Kinh nghiệm trekking suối Cửa Tử cho người đi lần đầu

(SGTT) – Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km, suối Cửa Tử là điểm trekking mới, gần gũi với thiên nhiên, được nhiều du khách khám phá trong thời gian gần đây.

(SGTT) – Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km, suối Cửa Tử là điểm trekking mới, gần gũi với thiên nhiên, được nhiều du khách khám phá trong thời gian gần đây.

Thời gian gần đây, du lịch kết hợp với các hoạt động thể lực như trekking, đạp xe… trở thành xu hướng mới, thu hút những du khách đam mê khám phá và trải nghiệm núi rừng, thiên nhiên hoang dã.

Blogger Trần Lê Ngọc Thắng, sinh sống tại Hà Nội, đã từng khám phá suối Cửa Tử trong hai ngày. Dưới đây là kinh nghiệm trekking và khám phá suối Cửa Tử của nam blogger.

Suối Cửa Tử có khung cảnh hoang sơ. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng

Suối Cửa Tử ở đâu?

Suối Cửa Tử nằm vắt mình qua sườn Đông của dãy Tam Đảo, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dòng suối này gồm 7 con thác chảy len lỏi qua những vách đá và hợp thành hồ nước mát lạnh ở một số thác.

Suối Cửa Tử nhìn từ trên cao. Ảnh: Đinh Huỳnh

Anh Ngọc Thắng chia sẻ tên dòng suối bắt nguồn từ một truyền thuyết địa phương. “Các vị bô lão kể lại rằng nơi đây ngày xưa gắn liền với câu chuyện tình yêu của một đôi nam nữ. Vì bị gia đình ngăn cản, hai người rủ nhau đi ngược dòng suối và lập lời thề nguyện sống chết có nhau”, nam blogger nói.

Suối Cửa Tử nằm vắt mình qua sườn Đông của dãy Tam Đảo, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Đinh Huỳnh

Bao quanh suối Cửa Tử là những tán cổ thụ rộng lớn. Để khám phá con suối, du khách phải trekking qua các tảng đá lớn bám đầy rêu và bơi qua hồ nước.

Lần đầu trekking suối Cửa Tử

Từng khám phá nhiều nơi ở Việt Nam, nhưng đây là lần đầu Ngọc Thắng trekking tại suối Cửa Tử. Nam blogger cho biết “Suối Cửa Tử có 7 cửa thác, nếu chưa đi trekking bao giờ, du khách chỉ cần đi đến cửa thác 1. Quãng đường đi bộ dài khoảng 2km, trong đó có 700m lội suối”.

Nếu chưa đi trekking bao giờ, du khách chỉ cần đi đến cửa thác 1. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng

Chặng trekking đến cửa thác 1 thường mất khoảng một ngày để hoàn thành vì địa hình dốc, nhiều chướng ngại vật. Với những du khách có sức khỏe tốt, thường xuyên luyện tập thể thao có thể khám phá thêm cửa thác 2 và 3 trong ngày tiếp theo.

Du khách có thể chèo thuyền, ngắm cảnh hoặc bơi lội. Ảnh: Đinh Huỳnh

Điểm xuất phát chặng trekking là thôn Đồng Khuân, xã Hoàng Nông. Đi bộ khoảng 2km, du khách sẽ thấy suối Cửa Tử chảy giữa 2 vách đá dựng đứng. Từ đây, du khách có thể chèo thuyền, ngắm cảnh hoặc bơi lội. Nằm cuối dòng suối là một hang đá lớn, đi sâu vào trong sẽ đến cửa thác 1.

Với những du khách có sức khỏe tốt, thường xuyên luyện tập thể thao có thể khám phá thêm cửa thác 2 và 3. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng

Trong hành trình trekking, Ngọc Thắng đã dừng chân tại bốn điểm chính có tên khá độc đáo là thác nhảy (nhảy xuống hồ nước từ độ cao 8m), thác trượt (máng trượt đá thiên nhiên), thác “massage” (tên gọi của người địa phương) và thác thiên đường.

