Khám phá di tích lịch sử Cây Đa Tân Trào: Biểu tượng cách mạng Việt Nam

Tìm hiểu về lịch sử và tận hưởng vẻ đẹp yên bình của vùng đất Tuyên Quang. Hãy nghe Nguyễn Thế Dương một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Cây Đa Tân Trào là một địa danh gắn liền với lịch sử cách mạng của Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cây đa cổ thụ này nằm ở đầu làng Kim Long (sau được đổi tên thành Tân Lập), thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cây Đa Tân Trào nổi tiếng với những cành lá sum suê, gồm hai cây mọc cách nhau khoảng 10 mét. Người dân địa phương thường gọi bằng những cái tên dân dã là "Ông" và "Bà Đa".

Nguồn ảnh: Tác giả

Năm 1993, một cơn bão đã làm cây đa ngã đổ và chỉ còn lại một nhánh nhỏ. Đến năm 2008, cây Đa Tân Trào chỉ còn một nhánh phía đông bắc là còn sống nhưng cũng không phát triển tốt, phần gốc chính của cây hầu như đã chết. Trước tình hình cấp bách, chính quyền địa phương đã phối hợp với các tổ chức và doanh nghiệp để đưa ra các kế hoạch chăm sóc và hồi sinh cây Đa Tân Trào. Kể từ đó, cây Đa Tân Trào đã dần hồi phục, nảy thêm nhiều chồi non và tiếp tục duy trì sự sống cho cây đa lịch sử này.

Việc chăm sóc và bảo tồn cây Đa Tân Trào không chỉ là một hành động bảo vệ di sản thiên nhiên mà còn là việc giữ gìn và tôn vinh lịch sử cách mạng của đất nước. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử và tận hưởng vẻ đẹp yên bình của vùng đất Tuyên Quang.


Nguồn ảnh: Tác giả

Cây đa này có vị trí đặc biệt trong lòng người yêu nước Việt Nam. Chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Quân lệnh số 1 dưới tán cây đa khổng lồ này. Ngay sau đó, Quân Giải phóng đã tiến hành cuộc hành quân giải phóng Hà Nội khỏi thực dân Pháp. Các thành viên của tất cả các dân tộc ở miền Bắc và 60 đại biểu toàn quốc đã có mặt trong cuộc họp lịch sử dưới tán cây đa này. Kể từ đó, cây đa Tân Trào đã trở thành biểu tượng cách mạng của Tuyên Quang.

Cảm giác đầu tiên khi đến thăm khu căn cứ địa Tân Trào xưa là sự tĩnh lặng, vang vọng lên sự thiêng liêng của một thủ đô căn cứ địa chiến khu Việt Bắc cổ kính. Nằm trong khu di tích Tân Trào, cùng với các địa danh khác như đình Tân Trào, đình Hồng Thái, lán Nà Nưa, và lán Hang Bòng. Khu vực này là một phần của lịch sử cách mạnh, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ qua những câu chuyện về những chiến thắng gian khổ của dân tộc ta.


Nguồn ảnh: Tác giả

Lán Nà Nưa là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22 tháng 8 năm 1945, để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Lán Nà Nưa hiện nay đã được khôi phục vào năm 1972 khi cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Tân Trào và nhớ lại Bác Hồ cùng những năm tháng hoạt động ở chiến khu Việt Bắc xưa. Tảng đá trước lán là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi đọc và soạn thảo văn kiện mỗi sáng từ năm 1945 và vẫn còn nguyên vẹn dù đã phủ rêu xanh và bụi thời gian.

Đình Tân Trào, trước đây gọi là đình Kim Long, được xây dựng cách làng Kim Long 400m về phía tây, quay mặt về hướng nam, phía trước là núi Ao Rum, dưới chân núi là suối Khuôn Pén (Ngòi Thia). Đình được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn miền núi, lợp lá cọ, xung quanh là khoảng trống. Đình thờ Thành Hoàng làng và các vị thần núi địa phương.

Làng Tân Lập vẫn còn nguyên vẹn từ thời kỳ cách mạng, nơi Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng sống và làm việc để giải phóng Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, làng văn hóa Tân Lập ngày càng thu hút du khách. Mọi người có thể đi theo bước chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tìm hiểu tinh thần cách mạng trong những cánh rừng đẹp nhất Việt Nam.

Nguồn ảnh: Tác giả

Tân Trào, với những di tích lịch sử quan trọng và phong cảnh yên bình, là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu và cảm nhận tinh thần yêu nước. Đến thăm nơi đây, du khách sẽ hiểu thêm về cuộc sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ đó thêm trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.













26 Tháng 06, 2024 29

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành