm đến quan trọng nhất của khu du lịch vườn chim Thung Nham Ninh Bình. Khu vườn chim là không gian sinh sống của rất nhiều loài chim như cò, vạc, le le, chích chòe,… đặc biệt là hai loài quý hiếm trong sách đỏ là hằng hạc và phượng hoàng. Dãy núi đá vôi sừng sững in bóng trên làn nước xanh cùng những đàn chim chuyền cành tạo nên khung cảnh bình yên thơ mộng hiếm nơi nào có được. Thời gian tốt nhất để tham quan khu vườn chim là mùa thu, tiết trời se lạnh, khoảng 17h khi chim đi kiếm ăn về. Tuy nhiên nếu không sắp xếp được thời gian, bạn có thể tới vào 5h – 7h sáng hoặc 16h – 18h để ngắm chim bay, hoặc 14h – 15h để kịp về Hà Nội trong ngày. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn nên tham quan đầy đủ các địa danh khác tại Vườn chim Thung Nham, ví dụ như: Động Tiên Cá, Khu miệt vườn, Động Thủy Cung, Cây đa di chuyển, Thung lũng tình yêu,…

Từ tháng 1 đến tháng 12

Hang Múa

Hang Múa nằm dưới chân núi Múa trong quần thể khu du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình. Điểm nhấn của địa điểm du lịch này ngoài phong cảnh tuyệt đẹp chính là con đường dẫn lên đỉnh núi Múa, khung cảnh xung quanh trước khi bạn lên đến đỉnh núi Múa phủ một màu xanh bạt ngàn với cánh đồng lúa, những căn nhà mái ngói đỏ bên mặt hồ, hay ở xa xăm kia là những rặng núi đá, vách đá khổng lồ đang tựa vào nhau… Đứng từ nơi đó, bạn sẽ thấy ngay một dải đá trắng dẫn lối lên đỉnh núi, con đường này được lấy cảm hứng từ Vạn Lý Tường Thành với gần 486 bậc. Hai bên của các bậc thang được trang trí tinh xảo với các hình vẽ rồng và phượng, thể hiện nghệ thuật điêu khắc thời Trần, rất sắc nét và đẹp mắt. Từ đỉnh núi Múa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của khu Tam Cốc, danh thắng nổi tiếng ở Ninh Bình. Theo truyền thuyết, vua Trần khi về vùng Hoa Lư lập Am Thái Vi thường tới đây để nghe các mỹ nữ, cung tần múa hát. Vì vậy, nơi đây được đặt tên là Hang Múa.Du khách khi tham quan Hang Múa đều cố gắng thử sức chinh phục ngọn núi này với 486 bậc thang trên vách núi đá dựng đứng sừng sững. Đỉnh núi Múa là nơi duy nhất tại Ninh Bình cho bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của khu Tam Cốc. Một trong những trải nghiệm đáng nhớ mà du khách có thể thử là ngắm bình minh và hoàng hôn tại Hang Múa. Thời gian lý tưởng để ngắm bình minh là từ 5h00 đến 6h00 sáng, hoặc từ 17h00 đến 18h00 để ngắm hoàng hôn. Du khách có thể tham khảo giờ mặt trời mọc hoặc lặn dự kiến trên các ứng dụng thời tiết để có thể “canh” được khoảng thời gian chính xác để ngắm bình minh/ hoàng hôn nhé.Vào thời điểm 6 hàng năm, vùng đồng quê tại Tam Cốc sẽ trở nên lung linh với sắc vàng của những cánh đồng lúa chín và màu xanh của núi non thiên nhiên. Sau khi vượt qua hơn 500 bậc thang để đạt tới đỉnh núi Ngọa Long, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh mùa lúa chín. Những cánh đồng lúa chín vàng như một tấm thảm khổng lồ, trải dài tít tắp đến tận chân trời. Màu vàng mùa lúa chín Ninh Bình hòa quyện với màu xanh của núi rừng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cứ mỗi độ hè về là mùa sen lại đến khiến cho Hang Múa trở nên lung linh và rực rỡ, với sắc hoa sen trắng, hồng bung tỏa. Đầm sen Hang Múa rộng khoảng 1ha và nằm ngay dưới chân núi Ngọa Long, được cánh đồng lúa chín vàng cùng núi non hùng vĩ bao quanh nên khung cảnh cũng mang đậm nét thơ mộng như trong những thước phim cổ trang. Thế nên chỉ cần lựa chọn được trang phục phù hợp là bạn có thể check-in và cho ra lò những tấm hình để đời ngay tại đây. Sen ở Hang Múa nở đến tận cuối năm, nhưng thời điểm hoa khoe sắc rực rỡ nhất chính là vào tháng 6 – 7. Với đủ các loại sen trắng, sen hồng, có thể nói đầm sen Hang Múa là chốn sống ảo lý tưởng cho du khách bởi sen ở đây nở rộ cùng lúc, tạo nên cảnh quan đẹp mắt.Hang Múa, Ninh Bình đã trở thành một điểm đến vô cùng ấn tượng, đặc biệt dành cho giới trẻ có sở thích chụp hình mong muốn sở hữu những bức ảnh check-in ấn tượng nhất.

