Tại An Giang có những di tích nào được nhà nước công nhận? Những di tích lịch sử tại An Giang có gì hấp dẫn? Theo chân 63Stravel khám phá chi tiết từng di tích tiêu biểu này nhé!
Nhắc đến An Giang không chỉ nghĩ đến những món đặc sản hay cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Vùng đất này còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, tồn tại hàng trăm năm làm nên nét đẹp văn hoá – lịch sử. Dưới đây, cùng 63Stravel khám phá 11 di tích lịch sử tại An Giang tiêu biểu nhé!
Top 11 di tích lịch sử tại An Giang nổi tiếng
Dưới đây là chi tiết những di tích lịch sử tại An Giang đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!
Gò tháp An Lợi
Gò tháp An Lợi là một công trình kiến trúc Tôn giáo tồn tại từ thời hậu văn hoá Óc Eo. Di tích được phát hiện từ năm 1999, tới nay vẫn được người dân địa phương giữ gìn và trở thành nét văn hoá – lịch sử thu hút đông đảo du khách đến tìm hiểu. Gò tháp An Lợi hiện đang lưu giữ nhiều di vật giá trị như: Bàn đá, gốm cổ, mảnh vỡ đá Linga, Somasutra.
Khu di tích Gò Tháp - Di tích quốc gia đặc biệt ở Đồng Tháp
Chùa Bà Lê
Như tên gọi của nó, chùa Bà Lê được xây dựng trên đất nhà bà Lê (một người Việt gốc Hoa cuối năm 1897). Đây không chỉ mà nơi tín ngưỡng Phật giáo mà còn là căn cứ cách mạng của quân đội miền Nam Việt Nam.
Miếu Bà Chúa Xứ An Giang - Hành hương về "Thất sơn huyền bí"
Hiện nay, chùa Bà Lê không chỉ là nơi thờ Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Phật Thích Ca Mâu Ni, chùa còn là nơi thờ Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngọc Hoàng Đại Đế,… Ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn, nhiều cây xanh. Nơi đây không chỉ lưu giữ văn hoá mà còn mang dấu ấn lịch sử quan trọng. Do đó, vào năm 1986 chùa Bà Lê đã được Nhà nước xếp hạng mà một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa Giồng Thành
Chùa Giồng Thành còn được biết đến là Long Hưng Tự. Được xây dựng từ năm 1833, trải qua nhiều năm tu tạo và sửa chữa, chùa hiện chuyển đổi kiến trúc sang phong cách Ấn Độ độc đáo. Kiến trúc chùa với 3 gian là nhà giảng, chánh điện và nhà hậu tổ. Nơi đây không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá, chùa Giồng Thành còn gắn liền với dấu ấn lịch sử - là nơi ẩn náu cho nhiều chiến sĩ cách mạng thời chống Pháp.
Chùa Giồng Thành - nét đẹp linh thiêng tại An Giang
Chùa Hòa Thạnh
Chùa Hòa Thạnh hay còn được gọi với cái tên là chùa Cây Mít. Chùa được xây dựng vào năm 1847, với vật liệu ban đầu toàn là thân cây mít. Sau năm 1913 khi chùa xảy ra hoả hoạn và được người dân địa phương góp công xây dựng lại. Giờ đây, chùa Hòa Thạnh đã khang trang hơn, kiến trúc chùa cũng đẹp hơn. Hằng năm, di tích chùa Hòa Thạnh trở thành điểm đến lễ bái và cầu nguyện của nhiều Phật tử tứ phương.
Chùa Hoà Thạnh (Chùa Cây Mít) gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc
>> Tham khảo thêm: Danh sách 8+ điểm du lịch tại An Giang đẹp, hút khách nhất
Chùa Ông Bắc
Được xây dựng vào thế kỷ XIX, chùa Ông Bắc mang kiến trúc nghệ thuật của người Hoa Quảng Đông. Di tích lịch sử tại An Giang này ban đầu được xây dựng khá đơn giản, nhưng sau đó được sự đóng góp của người giàu có trong cộng đồng người Hoa giúp chùa sửa sang và trở nên đồ sộ, lộng lẫy hơn.
