Niềm tự hào và cũng là một nỗi đáng buồn cho ngành đường sắc Việt Nam Hãy nghe PHẠM VĂN NU một travel blogger nổi tiếng bật mí .
Khác với các nhà ga xe lửa khác trên thế giới, nhà ga xe lửa Đà Lạt là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng và cũng là một nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp về thời kỳ vàng son của ngành đường sắt Việt Nam. Tuyến đường sắt Phan Rang - Tháp Chàm lên Đà Lạt được xây dựng 1908 và hoàn thành năm 1932, với tổng độ dài là 85km thôi, nhưng đây lại là một trong hai tuyến đường sắt duy nhất trên thế giới, cùng với tuyến đường sắt tại dãy Am-Phơ (Thuỵ Sĩ), được thiết kế có bánh và đường ray xe lửa theo hình dạng RĂNG CƯA để vượt núi.
Hình 1: Hệ thống tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Tháp Chàm. (Ảnh sưu tầm).
Tại sao lại như vậy? Để vượt miền Duyên Hải lên Tây Nguyên, có tổng cộng là 13km mà đoàn tàu sẽ leo núi theo dạng thẳng đứng và đó cũng là 13km mà đường ray và bánh răng cưa sẽ kết hợp cùng với nhau, tức khi leo dốc thì ở giữa 2 cái đầu máy bắt buộc phải có đường răng cưa để kéo lên thì nó mới lên được.
Bên cạnh đoạn đường sắt này, thì ngày xưa chúng ta còn sử dụng những đầu tàu chạy bằng HƠI NƯỚC , chứ không sử dụng những đầu tàu bình thường. Bên Thuỵ Sĩ có đầu tàu HR, nhưng để đi được trên đoạn đường sắt răng cưa này thì đầu tàu cũng là HR nhưng sức mạnh của đầu tàu phải gấp 4 lần, chính vì vậy đầu tàu ngày xưa ta sử dụng đó là HR (4x4) là 1 trong những đầu tàu độc đáo nhất của Thuỵ Sĩ lúc bấy giờ.
Hình 2: Đầu tàu chạy bằng hơi nước còn lại (Ảnh tự chụp).
Đến 1972, do chiến sự đang diễn ra ác liệt tại Miền Nam Việt Nam, đoàn tàu phải dừng hoạt động vì đường ray liên tục bị cày mìn phá vỡ.
Một công ty tại Thuỵ Sĩ đã đánh tiếng rằng có 1 đường sắt thiết kế đặc biệt như vậy nhưng lại đang bỏ hoang tại Việt Nam, họ đặt vấn đề muốn mua lại chúng, cũng như những đầu máy chạy bằng hơi nước này. Nhưng đáng buồn cho ngành đường sắt Việt Nam, vì không biết được tiềm năng của nó về sau, đơn giản ngày xưa chúng ta có được nó là 1 trong những thứ độc đáo nhất trên thế giới, nhiều quốc gia thèm muốn mà không có được, khi ta có được nó rồi nhưng khi thấy không sử dụng nữa thì lại bán nó đi. Đến những năm 1990 những thoả hiệp này được hoàn tất và bán lại cho Thuỵ Sĩ với 1 mức giá rất rẻ (chỉ có 8500 USD Mỹ thời bấy giờ).
Đến tận hôm nay thì những đầu máy chạy bằng hơi nước ấy vẫn còn sử dụng được rất tốt và nó vẫn đang rong ruổi đưa những hành khách tham quan trên dãy núi Am-Phơ (Thuỵ Sĩ) với 1 mức phí rất cao (60$ Mỹ) với 1 trận đường chỉ dài vỏn vẹn 25km, ngắn hơn rất nhiều so với hành trình Phan Rang - Tháp Chàm đến Đà Lạt ngày nay.
Tuy nhiên, ký ức và dấu vết của tuyến đường thì vẫn còn đó. Men theo lối cũ năm nào, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc cầu, nhà ga, đường hầm hoang phế, khuất lấp giữa um tùm cỏ dại. Cách đây vài năm, Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương khôi phục lại tuyến đường này nhưng đến nay, dự án mới dừng lại ở ý tưởng.
Hình 3: Cây cầu đường sắt tuyến Đà Lạt – Tháp Chàm bây giờ (Ảnh sưu tầm).