Từ tháng 01 đến tháng 08

Khu du lịch Thung Nắng

Quả thực đáng tiếc khi dừng chân ghé thăm mảnh đất cố đô - Ninh Bình mà chưa một lần ghé thăm Thung Nắng. Thung Nắng là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách với những ngọn núi hùng vĩ kết hợp với dòng sông trong vắt tạo nên một bức tranh phong cảnh vừa gần gũi vừa mang đậm chất thơ của đất Ninh Bình. Khu du lịch Thung Nắng tọa lạc ở vùng thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình - nơi đây mới được đẩy mạnh về du lịch chính vì thế mà khi đặt chân tới Thung Nắng bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Có lẽ chính vì điều này mà giúp cho Thung Nắng trở thành một trong các địa điểm du lịch thú vị hấp dẫn du khách nhất là với những ai muốn trải nghiệm cuộc sống thiên nhiên bình dị song cũng rất đỗi nên thơ. Mặc dù không mang vẻ đẹp trữ tình như Tuyệt Tình Cốc Ninh Bình hay nổi tiếng như khu du lịch Tràng An Bái Đính, điều mà Thung Nắng gây thương nhớ trong lòng bất kì du khách nào ghé tới nơi đây chính là vẻ hoang sơ và bình dị. Thung Nắng không quá rộng chính vì vậy mà bạn chỉ cần dành ra khoảng chừng nửa ngày là có thể khám phá cũng như tham quan nơi này. Trước đây, khi vào mùa hè, nước thường cạn do đó những người dân sinh sống xung quanh thường ghé tới để cấy lúa thế nhưng một vài năm trở lại đây do được đầu tư và phát triển về dịch vụ chính vì vậy mà chính quyền địa phương cho đo đắp đập ngăn nước rút giúp cho du khách có thể ghé tới dễ dàng cũng như tạo nên vẻ đẹp đậm chất cố đô cho Thung Nắng. Chính vì điều này mà để có thể khám phá Thung Nắng Ninh Bình bạn sẽ phải di chuyển bằng phương tiện chủ yếu là đi đò. Ngay từ phía cổng chào bạn có thể mua vé 60.000đồng/người đã bao gồm đi đò. Từ phía bến đò Thạch Bích chiếc thuyền nan nhỏ bé bình dị sẽ đưa bạn ghé qua những địa điểm tham quan và lượn quanh những dãy núi đến một thung đón nhận đầy ánh nắng mặt trời. Đúng như tên gọi Thung Nắng, nơi đây ngập tràn những tia nắng chiếu rọi khắp muôn nơi, chiếu qua những kẽ lá xanh rì, phản mình qua những phiến núi đá vôi lấp lánh, thậm chí chúng còn xuyên xuống tận đáy sông tạo nên một khung cảnh vô cùng rực rỡ và thanh bình của một làng quê Bắc Bộ. Thực sự khi ghé tới đây bạn mới có thể cảm nhận được một Thung Nắng Ninh Bình tinh khiết, rực rỡ trong những ánh nắng xuyên suốt như mang đến một cảm giác bình yên đến lạ kì. Cảnh đẹp hoang sơ nhưng không hề hoang vắng, lộng lẫy rực rỡ mà không quá sang trọng, tráng lệ, đẹp nhưng chẳng hề chán mắt chút nào. Thuyền bắt đầu xuôi mái chèo thế nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn rời đi chút nào. Sau khi đã "săn nắng" thỏa thích chiếc thuyền nhỏ sẽ đưa bạn ghé tới hang động Thung Nắng Ninh Bình. Đường vào hang động ngập tràn những màu trắng của hoa lau, đôi khi ở những khoảng đồng trống bạn sẽ bắt ngắp những mái nhà thấp thoáng vô cùng bình dị và thân thương. Trên hành trình đi thuyền bạn sẽ bắt gặp những tảng núi hùng vĩ và nổi tiếng như núi Ba Dọi, núi Cóc, núi Măng, núi Vàng. Ngay từ phía ngoài cửa hang là những bụi cây lau um tùm, bật mí cho bạn đây cũng chính là một background siêu đẹp để bạn có thể thỏa