Chùa Ông Bắc - Một nét thanh nghiêm giữa lòng thành phố Long Xuyên
Chùa Ông Bắc là trung tâm tín ngưỡng dùng để thờ tự Thiên Hậu, Quan Công và nhiều vị thần khác. Nhằm tôn vinh văn hoá của người Hoa hoà nhập vào văn hoá Việt Nam mà năm 1987 chùa Ông Bắc được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Di tích lịch sử Cột Dây Thép
Ban đầu di tích lịch sử Cột Dây Thép Long Điền A được quân đội Pháp xây Dựng. Nó được xây dựng để thông tin liên lạc với hai bên bờ sông. Vào năm 1930, hoạt động treo lá cờ Đảng đầu tiên tại đỉnh Cột Dây Thép đã làm bùng nổ ý chí chiến đấu của quân và dân ta. Nơi đây đã trở thành biểu tượng phong trào cách mạng tỉnh An Giang và giờ đây được công nhận là di tích lịch sử cần được giữ gìn.
Khu Di tích lịch sử cách mạng Cột Dây Thép
Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành
Được xây dựng từ năm 1903, đền thờ quản cơ Trần Văn Thành là nơi tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (nơi vợ và con trai trưởng của người lãnh đạo Trần Văn Thành hy sinh). Trải qua thời gian lịch sử bị Pháp tấn công và đốt cháy nhiều lần. Nhờ sự đóng góp của người dân địa phương mà đền được khởi công xây dựng lại và tồn tại cho đến hôm nay.
Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành ( Bửu Hương Tự)
Nhà Mồ Ba Chúc
Nhà mồ Ba Chúc là nơi chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang cùng nhau xây dựng nhằm lên ác tội ác quân đội Pôn Pốt. Đồng thời cũng là nơi tưởng niệm sự hy sinh của hơn 1.160 nạn nhân trong vụ thảm sát bởi quân Khmer Đỏ trong năm 1978 tại thị trấn Ba Chúc này. Vào năm 1980, khu di tích nhà mồ Ba Chúc được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nhà mồ Ba Chúc - Chứng tích tội ác tày trời của tập đoàn diệt chủng Pôn Pốt
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu hay còn được biết là Sơn Lăng. Đây là công trình kiến trúc cổ, là biểu tượng trong lịch sử phong kiến. Nơi đây hiện đang tưởng niệm nhân vật quan trọng của vùng đất An Giang - Thoại Ngọc Hầu.
Lăng Thoại Ngọc Hầu - Điểm đến du lịch đẹp bậc nhất An Giang
Lăng được xây dựng với kiến trúc uy nghi, toạ lạc bên dưới chân núi Sam. Để đến lăng, du khách phải đi qua chín bậc đá ong dài cả trăm mét. Nếu có dịp ghé đến An Giang, bạn đừng quên ghé tìm hiểu di tích lăng Thoại Ngọc Hầu cũng như tìm hiểu nền văn minh xưa của vùng đất này.
Thánh đường Hồi giáo Masjid Mubarak
Đây là nơi thể hiện vẻ đẹp kiến trúc văn hoá Hồi giáo của người Chăm. Thánh đường hồi giáo Masjid Mubarak được xây dựng vào năm 1750. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, thánh đường được nhiều lần trùng tu vẫn mang nét độc đáo và kiến trúc riêng biệt.
Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang
Hằng năm, tại thánh đường Masjid Mubarak được tổ chức 3 kỳ lễ lớn đánh dấu các sự kiện quan trọng trong văn hoá – lịch sử của đạo Hồi và người Chăm. Vào ngày 12/12/1986 di tích thánh đường Masjid Mubarak được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Với tổng diện tích hơn 3.000m2, tọa lạc trên cù lao Ông Hổ, khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng chính là một trong những di tích lịch sử tại An Giang tiêu biểu. Đến đây, du khách sẽ được tham quan và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của chủ tịch Tôn Đức Thắng kể từ thời niên thiếu cho đến những năm tháng cuối đời.
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Di tích với nhiều hạng mục như: Nhà trưng bày, nhà lưu niệm, đền tưởng niệm,… Mỗi khu vực có một vẻ đẹp riêng, được thiết kế ấn tượng tạo nên không gian thoáng mát và uy nghiêm mà du khách khi đến đây đều khó quên.
-
Địa chỉ: Tổ 4, Ấp Mỹ An 2, Xã Mỹ Hòa Hưng, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Bài viết chia sẻ chi tiết những di tích lịch sử tại An Giang được nhà nước công nhận. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử, cũng như nét đẹp văn hoá và con người của vùng đất này.
An Giang
1814 lượt xem
Ngày cập nhật
: 28/08/2024
63Stravel