Riêng thác trượt, du khách có thể tham gia trượt trên máng được gọt đẽo từ khối đá thiên nhiên. Để đảm bảo an toàn, du khách cần mặc áo phao và tuân thủ theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên địa phương.

Bữa ăn khi khám phá suối Cửa Tử. Ảnh: Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng

Nên đi một mình hay theo tour?

Khu vực suối có nhiều đường mòn trong rừng. Để tránh bị lạc, du khách có thể đặt tour trekking tại nơi lưu trú. Nếu chỉ trekking cửa thác 1, du khách có thể tự đi nhưng nên có hướng dẫn viên hỗ trợ vì các hồ nước tương đối sâu.

Để tránh bị lạc, du khách có thể đặt tour trekking tại nơi lưu trú. Ảnh: Đinh Huỳnh

Nếu trekking cửa thác 2 và 3, bắt buộc phải đi theo tour hoặc người hướng dẫn đi vì đường đi khá quanh co.

“Để đặt tour trekking, du khách nên liên hệ trực tiếp với nơi lưu trú. Tôi chọn Hoàng Nông homestay, cách điểm trekking khoảng 3km để thuận tiện cho việc đi lại. Tổng chi phí dao động 2 – 2,2 triệu đồng/người, bao gồm tiền tour, chi phí ăn uống, đi lại khứ hồi Hà Nội – Thái Nguyên”, anh Ngọc Thắng nói.

Vẻ đẹp còn hoang sơ của suối Cửa Tử. Ảnh: Đinh Huỳnh

Lịch trình trekking chi tiết

Ngày 1

  • 9:00: Di chuyển từ Hà Nội đến Hoàng Nông homestay. Có xe đón tận nơi và đến thẳng homestay.
  • 11:30: Nhận phòng, vệ sinh cá nhân và ăn trưa.
  • 14:00: Bắt đầu chặng trekking đến cửa thác 1.
  • 17:00: Quay lại homestay ăn tối, nghỉ ngơi để lấy sức cho chặng trekking đến cửa thác 2 và 3.

Vẻ đẹp suối Cửa Tử thu hút nhiều du khách khám phá. Ảnh: Đinh Huỳnh

Ngày 2

  • 8:00: Bắt đầu lên đường trekking đến cửa thác 2 và 3.
  • 10:00: Nghỉ ngơi và ăn trưa.
  • 14:00: Quay lại homestay và ngâm chân thư giãn bằng nước lá.
  • 16:30: Lên xe di chuyển về Hà Nội.

Không khí mát mẻ tại suối Cửa Tử thích hợp đến vào mùa Hè. Ảnh: Đinh Huỳnh

Lưu ý khi trekking

Du khách nên mang giày cao su có độ bám tốt hoặc giày chống trơn trượt vì rêu bám nhiều trên các tảng đá; khách trekking cần mặc quần áo dài, bôi kem chống nắng và thuốc chống côn trùng. Bên cạnh đó, du khách cũng nên mang theo thức ăn nhẹ khi trekking để tránh mất sức, hạ đường huyết.

Không gian xanh mát tại suối. Ảnh: Đinh Huỳnh

Thời điểm đẹp để trekking suối Cửa Tử là từ tháng 6 đến tháng 11. Lúc này, trời không mưa và có nắng đẹp.

Thái Nguyên 1384 lượt xem

Như Trúc

Nguồn : Sài Gòn Tiếp Thị

Link liên kết

Khám Phá Thái Nguyên

Hồ Núi Cốc

Từ tháng 3 đến tháng 9

1253 lượt xem

Khu an toàn kháng chiến ATK

Từ tháng 1 đến tháng 12

1179 lượt xem

Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam

Từ tháng 1 đến tháng 12

1165 lượt xem

Thác Nậm Rứt

Tháng 4 đến tháng 10

1116 lượt xem

Hang Phượng Hoàng

Từ tháng 1 đến tháng 12

1186 lượt xem

Đền Đuổm

Từ tháng 1 đến tháng 12

1205 lượt xem

Đồi chè Tân Cương

Từ tháng 1 đến tháng 12

1219 lượt xem

Tin tức nổi bật