thích chụp những bức hình "sống ảo" đẹp mê ly đó! Khi thuyền vào tới hang bạn sẽ được bác lái thuyền đưa cho một chiếc đèn pin vì trong hang thường không được thiết kế có đèn do đó chúng rất tối. Khi thuyền bắt đầu vào hang bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được một bầu không khí mát lạnh tỏa ra, khác hẳn so với lúc đứng ở ngoài thung săn nắng. Trần hang ở đây thường thấp hơn so với ở khu du lịch Tràng An Ninh Bình hay Tam Cốc Bích Động chính vì vậy mà có những đoạn thậm chí bạn sẽ phải cúi đầu hay có những lúc chỉ cần với nhẹ tay là có thể chạm vào những phiến nhũ thạch long lanh hay đón nhận những giọt nước chảy từ nhũ đá trong vắt, tinh khiết mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất Thung Nắng Ninh Bình rồi. Trên chuyến hành trình khám phá Thung Nắng Ninh Bình chắc chắan sẽ là một trải nghiệm vô cùng thiếu sót nếu như bạn không được ghé tới các ngôi đền, chùa cổ kính và lâu đời tại đây. Sau khi thuyền đi ra khỏi thung đón nắng, người lái đò sẽ trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp giới thiệu cho bạn từng địa điểm mà trong hành trình bạn sẽ dừng chân tới. Điểm đến tiếp theo chính là đền Thoong Nắng - nơi mà người dân địa phương thờ Chúa thượng Ngàn cùng với đó là những đền chùa và miếu ở xung quanh. Lúc này, người lái đò sẽ dừng ở một vùng đất trống thích hợp để bạn có thể nghỉ ngơi cũng như tranh thủ tiếp sức với những món ăn nhẹ. Đền Thoong Nắng được thiết kế và xây dựng trong một không gian hoàn toàn yên tĩnh, tách biệt với xung quanh khi bốn bề được bao phủ bởi khung cảnh rừng cây và sông nước, chính điều này đã tạo nên một sức hút và tô đậm cho bầu không khí uy nghiêm. Sau khi hành hương tại đền Thoong Nắng bạn có thể di chuyển bằng đường bộ để ghé tới đền Vối - một ngôi đền được xây dựng hoàn toàn bằng đá vói những phiến đá được chạm khắc tỉ mỉ và công phu. Đền Vối là một ngôi đền lâu năm, từ thời nhà Lê và nơi đây thờ ông Lý Đông Hải - một vị quan chấn trạch sơn lâm tại đây. Ghé tới những ngôi đền chùa cổ kính này bạn không chỉ được tìm về một chốn bình yên, thanh tịnh mà quan trọng hơn cả chính là được tìm hiểu về những nét văn hóa cũng như lịch sử đâu đời của mảnh đất cố đố Hoa Lư Ninh Bình. Để chuyến hành trình khám phá Thung Nắng Ninh Bình được trọn vẹn hơn bạn đừng quên ngồi trên chiếc thuyền nhỏ và ghé qua Thung Nham - nơi được xem là thiên đường của hàng trăm loài chim khác nhau quy tụ về không những vậy nơi đây còn là một khu du lịch sinh thái, miệt vườn, tham quan rừng ngập nước cực độc đáo của cố đô Ninh Bình nữa đó! Du khách ghé tới vườn chim Thung Nham Ninh Bình sẽ được ngồi trên thuyền tận hưởng một bầu không khí trong lành, thoáng đãng. Nếu như ghé tới đây vào lúc chiều tà sẽ có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh từng đàn chim chao liệng trên bầu trời bay về tổ sau một ngày dài kiếm ăn đó!Ghé tới Thung Nắng Ninh Bình vừa được tận hưởng một bầu không khí trong lành, chiêm ngưỡng cảnh đẹp hoang sơ bình dị lại vừa có thể cùng đám bạn của mình trò chuyện cũng như tìm hiểu về văn hóa lịch sử của mảnh đất cố đô, chắc chắn đây sẽ là một chuyến đi vô cùng tuyệt vời của bạn

