Hà Giang có rất nhiều ngôi làng được du khách yêu thích và lựa chọn là điểm đến trong chuyến hành trình đến với Cao nguyên đá Đồng Văn như: Làng văn hoá Lô Lô Chải, làng văn hoá dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, làng văn hoá thôn Nặm Đăm... Tuy nhiên, thời gian gần đây Hà Giang có thêm một địa điểm cũng được du khách quan tâm rất nhiều sau thành công của hai bộ phim kinh dị "Tết Ở Làng Địa Ngục" và "Kẻ Ăn Hồn", đó chính là làng Sảo Há.
Hà Giang có rất nhiều ngôi làng được du khách yêu thích và lựa chọn là điểm đến trong chuyến hành trình đến với Cao nguyên đá Đồng Văn như: Làng văn hoá Lô Lô Chải, làng văn hoá dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, làng văn hoá thôn Nặm Đăm... Tuy nhiên, thời gian gần đây Hà Giang có thêm một địa điểm cũng được du khách quan tâm rất nhiều sau thành công của hai bộ phim kinh dị "Tết Ở Làng Địa Ngục" và "Kẻ Ăn Hồn", đó chính là làng Sảo Há.
Làng Sảo Há thuộc thôn Khó Chơ, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang theo phiên âm của tiếng Mông đó là thung lũng trên cao. Ngôi làng nằm giữa thung lũng, với xung quanh bốn bề rừng núi bao phủ.
Một góc nhỏ của Làng Sảo Há (Ảnh: Van Hni).
Từ Quốc lộ 4C, bạn di chuyển thêm 8km tới UBND xã Vần Chải, sau đó di chuyển theo đường bê tông nhỏ thêm 2km để tới được ngôi làng. Gần tới đầu làng bạn di chuyển qua một khu rừng già với rất nhiều cây cổ thụ, qua khu rừng trúc là tới nơi sinh sống của 22 hộ dân người Mông đều mang họ Vàng, sống thành một khu làng.
Bức tường rào bằng đá (Ảnh: Nguyen Ba Bac).
Tới đây, bạn có thể nhìn thấy các ngôi nhà ở đều được lợp ngói âm dương chụm vào nhau, cùng 1 kiểu kiến trúc nhà "trình tường", một kiểu nhà truyền thống của người dân tộc Mông. Tất cả sinh hoạt của gia đình, chăn nuôi gia súc, gia cầm đều ở bên trong dãy tường bằng đá cao khoảng 1,5m với những viên đá đủ hình thù được khéo léo, tỉ mỉ xếp lên nhau, dù không có vật liệu kết dính nhưng rất vững chắc.
Một cảnh quay trong phim Tết ở Làng Địa Ngục (nguồn ảnh: Internet).
Cây lương thực ở đây chủ yếu là ngô, tam giác mạch, đậu răng ngựa và cây lanh truyền thống dùng để dệt vải của người dân tộc Mông. Cuộc sống của người dân ở đây hầu như vẫn mang vẻ hoang sơ và tự cung tự cấp với những nông sản, vật nuôi mà người dân tạo ra. Đặc biệt khi đến với Sảo Há, du khách còn được chào đón bằng những nụ cười và tình cảm rất chân thật, chất phát và vô cùng mến khách của người dân nơi đây.
Biên tập viên Quang Minh trên đường vào làng Sảo Há (Ảnh: Tran Quang Minh).
Thời điểm du lịch đẹp nhất khi du lịch đến Sảo Há chính là mùa xuân bởi khi đó những tán cây đào nở rực rỡ khắp làng, tạo một vẻ đẹp cuốn hút lạ lùng. Còn nếu vào mùa hạ, mùa thu thì với những đám mây bay khắp dọc đường đi sẽ khiến bạn quên ý định muốn trở về. Đặc biệt, vào mùa đông ở đây thì lạnh và khắc nghiệt hơn hẳn, lại có sương mù bao phủ suốt cả ngày, đó chính là cảm giác không khác gì "Làng Địa Ngục" trong phim.