Từ tháng 04 đến tháng 07

Động Thiên Hà

Động Thiên Hà tọa lạc tại phía đông xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Từ trung tâm thành phố Ninh Bình bạn sẽ mất khoảng gần một tiếng để vượt qua quãng đường 24km để đến với động Thiên Hà. Nằm ẩn mình trong dãy núi Tưởng với độ cao gần 200m so với mặt nước biển – Bức tường thành thiên nhiên vững chãi bảo vệ phía Tây Nam của cố đô Hoa Lư thế kỷ thứ X, hang động này có được cho mình không khí mát mẻ, độc đáo khi mùa hè mát lạnh, mùa đông ấm áp, do vậy du khách có thể ghé thăm nơi đây mất cứ thời điểm nào trong năm. Động được phát hiện và đưa vào hoạt động vào năm 2007 với không gian lên đến 12.000 m2 tương đương hang Sửng Sốt ở Hạ Long. Ghé thăm Động Thiên Hà du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vô vàn nhũ đá có hình thù kỳ ảo với tuổi đời hàng trăm triệu năm mà còn được trải nghiệm các hoạt động chèo thuyền, thưởng ngoạn hấp dẫn. Động khô Thiên Hà nằm trong dãy núi đá vôi có tuổi triat, hình thành cách đây khoảng 250 triệu năm. Động khô có độ dài chỉ khoảng 200m, ngắn hơn rất nhiều so với động ướt. Tuy nhiên, nơi đây lại nhận được nhiều ánh sáng thiên nhiên hơn nên rất dễ dàng để quan sát các khối nhũ đá. Cũng chính vì có nhiều ánh nắng nên những khối nhũ trở nên lấp lánh như dát vàng dát bạc, kết hợp với những hình thù độc đáo, đa dạng, bạn sẽ có thể thả trí tưởng tượng của mình bay bổng. Nếu chẳng phải là một con người sáng tạo thì bạn cũng có thể nghe mô tả của hướng dẫn viên, đa số các khối nhũ đều đã được “nhớ mặt đặt tên” với những cái tên như đảo Hoa Tiên, Bầu Sữa Mẹ, Cá Hoá Long cực kỳ dân dã. Chắc chắn khi nghe miêu tả hình dáng của hướng dẫn viên, bạn sẽ nhận ra được ngay mà thôi! Bên cạnh đó, bên trong hang khô còn rất nổi tiếng với “Cổng trời” – Một lỗ hổng hình thành tự nhiên ngay trong hang động. Vì thế, phía bên trong hang, bạn sẽ nhìn thấy tia nắng mặt trời chiếu rọi vào bên trong thông qua lỗ hỗng này, tạo thành một đường sáng kỳ ảo tuyệt vời. Những bức ảnh chụp được ở đây là siêu lung linh luôn đó nha! Check-in Ninh Bình mà bỏ qua động Thiên Hà thì sẽ là một thiếu sót lớn đấy! Bên cạnh hang khô thì hang ướt cũng là một điểm đến vô cùng đặc sắc. Cái tên động Thiên Hà cũng được lấy từ hang nước mà ra khi chèo thuyền sâu vào bên trong, bạn sẽ thấy nhiều màu sắc kỳ ảo từ hệ thống đèn được lắp đặt, soi rọi những phiến nhũ đá khiến chúng ánh lên những màu sắc huyền ảo. Hang ướt động Thiên Hà khá dài, khoảng 500m vì thế bạn sẽ có nhiều thời gian để ngắm nhìn những hình dạng cũng như vẻ đẹp của nhũ đá trong “màn đêm” tối hun hút. Bên trong bạn sẽ thấy mát lạnh hơi ẩm, kết hợp với thuyền chèo lênh đênh trên mặt nước cực kỳ thư giãn. Tham gia “Mường tours – Động Thiên Hà”, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa đặc trưng của những ngôi nhà sàn (nguyên bản) người Mường, trải nghiệm cùng các đội văn nghệ quần chúng biểu diễn các trò chơi dân gian, đánh mảng, chơi cù, đi cà kheo, múa sạp… và thưởng thức các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường như thịt lợn rừng, măng đắng, bánh truyền thống của đồng bào…Ai đã từng được thưởng thức những món ăn này chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng của nó mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được.Tiếng cồng chiêng vang vọng, những điệu múa uyển chuyển, những lời ca tiếng hát, mùi rượu cần thơm ngọt… tạo nên bản sắc văn hóa riêng đặc trưng, độc đáo, phong phú, thu hút và làm say lòng biết bao du khách.

Từ tháng 05 đến tháng

Phố cổ Hoa Lư

Phố cổ Hoa Lư tọa lạc tại khuôn viên núi Kỳ Lân – Chùa Bạc, đường Trần Hưng Đạo, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình. Phố cổ Hoa Lư được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X, tái hiện và phục dựng những nét đẹp của kiến trúc và văn hóa xưa. Hiện nay, phố cổ Hoa Lư mở cửa miễn phí cho du khách tham quan, mua sắm cũng như thưởng thức các tiết mục văn hóa, nghệ thuật đặc sắc nơi đây. Không gian chung quanh phố đi bộ được trang trí bằng những chiếc đèn lồng rực rỡ với đủ màu sắc, đem lại những trải nghiệm khó quên.Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình được phân thành 2 khu vực: Khu vực giới thiệu sản phẩm và khu ẩm thực. Tại đây có nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Điểm nhấn khi tới phố cổ Hoa Lư chính là tòa tháp Tứ Ân tọa lạc giữa lòng hồ Kỳ Lân, phát sáng lung linh thu hút mọi ánh nhìn mỗi khi bước qua. Tháp Tứ Ân là một công trình kiến trúc độc đáo, đặc sắc và mang đậm nét Phật giáo Việt Nam. Du khách có thể trải nghiệm đi thuyền ở giữa lòng hồ Kỳ Lân để chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của phố đi bộ Hoa Lư và tháp Tứ Ân về đêm. Khi đi bộ vào sâu bên trong, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng Bảo Tháp Kỳ Lân Tự (Chùa Bạc) tọa lạc dưới chân núi Kỳ Lân, cao 27m với 3 tầng mái đao cong vút uy nghi. Không gian linh thiêng tôn thờ Đức Phật, Chùa Bạc được chế tác và xây dụng hoàn toàn bằng đá Granite đỏ với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa chùa chiền cổ Việt Nam. Khu vực ẩm thực cho du khách cơ hội thưởng thức những món ăn truyền thống như: bánh mật, bánh nếp, bánh chưng, bánh gai, bánh dày… Ngoài ra còn có vô số món ăn vặt hấp dẫn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ như chân gà, bánh bao, nem chua rán, gà rán… Hoa Lư đã từng là kinh đô của đất nước trong thời kỳ trị vì của triều đình Đinh, Tiền Lê. Không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ, Hoa Lư còn là nguồn gốc của văn hóa, là nơi tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc từ thời Kinh đô. Với khát vọng phục dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống từ những thế kỷ trước, phố cổ Hoa Lư được tạo ra để kế thừa và truyền bá văn hóa của người cố đô cho thế hệ trẻ hiện nay cũng như tương lai. Ngoài ra, vào những dịp lễ lớn, khu phố này còn tổ chức các hoạt động đặc sắc như: Triển lãm nghệ thuật; Tham gia các trò chơi dân gian cũng như chương trình văn hóa nghệ thuật dân tộc; Múa rồi nước Trải nghiệm chèo Sup/ Kayak săn hoàng hôn mới toanh tại Phố cổ Hoa Lư. Khi ánh nắng chiều bình yên trải dài khắp mặt hồ, mái chèo khua thả hồn theo con nước, chắc chắn sẽ là khoảnh khắc khiến người ta rung động nhất Trên thuyền, bạn có thể thả dáng để tạo những bức ảnh lung linh dưới ánh đèn huyền ảo và cảnh vật đặc sắc hai bên sông. Chi phí mua vé như sau: Vé thuyền tham quan (tối đa 5 người): 100.000đ/Người lớn , 80.000đ/Trẻ em từ 1m đến 1m3. Vé thuyền VIP (có mái, tối đa 9 người): 150.000đ//Người lớn, 100.000đ/Trẻ em từ 1m đến 1m3. Với những du khách yêu thích khám phá văn hóa và lịch sử, phố cổ Hoa Lư là điểm đến không thể bỏ qua. Khi đến đây, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác như lạc bước vào quá khứ huyền bí của Việt Nam với khung cảnh thanh bình và truyền thống uy nghi.

Từ tháng 01 đến tháng 08

Đồi dứa Tam Điệp

Tạm quên đi hình ảnh Mộc Châu ngút ngàn với đồi chè xanh, nông trại dứa Đồng Giao ở Tam Điệp, Ninh Bình là cánh đồng nông sản tiếp theo mà những bạn trẻ yêu thích chụp ảnh nhất định không thể bỏ lỡ.Nông trại Đồng Giao còn có tên gọi khác là nông trại dứa – một vùng đất khá nổi tiếng của mảnh đất Tam Điệp, Ninh Bình. Đồi dứa Tam Điệp rộng khoảng 5.500 ha và các bụi dứa chiếm đến 60% diện tích cây trồng ăn quả. Nơi đây hiện lên với hình ảnh tựa như một bức tranh phong thủy, những cây dứa màu xanh mướt phủ khắp trên những con đường đất đỏ bazan. Nếu muốn tìm một nơi “xanh ngát xanh” giữa khung trời núi non trùng điệp hay một chốn thiên đường bình yên cho những “shoot” hình tuyệt đẹp thì nông trại dứa chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.Quả thực không ngoa khi nói Đồi dứa Tam Điệp là một “Đà Lạt thu nhỏ” giữa lòng cố đô Ninh Bình. Lần đầu đến với Đồi dứa Tam Điệp có lẽ bạn sẽ choáng ngợp với không gian rộng lớn và vẻ đẹp trữ tình nơi đây. Được bao phủ bởi tổng hòa nhiều sắc xanh của mây trời, của cây cỏ làm cho không gian Đồi dứa Tam Điệp trở nên tươi mát và bình yên đến lạ. Những cánh khóm dứa xanh ngát trải dài đến tận đường chân trời chính là một nét riêng biệt, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách khi đến nơi đây. Khác những thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh với cuộc sống xa hoa, tấp nập, Đồi dứa Tam Điệp như một khoảng lặng bình yên, tránh xa khỏi cuộc sống hiện đại. Không khói bụi, không xe cộ hay các hàng quán san sát nhau, nơi đâyluôn mang trong mình không khí trong lành, mát mẻ và bình yên như chính mảnh đất cố đô Ninh Bình. Ngoài ra, khi đến với Đồi dứa Tam Điệp mùa này, bạn còn có thể tham gia hoạt động trải nghiệm “một ngày làm nông dân” tại đây. Khi than gia hoạt động này, bạn sẽ được trực tiếp thử làm một người nông dân chính hiệu với việc chăm sóc dứa cũng như tự tay hái những trái dứa thơm ngon. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến tham quan đồi dứa Tam Điệp là vào khoảng tháng 6 và tháng 7 hằng năm. Trong thời gian này bạn có thể chiêm ngưỡng cánh đồng dứa xanh bạt ngàn với những đốm vàng rực rỡ của từng quả dứa chín, bạn tha hồ ngửi mùi thơm dứa thoang thoảng khắp cánh đồng. Ngoài ra, đến nơi đây vào thời điểm này bạn còn có thể thưởng thức được những quả dứa thơm ngon vừa được hái khỏi nông trại. Hai giống dứa được trồng phổ biến ở đây là giống Dứa Cayen xuất khẩu và Dứa Queen Victoria đều là những giống dứa ngon, ngọt, nổi tiếng của đất Đồng Giao, Tam Điệp. Dứa ở nơi đây có vị ngọt lịm, thanh mát và mọng nước, chắc chắn bạn sẽ muốn mua thật nhiều để dành tặng cho gia đình và bạn bè đấy. Đừng quên thưởng thức bánh xèo giòn Tam Điệp: Bánh xèo thì nơi đâu tại Việt Nam bạn cũng có thể thưởng thức, tuy nhiên bánh xèo đường Hàng Bàng, Tam Điệp lại mang hương vị cuốn hút giòn tan, thơm phức, đậm đà. Thưởng thức món ăn thơm ngon này, bạn lấy một miếng bánh tráng, cho lần lượt bánh xèo, nem lụi, rau, đồ chua rồi cuộn lại và chấm vào nước mắm chua ngọt, bạn sẽ cảm nhận rõ được độ giòn béo của bánh xèo. Đến Ninh Bình đừng bỏ qua đồi dứa Tam Điệp! Nơi đây sẽ giúp bạn sở hữu được những bức ảnh đẹp tuyệt vời. Đặc biệt là khám phá được đặc trưng của vùng miền và tận mắt trải nghiệm vườn dứa trong mơ chứ không phải là những “vựa dứa” từ các khu chợ. Chúc các bạn có thời gian tham quan đồi dứa Tam Điệp Ninh Bình thật thú vị và lưu lại được những bức ảnh đẹp trong thời gian sắp tới!

Từ tháng 06 đến tháng 07

CƠ SỞ BẢO TỒN GẤU Ninh Bình

CƠ SỞ BẢO TỒN GẤU Ninh Bình, có tên tiếng Anh là BEAR SANCTUARY Ninh Binh, Nằm trên trục đường Cúc Phương – Bái Đính, cách Vườn Quốc gia Cúc Phương 8km, cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình là ngôi nhà an toàn và phù hợp cho các cá thể gấu đã từng bị lấy mật. Bốn khu bán hoang dã với tổng diện tích trên 22.000 m2 tạo cho gấu không gian sống gần với tự nhiên, giúp gấu dần phục hồi bản năng của loài. Với slogan “Here the bears can choose – Nơi gấu được quyền lựa chọn”, CƠ SỞ BẢO TỒN GẤU Ninh Bình được lập nên với mục đích lan tỏa thông điệp về một thế giới nơi động vật được đối xử bằng sự cảm thông, trân trọng và thấu hiểu. Các cá thể gấu ở đây được tự do hoạt động ngoài trời và trong nhà, gấu có thể lựa chọn bơi lội trong hồ, leo trèo lên các bậc sàn cao, tắm nắng ngoài bãi cỏ, chơi đùa với nhau, tìm kiếm thức ăn, hay trốn vào những nơi khuất để thư giãn. Dù đã từng bị lạm dụng với mục đích gì, các chú gấu sau khi được giải cứu về cơ sở đều sẽ được cách ly 21 ngày để các bác sĩ thú y thăm khám và điều trị. Sau đó, cán bộ chuyên trách của trung tâm sẽ chuyển các cá thể này đến nhà gấu thích hợp. Tại đây, gấu sẽ được cho ăn uống, dọn dẹp vệ sinh, khám định kỳ và chăm sóc bởi bác sĩ thú y và các nhân viên chuyên nghiệp. Mỗi chú gấu trong ngôi nhà chung đều có tên gọi riêng và gắn liền với những câu chuyện khác nhau. Trước đó có những chú gấu đã sống gần 20 năm trong những chiếc lồng gỉ sét, bẩn thỉu, không gian tù túng, chật hẹp và thiếu ánh sáng. Bên cạnh đó còn có những chú gấu mới chỉ vài tuần tuổi nhưng đã trở thành nạn nhân của nạn buôn lậu động vật hoang dã xuyên biên giới,… CƠ SỞ BẢO TỒN GẤU Ninh Bình nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 35 km về hướng Tây, vì là tuyến đường không có xe buýt, nên du khách sẽ tự di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô hoặc thuê xe dịch vụ đi Quốc lộ 1A về hướng Quốc lộ 12B. Nếu bạn đi với gia đình hoặc nhóm đông người nên đi ô để tiết kiệm chi phí, còn đối với các bạn trẻ thích khám phá, các bạn có thể di chuyển bằng xe máy. Trên đường đi đến cơ sở bảo tồn, các bạn có thể ghé thăm Cúc Phương, Hang Múa, Thung Nham, Tam Cốc – Bích Động,… Phí tham quan tuyến đường trên cao tại khu bảo tồn gấu Ninh Bình là 50.000 VND/vé người lớn và 30.000 VND/vé trẻ em từ 5 – 10 tuổi. Trong đó, toàn bộ tiền vé thu được sẽ được đóng góp cho công tác cứu hộ và chăm sóc gấu – những nạn nhân của nạn buôn bán và nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam. Những trải nghiệm thú vị tại CƠ SỞ BẢO TỒN GẤU Ninh Bình Triển lãm tương tác về gấu: Tại cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình, du khách sẽ có dịp tham gia trải nghiệm tương tác về loài gấu với 3 phần, tương ứng với 3 chòi khác nhau. Nội dung chi tiết của mỗi phần như sau: Chòi 1 - “Xin chào đây là gấu"; Chòi 2 - “Thế giới 1m vuông”; Chòi 3 - “Những chú gấu hạnh phúc”. Ở chòi này, du khách sẽ được cập nhật những nội dung nổi bật nhất của tám loài gấu trên thế giới hiện nay. Vào thứ Năm, thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình còn có dịch vụ tham quan với hướng dẫn viên vào khu vực nội bộ, dành cho những người yêu gấu và muốn tìm hiểu sâu hơn về loài gấu và công việc của nhân viên cứu hộ và chăm sóc gấu. Ngoài ra, một số chương trình giáo dục trải nghiệm như “ Em biết gì về gấu” hay “Hướng dẫn bé làm đồ ăn cho gấu” vô cùng hữu ích phù hợp trẻ em theo nhiều độ tuổi khác nhau sẽ được thiết kế theo yêu cầu. Sau khi tham quan, du khách có thể nghỉ chân tại không gian ấm cúng của Nhà đón tiếp khách trong khu bảo tồn. Khu nhà này được xây dựng với kết cấu gốc xoan, tường bằng đá ong và mái lá cọ. Đây là thiết kế kiểu mở theo xu hướng kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường.. Tại đây, du khách có thể gọi một tách trà, cà phê hoặc thưởng thức những món chay thanh tịnh với dinh dưỡng đầy đủ. Các món ăn đều được làm từ nguyên liệu tươi ngon, được tuyển chọn kỹ càng dưới bàn tay sáng tạo và sự tận tâm của đầu bếp. Đặc biệt, không gian ẩm thực tại khu bảo tồn gấu Ninh Bình không sử dụng các vật dụng ăn một lần để hạn chế rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Bên cạnh tham quan trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực chay, du khách có thể mua sắm những món đồ lưu niệm nhỏ xinh để làm quà tặng người thân, bạn bè. Trong đó, hầu hết các mặt hàng tại đây là những sản phẩm thủ công, được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của người dân địa phương. Đặc biệt, những sản phẩm này đều có nguồn gốc từ nguyên liệu tái chế, thân thiện môi trường.

Từ tháng 01 đến tháng 08